Quy Trình Phân Tích Thóc Tại Chi Cục Dự Trữ Thái Nguyên


Hình 3.1. Quy trình phân tích thóc tại Chi cục Dự trữ Thái Nguyên

3.4.2. Phương pháp phân tích

3.4.2.1. Phương pháp lấy mẫu [11].

Tùy theo khối lượng thóc bảo quản trong kho mà xác định các điểm lấy mẫu khác nhau. Các mẫu này phải được lấy ngẫu nhiên từ các vị trí khác nhau trong khối hạt, các điểm lấy mẫu phải cách lớp kê lót 1m. Độ sâu lấy mẫu đến 2m. Sử dụng loại xiên lấy mẫu có tối thiểu 3 điểm lấy mẫu. Đánh dấu và cố định vị trí các điểm lấy mẫu thóc trong suốt thời gian lưu kho.

Mô hình lấy mẫu áp dụng đối với ngăn thóc bảo quản đổ rời như sau:

Khối lượng thóc dưới 150 tấn: tối thiểu 5 điểm lấy mẫu.


Khối lượng thóc từ trên 150 tấn đến 350 tấn tối thiểu 8 điểm lấy mẫu 1

Khối lượng thóc từ trên 150 tấn đến 350 tấn: tối thiểu 8 điểm lấy mẫu.


Các mẫu ban đầu lấy được từ các điểm trên đem trộn kỹ với nhau được mẫu chung. Tạo mẫu thử nghiệm bằng cách sử dụng dụng cụ chia mẫu hình nón, lặp lại quy trình chia cho đến khi thu được mẫu thử nghiệm theo yêu cầu. Mẫu thử nghiệm tối thiểu là 1kg.

Sau khi lấy mẫu cần phải bao gói và ghi nhãn mẫu. Mẫu cần được bao gói trong túi đựng mẫu (túi P.E 2 lớp có độ dày 0,05 - 0,1mm). Nhãn của mẫu cần ghi đầy đủ thông tin về mẫu như: địa điểm lấy mẫu, thời gian lấy mẫu, số lô hàng, tên của người lấy mẫu...

3.4.2.2. Phương pháp đánh giá cảm quan


Từ mẫu chúng ta tiến hành quan sát màu sắc, ngửi mùi vị của thóc, kiểm tra xem thóc có còn nguyên vẹn không. Ghi chép lại tất cả các nhận xét đó.

3.4.2.3. Phương pháp xác định côn trùng

Từ mẫu chung cân 1kg mẫu thóc, chính xác đến 0,01g. Loại bỏ tạp chất, đổ thóc lên khay men trắng, lấy tay vén từng số lượng thóc nhất định để tìm mọt, sau khi tìm thấy thì để riêng vào cốc thủy tinh để đếm. Tiến hành đếm, đổ mọt ra khay men trắng, đếm từng con một, sau đó ghi lại kết quả tìm được. Thí nghiệm lập đi lập lại 3 lần, kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 3 lần đếm.

3.4.2.4. Phương pháp xác định độ ẩm

Xác định độ ẩm của thóc bằng cách lấy thóc từ phần mẫu đã chia cho vào máy đo độ ẩm chuyên dùng. Sử dụng khay đựng thóc có sẵn trong máy để lấy thóc, tuyệt đối không được sử dụng tay để bốc thóc. Sau đó, vặn chặt tay quay ở máy đo. Theo dòi kết quả và ghi chép lại.

3.4.2.5. Phương pháp xác định tạp chất [9].

Dụng cụ

Cốc thuỷ tinh, chổi quét phải khô, sạch.

Sàng có kích thước lỗ sàng 1,60 mm x 20,00 mm có đáy thu nhận và nắp đậy.

Cách tiến hành

Từ phần mẫu thử 1, cân 500g mẫu với độ chính xác đến 0,01g và đổ lên sàng thử đã được lắp đáy sàng và đậy nắp. Sàng bằng tay trong 2 phút. Đổ toàn bộ phần còn lại trên sàng vào khay men trắng. Nhặt các tạp chất vô cơ và hữu cơ ở trên sàng gộp với phần tạp chất nhỏ còn lại dưới đáy sàng cho vào cốc thủy tinh khô sạch, đã biết khối lượng. Cân toàn bộ khối lượng tạp chất chính xác đến 0,01g.

Tính kết quả

Tạp chất của thóc (Xtc), tính bằng phần trăm khối lượng, xác định theo công thức:


Trong đó:

X tc

(%)

mtc m


x100

mtc: khối lượng tạp chất (g)

m : khối lượng mẫu phân tích (g)


Kết quả phép thử là trị số trung bình cộng của ba lần xác định song song trên cùng một mẫu thử khi sự sai khác của chúng không vượt quá 1% giá trị trung bình. Báo cáo kết quả chính xác đến một chữ số thập phân.


3.4.2.6. Phương pháp xác định hạt vàng [9].

Dụng cụ

Máy xay phòng thí nghiệm. Khay men trắng.

Thiết bị xát phòng thí nghiệm.

Cách tiến hành

Từ phần mẫu thử 2, cân 100g thóc, chính xác đến 0,01g, dàn mỏng mẫu trên khay men trắng loại bỏ tạp chất vô cơ. Dùng máy xay phòng thí nghiệm để tiến hành tách vỏ trấu. Dàn đều mẫu gạo lật thu được trên khay men trắng, nhặt hết hạt không hoàn thiện, để riêng. Tiếp tục cho số gạo lật này xát trắng ở mức bình thường bằng thiết bị xát phòng thí nghiệm, đưa lên khay men trắng quan sát, phân loại hạt vàng bằng cách nhặt vào các cốc thủy tinh sạch đã biết khối lượng hạt. Cân hạt với độ chính xác đến 0,01g.

Tính kết quả

Phần trăm hạt vàng được tính theo công thức:


Trong đó:

X (%) ai i m

x100

ai : khối lượng gạo lật của hạt vàng (g) m : khối lượng gạo lật của mẫu (g)

Xi: là phần trăm của hạt vàng

Kết quả phép thử là trị số trung bình cộng của ba lần xác định song song trên cùng một mẫu thử khi sự sai khác của chúng không vượt quá 1% giá trị trung bình. Báo cáo kết quả chính xác đến một chữ số thập phân.

3.5. Phương pháp nghiên cứu quá trình bảo quản gạo bằng khí Nitơ

3.5.1. Phương pháp lấy mẫu

Việc lấy mẫu kiểm tra chất lượng của lô gạo được áp dụng theo TCVN 5451: 2008 Ngũ cốc, đậu đỗ và sản phẩm nghiền – Lấy mẫu từ khối hàng tĩnh. Cụ thể:


Dùng xiên lấy mẫu dài 0,5m lấy mẫu ban đầu, số bao gạo được lấy mẫu như sau:

Số bao trong chuyến hàng

Số bao được lấy mẫu

Đếm 10 bao

Từng bao

Từ 10 bao đến 100 bao

Lấy ngẫu nhiên 10 bao

Trên 100 bao

Lấy căn bậc hai của tổng số bao ( hoặc xấp xỉ)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 64 trang tài liệu này.

Khảo sát phương pháp bảo quản thóc gạo tại Chi cục Dự trữ Nhà nước thành phố Thái Nguyên - 5

Trong quá trình lấy mẫu cần lưu ý lấy mẫu đều trên các vị trí của lô gạo và lấy đều ở các vị trí của bao như phần miệng, giữa và đáy bao để hạn chế sai số do chủ quan.

Từ các vị trí xác định mẫu điểm được lấy ra khoảng 3 kg. Dùng dụng cụ chia mẫu trộn đều để lấy ra 1,5kg làm mẫu thử nghiệm, 1,5 kg còn lại dùng làm mẫu lưu. Trộn kỹ mẫu thử nghiệm và chia mẫu ban đầu thành nhiều mẫu thử các chỉ tiêu theo quy định bằng dụng cụ chia mẫu để có độ đồng đều cao nhất để tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng.

3.5.2. Phương pháp thí nghiệm

Phương pháp bố trí thí nghiệm phân tích sản phẩm gạo trắng được bố trí như sau:


Mẫu ban đầu

Mẫu chung

Kiểm tra mùi và côn trùng


Mẫu thử nghiệm (1,5kg)

Phần mẫu

thử 2 (3x50g)

Phần mẫu thử 4 (200g)

Xác định độ ẩm


Phần mẫu thử 1

(500g)


Tạp chất Xác định

Thóc lẫn Mức xát

Tách tấm


Phần mẫu thử 3

(200g)

Tấm Hạt nguyên Hạt bạc phấn Hạt hư hỏng


Tấm nhỏ Hạt nguyên vẹn Hạt sọc đỏ Hạt xay xát

Hạt vàng

Xác định kích thước hạt

Hình 3.2: Quy trình phân tích gạo trắng

3.5.3. Phương pháp xác định nồng độ N2

Nồng độ khí N2 của lô gạo được lấy qua một vòi dẫn khí là một ống nhựa dẻo đường kính từ 0,5cm đến 1cm. Một đầu của vòi dẫn khí gắn vào đỉnh của lô gạo thông qua một van nhỏ, đầu còn lại ở chân lô gắn vào thiết bị đo nồng độ khí N2.

Kiểm tra laị toàn bộ xung quanh lô gạo phát hiện điểm rò, rỉ khí.

Đo và ghi lại nồng độ N2 sau khi kết thúc đợt nạp khí. Nồng độ N2 được đo tại cửa hút, nạp khí.

3.5.4. Phương pháp xác định độ ẩm (ISO 712)

Sử dụng máy đo độ ẩm chuyên dùng, lấy khay đựng gạo xúc một ít gạo cho vào máy, vặn chặt. Theo dòi kết quả và ghi chép lại.

3.5.5. Phương pháp xác định hạt vàng, hạt hư hỏng.

Từ phần mẫu thử 4 cân 100g mẫu, chính xác đến 0,01g. Loại bỏ thóc và tạp chất, sau đó đổ toàn bộ gạo lên khay men trắng, dàn đều mẫu và tiến hành phân loại hạt bằng cách nhặt vào các cốc thủy tinh sạch đã biết khối lượng từng loại hạt: Hạt vàng, hạt bị hư hỏng. Cân riêng từng cốc chứa các loại hạt, chính xác đến 0,01g, từ đó suy ra khối lượng từng loại hạt.

Tỉ lệ từng loại hạt (Xi), tính bằng phần trăm khối lượng, theo công thức:

X mi

i m

. 100

Trong đó:mi : Là khối lượng từng loại hạt, tính bằng gam. m : Là khối lượng mẫu cân, tính bằng gam.

Kết quả phép thử là trị số trung bình của 2 lần xác định, tính đến một chữ số thập phân.

3.5.6. Đánh giá cảm quan

Đánh giá bằng phương pháp phân tích cảm quan theo TCVN 3215 – 79 và TCVN 1643 – 2008. Trong thời gian chuẩn bị quan sát màu sắc, ngửi mùi của gạo,


kiểm tra côn trùng, các sinh vật hại khác và ghi chép lại tất cả các nhận xét vào sổ kiểm tra.

Màu sắc: hạt gạo có màu sắc đặc trưng của giống, loại.

Mùi: có màu tự nhiên của gạo, không có mùi lạ hay mùi đặc biệt hoặc côn trùng sống, men mốc trong khối gạo.

Trạng thái: hạt mẩy, không bị nứt vỡ.


Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khảo sát quy trình bảo quản thóc tại tại Chi cục Dự trữ Nhà nước thành phố Thái Nguyên

4.1.1. Quy trình bảo quản thóc tại Chi cục Dự trữ Nhà nước thành phố Thái Nguyên được thực hiện trong điều kiện áp suất thấp, theo sơ đồ như sau:

Chuẩn bị thóc nguyên liệu


Kiếm tra thóc trước khi nhập kho


Chuyển thóc vào kho Lắp đặt hệ thống hút khí


Kiểm tra các điều kiện trước khi bảo quản


Bảo quản (24 tháng)



Kiểm tra chất lượng thóc

- Hút khí trong quá trình bảo quản

- Kiểm tra diễn biến lô thóc

- Phòng ngừa, diệt trừ côn trùng bằng hóa chất (tối đa một lần)

- Xử lý sự cố (nếu có)



Kiểm nghiệm trước khi xuất kho

Xuất kho


Hình 4.1. Quy trình bảo quản thóc trong điều kiện áp suất thấp


4.1.2. Thuyết minh quy trình

4.1.2.1. Công đoạn chuẩn bị

Chuẩn bị thóc:

Thóc nhập kho là thóc mới và đáp ứng được các yêu cầu theo tiêu chuẩn TCN 04: 2004 Thóc Dự trữ Nhà nước. Yêu cầu kỹ thuật như sau:

Màu sắc: hạt thóc có màu sắc đặc trưng của giống, loại. Mùi: có mùi tự nhiên của thóc, không có mùi lạ.

Trạng thái: hạt mẩy, vỏ trấu không bị nứt, hở.

Sinh vật hại: thóc nhập kho không bị men mốc, không có côn trùng sống và sinh vật hại khác nhìn thấy bằng mắt thường.

Tiêu chuẩn thóc trước khi nhập kho như sau:

Bảng 4.1: Các chỉ tiêu chất lượng thóc nhập kho


STT

Chỉ tiêu

Chỉ số

1

Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn

13,8

2

Tạp chất, % khối lượng, không lớn hơn

2,0

3

Hạt không hoàn thiện, % khối lượng, không lớn hơn

6,0

4

Hạt vàng, % khối lượng, không lớn hơn

0,5

5

Hạt bạc phấn, % khối lượng, không lớn hơn

7,0

6

Hạt lẫn loại, % khối lượng, không lớn hơn

10,0


Kho bảo quản

Kho bảo quản thóc dự trữ phải là loại kho kiên cố đảm bảo ngăn được tác động trực tiếp của các yếu tố thời tiết đến khối hạt với các loại hình kho, cụ thể: kho cuốn, kho A1, kho tiệp, kho cải tiến và kho nhà bằng.

Tường và nền kho không bị thấm, ẩm ướt, đọng sương trong mùa mưa ẩm, mặt nền kho đảm bảo phẳng, nhẵn.

Hệ thống cửa kho phải đảm bảo kín và ngăn ngừa được sinh vật gây hại xâm nhập, thoáng khí, thuận tiện khi thông gió tự nhiên.

Kho chứa thóc phải thường xuyên sạch, trong kho không có mùi vị lạ; xung quanh kho phải quang đãng, đảm bảo thoát nước tốt, cách ly các nguồn nhiễm bẩn, hóa chất.

Xem tất cả 64 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí