Khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong việc phát triển sản phẩm du lịch tại Đà Lạt - 2

2.5.3. Kết quả về giá của dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 70

2.5.4. Công tác tổ chức và quản lý dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 71

2.5.5. Đánh giá chung của khách du lịch về dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 72

2.6. Đánh giá chung 73

Tiểu kết chương 76

Chương 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT 78

3.1. Căn cứ của đề xuất 78

3.1.1. Căn cứ lý thuyết 78

3.1.2. Căn cứ thực tiễn 79

3.2. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị 80

3.2.1. Giải pháp về bảo tồn 80

3.2.2. Giải pháp về phát triển sản phẩm du lịch 84

3.2.3. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 87

3.2.4. Giải pháp về tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến 89

3.2.5. Giải pháp về tăng cường quản lý 91

3.3. Đóng góp của đề tài 92

3.4. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 94

Tiểu kết chương 94

KẾT LUẬN 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO I

PHỤ LỤC V

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


STT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

1.

CCTN

Cồng chiêng Tây Nguyên

2.

CLB

Câu lạc bộ

3.

DSVH

Di sản văn hóa

4.

Sở VHTTDL

Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch

5.

SPSS

Statistical Package for the Social Sciences:

Phần mềm máy tính phục vụ công tác phân tích thống kê

6.

UBND

Ủy ban nhân dân

7.

UNESCO

United Nations Educational Scientific and Cultural Organization: Tổ chức Giáo dục,

Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc

8.

VHCCTN

Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

9.

VND

Đồng Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong việc phát triển sản phẩm du lịch tại Đà Lạt - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các điểm/nhóm biểu diễn giao lưu văn hóa cồng chiêng 44

Bảng 2.2. Số lượng khách du lịch đến Đà Lạt từ 2012 đến 2016 49

Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch đến Đà Lạt từ 2012 - 2016 50

Bảng 2.4. Khách du lịch thưởng thức dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Đà Lạt 53

Bảng 2.5. Số buổi biểu diễn và doanh thu dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở Đà Lạt giai đoạn 2014 đến 2016 55

Bảng 2.6. Thông tin chung về mẫu điều tra 56

Bảng 2.7. So sánh đánh giá của khách du lịch về các nhân tố của chất lượng dịch vụ 653

Bảng 2.8. So sánh chất lượng mong đợi và chất lượng cảm nhận 65

Bảng 2.9. Cảm nhận chung của khách du lịch về dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở Đà Lạt 73


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


Sơ đồ 1.1. Mô hình Servqual 26

Sơ đồ 1.2. Các nhân tố của chất lượng dịch vụ 28


Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ khách du lịch thưởng thức dịch vụ biểu diễn VHCCTN theo độ tuổi 581

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ khách du lịch thưởng thức dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên theo mục đích chuyến đi. 58

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ khách du lịch thưởng thức dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên theo nghề nghiệp. 59

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ khách du lịch thưởng thức dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên theo nghề nghiệp 60


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Đặt vấn đề và tính cấp thiết của đề tài

1.1. Đặt vấn đề

Ngành Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây đã chứng kiến sự phát triển đáng kể, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; thu hút được các nguồn lực đầu tư để phát triển mạnh mẽ.

Một trong những ưu thế nổi bật của Việt Nam là nguồn tài nguyên du lịch phong phú, cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tiêu biểu có di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, di sản văn hóa phi vật thể Nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và hàng ngàn di tích lịch sử-văn hóa được công nhận trên cả nước. Đây là những điều kiện thuận lợi giúp ngành Du lịch phát triển ngày càng mạnh hơn.

Ngày 25 tháng 11 năm 2005, UNESCO đã quyết định công nhận “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” của Việt Nam là kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại. Đây là niềm tự hào không chỉ của đồng bào các tộc người Tây Nguyên mà còn là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam, và trở thành tài sản chung của cả nhân loại. Nói đến cồng chiêng Tây Nguyên, ai trong chúng ta cũng cảm thấy thích thú và mong muốn được thưởng thức, được tìm hiểu đặc biệt là trong những chuyến du lịch lên với vùng đất Tây Nguyên. Việc đưa hoạt động biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vào phục vụ khách du lịch, phát triển du lịch là điều cần thiết, giúp cho việc quảng bá hình ảnh, văn hóa của vùng đất Tây Nguyên đến du khách, bè bạn gần xa.


1.2. Tính cấp thiết của đề tài

Thành phố Đà Lạt, tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng từ lâu đã được biết đến như là một thành phố du lịch nổi tiếng bởi khí hậu mát mẻ, tài nguyên du lịch tự nhiên và


nhân văn phong phú. Những tài nguyên du lịch hấp dẫn lân cận như Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, Thung lũng Vàng, hồ Đankia, núi Lang Biang… cùng các phong tục tập quán, lễ hội truyền thống của 43 tộc người anh em ở Lâm Đồng góp phần thu hút lượng khách du lịch ngày càng nhiều đến với Đà Lạt. Trong quá trình phát triển của Du lịch Đà Lạt, cồng chiêng Tây Nguyên cũng đã được một số đơn vị kinh doanh du lịch đưa vào biểu diễn phục vụ khách du lịch.

Ở Đà Lạt, các loại hình dịch vụ giải trí chưa thật sự phong phú, nhưng việc thưởng thức biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cũng đã được nhiều du khách lựa chọn. Biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đóng góp phần quan trọng trong phát triển du lịch và du lịch văn hóa ở vùng đất Tây Nguyên nói chung và Đà Lạt nói riêng. Cồng chiêng Tây Nguyên mang sắc thái địa phương rõ nét bởi vì nó gắn chặt với đời sống văn hóa tinh thần của bà con các tộc người nơi đây.

Biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã trở thành một yếu tố được khai thác phát triển sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ nhu cầu giải trí cho khách du lịch đồng thời góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Như tầm quan trọng của nó, kể từ khi bắt đầu được đưa vào biểu diễn phục vụ du khách, loại hình dịch vụ này đang tìm hướng phát triển phù hợp.

Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo viết về cồng chiêng Tây Nguyên nhưng tiếp cận cồng chiêng Tây Nguyên dưới góc độ là một dịch vụ biểu diễn phục vụ phát triển sản phẩm du lịch là điều khá mới mẻ. Thực tế, việc khai thác các dịch vụ biểu diễn đã được quan tâm triển khai phục vụ khách du lịch, tuy vậy, vấn đề làm thế nào khai thác hiệu quả dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch là vấn đề cần được triển khai nghiên cứu một cách hệ thống.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ“Khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong việc phát triển sản phẩm du lịch tại Đà Lạt”.


Với mục đích hiểu được gốc rễ của vấn đề một cách sâu sắc để có thể đề xuất các giải pháp khả thi. Nghiên cứu này góp phần vào việc thảo luận tiếp tục trong cách thức tổ chức dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phục vụ khách du lịch, đồng thời là việc cải thiện chất lượng dịch vụ. Một sự hiểu biết thấu đáo về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, cảm nhận và phản hồi của khách du lịch về dịch vụ là rất quan trọng và cần thiết cho các giải pháp tích cực.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Đà Lạt nhằm tìm ra các giải pháp đề xuất khai thác có hiệu quả hơn dịch vụ biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên để phát triển sản phẩm du lịch ở Đà Lạt.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến khai thác các dịch vụ biểu diễn nghệ thuật phát triển sản phẩm du lịch;

+ Phân tích thực trạng khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phát triển sản phẩm du lịch phục vụ khách tại một số điểm du lịch ở thành phố Đà Lạt;

+ Điều tra phản hồi của du khách về chất lượng loại hình dịch vụ này sau khi thưởng thức từ đó đánh giá thực trạng hoạt động khai thác dịch vụ này để phát triển sản phẩm du lịch hiện nay ở Đà Lạt;

+ Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong phát triển sản phẩm du lịch tại Đà Lạt.


2.2. Câu hỏi nghiên cứu


Câu hỏi nghiên cứu liên quan đến việc giải thích các vấn đề nghiên cứu về sự cần thiết cho việc điều tra (Zikmund, 1997, trang 88). Các câu hỏi nghiên cứu có thể được tiếp cận như sau:

- Lý thuyết nào liên quan đến việc khai thác dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong việc phát triển sản phẩm du lịch?

- Thực trạng việc cung cấp dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phục vụ khách du lịch ở Đà Lạt như thế nào?

- Những giải pháp nào có thể giúp khai thác hiệu quả dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong phát triển sản phẩm du lịch tại Đà Lạt?

3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động khai thác dịch vụ biểu diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật phục vụ phát triển sản phẩm du lịch.

4. Phạm vi nghiên cứu


- Phạm vi nội dung:


Khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong phát triển sản phẩm du lịch.

- Phạm vi không gian nghiên cứu:


Các địa điểm tổ chức biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương (xã Lát, Núi Langbiang).

- Phạm vi thời gian nghiên cứu:


Số liệu thứ cấp được sử dụng liên quan đến đề tài nằm trong giai đoạn từ 2012 đến 2016 và các số liệu sơ cấp điều tra, khảo sát năm 2017.

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí