TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã khái quát được những cơ sở lý luận có liên quan đến du lịch ẩm thực như: đặc điểm của văn hóa ẩm thực trong du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến việc khai thác du lịch ẩm thực, vai trò và tầm quan trọng của khai thác du lịch ẩm thực trong phát triển du lịch; các điều kiện phát triển du lịch ẩm thực; kinh nghiệm của thế giới và Việt Nam trong phát triển du lịch ẩm thực từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bình Định nhằm khai thác tốt yếu tố ẩm thực để phát triển du lịch.
Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC ẨM THỰC Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
2.1. Khái quát về tỉnh Bình Định
2.1.1. Giới thiệu chung
Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, có tổng diện tích tự nhiên 6.025km2; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp Phú Yên, phía Tây giáp Gia Lai, phía Ðông giáp biển Ðông. Bình Ðịnh cách Thủ đô Hà Nội 1.065km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 649km về phía Bắc (UBND tỉnh Bình Định, 2010), là 1 trong 5 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cùng với Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi theo Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg (Chính phủ, 2004). Theo Quyết định số 159/QĐ-TTgthì
Tp. Quy Nhơn là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Bình Định (Chính phủ, 2010), diện tích 284,3 km2, dân số 281.100 người (UBND tỉnh Bình Định, 2010).
Bình Định nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; nhiệt độ trung bình 27,4oC (cao nhất: 39,1oC, thấp nhất: 15,5oC). Nhìn chung khí hậu Bình Định tương đối dễ chịu, nhiệt độ không thay đổi đột ngột, mùa hè không oi bức lắm, mùa đông không lạnh lắm, phù hợp với việc tổ chức các tour du lịch của tỉnh (UBND tỉnh Bình Định, 2010).
Bình Ðịnh là tỉnh có hệ thống giao thông khá đồng bộ. Tỉnh nằm ở trung tâm của trục Bắc - Nam (trên cả 3 tuyến Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và đường hàng không nội địa) là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên thông qua Quốc lộ 19 và cảng biển quốc tế Quy Nhơn. Trong tương lai gần, cảng biển Nhơn Hội thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội được xây dựng sẽ hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông vận tải (GTVT), tạo cho Bình Định một lợi thế vượt trội trong giao lưu khu vực và quốc tế (Sở GTVT Bình Định, 2017).
Với hệ thống hạ tầng giao thông như vậy, việc thông thương giữa Bình Định với các tỉnh Tây Nguyên, Ðông Bắc Campuchia, Nam Lào và Thái Lan rất thuận lợi, cho phép Bình Định mở rộng hành lang phát triển kinh tế và du lịch với hầu hết các tỉnh trong nước và một số nước trong khu vực (UBND tỉnh Bình Định, 2010).
Hơn nữa, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật phụ trợ khác như: điện, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, thương mại... đều khá phát triển.
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định, 2017
Các cơ quan chức năng của tỉnh và nhân dân trong tỉnh đã và đang tiếp tục đầu tư chỉnh trang đô thị, tôn tạo cảnh quan thành phố Quy Nhơn, lấy Quy Nhơn làm động lực để phát triển các ngành kinh tế trong tỉnh nói chung. Thêm vào đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển chất lượng dịch vụ du lịch tại địa phương, thu hút nhiều hơn nữa du khách đến với Quy Nhơn - Bình Định.
2.1.2. Một vài đặc điểm văn hóa của tỉnh Bình Định
Bình Định có truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời, với hệ thống di tích dày đặc và mang đặc trưng riêng. Từ thế kỷ thứ X, Bình Định là kinh đô của Vương Quốc Chămpa. Trong suốt 500 năm tồn tại, các vương triều này đã để lại nhiều di sản văn hóa vô giá, nhất là hệ thống di tích tháp Chăm độc đáo, với 13 ngôi tháp còn khá nguyên vẹn và thuộc loại đồ sộ nhất miền Trung (UBND tỉnh Bình Định, 2010). Bình Định là cái nôi của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, quê hương của người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ và là nơi sản sinh, nuôi dưỡng tài năng của nhiều nhà văn hóa lớn của đất nước như: Đào Duy Từ, Đào Tấn, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn… Đến Bình Định, du khách sẽ còn biết đến một tinh thần thượng võ nổi tiếng và được thưởng thức những màn biểu diễn võ thuật, trống trận Tây Sơn đẹp mắt, tinh tế chỉ có ở miền đất này (Sở Văn hóa Thể thao Bình Định, 2017)
Ở Bình Định có nhiều dân tộc cùng nhau sinh sống, dân tộc Kinh chiếm số đông, một số dân tộc ít người như: Hrê, Bana, Chăm Hroi sống tập trung chủ yếu ở 3 huyện miền núi An Lão, Vân Canh và Vĩnh Thạnh đã tạo cho vùng đất Bình Định thêm phần đa dạng với bản sắc văn hoá riêng của từng dân tộc (UBND tỉnh Bình Định, 2010).
Bình Định là một trong những tỉnh có tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng, gồm: du lịch sinh thái biển, đảo với 134km bờ biển với nhiều bãi tắm và thắng cảnh đẹp, hấp dẫn; các lễ hội, làng nghề truyền thống và ẩm thực đặc trưng của miền đất võ… là cơ sở để phát triển du lịch (UBND tỉnh Bình Định, 2016).
Bảng 2.1. Một số điểm, khu du lịch tiêu biểu ở tỉnh Bình Định
Địa điểm | |
- Biển Trung Lương - KDL tâm linh Phật pháp Linh Phong | X. Cát Tiến, H. Phù Cát |
- Hòn Khô | X. Nhơn Hải, Tp. Quy Nhơn |
- Kỳ Co | X. Nhơn Lý, Tp. Quy Nhơn |
- Bảo tàng Quang Trung - KDL Hầm Hô | H. Tây Sơn |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Quan Sát Thực Địa Nhằm Ghi Nhận Thói Quen Tiêu Dùng Của Du Khách
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khai Thác Ẩm Thực Để Phát Triển Du Lịch
- Thống Kê Một Số Làng Nghề Truyền Thống Trong Nước
- Sự Khác Nhau Giữa Tré Bình Định, Tré Quảng Nam, Tré Đà Nẵng, Tré Huế
- Thực Trạng Khai Thác Ẩm Thực Ở Tỉnh Bình Định Để Phát Triển Du Lịch
- Một Số Dự Án Du Lịch Đang Được Đầu Tư Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Định
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
Địa điểm | |
- Tháp Dương Long | |
- Tháp Bánh Ít | H. Tuy Phước |
- Đầm Thị Nại - Chùa Long Khánh - Tháp Đôi - KDL Ghềnh Ráng | Tp. Quy Nhơn |
Nguồn: Sở Du lịch Bình Định, 2017
Nhận thức rõ về những lợi thế của du lịch tỉnh nhà, bộ máy chính quyền tỉnh đã xác định đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh và đề ra đầy đủ mục tiêu, nhiệm vụ, phương hướng phát triển và các giải pháp thực hiện là cơ sở định hướng cho việc tổ chức, đầu tư du lịch đúng trọng tâm và trọng điểm. Trên cơ sở các điều kiện phát triển, hơn bao giờ hết, du lịch Bình Định đang ngày càng phát huy lợi thế của mình để từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh nhà và là điểm đến mới của du lịch Việt Nam (Nguyên Vũ, 2014).
2.2. Giới thiệu một số món ẩm thực tiêu biểu ở tỉnh Bình Định
2.2.1. Bún cá Quy Nhơn
Bún chả cá Quy Nhơn phải ăn mới thấu được vị ngon từ món ăn bình dân xứ biển này. Muốn có được những tô bún ngon thì việc đầu tiên phải ngon từ cách chọn lựa nguyên liệu đầu vào, thứ hai đến cách chế biến, thứ ba là cách thức phục vụ cho thực khách, món bún chả cá Quy Nhơn cũng vậy.
Theo Phòng kinh tế Tp. Quy Nhơn (2017), phần được xem là linh hồn, cái tinh tuý của món bún chả cá là chả cá phải được chế biến từ những con cá tươi như cá thu, cá thửng, cá mối, cá rựa, cá chuồn… bằng cách nạo phần thịt cá trộn với gia vị (hành, tiêu, tỏi, ớt, muối, đường) rồi xay nhuyễn. Sau khi hỗn hợp chả thấm gia vị, vo viên hoặc khuôn thành miếng, đem làm chín theo phương pháp chiên hoặc hấp lên. Thứ hai, nước lèo nấu bún không phải được ninh từ xương heo như của món bún bò, bún giò heo mà được ninh từ xương cá tươi cho thêm hành tím, quả thơm nhằm làm cho nước trong veo, ngọt vị mà không bị tanh. Thứ ba, tô bún chả cá phải ăn kèm với đủ loại rau xanh gồm xà lách, hành, ngò, rau muống bào sợi, bắp
chuối. Một tô bún chả cá Quy Nhơn ngon đúng điệu chính là sự hòa quyện giữa bún, chả cá, nước lèo và rau ăn kèm, thêm chút chua của chanh, cay của ớt.
2.2.2. Bánh hỏi - Cháo lòng
Ngay từ tên món ăn “bánh hỏi” đã thấy gợi lên nhiều thắc mắc. Nguồn gốc của tên gọi này hiện nay có hai cách giải thích. Thứ nhất, vì những sợi nhỏ trong lát bánh hỏi có hình dạng giống như dấu hỏi trong tiếng Việt nên được gọi là bánh hỏi. Thứ hai, món bánh làm ra có hình dạng lạ mắt nên có nhiều người hỏi tên của nó là gì, lâu dần được đặt tên là bánh hỏi, nó gắn bó mật thiết đến nỗi người dân bảo rằng "đến Bình Định mà chưa ăn qua món này thì coi như chưa tới" (Thảo Nghi, 2015).
Theo Phạm Kim Thoa (2015), bánh hỏi được làm bằng bột gạo, là loại gạo tẻ ngon hoặc gạo thơm. Gạo được đãi kỹ cho thật sạch rồi đem ngâm với nước qua một đêm. Lượng nước phải phù hợp với lượng gạo đem ngâm thì bột xay mới mịn và trắng. Sau công đoạn này, bột sẽ được nhồi và cho vào khuôn ép bánh hỏi. Khuôn được làm bằng đồng có dạng hình trụ hoặc chữ nhật với nhiều lỗ nhỏ. Cuối cùng đem bánh đi hấp cách thuỷ khoảng 3 phút trong nồi hấp. Bánh chín được vớt ra để nguội. Trước khi ăn, bánh hỏi phải được tách ra thành từng miếng, rắc lá hẹ sẻ đã được xắt nhỏ lên trên để thêm hương vị, điểm xuyết màu xanh cho món ăn thêm phần cuốn hút; tiếp theo sẽ thoa thêm ít dầu đã được khử thơm để bánh không bị dính lại với nhau và lúc ăn không bị khô.
Món bánh hỏi cháo lòng dọn ra bao gồm một đĩa lòng gồm lòng heo xắt nhỏ cỡ hai lóng tay, tim, gan, cật và vài lát thịt heo xắt mỏng còn bốc khói nóng hổi, một đĩa bánh hỏi, một đĩa rau thơm xanh mướt, một tô cháo và nước mắm. Cháo dùng với bánh hỏi thường được nấu bằng huyết ninh với thịt nạc băm, vừa ngọt lại loãng thơm. Cái ngon đậm đà của bánh hỏi lòng heo phải kể đến chén nước chấm. Thông thường là nước mắm pha loãng cùng với ớt, tỏi, đường, chanh để có được cái vị thanh thanh không quá mặn. Cách ăn đúng điệu là chỉ việc lấy một miếng bánh hỏi kẹp thêm lòng heo chấm chút nước mắm và cho vào miệng thưởng thức, ăn kèm rau rồi húp thêm vài muỗng cháo nóng hổi để cảm nhận được trọn vẹn cái hồn của món ăn. Hoặc thực khách có thể dùng xong bánh hỏi rồi sau đó mới thưởng thức tô
cháo lòng sau. Một số thực khách có thể yêu cầu thêm bánh tráng sống để cuốn bánh hỏi vào trong hoặc bánh tráng nướng chín để ăn kèm cho thêm phần thú vị khi ăn miếng bánh tráng nướng chín thơm, giòn rụm trong miệng chung với bánh hỏi.
2.2.3. Nem chợ Huyện
Gọi là nem chợ Huyện bởi nem có nguồn gốc xuất xứ ở vùng đất Tuy Phước gần chợ huyện nên người dân bản địa gọi dần thành quen, tên nem gắn liền với tên chợ (V.H, 2014). Chợ Huyện, nay là làng Vinh Thạnh, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, Bình Định. Nem chợ Huyện có tuổi đời cũng khoảng trăm năm nay. Nem chợ Huyện đủ vị, mặn, ngọt, dai, giòn… được dùng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày cho đến các dịp cưới hỏi, giỗ chạp.
Có hai loại nem, nem tươi và nem chua. Nem tươi là loại nem được tạo thành sau khi thịt heo đã quết xong và gia giảm gia vị đầy đủ sẽ được vắt thành viên hình bầu dục. Khi ăn, nem được xiên qua một cái que tre, một xiên có khoảng mười chiếc nem đổ lại. Xiên nem đặt trên bếp than không quá rực; xoay xiên nem đều tay, thỉnh thoảng thoa mỡ lên xiên nem. Khi nem chín, ta có thể dùng với nước chấm gồm hỗn hợp nước tương (hay còn
gọi là xì dầu) và ớt tươi xắt lát. Nem chua là nem vắt thành từng vắt nhỏ cỡ quả cau, gói bằng lá ổi bánh tẻ sau đó bọc ngoài bằng lá chuối xanh (V.H, 2014). Nem sau khi gói nếu mùa nắng để thêm bốn đến năm ngày thì sẽ “chín” thành món nem chua chợ Huyện hồng
tươi, có độ cứng, giòn, dai, vị thanh
thanh, chua chua, ngọt ngọt của thịt lên men, vị cay của tiêu hột, cùng
Hình 2.2. Nem chợ Huyện
Nguồn: www.giadinh.vnexpress.net
vị chan chát của lá ổi, vị cay the đặc trưng của tỏi cùng độ giòn sần sật của da heo xắt chỉ.
Nếu đem so sánh với những loại nem ngon, có tiếng trên cả nước như nem chua Thanh Hóa, nem An Cựu ở Huế, nem Thủ Đức ở Tp. Hồ Chí Minh, nem Lai Vung ở Đồng Tháp thì nem chợ Huyện có hương vị rất riêng, không thể trộn lẫn vào đâu được.
Bảng 2.2. Sự khác nhau giữa nem chợ Huyện, nem Thanh Hóa, nem An Cựu, nem Thủ Đức, nem Lai Vung
Nem Thanh Hóa | Nem An Cựu | Nem Thủ Đức | Nem Lai Vung | |
Màu sắc, mùi vị | ||||
- Khi lên men đủ độ chua có màu hồng nhạt hơn so với màu của nem Thủ Đức. - Dai và giòn hơn nem Thủ Đức. - Có vị cay hơn nem Thủ Đức. - Không ngọt bằng nem Lai Vung. - Ít chua hơn nem An Cựu. | - Chua hơn nem chợ Huyện. | - Khi chín (lên men đủ độ chua) có màu hồng đậm hơn so với màu của nem chợ Huyện. - Độ dai và giòn ít hơn nem chợ Huyện. - Vị cay ít hơn nem chợ Huyện. | - Vị cay ít hơn nem chợ Huyện. - Vị ngọt nhiều hơn nem chợ Huyện. | |
Hình thức đóng gói thường thấy | ||||
- Thành từng gói vuông nhỏ cỡ bằng chiếc bánh Phục Linh. | - Thành cây tròn dài cỡ bằng hai ngón tay. | - Thành đòn dài với kích cỡ xấp xỉ cây bánh tét. | ||
Lá lót nem và phụ liệu cho thêm | ||||
- Gói lót bằng lá ổi. - Không cho thêm loại lá nào vào nem. | - Thêm trực tiếp vào nem lá sung xắt sợi hoặc lá đinh lăng. | - Gói lót bằng lá vông hoặc lá chùm ruột. |
Nguồn: tác giả tổng hợp, 2017