Thực Trạng Khai Thác Ẩm Thực Ở Tỉnh Bình Định Để Phát Triển Du Lịch


kêu “xèo, xèo…” (Thu Dịu, 2015). Bánh xèo tôm nhảy hiện tại trong nội thành Quy Nhơn đã có rất nhiều quán bán như: quán ông Hùng, quán Gia Vỹ, quán Anh Vũ… Tuy nhiên, quán bánh xèo tôm nhảy được lòng thực khách nhất là quán bánh xèo bà Năm ở gần chân cầu Mỹ Cang, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, cách trung tâm Tp. Quy Nhơn khoảng 25 km (Tâm Ngọc, 2015).

Bánh xèo Bình Định chỉ nhỏ bằng lòng bàn tay, một người có thể ăn một lúc vài ba cái khác với bánh xèo miền Tây to gần bằng cái chảo gang, một người chắc chỉ ăn được một cái là no ngang bụng.

2.3. Thực trạng khai thác ẩm thực ở tỉnh Bình Định để phát triển du lịch

2.3.1. Thực trạng về công tác quản lý Nhà nước trong du lịch

Nhìn chung, công tác quản lý Nhà nước về du lịch ở Bình Định luôn được chú trọng, hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch ngày càng được nâng lên. Sự phối hợp giữa các ngành, địa phương trong phát triển du lịch được tăng cường. Công tác cải cách thủ tục hành chính được tiếp tục đẩy mạnh, việc hướng dẫn, đăng ký đầu tư, cấp phép kinh doanh thực hiện theo cơ chế “một cửa” liên thông, nhanh gọn và có hiệu quả. Nhận thức về vai trò, ý nghĩa và trách nhiệm về phát triển du lịch của các cấp, các ngành và toàn xã hội trên địa bàn tỉnh bước đầu có sự chuyển biến tích cực (UBND tỉnh Bình Định, 2017).

Bảng 2.5. Một số văn bản về lĩnh vực quản lý hoạt động du lịch và liên quan đến du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định

Cơ quan

ban hành

Số hiệu văn bản

Trích yếu nội dung


UBND tỉnh Bình Định


2140/QĐ-UBND

Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030


2399/UBND-VX

Thành lập Quỹ phát triển quảng bá du lịch Bình Định và Quy chế quản lý, sử dụng kinh

phí Quỹ phát triển quảng bá du lịch Bình Định


969/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế phối hợp cung cấp thông

tin, hỗ trợ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.


Cơ quan

ban hành

Số hiệu văn bản

Trích yếu nội dung



3139/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế phối hợp quản lý hoạt động cơ sở lưu trú và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn

uống phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh


Sở Y tế tỉnh Bình Định

686/SYT-NVY

Hướng dẫn một số nội dung về quản lý an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.


448/KH-SYT

Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực

phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố năm 2013 - 2014 theo quy định tại Thông tư số 30/2012/TT-BYT ngày 25/12/2012

392/SYT-NVY

Thông báo thực phẩm không bảo đảm chất

lượng VSATTP.

Nguồn: tác giả tổng hợp, 2017 Bên cạnh các thành tựu đạt được thì vẫn còn một số tồn tại nhất định như: Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước địa phương là tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, xử lý đối với các chủ thể hoạt động du lịch về các quy định của pháp luật du lịch. Hiện nay, các nhiệm vụ này chưa được quan tâm, thực hiện đúng mức; còn tồn tại trong quan hệ giữa các ngành có liên quan đến du lịch như: Sở công thương, Sở Du lịch, Sở y tế, Công an, Biên phòng, Thuế, Hải quan… là làm việc cục bộ theo ngành, địa phương; thiếu sự phối hợp đồng bộ, gây trở ngại cho chủ thể hoạt động du lịch. Do đó, vấn đề được đặt ra là vai trò trách nhiệm và sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc thực hiện các chính sách pháp luật

đã đề ra (Nguyễn Thị Thanh Nga, 2012).

Ngoài ra, các hoạt động hỗ trợ của nhà nước đối với DNDL ở tỉnh còn khá hạn chế. Một mặt do nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp chưa đúng mức; mặt khác bởi sự thiếu thốn về các nguồn lực như: tài chính, đảm bảo môi trường, hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ khoa học công nghệ, hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch trong và ngoài nước… của tỉnh đối với ngành du lịch chưa thực hiện được nhiều (UBND tỉnh Bình Định, 2017).


2.3.2. Thực trạng về cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho khai thác ẩm thực để phát triển du lịch

* Về cơ sở hạ tầng xã hội

Với thực trạng cơ sở hạ tầng xã hội như bảng 2.6 nêu ra dưới đây, về cơ bản đã có thể phục vụ được nhu cầu phát triển du lịch ở tỉnh. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của tỉnh vẫn còn phải chú trọng vào vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ; vừa tuyên truyền, vận động người dân tham gia vào việc bảo vệ, làm sạch môi trường, vừa phải thực hiện chế tài xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân cố tình có hành vi gây ô nhiễm môi trường; đảm bảo không để xảy ra hiện tượng ngập nước cục bộ ở các tuyến phố trong nội thành Tp. Quy Nhơn, các thị xã, thị trấn khi trời mưa lớn; đầu tư thêm phương tiện vận chuyển đường thủy để đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Trong tương lai nên xúc tiến việc mở thêm các đường bay trong nước như từ Tp. Quy Nhơn đi và đến từ Tp. Đà Nẵng, Tp. Buôn Ma Thuột, Tp. Đà Lạt… các đường bay quốc tế như từ Tp. Quy Nhơn đi và đến từ Thái Lan, Nhật Bản… để khai thác được nhiều đối tượng khách quốc tế hơn nữa.

Bảng 2.6. Thực trạng cơ sở hạ tầng xã hội ở tỉnh Bình Định


Cơ sở hạ tầng

xã hội

Thực trạng


Đường bộ

- Tổng chiều dài trên 3.750 km, trong đó có 206 km đường quốc lộ, 467 km đường tỉnh.

- Hầu hết đã được tráng nhựa hoặc bê tông hóa


Đường sắt

- Có trên 150km đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc - Nam với 10 ga lớn nhỏ.

- Ga đầu mối có tính chất quốc gia là ga Diêu Trì, tất cả các đoàn

tàu đều sẽ dừng lại khi qua ga này.


Hàng không

- Sân bay Phù Cát nằm trong hệ thống cảng hàng không quốc gia, từng bước nâng cấp với nhà ga có năng lực phục vụ 300 khách/giờ cao điểm.

- Hàng ngày có nhiều chuyến bay giữa Tp. Quy Nhơn - Tp. Hồ

Chí Minh, Tp. Hà Nội.


Cơ sở hạ tầng

xã hội

Thực trạng


Đường thủy

- Có một số cảng biển phục vụ vận tải đường thủy, đánh bắt hải sản và vận chuyển khách du lịch: cảng Quy Nhơn, cảng Thị Nại, cảng Tam Quan, cảng Đề Gi. Trong đó có cảng Quy Nhơn là cảng

quốc tế.


Hệ thống lưới điện

- Bình Định sử dụng hệ thống lưới điện quốc gia. Trên địa bàn tỉnh có một số nhà máy thủy điện như: Thủy Điện Vĩnh Sơn công suất 66MW, Thủy điện Trà Xom công suất 20MW, Thủy điện Định

Bình công suất 9,9 MW…


Hệ thống cấp, thoát nước

- Hiện tại, khu vực thành phố Quy Nhơn có nhà máy nước công suất 54.300m3/ngày đêm, đảm bảo cung cấp một phần lớn nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của thành phố.

- Hệ thống thoát nước ở tỉnh còn hạn chế, cụ thể ở một vài tuyến

đường trung tâm thành phố Quy Nhơn và các thị trấn tình trạng ứ đọng, ngập nước khi trời mưa lớn còn phổ biến.


Thông tin liên lạc

- Ngành bưu điện, viễn thông ở tỉnh đang tập trung phát triển đầy đủ, đảm bảo chất lượng các loại hình dịch vụ, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc trong nước và quốc tế

của người dân và du khách


Môi trường

- Giữ gìn và bảo vệ môi trường đang được chính quyền và nhân dân quan tâm. Tuy nhiên, tình trạng vứt bỏ rác thải, chất thải ra đường, bãi biển ở một số nơi vẫn chưa thể xử lý triệt để; còn tồn tại các cơ sở sản xuất, đơn vị kinh doanh chưa quan tâm xử lý chất

thải nước, rắn, bụi… trước khi thải ra môi trường.


Y tế

- Hệ thống cơ sở y tế Nhà nước và tư nhân được đầu tư nâng cấp, mở rộng phục vụ cho nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân và

du khách.

Nguồn: tác giả tổng hợp, 2017

Tỉnh Bình Định là một địa phương có thế mạnh về du lịch biển, đảo. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng của các phương tiện vận chuyển đường thủy vẫn còn rất thiếu thốn, hạn chế. Hệ thống các cầu cảng hiện nay chủ yếu đang vận hành khai


thác ở mảng vận chuyển hàng hóa là chủ yếu, chưa có hệ thống cầu cảng, luồng lạch dành riêng cho tàu chở khách du lịch.

* Về cơ sở vật chất kỹ thuật

- Cơ sở lưu trú:

Theo thống kê của Sở Du Lịch (2017), thể hiện cụ thể ở biểu đồ 2.1 và bảng

2.7 dưới đây thì trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện có 149 cơ sở lưu trú, tổng số 3.905 phòng. Trong đó có 8 cơ sở xếp hạng từ 3 đến 5 sao, cụ thể gồm 1 khu resort - khách sạn tiêu chuẩn 5 sao; 2 khu resort tiêu chuẩn 4 sao, 3 khách sạn tiêu chuẩn 4 sao; 2 khách sạn 3 sao với tổng số 1.270 phòng (chiếm 32,5% tổng số phòng) 141 cơ sở còn lại là khách sạn từ 1 đến 2 sao và các loại hình lưu trú khác với tổng số 2.635 phòng (chiếm 67,5% tổng số phòng). Đa phần các resort, khách sạn đạt chuẩn 3 đến 5 sao tập trung ở các KDL; các con đường lớn chạy dọc ven biển như An Dương Vương, Nguyễn Huệ; các cơ sở lưu trú dưới 3 sao nằm rải rác trong thành phố. Tính đến hết năm 2016 thì Bình Định có 30 doanh nghiệp đang hoạt động lữ hành (5 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, 25 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa). Một số khu resort, khách sạn tiêu chuẩn 4 – 5 sao đã được cấp phép đầu tư và tiến hành xây dựng trên địa bàn tỉnh (Sở Du Lịch, 2017).

Biểu đồ 2 1 Số lượng cơ sở lưu trú ở Bình Định Đvt Cái Nguồn Sở Du 1

Biểu đồ 2.1. Số lượng cơ sở lưu trú ở Bình Định (Đvt: Cái)

Nguồn: Sở Du lịch Bình Định, 2017


Dựa vào số liệu thể hiện ở bảng 2.7 thì từ năm 2011 đến năm 2016, số lượng các cơ sở lưu trú được xếp hạng 4 sao có tốc độ tăng trưởng 4,56%, tốc độ tăng trưởng này còn thấp khi so với tốc độ tăng trưởng các cơ sở lưu trú được xếp hạng 1 sao là 11,91%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của các cơ sở lưu trú khác là khá cao lên tới 66,16%.

Bảng 2.7. Tốc độ tăng trưởng số lượng cơ sở lưu trú ở Bình Định

(Đvt: %)

STT

Năm

Loại, hạng

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Tốc độ

tăng trưởng

1

Hạng 5 sao

0

0

0

0

0

1


2

Hạng 4 sao

4

4

4

5

5

5

4,56

3

Hạng 3 sao

1

1

1

1

1

2

14,87

4

Hạng 2 sao

10

12

12

14

16

16

9,86

5

Hạng 1 sao

49

57

59

68

80

86

11,91

6

Nhà nghỉ DL

1

1

1

1

1

1


7

Cơ sở lưu trú khác

3

3

4

44

37

38

66,16

Tổng cộng

68

78

81

133

140

149

16,99

Nguồn: Sở Du Lịch Bình Định và tác giả tổng hợp, 2017

Thời điểm hiện tại, khi hình ảnh của du lịch Bình Định ngày càng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến thì số lượng du khách đổ về Bình Định sẽ ngày càng nhiều (Sở Du lịch Bình Định, 2017), kéo theo nhu cầu của du khách về hệ thống cơ sở lưu trú sẽ ngày càng cao và đa dạng. Ngành du lịch của tỉnh nên chú ý đầu tư các cơ sở lưu trú xếp hạng từ 3 sao trở lên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

- Nhà hàng:

Theo thống kê của Sở Du Lịch (2017), hệ thống các nhà hàng, quán ăn phục vụ khách du lịch ở Bình Định cũng như các tầng lớp dân cư địa phương đã phát triển tương đối rộng khắp trên địa bàn tỉnh, tập trung nhiều nhất ở Thành phố Quy Nhơn. Các khách sạn đạt chuẩn từ 3 sao trở lên đều có nhà hàng chuyên phục vụ các món Á, Âu, các món ẩm thực theo vùng miền đảm bảo điều kiện VSATTP và quy mô phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó còn có các nhà hàng đặc sản, các cơ sở ăn uống bên ngoài khách sạn, tại các điểm tham quan chủ yếu phục vụ các món ăn


được chế biến từ nguyên vật liệu phong phú và sẵn có ở địa phương như: các loại hải sản, động vật rừng, động vật nuôi… Tuy nhiên các nhà hàng, cơ sở ăn uống này thường có quy mô nhỏ, khó có khả năng đón các đoàn khách lớn; bài trí của nhà hàng đơn giản, không có khu chế biến riêng biệt, món ăn chưa phong phú và vấn đề VSATTP cũng chưa được quan tâm đúng mức (Sở Du Lịch và Chi cục VSATTP, 2017). Thêm nữa hiện nay ở khu vực thành phố Quy Nhơn cũng đã xuất hiện một số nhà hàng chuyên phục vụ món ăn theo phong cách Nhật Bản, Hàn Quốc… giống mô hình ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh.

Bảng 2.8. Số lượng cơ sở ăn uống ở Bình Định

(Đvt: Cái)


Năm

Cơ sở

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Tốc độ tăng trưởng

(%)

Trong khách sạn

22

24

25

25

25

26

3,4

Ngoài khách sạn

50

56

63

70

75

83

10,67

Tổng cộng

72

80

88

95

100

109

8,65

Nguồn: Sở Du Lịch Bình Định và tác giả tổng hợp, 2017

Theo số liệu thống kê của Sở Du Lịch (2017), thể hiện cụ thể ở bảng 2.8 thì mặc dù số lượng các cơ sở ăn uống có tăng lên qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng không đáng kể, cụ thể trong thời gian 6 năm, từ năm 2011 đến 2016 thì số lượng cơ sở ăn uống trong khách sạn chỉ tăng trưởng ở mức 3,4% vì số lượng các cơ sở lưu trú tại Bình Định trong thời gian này có tăng nhưng không nhiều; số lượng cơ sở ăn uống ngoài khách sạn thì có mức tăng khá hơn là 10,67%; mức tăng trưởng của cả hai loại hình là 8,65%.

- Phương tiện vận chuyển khách:

Hiện tại, nhiều công ty, doanh nghiệp tư nhân vận tải đã đầu tư mua sắm các loại xe đời mới, chất lượng cao, đủ điều kiện phục vụ nhu cầu vận chuyển khách du lịch như: trung tâm du lịch lữ hành Hải Âu, công ty TNHH dịch vụ Phương Nghi… Tuy nhiên, để khai thác thế mạnh về du lịch sông, hồ, biển - đảo thì ở Bình Định còn thiếu phương tiện vận chuyển đường thủy. Hiện nay, ngoài công ty du lịch miền Trung có trang bị ca nô cao tốc để khai thác tuyến du lịch Quy Nhơn - Hòn Khô -


Kỳ Co còn có các cá nhân KDDL ở Hòn Khô, Kỳ Co cũng có ca nô phục vụ khách, có khoảng hơn 50 chiếc từ 15 chỗ ngồi đến 45 chỗ ngồi và một số tàu thuyền đánh cá đã cải tạo để chở khách du lịch nhưng số lượng vẫn chưa đáp ứng đủ (Theo số liệu thống kê của Sở GTVT và Sở Du lịch, 2017). Khi vào mùa cao điểm, khách vẫn phải chờ đợi để có thể thuê được tàu, thuyền qua các đảo.

2.3.3. Thực trạng đội ngũ lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở tỉnh Bình Định

Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch (2017), thể hiện cụ thể ở bảng 2.9 thì tính đến hết năm 2016, tổng số LĐTT và gián tiếp làm việc trong ngành du lịch của tỉnh Bình Định là 16.035 người, tính riêng LĐTT hiện có 5.208 người, chiếm 32% trong tổng số lao động trong ngành du lịch của tỉnh. Hiện nay, chất lượng đội ngũ lao động chưa cao, chưa đồng đều, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Số lao động qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành du lịch còn thấp; lao động có tay nghề cao còn thiếu và yếu, nhất là trong các loại hình hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch, lễ tân và quản lý doanh nghiệp (UBND tỉnh Bình Định, 2017).

Bảng 2.9. Tình hình lao động ngành du lịch Bình Định từ năm 2011 đến năm 2016

(Đvt: Người)


Năm Trình độ học vấn


2011


2012


2013


2014


2015


2016

Tốc độ tăng

trưởng (%)

Đại học và trên đại

học

616

836

891

933

936

1.044

11,13

Cao đẳng, trung cấp

1.540

2.090

2.227

2.304

2.305

2.560

10,7

Đào tạo khác

196

266

283

330

371

764

31,27

Chưa qua đào tạo

448

608

649

678

688

840

13,4

Số lượng LĐTT

2.800

3.800

4.050

4.245

4.300

5.208

13,21

Số lượng LĐGT

7.568

7.783

8.018

8.545

9.073

10.827

7,43

Tổng cộng

10.368

11.583

12.068

12.790

13.373

16.035

9,11

Nguồn: Sở Du Lịch Bình Định và tác giả tổng hợp, 2017

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí