Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 năm 2020 2021 có đáp án Sở GD&ĐT Bắc Ninh

De thi giua hoc ki 2 mon ngu van lop 10 nam 2020 2021 co dap an so gd dt bac ninh trang 1
Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH



ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Ngữ văn - Lớp 10

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)


Có thể bạn quan tâm!


I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Thuật hứng (bài 24)

- Nguyễn Trãi -

Công danh đã được hợp(1) về nhàn, Lành dữ âu chi thế nghị khen.

Ao cạn vớt bèo cấy muống, Đìa thanh phát cỏ ương sen.

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, Thuyền chở yên hà(2) nặng vạy then. Bui(3) có một lòng trung lẫn hiếu,

Mài chăng(4) khuyết, nhuộm chăng đen

(Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục Việt Nam, 2006, tr. 712)

Chú thích: (1) Hợp: đáng, nên (3) Bui: chỉ có

(2) Yên hà: khói sông (4) Chăng: chẳng

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh của thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ trên.

Câu 3. Nêu tác dụng của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ:

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc, Thuyền chở yên hà nặng vạy then.

Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về tấm lòng của Nguyễn Trãi qua hai câu thơ cuối?


II. LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)

Anh/Chị hãy thuyết minh đoạn trích sau:

Khách có kẻ:

Giương buồm giong gió chơi vơi, Lướt bể chơi trăng mải miết.

Sớm gò thuyền chừ Nguyên, Tương, Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt.

Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết.

Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều, Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.

Bèn giữa dòng chừ buông chèo, Học Tử Trường chừ thú tiêu dao.

Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều, Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều. Bát ngát sóng kình muôn dặm,

Thướt tha đuôi trĩ một màu.

Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu, Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu.

Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô, Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu. Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá, Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!

(Trích Bạch Đằng giang phú, Trương Hán Siêu, Ngữ văn 10,

Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 4-5)

===== Hết =====



HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021

Môn: Ngữ văn - Lớp 10


De thi giua hoc ki 2 mon ngu van lop 10 nam 2020 2021 co dap an so gd dt bac ninh trang 2
Trang 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC NINH


(Hướng dẫn chấm có 02 trang)

Phần

Câu

Nội dung

Điểm


I


ĐỌC HIỂU

3.0

1

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

0.75


2

Những hình ảnh của thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ: ao, bèo, muống, đìa, cỏ, sen, phong nguyệt, yên hà.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời được 02 hình ảnh đạt 0.25 điểm

- Học sinh trả lời được 04 hình ảnh đạt 0.5 điểm

- Học sinh trả lời được 06 hình ảnh đạt 0.75 điểm

- Học sinh chép cả 04 câu thơ cho 0.5 điểm

0.75


3

Tác dụng của phép đối:

- Diễn tả sự phong phú, vô hạn của thiên nhiên và đời sống tâm hồn thanh cao, giàu đẹp, chan hòa với tạo vật của Ức Trai.

- Giúp cho lời thơ hài hòa, cân đối, nhịp nhàng, giàu giá trị biểu cảm.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương vẫn đạt điểm tối đa.

- Học sinh trả lời được một trong hai ý đạt 0.5 điểm

1.0


4

Tấm lòng của Nguyễn Trãi gửi gắm qua hai câu thơ cuối:

- Tấm lòng trung hiếu đối với cha mẹ, với vua, với dân, với nước.

- Tấm lòng trung hiếu của Nguyễn Trãi luôn bền vững, son sắt, thủy chung.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt tương đương vẫn đạt điểm tối đa.

- Học sinh trả lời được một trong hai ý đạt 0.25 điểm.

0.5


II


LÀM VĂN

Thuyết minh đoạn trích Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.

7.0


a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0.25


b. Xác định đúng vấn đề cần thuyết minh

Giới thiệu đoạn trích Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu

0.5


c. Triển khai vấn đề

Trình bày những hiểu biết một cách chính xác, có cảm xúc và sâu sắc về tác giả, nội dung tư tưởng, đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa của đoạn trích Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách,

nhưng cần làm rò được các ý cơ bản sau:



* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích:

- Trương Hán Siêu (?-1354) là người có học vấn uyên thâm, được các vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng.

- Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú) là bài phú nổi tiếng nhất viết về đề tài sông Bạch Đằng.

- Đoạn trích nằm ở phần đầu của bài phú tái hiện hình tượng nhân vật “khách”

trong cuộc du ngoạn phong cảnh.

0.5


* Thuyết minh về nội dung đoạn trích

- Giới thiệu về hình tượng nhân vật khách: là nhân vật quen thuộc thường xuất

3.5


hiện trong các bài phú cổ thể, nhân vật “khách” có thể là sự phân thân của tác giả.

- Khách trong cuộc dạo chơi thưởng ngoạn phong cảnh:

+ Khách là người có sở thích du ngoạn, có thú tiêu dao nơi sơn thủy giương buồm giong gió, lướt bể chơi trăng. Khách dạo chơi phong cảnh không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức.

+ Khách là người có tâm hồn khoáng đạt, tráng chí lớn lao. Điều đó được gợi lên qua các địa danh mà khách đã đi qua và dừng lại. Khách đã “đi qua” những địa danh rộng lớn, nổi tiếng của Trung Quốc bằng sách vở, bằng trí tưởng tượng: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt Khách đã đến những địa danh cụ thể của đất Việt: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng.

- Cảm xúc, tâm trạng của khách trước dòng sông Bạch Đằng:

+ Trong cái nhìn của khách, cảnh sắc sông Bạch Đằng hiện ra hùng vĩ, hoành tráng: Bát ngát sóng kình - Thướt tha đuôi trĩ - Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu song cũng ảm đạm, hiu hắt bến lách đìu hiu – Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô.

+ Trước cảnh tượng đó, khách mang nhiều cảm xúc, tâm trạng: vui trước cảnh sông nước hùng vĩ, thơ mộng; tự hào trước dòng sông từng ghi nhiều chiến tích; buồn đau, tiếc nuối vì chiến trường xưa một thời oanh liệt nay trơ trọi, hoang vu.

Hướng dẫn chấm: Thuyết minh đầy đủ, sâu sắc nội dung của đoạn trích (3.5 điểm); thuyết minh đầy đủ nhưng chưa sâu (2.0-3.0 điểm); thuyết minh chưa đầy đủ hoặc chưa sâu (1.0-1.5 điểm); thuyết minh sơ lược, không rò nội dung

(0.5 điểm).



* Thuyết minh về nghệ thuật đoạn trích.

- Hình tượng nhân vật khách được miêu tả bằng bút pháp ước lệ, tương trưng mang vẻ đẹp phóng khoáng, bay bổng.

- Giọng điệu linh hoạt khi sảng khoái hào hùng, khi trầm lắng thiết tha, khi tràn đầy cảm xúc, khi dồn nén suy tư.

- Ngôn ngữ vừa trang trọng, tráng lệ vừa lắng đọng, gợi cảm.

Hướng dẫn chấm: Thuyết minh đầy đủ nghệ thuật của đoạn trích (1.0 điểm); thuyết minh còn sơ lược, không làm rò nghệ thuật (0.5 điểm)

1.0


* Thuyết minh về ý nghĩa đoạn trích.

- Đoạn trích đã thể hiện vẻ đẹp hình tượng nhân vật khách với cảm hứng bi tráng, hào hùng, với tư thế ung dung, phóng khoáng, tự hào. Những cảm xúc của khách trước vẻ đẹp của dòng sông Bạch Đằng đã cho thấy tình yêu thiên nhiên đất nước và ý thức tự tôn sâu sắc đối với lịch sử dân tộc của tác giả Trương Hán Siêu.

Hướng dẫn chấm: Thuyết minh được ý nghĩa của nhân vật “khách” (0.25 điểm), thuyết minh được vẻ đẹp tâm hồn của tác giả (0.25 điểm).

0.5


d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

0.25


e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề trình bày.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh biết vận dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong quá trình thuyết minh; biết liên hệ so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của đoạn trích; biết liên hệ vấn đề thuyết minh với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

- Đáp ứng được 01 yêu cầu đạt 0.25 điểm

0.5



TỔNG ĐIỂM

10.0

De thi giua hoc ki 2 mon ngu van lop 10 nam 2020 2021 co dap an so gd dt bac ninh trang 3
Trang 3


De thi giua hoc ki 2 mon ngu van lop 10 nam 2020 2021 co dap an so gd dt bac ninh trang 4
Trang 4

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022