Một Số Dự Án Du Lịch Đang Được Đầu Tư Trên Địa Bàn Tỉnh Bình Định


Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên vẫn còn thấp so với nhu cầu phục vụ cả về chất lượng và số lượng gây hạn chế lớn đến chất lượng dịch vụ du lịch cung cấp cho du khách. Ngoại ngữ chủ yếu hiện nay là tiếng Anh, còn những thứ tiếng khác như tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Trung thì có rất ít người sử dụng được (Sở Du Lịch, 2017).

2.3.4. Thực trạng công tác xúc tiến - quảng bá

* Thực trạng nguồn vốn đầu tư

Khoảng thời gian từ năm 2006 - 2014 đã bố trí và thanh toán tổng nguồn vốn TW hỗ trợ đầu tư cho mục tiêu cơ sở hạ tầng du lịch cho tỉnh Bình Định 90.286 triệu đồng, bình quân khoảng 10.000 triệu đồng/năm, còn lại nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh là 499.588 triệu đồng, ngân sách huyện khoảng 35.500 triệu đồng và nguồn vốn huy động xã hội hóa khoảng 4.500 triệu đồng (Tuấn Linh, 2015).

Bảng 2.10. Một số dự án du lịch đang được đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Định

Đvt: tỷ đồng


Tên dự án


Địa điểm

Quy mô diện tích (ha)

Nhu cầu vốn đầu tư

2015 - 2020

2021- 2030

Tổng

Khu du lịch Vinpearl Quy

Nhơn


KDL Phương Mai - núi Bà

600

3.440

60

3.500

Quần thể resort, biệt thự

nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp Nhơn Lý


162,5


2.500


1.000


3.500

Khu du lịch tâm linh chùa

Linh Phong

~60

500

-

500

Khu du lịch Trung Lương

100

150

350

500

Khu du lịch Eo Gió

50

1.000

600

1.600

Khu du lịch thủy liệu pháp

Kỳ Co

50

70

30

100

Khu du lịch thắng cảnh

Ghềnh Ráng (cả 2 giai đoạn)

Phường Ghềnh Ráng – Tp.

Quy Nhơn


200


300


300


600

Khu du lịch sinh thái Hầm

Tây Phú - Tây

Sơn


200

10

25

35

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.



Tên dự án


Địa điểm

Quy mô diện tích

(ha)

Nhu cầu vốn đầu tư

2015 - 2020

2021- 2030

Tổng

Đầu tư khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.

Tại một số địa phương: Nhơn Hậu, Nhơn Phúc, Nhơn

Thành, Đập Đá

-

100

50

150

Tổng cộng

8.070.000

2.415.000

10.485.000

Nguồn: Sở Du lịch Bình Định, 2017

Quan sát số liệu từ bảng 2.10 ta nhận thấy tổng số nguồn vốn đầu tư của một vài dự án tiêu biểu trên địa bàn tỉnh đã nhận được hơn 10.000 tỷ đồng. Bình Định đã và đang thu hút được nhiều nhà đầu tư có năng lực, uy tín như: Tập đoàn FLC, Tập đoàn Vingroup... nhờ vào việc các cơ quan chức năng của tỉnh không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, nhờ vào nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn có tiềm năng, có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư tâm huyết, mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của ngành kinh tế du lịch ở tỉnh Bình Định (UBND tỉnh Bình Định, 2017).

* Thực trạng công tác tuyên truyền và quảng bá du lịch đến với du khách

Theo Nguyên Vũ (2016), công tác xúc tiến du lịch của tỉnh Bình Định chủ yếu do Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch của tỉnh đảm trách, bên cạnh đó còn có các đơn vị KDDL trên địa bàn tỉnh tham mưu, đóng góp ý kiến. Trung tâm đã tiến hành những công việc cụ thể như: công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá về du lịch Bình Định trên các phương tiện truyền thông của Trung ương, địa phương, của ngành, ở một số thị trường trọng điểm khách du lịch của Bình Định như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã được tổ chức tốt và thực hiện thường xuyên, góp phần giới thiệu hình ảnh con người, đặc trưng văn hóa Bình Định đến đông đảo du khách.


Hộp 2.1. Một số hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Bình Định‌


- Xây dựng Website tại địa chỉ: www.dulichbinhdinh.com.vn.

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí xây dựng các phóng sự về tháp Đôi, Đàn tế Trời Đất, Bảo tàng Quang Trung, Chợ nón Gò Găng, Làng nón Phú Gia, hợp tác với kênh VTV8 thực hiện phim quảng bá DL Bình Định gồm võ cổ truyền, di tích lịch sử, văn hóa ẩm thực.

- Phát hành sổ tay du lịch 4 tỉnh Bình Định - Phú Yên - Gia Lai - Đắk Lắk; tái bản bản đồ du lịch Bình Định (bằng tiếng Anh và tiếng Nga)

- Tham gia các hội chợ, triển lãm VITM Hà Nội 2016, ITE TP Hồ Chí Minh 2016, Hội chợ du lịch Quốc tế Đà Nẵng 2016; tổ chức các tour Famtrip, Presstrip.

- Xây dựng 5 loại ấn phẩm mới là cẩm nang du lịch Bình Định, bản đồ du lịch, tờ gấp giới thiệu về du lịch, các đĩa phim giới thiệu về du lịch Bình Định, tài liệu giới thiệu dự án kêu gọi đầu tư du lịch.

Nguồn: Nguyên Vũ, 2016

Bên cạnh những thuận lợi, những kết quả đạt được, hoạt động xúc tiến - quảng bá Bình Định thời gian qua cũng gặp nhiều khó khăn và còn những điểm yếu cần khắc phục: kinh phí phục vụ hoạt động xúc tiến - quảng bá còn ít nên hạn chế đến hiệu quả hoạt động, sản phẩm DL của tỉnh ta chưa phong phú, chưa có nhiều điểm vui chơi giải trí và điểm đến mới ấn tượng. Vì vậy, tính cạnh tranh, sức hấp dẫn của du lịch Bình Định vẫn còn hạn chế; đồng thời, hoạt động quảng bá cũng gặp nhiều khó khăn do chưa có Slogan và Logo mang tính đại diện để quảng bá cho thương hiệu du lịch Bình Định (Nguyên Vũ, 2016).

2.3.5. Thực trạng về nhu cầu của du khách đối với du lịch ẩm thực ở tỉnh Bình Định

Tác giả đã gặp gỡ và đặt câu hỏi trực tiếp với nhiều khách hàng đang sử dụng các món ẩm thực ở các khu phố tập trung các loại hình ẩm thực ở nội thành Quy Nhơn thì hầu hết các du khách hài lòng với chất lượng và giá cả của các món ẩm thực ở đây, họ đều mong muốn ngành du lịch tỉnh nhà nên hình thành các khu phố chuyên bán các loại ẩm thực đặc sản của Bình Định và phải luôn quan tâm đến vấn đề giữ vững chất lượng, giá bán của các món ẩm thực và đảm bảo VSATTP.


Bảng 2.11. Các tuyến đường tập trung các loại hình ẩm thực ở Tp. Quy Nhơn


Loại hình ẩm thực

Tên đường

Các nhà hàng, quán ăn, cơ sở ăn

uống bán hải sản tươi sống

- Xuân Diệu, Nội bộ Xuân Diệu.

- Quy Nhơn - Nhơn Hội, Nguyễn Huệ.

Bún chả cá, bánh canh chả cá

- Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Huệ.

- Ngọc Hân Công Chúa, Phan Đình Phùng.

Các loại khô hải sản, rượu Bàu Đá,

đặc sản làm quà

- Nguyễn Tất Thành.

- Chương Dương, Nguyễn Huệ.

Bánh xèo tôm nhảy

- Trần Hưng Đạo.

- Diên Hồng, Đống Đa.

Bánh hỏi cháo lòng

- Trần Phú, Nguyễn Chánh.

- Diên Hồng, Võ Mười.


Ẩm thực vỉa hè

- Ngô Văn Sở, Trần Độc.

- Trần Bình Trọng, Ngọc Hân Công Chúa.

- Tăng Bạt Hổ, Phan Bội Châu.

Nguồn: Khảo sát thực địa của tác giả, 2017

Bên cạnh việc khảo sát khách hàng ở các khu phố tập trung nhiều loại hình ẩm thực thì tác giả còn tiến hành khảo sát các du khách đang lưu trú, nhân viên lễ tân đang làm việc tại một số khách sạn trên địa bàn thành phố Quy Nhơn như: khách sạn Sài Gòn - Quy Nhơn, khách sạn Hải Âu, khách sạn Quy Nhơn, khách sạn Hoàng Yến, khách sạn Bình Dương, khách sạn Én Việt, khách sạn Thái Bảo về ý kiến của họ đối với du lịch ẩm thực ở Bình Định. Phần đông các du khách đi theo tour của những công ty du lịch đang lưu trú tại khách sạn đều cho biết là ngoài các bữa ăn mà công ty đặt ở nhà hàng thuộc khách sạn thì họ đều mong muốn ra bên ngoài để thưởng thức các món ẩm thực ở địa phương; các du khách đi theo hình thức khách lẻ thì đều có chung ý kiến rằng vạn bất đắc dĩ nếu họ đi chơi hoặc làm việc về quá muộn hoặc muốn tiện cho công việc của mình thì mới sử dụng dịch vụ nhà hàng của khách sạn chứ nếu không thì họ cũng sẵn sàng ra ngoài để thưởng thức nền văn hóa ẩm thực của địa phương. Cả hai đối tượng khách đi theo tour và khách lẻ đều mong muốn rằng sau khi trả phòng khách sạn thì có thể mua được một vài món ẩm thực đặc sản của Bình Định mang về làm quà tặng cho bạn bè, người thân ở nhà như: rượu Bàu Đá, nem chợ Huyện, bánh hồng, các loại hải sản khô...


Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc mà du khách còn e ngại khi muốn mua các món ẩm thực để mang về làm quà như thời gian bảo quản các món ẩm thực còn ngắn nên sẽ không thích hợp với khách đi tour dài ngày; hình thức bao bì, đóng gói chưa được đẹp mắt lắm khi muốn sử dụng để làm quà tặng. Đối với các nhân viên lễ tân khi được tác giả đặt câu hỏi về du lịch ẩm thực ở Bình Định thì đều trả lời rằng du khách lưu trú ở khách sạn đều đặt nhiều câu hỏi giống nhau với họ như: Ở Bình Định có món gì ngon? Ăn món A, B, C… như họ đã tìm hiểu trước trên Internet thì nên ăn ở chỗ nào? Hay như sau khi khách đi ăn món cua Huỳnh Đế ở các quán bán hải sản về hỏi vì sao con cua lại có tên như vậy? Hay như món cá Ninja cũng làm du khách thắc mắc về cái tên? Trước khi khách thực hiện thủ tục trả phòng cũng hỏi nhân viên lễ tân nơi để mua đặc sản Bình Định làm quà; có không ít khách còn nhờ nhân viên lễ tân đặt mua giúp hải sản tươi sống như cua, cá bốp, cá ngừ đại dương và ướp lạnh bằng cách bỏ đá vào thùng xốp để họ gửi xe, máy bay về Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hà Nội…; một số khách thì lại có cảm tình với các loại mắm ở Bình Định như: mắm nhỉ, mắm ruốc, mắm ruột, mắm tôm… cũng hỏi nhân viên lễ tân chỗ bán có uy tín, chất lượng để ghé mua.

2.3.6. Thực trạng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của ẩm thực ở tỉnh Bình Định

Theo Sở Du Lịch và Chi cục VSATTP tỉnh Bình Định (2017), mặc dù nhận được phản hồi tốt của nhiều du khách về hương vị thơm ngon của các món ẩm thực nhưng cũng còn nhiều du khách tỏ ra e ngại về vấn đề VSATTP của ẩm thực Bình Định. Điều này là hạn chế dễ dàng nhận thấy của văn hóa ẩm thực Bình Định vì phần lớn các món ẩm thực được phục vụ ở các nhà hàng nhỏ, quán ăn nhỏ, các quầy hàng bán ở vỉa hè, trong khu dân cư nên trang thiết bị, chén bát, dụng cụ phục vụ khách sẽ còn nhiều thiếu sót, hư hỏng, không đồng bộ, không gian phục vụ chật hẹp sẽ không có đủ diện tích bố trí cho các khu chức năng nên khách hàng cảm thấy bí bách, nóng bức khi có nhiều người cùng sử dụng dịch vụ vào cùng một thời điểm. Đội ngũ đầu bếp, nhân viên phục vụ hầu hết là những người làm lâu trở thành quen nghề, quen tay chứ chưa qua đào tạo bài bản nên kiến thức về VSATTP, phục vụ


khách hàng còn rất hạn chế; đơn cử như trường hợp quán ăn chuyên bán món bún chả cá Quy Nhơn kinh doanh theo kiểu hộ gia đình nên có khi người đứng bán cũng vừa là người thu ngân thực hiện việc thanh toán cho khách hàng, khách hàng trả tiền, người thu ngân không cần biết có mang găng tay hay không vẫn nhận tiền từ khách, rồi lại dùng tay để lấy bún vào tô, cắt chả cá để bán cho khách thì thật là mất vệ sinh; hay như người phục vụ bàn vừa cầm khăn để lau dọn bàn xong lại tiếp tục có động tác lau tay vào tạp dề phục vụ để làm sạch chứ không hề thực hiện quy trình rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn dưới vòi nước rồi mới phục vụ tiếp thì thật khiến cho thực khách muốn thưởng thức hương vị thơm ngon của món ăn, thức uống phải e ngại.

2.3.7. Thực trạng về chất lượng và tính đa dạng của các sản phẩm ẩm thực ở tỉnh Bình Định

Các món ẩm thực ở Bình Định phần nhiều đều nhận được sự đánh giá rất cao của du khách về khoản hương vị, mọi người cho rằng cách tẩm ướp, chế biến, pha chế của các món ẩm thực ở Bình Định có vị rất riêng, không hề pha lẫn với các món ẩm thực ở những nơi khác, điều này thể hiện qua biểu đồ 2.2 và phụ lục 2.8: có 238


Biểu đồ 2 2 Ý kiến của du khách về hương vị của ẩm thực Bình Định 1

Biểu đồ 2.2. Ý kiến của du khách về hương vị của ẩm thực Bình Định

(Đvt: Người)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 2.8)

đáp viên cho rằng hương vị của ẩm thực Bình Định là ngon trong đó có 180 khách nội địa và 58 khách quốc tế, 50 đáp viên cho rằng hương vị của ẩm thực Bình Định


rất ngon trong đó có 40 khách nội địa và 10 khách quốc tế và có 30 đáp viên cho rằng hương vị ẩm thực Bình Định là khá ngon trong đó có 18 khách nội địa và 12 khách quốc tế.

Ví dụ như món nem chợ Huyện thì vừa có vị chua của thực phẩm lên men, vừa có vị ngọt của thịt heo chứ không phải vị ngọt vì hạt nêm, có vị cay của tiêu, thơm nồng của tỏi, lại thoang thoảng hương thơm của lá ổi, nhắm một miếng nem chợ Huyện vào miệng, cảm nhận được sự dai, giòn của miếng nem, gia vị được gia giảm vừa miệng, nhấp thêm với ngụm rượu Bàu Đá uống vào tới đâu thấy nóng tới đó, mùi thơm nồng của rượu cùng hòa quyện thật quyến rũ; chỉ kể mới bấy nhiêu thôi mà ẩm thực Bình Định đã làm say lòng biết bao du khách. Tuy nhiên, bên cạnh việc du khách thưởng thức được những món ẩm thực ở địa chỉ bán hàng chất lượng, tin cậy thì vẫn còn một số quán ăn, cửa hàng vì chạy theo lợi nhuận nên bán hàng kém chất lượng như các sạp hàng ở các chợ nhỏ, chợ tự phát bán nem chợ Huyện làm từ thịt heo không rõ nguồn gốc nên nem không ngon, bị lên mốc hoặc có hiện tượng nhớt, đổ nhựa ngoài bề mặt nem (Nguyễn Hân, 2003), bán bún song thằn không được làm từ bột đậu xanh nguyên chất mà pha tạp nên sợi bún khi đem ra chế biến thì bở, nát không ngon; nhiều hộ gia đình ở đoạn Quốc lộ 1A chạy qua địa bàn thị xã An Nhơn lại bày bán rượu Bàu Đá kém chất lượng, bị pha lẫn tạp chất, phẩm màu, làm ảnh hưởng đến danh tiếng của rượu Bàu Đá chính phẩm và những người kinh doanh chân chính (Anh Tú, 2015).

Mặc dù, cơ quan chức năng đã nhiều lần ra quân để xử phạt những đơn vị kinh doanh, những hộ gia đình bày bán sản phẩm kém chất lượng nhưng việc xử lý chưa triệt để, áp dụng chế tài còn nhẹ nên sau khi đoàn kiểm tra rời đi, một số người vẫn tiếp tục tái phạm. Lực lượng chức năng sau những đợt kiểm tra cao điểm thì vẫn còn chưa tiếp tục sâu sát với địa bàn nên chưa duy trì được kết quả mong muốn.

Các sản phẩm ẩm thực ở Bình Định tuy có nhiều chủng loại nhưng trong một sản phẩm cụ thể chưa có nhiều sự phối hợp nguyên vật liệu, cách thức chế biến dựa vào công thức gốc để làm tăng tính đa dạng cho sản phẩm. Ví dụ như bánh hồng hiện nay mới chỉ có hai màu chính là màu trắng đục tự nhiên hoặc màu hồng, chưa


có sự phong phú về màu sắc để khách hàng thấy đẹp mắt, thu hút; rượu Bàu Đá mới chỉ được đóng chai bằng chai nhựa hoặc chai sành hình rồng, chưa có nhiều hình dạng đẹp cho khách lựa chọn, bên cạnh đó còn phải quan tâm đến dung tích của chai để thuận lợi cho khách hàng mua về sử dụng hay chỉ để làm món quà lưu niệm.

2.4. Phân tích những nhân tố có ảnh hưởng đến việc khai thác ẩm thực ở tỉnh Bình Định

Theo số liệu thống kê thể hiện ở bảng 2.12 thì có 238 khách nội địa, chiếm tỷ trọng 74,8% và 80 khách quốc tế, chiếm tỷ trọng 25,2% tham gia trả lời bảng hỏi khảo sát về du lịch ẩm thực ở tỉnh Bình Định. Hiện nay, những du khách đến từ các nước Pháp, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm số lượng chủ yếu trong số khách quốc tế đi du lịch ở Bình Định. Trong số 238 khách nội địa thì có 100 người đến từ các tỉnh thành ở Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, chiếm tỷ trọng 42%; có 80 người đến từ miền Bắc, chiếm tỷ trọng 33,6% và 58 người đến từ miền Trung

- Tây Nguyên, chiếm tỷ trọng 24,4%. Nhận thấy rằng, đối tượng khách đến từ miền Nam và miền Bắc chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách nội địa bởi vì văn hóa ẩm thực ở Bình Định có sức hút rất lớn với hai đối tượng khách này do có sự khác biệt giữa văn hóa ẩm thực vùng miền, riêng với miền Trung - Tây Nguyên, nhất là với các tỉnh lân cận Bình Định thì sự khác biệt về văn hóa ẩm thực không lớn nên đối tượng khách đến từ các tỉnh này chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với khách đến từ miền Nam và miền Bắc.

Bảng 2.12. Bảng thống kê theo đối tượng khách


Đối Số Phân chia theo Số tượng lượng vùng, miền/ lượng khách (Người) theo quốc tịch (Người)

Tỷ trọng theo đối tượng khách

(%)

Tỷ trọng theo vùng, miền/ theo quốc tịch (%)

Miền Bắc 80 33,6%

Khách

Miền Trung -

58 24,4%

nội địa 238

Tây Nguyên

74,8%

Đông Nam Bộ - Tây Nam Bộ

100 42%

Anh 16 20%

Khách

Pháp 25 31,25%

quốc tế 80

Trung Quốc 11

25,2%

13,75%

Hàn Quốc 8 10%

Nhật Bản 20 25%

Nguồn: Tác giả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2022