Bệnh Đột Quỵ Thiếu Máu Não Cấp Và Tắc Động Mạch Cảnh Trong


Phụ lục B. Thỏa thuận tham gia nghiên cứu

Đại Học Y Dược TPHCM, và

Khoa Thần Kinh – Bệnh Viện Chợ Rẫy


NGHIÊN CỨU: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG CỦA NHỒI MÁU NÃO DO TẮC

ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG

Nghiên cứu viên chính: BS Nguyễn Bá Thắng THỎA THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU

I. Bệnh đột quỵ thiếu máu não cấp và tắc động mạch cảnh trong

Thiếu máu não cấp là bệnh lý do một hoặc nhiều động mạch mang máu lên nuôi não bị tắc nghẽn, làm cho một phần não bị chết đi, gây ra yếu liệt nửa người, á khẩu, mù mắt, hoặc hôn mê, có thể tử vong. Trường hợp của ông/bà (hoặc người thân của ông/bà) đang mắc là do tắc nghẽn động mạch cảnh trong, là một trong bốn động mạch chính cấp máu cho não.

Do đây là một động mạch lớn, nên tắc nghẽn nó thường gây bệnh rất nặng nề, có thể tử vong, có thể tàn phế nặng. Tuy nhiên, thời điểm ông/bà (hoặc người thân của ông bà) đến bệnh viện đã trễ nên không xét đến việc làm thông lại động mạch này nữa, vì thông muộn thì không những không cứu được não mà còn gây nhiều biến chứng hơn. Vấn đề bây giờ là điều trị dùng thuốc tích cực, chăm sóc chống các biến chứng, có thể phẫu thuật giải ép nếu tiến triển xấu, và điều trị phục hồi chức năng, đồng thời điều trị lâu dài phòng ngừa tái phát.

II. Đặc điểm của nghiên cứu

Để có thông tin chính xác về mức độ nặng của bệnh, tình trạng của các mạch máu khác, khả năng hồi phục và nguy cơ tái phát về sau, chúng tôi mời ông/bà (hoặc người thân của ông bà) tham gia nghiên cứu của chúng tôi. Khi tham gia nghiên cứu này, vấn đề chăm sóc điều trị của người bệnh vẫn hoàn toàn tuân thủ phác đồ của bệnh viện, sử dụng tất cả các phương pháp chẩn đoán và điều trị tốt nhất và phù hợp nhất. Chúng tôi chỉ đơn giản thu thập thông tin hiện tại và các thông tin về tiến triển bệnh, điều trị, cũng như tái phát sau khi xuất viện. Trong quá trình nằm bệnh viện, chúng tôi sẽ giúp đảm bảo người bệnh luôn được theo dõi sát và được điều trị đầy đủ kịp thời. Sau khi xuất viện, chúng tôi mời ông/bà (hoặc người thân của ông bà) quay trở lại tái khám nếu được, hoặc có thể tái khám ở nơi thuận tiện nhất và chúng tôi sẽ gọi điện hỏi thăm và theo dõi định kỳ. Ông/bà cũng có thể gọi điện cho chúng tôi khi có vấn đề cần hỏi, và chúng tôi khuyến khích ông/bà gọi điện ngay khi có bất kỳ sự cố bất thường nào liên quan đến sức khỏe của người bệnh.

III. Thỏa thuận

Tôi đã được nghe giải thích, đã đọc hiểu những nội dung trên, tự nguyện đồng ý để người bệnh tham gia nghiên cứu trên.

Họ tên người bệnh: .............................................. năm sinh: ............. số CMND:.......................

Người thỏa thuận:

Họ tên: ................................................................. năm sinh: ............. số CMND:.......................

Quan hệ với bệnh nhân:...............................................................................................................

Ngày tháng năm 20…

Nghiên cứu viên Người nhà bệnh nhân Bệnh nhân (nếu có thể) (Ký, ghi họ tên) (Ký, ghi họ tên) (Ký, ghi họ tên)


Phụ lục C. Thang điểm đột quỵ NIH (NIHSS)

Thang điểm đột quỵ NIH – Hướng dẫn đánh giá

(NIHSS: National Institute of Health Stroke Scale)

Thực hiện đánh giá điểm từng mục theo đúng thứ tự đã liệt kê, ghi điểm từng mục ngay lúc khám xong mỗi phần, không quay trở lại thay đổi điểm số. Làm theo hướng dẫn và cho điểm theo những gì bệnh nhân làm được chứ không phải những gì người khám nghĩ rằng bệnh nhân có thể làm. Phải ghi điểm trong lúc khám và làm nhanh. Không nên khuyến khích, lặp lại yêu cầu làm cho bệnh nhân cố gắng đặc biệt, trừ trường hợp được chỉ định.

Nếu bất kỳ mục nào bị bỏ trống không đánh giá được, cần phải ghi giải thích rõ ràng trong bản ghi điểm. Tất cả những phần bỏ trống này phải được các chuyên gia xem xét thảo luận lại với người khám.


Hướng dẫn

Thang điểm

1a. Mức ý thức: phải chọn một mức điểm ngay cả trường hợp có trở ngại cho việc đánh giá đầy đủ như có nội khí quản, rối loạn ngôn ngữ, chấn thương miệng- khí quản. Chỉ cho 3 điểm khi bệnh nhân không có bất kỳ vận động nào đáp ứng với kích thích đau, ngoại trừ các đáp ứng tư thế.

0 = tỉnh táo, đáp ứng nhanh nhẹn.

1 = không tỉnh, nhưng có thể đánh thức dễ dàng và làm theo lệnh, trả lời hoặc đáp ứng tốt.

2 = không tỉnh, cần kích thích liên tục để duy trì chú ý, hoặc cần kích thích đau mạnh mới có đáp ứng vận động (không định hình).

3 = Chỉ đáp ứng vận động phản xạ hoặc thần kinh thực vật, hoặc mềm nhũn, mất hết phản xạ và hoàn

toàn không đáp ứng.

1b. Trả lời câu hỏi về mức ý thức: Hỏi bệnh nhân về tháng hiện tại và tuổi. Câu trả lời phải chính xác, không chấp nhận đúng một phần. Các bệnh nhân mất ngôn ngữ hoặc rối loạn ý thức được cho 2 điểm. Các bệnh nhân không nói được vì có ống nội khí quản, chấn thương miệng-khí quản, dysarthria nặng mọi nguyên nhân, rào cản ngôn ngữ hoặc bất kỳ vấn đề nào khác không phải thứ phát do mất ngôn ngữ được cho 1 điểm. Lưu ý là chỉ cho điểm câu trả lời đầu tiên và

không được gợi ý cho bệnh nhân dù bằng lời hay không bằng lời.

0 = trả lời đúng cả hai câu hỏi. 1 = trả lời đúng một câu hỏi.

2 = không trả lời đúng cả hai câu hỏi.

1c. Mệnh lệnh về mức ý thức: yêu cầu bệnh nhân nhắm mở mắt, sau đó nắm và mở bàn tay bên không liệt. Thay thế bằng mệnh lệnh một động tác khác nếu không khám được vận động bàn tay. Chấp nhận trường hợp bệnh nhân có cố gắng rõ ràng để thực hiện nhưng không hoàn tất vì yếu cơ. Nếu bệnh nhân không đáp ứng mệnh lệnh, có thề làm mẫu cho bệnh nhân làm theo và chấm điểm. Với các bệnh nhân bị chấn thương, cụt chi, hoặc các bất thường thể chất khác cần dùng các mệnh lệnh một động tác thích hợp để đánh giá. Chỉ

cho điểm cho đáp ứng lần đầu tiên.

0 = thực hiện đúng cả hai mệnh lệnh. 1 = chỉ thực hiện đúng một mệnh lệnh.

2 = không thực hiện đúng cả hai mệnh lệnh.

2. Vận nhãn: Chỉ đánh giá vận động mắt ngang. Cho điểm đối với các cử động mắt chủ động hoặc phản xạ (mắt búp bê), nhưng không làm phản xạ nhiệt tiền đình. Nếu bệnh nhân bị lệch mắt về một bên nhưng có thể khắc phục bằng vận nhãn chủ động hoặc phản xạ, điểm chấm là 1. Bệnh nhân bị liệt thần kinh vận nhãn ngoại biên đơn độc (dây III, IV, hoặc VI) được chấm 1 điểm. Có thể khám được vận nhãn ở tất cả các bệnh nhân mất ngôn ngữ. Với các bệnh nhân bị chấn thương

nhãn cầu, băng mắt, bị mù sẵn, hoặc các rối loạn thị lực, thị trường, cần khám bằng vận nhãn phản xạ. Tạo

0 = bình thường


1 = liệt vận nhãn một phần: bất thường vận nhãn ở một hoặc cả hai mắt, nhưng không có lệch mắt hoàn toàn hoặc liệt vận nhãn toàn bộ.


2 = lệch mắt hoàn toàn hoặc liệt vận nhãn toàn bộ, không khắc phục được bằng phản xạ mắt búp bê

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 196 trang tài liệu này.

Khảo sát các yếu tố tiên lượng của nhồi máu não do tắc động mạch cảnh trong - 22



sự tiếp xúc bằng mắt với bệnh nhân sau đó di chuyển quanh bệnh nhân từ bên này sang bên kia và ngược lại

đôi khi làm bộc lộ rõ liệt một phần chức năng nhìn.


3. Thị trường: tùy tình trạng bệnh nhân có thể chọn

0 = không có mất thị trường

khám bằng phương pháp đối chiếu, đếm ngón tay,


hoặc phản xạ đe dọa (px thị mi). Cần phải khuyến

1 = bán manh một phần

khích bệnh nhân hợp tác khám, nhưng nếu bệnh nhân


liếc nhìn sang đúng phía ngón tay khi nó cử động thì

2 = bán manh hoàn toàn

có thể coi là bình thường. Nếu bị mù hoặc đục nhân


mắt một bên thì đánh giá thị trường bên mắt còn lại.

3 = bán manh hai bên (mù, kể cả mù vỏ não)

Chỉ cho 1 điểm khi có bất đối xứng rõ thị trường, gồm


cả góc manh. Nếu bệnh nhân mù mắt do bất kỳ nguyên


nhân gì, cho 3 điểm. Khám luôn kích thích thị giác


đồng thời hai bên, nếu có triệt tiêu thị giác thì chấm 1


điểm và kết quả này dùng luôn cho câu số 11.


4. Liệt mặt: Yêu cầu bệnh nhân nhe răng, nhăn trán nhíu mày và nhắm mắt, có thể làm mẫu cho bệnh nhân bắt chước. Với bệnh nhân không kém hợp tác hoặc không hiểu thì dùng kích thích đau. Nếu có chấn thương hoặc băng mặt, ống nội khí quản, hoặc các cản trở vật lý khác làm khó đánh giá mặt bệnh nhân, nên

tháo bỏ hoặc làm gọn chúng đến mức tối đa có thể được để đánh giá chính xác.

0 = vận động mặt đối xứng hai bên

1 = yếu nhẹ (mờ nếp mũi má, mất đối xứng khi cười) 2 = liệt một phần (liệt hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn phần dưới mặt)

3 = liệt hoàn toàn nửa mặt một hoặc hai bên (không có vận động mặt ở cả phần trên và phần dưới)

5 & 6. Vận động tay và chân: Khám các chi ở tư thế

0 = không trôi rơi, giữ được nguyên 90o (hoặc 45o)

phù hợp: tay đưa ra trước (bàn tay sấp) vuông góc với

đủ 10 giây

thân nếu ngổi và tạo góc 45o nếu nằm ngửa, chân nâng

1 = trôi rơi: tay nâng lên được 90 (hoặc 45) độ, trôi

30o (luôn khám khi nằm ngửa). Gọi là trôi khi tay rơi

rơi xuống trước 10 giây, nhưng không chạm giường

thấp xuống trước 10 giây, chân trước 5 giây. Với các

hay các điểm tựa khác.

bệnh nhân mất ngôn ngữ có thể khuyến khích bằng lời

2 = có sức cố gắng kháng trọng lực nhưng không thể

hoặc làm mẫu cho bắt chước, nhưng không được kích

nâng tay lên hoặc giữ tay ở 90 (hoặc 45) độ, trôi rơi

thích đau. Lần lượt khám từng chi, bắt đầu từ tay

chạm giường nhưng có gắng sức chống lại trọng lực.

không yếu liệt. Chỉ khi cụt chi hoặc cứng khớp vai,

3 = không có gắng sức chông lại trọng lực, tay rơi

khớp háng mới ghi X và phải ghi rõ lý do ghi X.

nhanh.


4 = hoàn toàn không có vận động.


X = Cụt chi, cứng khớp, ghi rõ:


5a. Tay trái


5b. Tay phải


0 = không có trôi rơi, chân giữ được 30o đủ 5 giây. 1 = Trôi rơi: chân rơi trước 5 giây nhưng không chạm giường.

2 = Có gắng sức chống lại trọng lực; chân rơi xuống giường trước 5 giây nhưng có gắng sức chống lại trọng lực.

3 = Không có gắng sức chống trọng lực, chân rơi ngay xuống giường.

4 = Hoàn toàn không có vận động

X = Cụt chi, cứng khớp, ghi rõ:

6a. Chân trái 6b. Chân phải

7. Thất điều chi: mục đích là tìm bằng chứng của tổn

0 = không có

thương tiểu não một bên. Khám khi bệnh nhân mở

1 = có ở một chi

mắt, nếu có tổn thương thị trường thì đảm bảo thực

2 = có ở hai chi

hiện khám trong vùng thị trường nguyên vẹn. Nghiệm


pháp ngón tay chỉ mũi và gót chân- đầu gối thực hiện

X = cụt chi hoặc cứng khớp, ghi rõ:

cả hai bên, và đánh giá là thất điều khi mức độ không




tỉ lệ với mức yếu cơ. Đánh giá không có thất điều ở bệnh nhân không thể hiểu lệnh hoặc bị liệt hoàn toàn. Chỉ trường hợp cụt chi hoặc cứng khớp mới ghi X, và phải ghi rõ lý do. Trường hợp bị mù thì đánh giá bằng

cách cho chạm mũi từ tư thế duỗi thẳng tay.


8. Cảm giác: Cảm nhận đau hoặc nhăn mặt khi châm kim, hoặc co rụt chi khi kích thích đau ở người rối loạn ý thức hoặc mất ngôn ngữ. Chỉ các rối loạn cảm giác do đột quỵ mới được cho điểm và người khám phải khám nhiều vùng cơ thể đủ để đánh giá chính xác có mất cảm giác nửa người hay không. Chỉ cho điểm 2 (nặng hoặc hoàn toàn) khi mất cảm giác nặng hoặc hoàn toàn được chứng tỏ rõ ràng. Do đó các bệnh nhân rối loạn ý thức hoặc mất ngôn ngữ chỉ có thể có điểm 0 hoặc 1. Các bệnh nhân bị đột quỵ thân não có mất cảm giác hai bên được cho 2 điểm. Nếu bệnh nhân không đáp ứng và liệt tứ chi thì cho 2 điểm. Bệnh nhân

mê (mục 1a được 3 điểm) được cho 2 điểm ở mục này.

0 = bình thường, không có mất cảm giác

1 = mất cảm giác nhẹ đến trung bình; bệnh nhân cảm nhận châm kim kém nhọn hoặc cùn hơn ở bên bất thường; hoặc có mất cảm giác đau với kim châm nhưng còn nhận biết có chạm vào.

2 = mất cảm giác nặng đến hoàn toàn; bệnh nhân không nhận biết được vật chạm vào mặt, tay, và chân.

9. Ngôn ngữ: các phần khám trước đã cung cấp nhiều thông tin về sự thông hiểu của bệnh nhân. Yêu cầu bệnh nhân mô tả những gì xảy ra trong tranh vẽ kèm theo; gọi tên những vật trong trang khám định danh; và đọc những câu in kèm. Đánh giá sự thông hiểu ngôn ngữ qua việc thực hiện các yêu cầu này cũng như trong việc thực hiện các yêu cầu trong các phần khám thần kinh tổng quát trên. Nếu thăm khám gặp trở ngại do mất thị trường, có thể khám bằng cách yêu cầu bệnh nhân xác định các vật đặt trong lòng bàn tay, nói lặp lại theo người khám, hoặc tự nói. Với bệnh nhân có nội khí quản thì yêu cầu họ viết. Các bệnh nhân hôn mê (câu 1a = 3 điểm) được chấm 3 điểm ở mục này. Người khám phải chọn mức điểm phù hợp cho bệnh nhân lơ mơ hoặc kém hợp tác nhưng điểm 3 chỉ dành

cho người hoàn toàn câm lặng và không làm theo bất kỳ mệnh lệnh vận động một động tác nào.

0 = bình thường, không có mất ngôn ngữ.

1 = Mất ngôn ngữ nhẹ đến trung bình: rõ ràng có sự lưu loát và sự thông hiểu ở một mức độ nào đó mà không làm giới hạn các ý được diễn tả hoặc cách diễn tả. Tuy nhiên sự suy giảm lời nói và/hoặc thông hiểu làm khó hoặc không thể mô tả tranh hoặc gọi tên theo hình đính kèm. Ví dụ khi nói về các hình đính kèm người khám nghe trả lời có thể xác định được bệnh nhân đang nói về bức tranh nào hoặc vật gì.

2 = Mất ngôn ngữ nặng; tất cả các giao tiếp đều qua các diễn tả đứt đoạn, người nghe phải cố liên tưởng, hỏi lại, và suy đoán. Lượng thông tin có thể trao đổi rất hạn chế, người nghe rất khó giao tiếp. Người khám không thể xác định được bệnh nhân đang nói về cái gì trong những hình đính kèm cho BN xem.

3 = Câm lặng, mất ngôn ngữ toàn bộ; không nói được hoặc không hiểu lời nói được.

10. Dysarthria: nếu nghĩ bệnh nhân bình thường cần kiểm tra lời nói đầy đủ bằng cách yêu cầu đọc hoặc nói lặp lại các từ trong danh mục đính kèm. Nếu bệnh nhân bị mất ngôn ngữ nặng, có thể đánh giá thông qua độ rõ phát âm khi bệnh nhân tự nói. Chỉ khi bệnh nhân có nội khí quản hoặc có cac cản trở vật lý khác không nói được mới ghi X, và người khám phải ghi chú rõ lý do. Không nói cho bệnh nhân biết tại sao lại kiểm tra họ như vậy.

0 = bình thường.

1 = Nhẹ đến trung bình; bệnh nhân phát âm không rõ ít nhất một số từ và người nghe vẫn có thể hiểu được dù có có khó khăn.

2 = Nặng; lời nói của bệnh nhân biến dạng đến nỗi không thể hiểu được với điều kiện không có hoặc không tương xứng mức độ dysphasia; hoặc bệnh nhân câm lặng/ không phát âm được.

X = có nội khí quản hoặc các cản trở vật lý khác, ghi rõ:

11. Sự triệt tiêu và chú ý: các phần khám trước có thể đã cho đủ thông tin để xác định có thờ ơ một bên hay không. Nếu bệnh nhân bị rối loạn thị giác nặng không thể đánh giá kích thích thị giác đồng thời, và kích thích da bình thường thì cho điểm 0. Nếu bệnh nhân mất ngôn ngữ nhưng biểu hiện có chú ý cả hai bên, điểm chấm cũng là 0. Nếu có thờ ơ thị giác không gian hoặc mất nhận biết bệnh nửa thân có thể coi là bằng chứng bất thường. Vì chỉ chấm điểm là bất thường khi thấy

có bất thường nên mục này luôn chấm điểm được.

0 = không bất thường.

1 = mất chú ý thị giác, xúc giác, thính giác, không gian, hoặc bản thân, hoặc triệt tiêu khi kích thích đổng thời hai bên, xảy ra ở một loại cảm giác.

2 = mất chú ý nửa thân nặng hoặc mất chú ý nửa thân ở nhiều hơn một loại cảm giác. Không nhận biệt bàn tay của mình hoặc chì hướng về không gian một bên.

Tổng số điểm:/ 42


Phụ lục D. Thang điểm Rankin sửa đổi (mRS)

THANG ĐIỂM RANKIN SỬA ĐỔI

(MRS: MODIFIED RANKIN SCALE)


Điểm

Mô tả

0

Không có triệu chứng nào cả.

1

Có triệu chứng nhưng không có mất chức năng đáng kể; có khả năng thực hiện tất cả các nhiệm vụ và hoạt động thường làm.

2

Mất chức năng nhẹ; không có khả năng làm tất cả mọi hoạt động trước đây, nhưng có khả năng tự chăm sóc bản thân không cần trợ giúp.

3

Mất chức năng trung bình; cần giúp đỡ một phần, nhưng có thể tự đi lại không cần giúp đỡ.

4

Mất chức năng khá nặng; không thể tự đi không có trợ giúp và không thể tự đáp ứng nhu cầu bản thân mà không có trợ giúp.

5

Mất chức năng nặng; nằm liệt giường, không kiểm soát tiêu tiểu và luôn cần chăm sóc điều dưỡng.

6

Chết

Điểm đạt (0 - 6đ):

Phụ lục E. Thang điểm hôn mê Glasgow (GCS)

THANG ĐIỂM HÔN MÊ GLASGOW

(Glasgow Coma Scale)


Mục

Mô tả

Điểm

Mắt

Nhắm mở mắt tự nhiên

4

Chỉ mở mắt khi gọi

3

Chỉ mở mắt khi kích thích đau

2

Không mở mắt với mọi kích thích

1

Đáp ứng lời nói

Trả lời đúng và đầy đủ

5

Trả lời lúc đúng lúc sai

4

Chỉ nói những từ, câu vô nghĩa

3

Chỉ phát âm ú ớ, không thành tiếng nói rõ ràng

2

Hoàn tòan im lặng

1

Đáp ứng vận động

Làm đúng các yêu cầu vận động

6

Đáp ứng đau, chính xác

5

Đáp ứng đau, không chính xác

4

Đáp ứng gồng co cứng với kích thích đau

3

Đáp ứng gồng duỗi cứng với kích thích đau

2

Hoàn toàn không đáp ứng

1

Tổng điểm


3-15


Phụ lục F. Phác đồ xử trí đột quỵ thiếu máu não tại Bệnh Viện Chợ Rẫy

BỆNH VIỆN CHỢ RẪY – KHOA THẦN KINH

PHÁC ĐỒ

ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO


I. Định nghĩa

Đột quỵ là tình trạng đột ngột khởi phát các khiếm khuyết thần kinh cục bộ hơn là toàn thể, tồn tại quá 24 giờ hoặc tử vong trước 24 giờ, phản ánh tổn thương não bộ, do bất thường hệ thống mạch máu não một cách tự phát (loại trừ nguyên nhân chấn thương).

Thiếu máu não là nhóm đột quỵ do mạch máu não bị tắc nghẽn và/hoặc giảm lưu lượng do cơ chế huyết động

Cơn thoáng thiếu máu não là tình trạng khiếm khuyết thần kinh cục bộ do thiếu máu não xảy ra đột ngột nhưng hồi phục hoàn toàn không để lại di chứng trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, hầu hết các cơn thoáng thiếu máu não đều hồi phục trong vòng 1giờ, và với sự phát triển của hình ảnh học, người ta thấy phần lớn các cơn thoáng thiếu máu kéo dài trên 1 giờ đều đã có tổn thương não thấy trên cộng hưởng từ. Vì vậy một định nghĩa mới được đề xuất cho cơn thoáng thiếu máu não là khiếm khuyết thần kinh hồi phục hoàn toàn trong vòng 1 giờ và không có tổn thương trên hình ảnh cộng hưởng từ.

II. Nguyên nhân

1. Thiếu máu não do bệnh lý mạch máu lớn

Phổ biến nhất là xơ vữa động mạch lớn; mảng xơ vữa làm hẹp động mạch, cùng với cục huyết khối hình thành trên mảng xơ có thể làm tắc mạch tại chỗ, gây lấp mạch đoạn xa, hoặc làm giảm lưu lượng máu vùng xa.

Ngoài ra còn có bóc tách động mạch, loạn sản cơ sợi, tắc động mạch do viêm (ví dụ Takayasu)…

2. Thiếu máu não do bệnh lý mạch máu nhỏ

Liên quan đặc biệt đến tăng huyết áp. Huyết áp tăng mạn tính dẫn đến tổn thương các động mạch xuyên nhỏ, sâu trong nhu mô não, khiến các động mạch này tắc nghẽn, gây nhồi máu nhỏ, gọi là nhồi máu lỗ khuyết. Các động mạch xuyên có thể tổn thương do thoái hóa lắng đọng lipohyalin, hoại tử fibrin, hoặc hình thành các vi phình mạch Charcot Bouchard với biến chứng tạo huyết khối gây tắc mạch.

Bệnh mạch máu nhỏ còn có thể xảy ra do viêm mạch, do thuốc gây nghiện…

3. Thiếu máu não do lấp mạch từ tim

Các bệnh tim làm tăng nguy cơ hình thành cục huyết khối trong buồng tim, là nguồn cung cấp vật liệu gây lấp mạch não. Bệnh lý thường gặp nhất gây lấp mạch não là rung nhĩ, đơn thuần hoặc kết hợp với bệnh van tim, chủ yếu là hẹp van hai lá.


Các bệnh tim mang nguy cơ lấp mạch cao ngoài rung nhĩ còn có cuồng nhĩ kéo dài, hội chứng suy nút xoang, huyết khối nhĩ, tiểu nhĩ trái, u nhầy nhĩ trái, hẹp van hai lá, van cơ học, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, không nhiễm trung, u nhầy thất trái, nhồi máu cơ tim mới thành trước, bệnh cơ tim giãn nở

4. Thiếu máu não do bệnh lý huyết học, chiếm tỉ lệ thấp

Các bệnh lý tăng số lượng tế bào máu như đa hồng cầu, tăng tiểu cầu, bệnh bạch cầu, và các trạng thái tăng đông di truyền hoặc mắc phải

III. Chẩn đoán

1. Công việc chẩn đoán

a) Hỏi bệnh sử: chú ý hoàn cảnh khởi phát bệnh, giờ khởi phát, tính đột ngột của khởi phát, các triệu chứng thần kinh lúc khởi phát, tiến triển của các triệu chứng này, các triệu chứng kèm theo như nhức đầu, nôn ói, ngã chấn thương, co giật.

b) Khám lâm sàng

Đánh giá ý thức, dùng thang điểm hôn mê Glasgow

Xác định các khiếm khuyết thần kinh, đánh giá bằng thang điểm đột quỵ NIH (NIHSS)

Đánh giá phân loại lâm sàng bằng phân loại OCSP (Bamford)

Đánh giá chức năng sinh hoạt bằng chỉ số Barthel

Đánh giá kết cục bằng thang điểm Rankin sửa đổi (mRS)

c) Cận lâm sàng

Cận lâm sàng thường quy

- Xét nghiệm máu: Công thức máu, đông máu toàn bộ, đường huyết, ion đồ, chức năng gan (AST, ALT, Bilirubin), chức năng thận (BUN, Creatinin), bilan lipid máu (TG, Chol, LDL-C, HDL-C), men tim, tổng phân tích nước tiểu

- Điện tim, X quang ngực thẳng

Cận lâm sàng để chẩn đoán xác định

- CT scan não không cản quang: có ưu điểm là thực hiện nhanh, giá rẻ hơn MRI, phổ biến, phân biệt nhanh và rõ giữa xuất huyết não với nhồi máu não; tuy nhiên có thể không thấy được tổn thương thiếu máu não sớm, hoặc thiếu máu vùng thân não.

- MRI não không tiêm thuốc: chú ý bao gồm các xung khuếch tán (phát hiện tổn thương thiếu máu não từ rất sớm), TOF 3D (khảo sát mạch máu não không cần tiêm thuốc); ưu điểm khảo sát tốt thân não, thấy được tổn thương thiếu máu não rất sớm, thấy được các tổn thương nhỏ, có thể phân biệt tốt với xuất huyết não (xung T2*W) và thấy được các vi xuất huyết; Nhược điểm là đắt tiền, thời gian khảo sát lâu không phù hợp nếu bệnh nhân có rối loạn ý thức, rối loạn huyết động, hô hấp... cần theo dõi sát, và không khảo sát được nếu có dị vật kim loại, có máy tạo nhịp…


Cận lâm sàng tìm nguyên nhân

- Nguyên nhân mạch máu: siêu âm duplex động mạch vùng cổ, Doppler xuyên sọ, CT mạch máu (CTA), hoặc cộng hưởng từ mạch máu (MRA) vùng cổ và mạch máu não; Đôi khi có thể dùng DSA khi có chỉ định đặc biệt

- Nguồn lấp mạch từ tim: điện tim, holter ECG, siêu âm tim, siêu âm tim qua thực quản, Doppler xuyên sọ với tiêm bọt khí tìm tín hiệu thuyên tắc.

- Nguyên nhân huyết học: định lượng các yếu tố tăng đông (Protein S, protein C, antithrombin III, yếu tố V Leyden, Fibrinogen, kháng thể kháng phospholipid), huyết đồ, tủy đồ khi cần

- Các bệnh lý tự miễn (dành cho nhồi máu não người trẻ): kháng thể kháng nhân (ANA pha loãng), anti ds DNA, giang mai (RPR, TPHA), CRP

- Sinh thiết mạch máu não, sinh thiết mạch máu ngoại vi khi có nghi ngờ nguyên nhân viêm mạch

2. Chẩn đoán xác định

Chẩn đoán lâm sàng: khởi phát đột ngột, khiếm khuyết thần kinh cục bộ, tổn thương được định vị ở não bộ, theo phân bố một động mạch não hoặc một nhánh, không do chấn thương

Chẩn đoán cận lâm sàng:

- CT scan não không cản quang: tổn thương giảm đậm độ nhu mô não thuộc chi phối của một động mạch hoặc một nhánh của nó; nếu chụp sớm có thể không thấy tổn thương giảm đậm độ nhu mô, khi đó vẫn phân biệt được với xuất huyết não (không có tổn thương tăng đậm độ nhu mô não) và xuất huyết dưới nhện (không có tăng đậm độ trong các bể dịch não tủy, các khe, và các rãnh vỏ não); và vẫn chẩn đoán đột quỵ thiếu máu não nếu lâm sàng là đột quỵ, sau đó có thể chụp lại CT scan não sau 24 giờ hoặc chụp MRI não.

- MRI não: xác định tổn thương não, vị trí, kích thước, tổn thương theo phân bố tưới máu của một động mạch não; xung khuếch tán giúp phát hiện các tổn thương cấp tính từ rất sớm, xung T2*W giúp nhận biết tốt tổn thương xuất huyết não.

3. Chẩn đoán phân biệt

- Các dạng bệnh mạch máu não khác: xuất huyết não, xuất huyết dưới nhện, huyết khối tĩnh mạch nội sọ

- Liệt sau cơn động kinh (liệt Todd)

- Liệt trong migraine

- Hạ đường huyết

- Khối choán chỗ nội sọ

- Rối loạn chuyển dạng

IV. Điều trị

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/06/2024