Một Số Nguyên Tắc Phát Triển Sản Phẩm Du Lịch


b. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ


Do nhu cầu du lịch thay đổi thường xuyên, lúc thì cầu du lịch quá cao nhưng có lúc thì quá thấp, trong khi đó cung du lịch tương đối ổn định trong thời gian dài. Từ đó nảy sinh độ chênh lệch giữa cung và cầu du lịch, đó chính là tính thời vụ trong việc tiêu dùng sản phẩm du lịch. Đặc điểm này gây khó khăn đối với nhà kinh doanh du lịch: làm sao để độ chênh lệch giữa cung và cầu ở mức thấp nhất vào mùa cao điểm, làm sao để giải quyết mọi vấn đề về lao động, doanh thu, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất... vào mùa thấp điểm. Những đơn vị kinh doanh du lịch muốn đạt được hiệu quả như mong muốn phải hiểu được đặc điểm của sản phẩm du lịch để tổ chức hoạt động kinh doanh, bố trí nhân sự...

1.2. Phát triển sản phẩm du lịch


Phát triển sản phẩm du lịch hiện nay không chỉ chú trọng đến phát triển về quy mô, số lượng các dịch vụ du lịch chuyển trọng tâm sang nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, hoàn thiện các sản phẩm du lịch. Các loại hình sản phẩm du lịch ngày càng được đa dạng hóa, cơ cấu dịch vụ du lịch tăng lên, chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu kinh tế chung.

Phát triển sản phẩm du lịch có thể tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau như:


- Các yếu tố thu hút và phục vụ khách bao gồm cơ sở hạ tầng (đường sá, điện nước, thông tin liên lạc, các loại phương tiện vận chuyển khách), cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách (các cơ sở lưu trú, ăn uống, giải trí, mua sắm...), nhân viên phục vụ và cơ sở vật chất và tiện nghi khác; đặc biệt là vấn đề tiếp thị, quảng cáo và xây dựng hình ảnh cho điểm đến.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

- Theo một hướng tiếp cận khác, phát triển sản phẩm du lịch bao gồm phát triển những điểm tham quan, các hoạt động và các dịch vụ đa dạng phục vụ khách.

Trong hai cách tiếp cận trên, cách thứ nhất đóng một vai trò quyết định đến việc phát triển sản phẩm du lịch tại các điểm đến du lịch.

Khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong việc phát triển sản phẩm du lịch tại Đà Lạt - 4


Mặt khác, phát triển sản phẩm du lịch của một điểm đến không chỉ phục vụ cho khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa mà cả đáp ứng nhu cầu của cộng đồng dân cư xung quanh.

Phát triển sản phẩm du lịch là một quá trình mà trong đó các giá trị của một địa điểm cụ thể được sử dụng tối đa để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước, khách du lịch quốc tế và người dân địa phương.

1.2.1. Mục tiêu phát triển sản phẩm du lịch

Một điểm đến du lịch dù đã phát triển lâu năm hay mới phát triển đều phải tập trung phát triển sản phẩm của mình với các mục tiêu:

- Thỏa mãn đầy đủ nhất nhu cầu của khách du lịch tại điểm đến: Để thỏa mãn các nhu cầu của khách tại điểm đến thì một số điều kiện nhất định cần phải được đảm bảo:

+ Điều kiện về tổ chức: Có cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; hệ thống các thể chế quản lý, các chính sách và cơ chế quản lý cũng như các tổ chức và doanh nghiệp chuyên trách về du lịch để thực hiện các hoạt động kinh doanh du lịch.

+ Điều kiện về hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội: Hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, công viên, mạng lưới thương nghiệp, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống điện...

+ Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: đảm bảo thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch về ăn, ở, đi lại,... như khách sạn, nhà hàng, hệ thống phương tiện vận chuyển, các khu giải trí, cửa hàng, công viên, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện,... trong khu vực cơ sở du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác các tài nguyên du lịch, giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch.


+ Điều kiện về kinh tế: Việc đảm bảo nguồn vốn để duy trì và phát triển du lịch cũng như thiết lập các mối quan hệ kinh tế với đối tác trong việc cung ứng hàng hoá và dịch vụ đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng. Từ đó tạo điều kiện tăng nguồn thu cho các tổ chức du lịch và cho địa phương.

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch: Phát triển sản phẩm du lịch góp phần đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, cung cấp cho khách du lịch những trải nghiệm thú vị đồng thời mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp du lịch và cộng đồng dân cư địa phương tại điểm đến.

- Phát triển sản xuất, kinh doanh: Phát triển sản phẩm du lịch đồng thời kéo theo sự phát triển của các ngành phụ trợ khác, kích thích sự phát triển các hoạt động sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tại điểm đến.

- Tạo thêm nhiều việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương: Phát triển sản phẩm du lịch tại một địa phương góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động trực tiếp cũng như gián tiếp, giúp thay đổi sinh kế hoặc tạo nguồn thu nhập thêm đáng kể cho dân cư địa phương.

1.2.2. Một số nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch

Để phát triển sản phẩm du lịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập của du lịch Việt Nam với khu vực và quốc tế, việc tập trung xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm du lịch, phát triển quy mô sản phẩm du lịch đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cần dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phát triển như sau:

- Nguyên tắc đặc sắc, đảm bảo tính cạnh tranh: Khai thác các nét đặc trưng của thiên nhiên, văn hóa của cộng đồng địa phương là nền tảng để tạo ra sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đặc trưng riêng có của mỗi địa phương là nguồn “nguyên liệu đầu vào” đặc biệt để xây dựng và phát triển một hay nhiều sản phẩm du lịch độc đáo. Các sản phẩm du lịch này mang những đặc điểm độc đáo mà những nơi khác khó có thể có được. Cần phải trân trọng tính đa dạng của thiên nhiên, xã hội, môi trường của điểm


đến, đảm bảo nhịp độ, quy mô và loại hình phát triển du lịch, để bảo vệ tính đa dạng của văn hóa địa phương. Lồng ghép các hoạt động du lịch vào các hoạt động của cộng đồng dân cư, ngăn ngừa sự thay thế các ngành nghề truyền thống lâu đời bằng các ngành nghề hiện đại, khuyến khích các đặc tính riêng của từng vùng, từng miền. Phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi xã hội, nhu cầu của sự phát triển, đảm bảo quy mô, tiến độ của các loại hình du lịch nhằm gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa du khách và dân cư sở tại.

- Nguyên tắc phù hợp với nhu cầu khách: Bất kỳ một hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ nào muốn tồn tại và phát triển đều phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tìm hiểu nhu cầu, xu hướng của khách du lịch và nghiên cứu thị trường để tìm ra nguồn khách, thị trường mục tiêu, từ đó xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp nhằm đẩy mạnh và phát triển kinh doanh du lịch.

- Nguyên tắc lợi ích kinh tế: Bất cứ đầu tư xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch nào cũng cần phải xét đến những tác động của nó đối với nền kinh tế. Với tính đặc thù liên ngành, phát triển không phải chỉ riêng du lịch mà kéo theo nhiều lĩnh vực khác, trong lĩnh vực du lịch, việc hỗ trợ cho ngành nghề khác không chỉ các doanh nghiệp lớn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những đơn vị được hỗ trợ nhiều, dẫn đến hỗ trợ kinh tế cho địa phương. Nói cách khác, ngành Du lịch làm nền cho sự đa dạng hóa bằng kinh tế bằng hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Đầu tư cho du lịch, không chỉ là sản phẩm du lịch, khu dự án, còn là sơ sở hạ tầng du lịch, cơ sở hạ tầng địa phương, mang lại lợi ích cho nhiều thành phần kinh tế nhân dân sở tại.

- Nguyên tắc bảo tồntài nguyên và bền vững: Khi khai thác tài nguyên du lịch cần bảo đảm nguyên tắc bảo tồn và gìn giữ môi trường, duy trì sự cân bằng sinh thái, nghiêm cấm việc phá hoại cảnh quan môi trường nhất là các tài nguyên du lịch có giá trị đặc biệt. Phát triển sản phẩm du lịch cần ngăn chặn sự phá hoại tới nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, nhân văn, phát triển và thực thi chính sách môi trường hợp lý trên các lĩnh vực của du lịch. Thực thi nguyên tắc phòng ngừa, tôn trọng các nhu cầu của người dân địa phương, bảo vệ và ủng hộ việc thừa hưởng di


sản văn hóa dân tộc, triển khai các hoạt động du lịch có trách nhiệm và đạo đức, kiên quyết bài trừ các hoạt động du lịch trái thuần phong mỹ tục.

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch

Thực tế có rất nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển việc sản phẩm du lịch tại điểm đến, cụ thể gồm 3 yếu tố cơ bản, quan trọng sau đây:

- Cơ sở hạ tầng, các dịch vụ bổ trợ và môi trường dân cư: Sản phẩm du lịch không phải chỉ là một hoạt động được thực hiện riêng rẽ mà là một quá trình gắn kết với nhau của nhiều sản phẩm, hàng hóa do các chủ thể tại điểm đến cung cấp cho khách. Một sản phẩm du lịch trong một điểm đến là tập hợp của nhiều trải nghiệm mà khách có thể nhận được không chỉ là các cơ sở lưu trú để ở, các nhà hàng để ăn, uống, các điểm tham quan, các bảo tàng, công viên, nhà hàng, rạp chiếu phim, cửa hàng mua sắm… mà bao gồm cả các phương tiện vận chuyển, sự giao tiếp với cộng đồng dân cư, cách ứng xử của các cấp chính quyền... Vì thế, phạm vi và quy mô của sản phẩm du lịch là những gì thu hút khách du lịch đến và phục vụ khách với chất lượng cao.

- Chính sách phát triển du lịch của một điểm đến:Chính sách phát triển du lịch phải được nằm trong các ưu tiên của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vùng hoặc tỉnh, thành phố trong đó có ngành Du lịch. Việc xác định cơ hội phát triển sản phẩm du lịch phải phù hợp với các chiến lược này.

- Thị trường khách du lịch: Phát triển sản phẩm du lịch phải được xác định dựa trên sự hiểu biết về thị trường du lịch, xu hướng và thị hiếu khách du lịch. Vì vậy, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm và tiếp thị là một sự kết nối liên tục trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch. Sự liên kết giữa thị trường và sản phẩm phải tuân theo các quy luật cơ bản của thị trường, đó là các quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh và quy luật giá trị.


1.3. Khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa nghệ thuật phát triển sản phẩm du lịch

1.3.1. Vai trò của biểu diễn văn hóa nghệ thuật trong phát triển sản phẩm du lịch

Trong những thập kỷ gần đây, nghệ thuật biểu diễn trở thành sản phẩm du lịch với nhiều hình thức độc đáo và hấp dẫn. Các di sản văn hóa phi vật thể nổi tiếng được phục hồi, trở thành dịch vụ phục vụ thường xuyên cho du khách như múa rối nước, ca trù, quan họ, bài chòi, biểu diễn văn hóa cồng chiêng … Bên cạnh hình thức dịch vụ xem biểu diễn còn xuất hiện các dịch vụ trải nghiệm cùng cộng đồng, hòa mình trong môi trường, không gian của di sản. Đặc biệt, cùng với sự phát triển của các làng văn hóa du lịch, điểm du lịch cộng đồng, khu du lịch sinh thái, thì hoạt động của nhiều câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng cũng phát triển khá mạnh. Hiện tượng giao lưu văn hóa, văn nghệ dân gian mô phỏng xuất hiện ở hầu hết các điểm, khu du lịch. Ý kiến tranh luận về văn hóa, văn nghệ dân gian mô phỏng cũng khác nhau. Một số nhà khoa học phê phán sự mô phỏng, làm mất bản sắc dân tộc, thậm chí còn lên án hiện tượng này phá hoại truyền thống văn hóa tộc người. Nhưng có nhà quản lý lại cho rằng, cần có các loại hình văn nghệ mô phỏng mới đáp ứng nhu cầu của du khách và sinh hoạt văn hóa cộng đồng hiện nay. Thực tiễn ở hầu hết các cuộc liên hoan, sự kiện du lịch, hội thi, hội diễn… những tiết mục văn nghệ dân gian mô phỏng là chủ đạo, là hình thức sáng tạo chủ yếu, thu hút đông đảo du khách và công chúng.

Khi các tài nguyên du lịch tự nhiên đang dần trở nên phổ biến và quen thuộc thì các sản phẩm du lịch sử dụng các tài nguyên đó cũng dễtrở nên đơn điệu. Để du lịch phát triển mạnh trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì bên cạnh các tài nguyên du lịch thiên nhiên cần khai thác nguồn tài nguyên mới, đặc biệt là văn hóa. Giữa du lịch và biểu diễn các giá trị văn hóa dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ tác động qua lại với nhau. Phát triển du lịch tại những nơi có nhiều giá trị văn hóa truyền thống là điều kiện tốt để phát triển kinh tế xã hội ở địa phương đó theo hướng tích cực và bền vững. Ngược lại, các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc


cũng tạo nên sức hấp dẫn mới lạ thu hút khách du lịch và có những tác động mạnh mẽ trở lại đối với du lịch trong mục tiêu phát triển chung.

1.3.2. Mối liên hệ giữa việc khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa nghệ thuật với phát triển sản phẩm du lịch

Muốn phát triển du lịch dựa trên việc khai thác biểu diễn văn hóa truyền thống cần có những cơ sở nhất định được coi là tiền đề. Một trong những tiền đề quyết định đó chính là văn hóa. Sự tồn tại lâu bền của văn hóa truyền thống chính là yếu tố quyết định cho sự phát triển du lịch gắn với cộng đồng bản địa. Văn hóa truyền thống được cộng đồng tạo dựng và gìn giữ, trao truyền liên tục cho các thế hệ tiếp theo. Nó được xem như là một phần giá trị vốn cho phát triển du lịch.

Ngược lại, phát triển du lịch là một trong những biện pháp cơ bản hữu hiệu giúp cho công tác bảo tồn văn hóa đạt hiệu quả cao. Phát triển du lịch góp phần quảng bá văn hóa, hình ảnh của địa phương thông qua sự trải nghiệm của du khách và ấn tượng của họ về văn hóa địa phương. Hoạt động du lịch biến các di sản văn hóa bản địa thành hàng hóa, phát triển các giá trị của văn hóa theo hướng tích cực, nâng các giá trị văn hóa lên một tầm cao mới không chỉ góp phần nâng cao đời sống tinh thần mà còn nâng cao đời sống vật chất cho cộng đồng địa phương.

Với hoạt động biểu diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống; âm thanh, hình ảnh trực quan sinh động được hiện lên rõ nét; thể hiện nét hùng tráng nhưng cũng không kém phần lãng mạn, giúp cho khán giả thấy được bức tranh cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Du lịch là đại sứ văn hóa, là cầu nối du khách nước ngoài đến với Việt Nam cũng như khách du lịch từ các địa phương trong cả nước. Những địa danh, danh lam, thắng cảnh đẹp và hấp dẫn, những món ăn ngon, những dịch vụ tốt, và đặc biệt là những nét văn hóa độc đáo riêng có của địa phương là những tiêu chí thu hút khách du lịch. Vì vậy, biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cũng là một trong số các yếu tố thu hút khách, thúc đẩy nhu cầu du lịch.


1.3.3. Các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ biểu diễn văn hóa nghệ thuật

Parasuraman và cộng sự, (1985, trang 47) đưa ra danh sách 10 yếu tố quyết định chất lượng dịch vụ bao gồm: Độ tin cậy, khả năng đáp ứng, năng lực, sự tiếp cận, tính lịch sự, giao tiếp, uy tín, an ninh, sự thấu hiểu và yếu tố hữu hình. Ông và các đồng nghiệp thừa nhận sự tồn tại của sự chồng chéo giữa 10 yếu tố quyết định này.

Cho đến năm 1988, Parasuraman và các đồng nghiệp đã đề xuất năm yếu tố quyết định dịch vụ trong mô hình SERVQUAL dựa trên 10 yếu tố quyết định ban đầu mà họ đưa ra năm 1985:

- Hữu hình: Các tiện nghi vật chất, thiết bị và diện mạo con người:

+ Thiết bị hiện đại.

+ Tiện nghi hấp dẫn.

+ Diện mạo chuyên nghiệp và dễ thương của nhân viên.

+ Nguyên liệu tốt để phục vụ.

- Sự tin cậy: Là khả năng thực hiện dịch vụ đã hứa hẹn một cách đáng tin cậy và chính xác. Yếu tố này có thể được phân biệt bằng các biến sau:

+ Cung cấp dịch vụ như đã hứa

+ Tập trung vào giải quyết vấn đề của khách hàng

+ Cung cấp dịch vụ nhanh chóng

+ Cung cấp dịch vụ đúng giờ

+ Duy trì các bản ghi dịch vụ hoàn hảo

- Tính đáp ứng: Thiện chí giúp đỡ khách hàng và cung cấp dịch vụ nhanh chóng. Cụ thể, có các biến bao gồm:

+ Thông báo thời gian dịch vụ đến khách hàng

+ Dịch vụ nhanh chóng cho khách hàng

+ Sẵn sàng giúp đỡ khách hàng

+ Sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của khách

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí