Việc nghiên cứu, đánh giá tổng quan hệ thống tài nguyên nhân văn góp phần không nhỏ làm cho du lịch của Thành phố thêm khởi sắc, tạo điều kiện để các doanh nghiệp du lịch có hướng khai thác hợp lý và hiệu quả cũng như bảo tồn các giá trị nhân văn vốn có trên địa bàn.
Đề tài “Khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh” mà tác giả thực hiện mong được góp phần nghiên cứu khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch của Thành phố trong thời gian tới.
6. Đóng góp chủ yếu của đề tài
- Kế thừa, bổ sung và cập nhật những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch văn hóa.
- Phân tích giá trị của hệ thống tài nguyên nhân văn có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch ở TP.HCM.
- Đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch của TP.HCM giai đoạn 2006-2011.
- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu góp phần khai thác hiêu quả các giá trị nhân văn phục vụ phát triển du lịch của Thành phố đến năm 2020.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của đề tài được trình bày trong ba chương sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Cơ Sở Hạ Tầng Và Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Phục Vụ Du Lịch
- Thực Tiễn Khai Thác Tài Nguyên Nhân Văn Phục Vụ Phát Triển Du Lịch Trên Thế Giới Và Ở Việt Nam
- Tiềm Năng Về Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Ở Thành Phố Hồ Chí Minh
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch văn hóa
- Chương 2: Thực trạng khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở TPHCM.
- Chương 3: Định hướng khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở TPHCM đến năm 2020 và các giải pháp thực hiện.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
1.1. Một số khái niệm và quan niệm
1.1.1. Du lịch
Cho đến nay, đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về “du lịch”. GS.TS Berneker – một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”.
Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ của nhiều nước được hiểu là đi một vòng. Sau đó được Latinh hóa thành tornus, rồi thành tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh) và mypuzm (tiếng Nga). Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được dịch theo tiếng Hán: du có nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải. [16]
Khái niệm về du lịch của I.I.Pirôgiơnic (1985) cũng được sử dụng phổ biến: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệng, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”. [15]
Theo Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. [13]
Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng trong điều kiện của nước ta hiện nay thì khái niệm về du lịch được trình bày trong Luật du lịch Việt Nam ngày càng được sử dụng rộng rãi.
1.1.2. Văn hóa
Thuật ngữ văn hóa được hiểu và sử dụng khá phức tạp và luôn thay đổi theo thời gian. Trong thế kỷ XIX, E.B.Taylor cho rằng văn hóa là tòan bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả
năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội. Sang thế kỷ XX, A.L.Kroibơ (A.L.Kroeber) và C.L.Kluchon (C.L. Kluckhohn) quan niệm văn hóa là loại hành vi rõ ràng và ám thị đã được đúc kết và truyền lại bằng biểu tượng, và nó hình thành quá độc đáo của nhân loại khác với các hình thức khác, trong đó bao gồm cả những tạo tác do con người tạo ra.
Văn hóa là toàn bộ sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên - xã hội. Nói cách khác, văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra.
Theo quan niệm của UNESCO, có hai loại di sản văn hóa: Một là, những di sản văn hóa vật thể (Tangible) như đình, đền, chùa, miếu, lăng, mộ, nhà sàn… Hai là, những di sản văn hóa phi vật thể (Intangible), bao gồm các biểu hiện tượng trưng và “không sờ thấy được” của văn hóa được lưu truyền và biến đổi theo thời gian như âm nhạc, múa truyền thống, văn chương truyền miệng, ngôn ngữ, huyền thoại nghi thức, phong tục, tập quán,…
Trong tiến trình phát triển, bất cứ một cộng đồng dân tộc nào đều hướng tới việc sáng tạo ra những sản phẩm văn hóa đặc sắc, phục vụ chính cuộc sống của cộng đồng mình. Các hoạt động văn hóa của con người được tổ chức chặt chẽ, mang tính xã hội hóa cao. Mỗi một sản phẩm do con người tạo ra đều là một sản phẩm văn hóa. Mỗi một sản phẩm văn hóa đều mang yếu tố tinh thần của con người. Văn hóa hay sản phẩm văn hóa trước hết là yếu tố tự thân, nội tại của xã hội loài người, đây là sản phẩm của con người, do con người và vì con người. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển.
Sản phẩm văn hóa luôn chứa đựng bản sắc riêng biệt, nó mang dấu ấn cá nhân và cộng đồng nên luôn phản ảnh và biểu hiện các yếu tố mang sắc thái dân tộc, địa phương vùng miền,… Ngày nay, hầu hết các sản phẩm văn hóa đều được khai thác cho mục đích du lịch.
1.1.3. Du lịch văn hóa
Thông qua các hoạt động du lịch, sự giao lưu giữa các dòng du khách nội địa và quốc tế với cư dân bản địa đã cho ra đời một loại hình sản phẩm văn hóa đặc
trưng, đó là những sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch là những sản phẩm văn hóa phục vụ các đối tượng du khách khác nhau. Khi đưa ra các sản phẩm văn hóa vào trong kinh doanh, du lịch sẽ tạo nên sản phẩm du lịch. Việc nghiên cứu, khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch đã tạo ra và loại hình du lịch mới là du lịch văn hóa.
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): “Du lịch văn hóa bao gồm các hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa như các nghiên cứu tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, và các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa của nghệ thuật dân gian và hành hương”. [ 1 ]
Theo Hội đồng quốc tế các di chỉ và di tích (ICOMOS): “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn. Loại hình này tầm thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi ích văn hóa - kinh tế - xã hội” [ 1 ]
Theo Luật Du lịch Việt Nam, “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”. [ 13 ]
Lấy văn hóa làm điểm tựa, du lịch văn hóa mang sứ mệnh tôn vinh và bảo vệ các giá trị văn hóa tốt đẹp của con người. Lấy du lịch làm cầu nối, văn hóa được làm giàu thêm thông qua sự tiếp xúc, giao lưu, lan tỏa, tiếp nhận và hội tụ tính hoa văn các dân tộc, du lịch văn hóa không chỉ đem đến lợi ích về kinh tế, mà góp phần giáo dục tình yêu tổ quốc, thúc đẩy tích cực sự phát triển xã hội.
Du lịch nói chung, du lịch văn hóa nói riêng muốn thành công thì hoạt động thì hoạt động du lịch ấy phải được thực hiện một cách văn hóa. Muốn phát triển du lịch văn hóa cần phải có văn hóa du lịch tốt, bởi du lịch văn hóa là một hoạt động du lịch lấy tính văn hóa làm mục đích và xuyên suốt.
1.1.4. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên nhăn văn là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên chỉ có những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trường mới được gọi là tài nguyên du lịch nhân văn.
Tài nguyên du lịch nhân văn hiểu ngắn gọn là các đối tượng và hiện tượng do con người sáng tạo ra trong quá trình tồn tại, có giá trị văn hóa, tinh thần và phục vụ nhu cầu du lịch.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.
Tài nguyên du lịch nhăn văn có mối quan hệ chẽ với tài nguyên du lịch tự nhiên nhưng manng tính đặc sắc, độc đáo riêng của từng địa phương. Loại tài nguyên này rất phong phú, đa dạng và thường tập trung ở các điểm dân cư, nhất là các thành phố lớn, ít phụ thuộc vào tự nhiên, hầu như không có tính mùa vụ mà phụ thuộc nhiều vào sở thích của từng người. Trong quá trình bảo tồn, tôn tạo và khai thác tài nguyên du lịch nhân văn, việc bảo vệ tính độc đáo, đặc sắc và đa dạng của chúng là bí quyết để hấp dẫn du khách và là yếu tố quan trọng đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững.
1.1.5. Sản phẩm du lịch
Việc khai thác các tiềm năng du lịch, kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất để mang lại sự hài lòng cho du khách sẽ tạo ra các sản phẩm du lịch.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của du khách trong chuyến đi du lịch”.
Sản phẩm du lịch gồm 2 bộ phận: Dịch vụ du lịch và tài nguyên du lịch.
Sản phẩm du lịch = Dịch vụ du lịch + Tài nguyên du lịch
Trong đó:
- Dịch vụ du lịch, gồm: Dịch vụ lữ hành; Dịch vụ vận chuyển; Dịch vụ lưu trú; Dịch vụ ăn uống; Dịch vụ vui chơi, giải trí; Dịch vụ mua sắm; các dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung khác.
- Tài nguyên du lịch, gồm: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
Sản phẩm du lịch có các đặc điểm chính sau:
+ Tính chất vô hình.
+ Việc sản xuất và tiêu thụ diễn ra cùng một thời gian và không gian.
+ Thành phần tham gia có sự hiện diện của du khách và nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dung, đặc biệt của du khách.
+ Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ.
1.1.6. Sản phẩm du lịch văn hóa
Sản phẩm văn hóa được sinh ra trước sản phẩm du lịch. Khi kinh doanh du lịch, sản phẩm văn hóa được đưa vào sử dụng sẽ trở thành sản phẩm du lịch. Như vậy, tất cả các sản phẩm du lịch đều là sản phẩm văn hóa. Nhưng không phải mọi sản phẩm văn hóa đều có thể sử dụng để trở thành sản phẩm du lịch.
Sản phẩm văn hóa có tính bền vững, tính bất biến cao. Mang dấu ấn của cộng đồng cư dân bản địa, thể hiện phong tục tập quán và những thói quen của cộng đồng người tại địa phương nào đó. Mỗi sản phẩm văn hóa ra đời vừa thể hiện giá trị văn hóa, nhân văn bản địa vừa để phục vụ đời sống sinh hoạt văn hóa – tinh thần của cư dân. Gía trị của mỗi sản phẩm văn hóa không đo lường hết bằng giá cả mà được chú trọng về giá trị tinh thần, giá trị của sản phẩm mang tính vô hình thể hiện qua ấn tượng, cảm nhận của con người và không đo bằng số lượng.
Sản phẩm du lịch có tính khả biến cao, mang nặng dấu ấn của các cá nhân, các nhà tổ chức, khách du lịch. Mục đích của sản phẩm du lịch để phục vụ nhu cầu của du khách, sản xuất để bán ra thị trường, giá trị của sản phẩm du lịch được đo bằng giá cả, là giá trị văn hóa đi kèm giá trị kinh tế - xã hội một cách hữu hình và được thể hiện thông qua các chỉ số kinh tế thu được.
Sản phẩm du lịch văn hóa nhằm thỏa mãn yêu cầu mà du khách đòi hỏi: Mặc dù xuất xứ của sản phẩm du lịch văn hóa là sản phẩm văn hóa song nó phần lớn mang đặc trưng của sản phẩm du lịch. Trong hoạt động kinh doanh du lịch, chúng trở thành hàng hóa, mang lại lợi nhuận về kinh tế.
Sản phẩm du lịch văn hóa chủ yếu được khai thác và sử dụng trong các chương trình về du lịch văn hóa.
1.1.7. Điểm du lịch văn hóa
Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị, phân vùng du lịch.
Điểm du lịch văn hóa là một hình thức của điểm du lịch nói chung.
Điểm du lịch văn hóa là nơi có tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.
1.2. Một số vấn đề lý luận về phát triển du lịch văn hóa
1.2.1. Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch
Văn hóa và du lịch là hai lĩnh vực, nhưng có tác động lẫn nhau khi chúng ta kết hợp văn hóa để phát triển du lịch.
Văn hóa là nguồn tài nguyên của du lịch gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể (nhìn từ góc độ văn hóa). Văn hóa là nguồn tài nguyên nhân văn của du lịch (từ góc nhìn du lịch) để phân biệt với tài nguyên tự nhiên. Nhìn chung, văn hóa là một điều kiện đặc trưng cho hoạt động phát triển du lịch.
Muốn phát triển du lịch nói chung thì hoạt động du lịch đó phải được thực hiện một cách văn hóa, gọi là văn hóa trong du lịch, đó là sự điều chỉnh, biến đổi, sáng tạo của du lịch theo quy luật cái đẹp.
Văn hóa du lịch đem đến cho du khách sự thân thiện, yên tâm và thu hút họ trở lại, góp phần nâng cao chất lượng của chương trình du lịch.
Phát triển du lịch văn hóa là cơ hội để truyền tải các giá trị văn hóa của một địa phương, một quốc gia cho du khách khám phá, học tập, giao lưu, góp phần đánh thức, làm sống dậy các giá trị văn hóa dân tộc, nhân loại.
Như vậy, văn hóa làm nguồn gốc, nguồn lực, là tài nguyên để thực hiện các hoạt động du lịch. Phát triển du lịch là cơ hội làm sống dậy các giá trị văn hóa.
Nhưng trong quá trình phát triển du lịch cần đảm bảo, giữ gìn, phát huy các giá trị của văn hóa.
1.2.2. Các nguồn lực phát triển du lịch văn hóa
1.2.2.1. Tài nguyên du lịch nhân văn
Các loại tài nguyên du lịch nhân văn:
Di sản văn hóa thế giới:
Là một trong những tài nguyên nhân văn quan trọng nhất, là nguồn lực cơ bản để phát triển du lịch văn hóa. Có nhiều tiêu chuẩn để đánh giá di sản văn hóa thế giới, nhưng nhìn chung các di sản văn hóa thế giới chính là kết tinh cao nhất của những sáng tạo văn hóa của một cộng đồng dân tộc. Đó cũng là nguồn tài nguyên quý giá, có sức thu hút lớn đối với khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.
Di tích lịch sử văn hóa và danh thắng cấp quốc gia và địa phương:
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc các công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học”.[13]
Di tích lịch sử văn hóa chứa đựng những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật của mỗi địa phương. Di tích lịch sử văn hóa do tập thể của cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại.
Di tích lịch sử văn hóa và danh thắng cấp quốc gia và địa phương được chia thành các loại sau:
- Di tích khảo cổ là những địa điểm ẩn giấu một bộ giá trị văn hóa, thuộc về thời kỳ lịch sử xã hội loài người chưa có văn tự và thời gian đó trong lịch sử cổ đại. Các di tích này có thể bị vùi lấp trong lòng đất hoặc hiện diện trên mặt đất và được các nhà nghiên cứu phát hiện khi khai quật thấy.
- Di tích lịch sử là những địa điểm, những công trình kỷ niệm, những vật kỷ niệm, những cổ vật ghi dấu những sự kiện lịch sử, những cuộc chiến đấu, những danh nhân, anh hùng dân tộc của thời gian nào đó ở mỗi địa phương, bao gồm: Di tích ghi dấu về dân tộc học; Di tích ghi dấu về sự hiện chính trị quan trọng; Di tích