Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Khai Thác Ẩm Thực Để Phát Triển Du Lịch


hoặc giải trí, bao gồm cả việc đến tham quan những nơi bắt nguồn và những nơi tiếp tục sản xuất ra thực phẩm, các Festival ẩm thực, các hội chợ về thực phẩm, các sự kiện, các nơi buôn bán của người nông dân, các buổi trình diễn nấu nướng, thưởng thức chất lượng của các món ẩm thực hoặc bất kỳ hoạt động du lịch nào có liên quan đến ẩm thực. Thêm vào đó, trải nghiệm của chuyến đi có liên quan đến một phong cách sống cụ thể, bao gồm kinh nghiệm từ việc học hỏi từ nhiều nền văn hóa khác nhau, kiến thức thu nhận được từ các tính chất đặc trưng của sản phẩm du lịch cũng như là cách thức chế biến các món đặc sản của vùng đất mà du khách đến. Như vậy, du lịch ẩm thực được công nhận khi mà tất cả những điều đã đề cập ở trên đóng vai trò là lý do chính hay động lực trong chuyến đi của du khách đến một điểm cụ thể hoặc ít nhất những điều đã đề cập ở trên là lý do quan trọng trong chuyến đi của du khách.”

* Văn hóa ẩm thực:

Theo Nguyễn Nguyệt Cầm (2008, trang 12): “ Văn hoá ẩm thực là những tập quán và khẩu vị ăn uống của con người; những ứng xử của con người trong ăn uống; những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống; những phương thức chế biến, bày biện món ăn thể hiện giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ trong các món ăn; cách thức thưởng thức món ăn…”

Bảng 1.1. Những đặc trưng của văn hóa ẩm thực Việt Nam


Đặc trưng

Diễn giải

Nguyên liệu

chế biến

- Trong các món ăn Việt Nam chủ yếu sử dụng nhiều loại rau, củ chứ không

dùng nhiều thịt như ở các nước phương Tây.


Cách chế biến

- Khi nấu các món ăn Việt Nam, các đầu bếp coi trọng việc giữ lại các chất dinh dưỡng của nguyên liệu một cách tự nhiên nhất nên thường làm chín bằng cách hấp, xào chứ không dùng nhiều dầu, mỡ để chiên ngập dầu, rán

như trong việc chế biến các món ăn của đầu bếp Trung Hoa.


Cách bày biện

- Trong bữa cơm của gia đình Việt luôn có mặt vật dụng không thể thiếu là đôi đũa, ai cũng phải thành thạo trong việc sử dụng đôi đũa để gắp thức ăn sao cho khéo, không bị rơi ra ngoài.

- Văn hóa ẩm thực Việt Nam coi trọng tính cộng đồng, điều này thể hiện qua

chén nước chấm trong bữa ăn, thường là nước mắm, chỉ có một chén nước

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Khai thác ẩm thực của Bình Định để phát triển du lịch - 4


Đặc trưng

Diễn giải


mắm duy nhất, mọi người có thể cùng chấm chung hoặc tự lấy để vào chén

nhỏ của mình.

Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)

- Ẩm thực Việt Nam không chỉ coi trọng việc chế biến món ăn, thức uống đạt yêu cầu ngon mà còn phải lành, không gây ra bất cứ vấn đề gì ảnh hưởng đến sức khỏe của người thưởng thức, các món ăn được phối hợp theo nguyên lý cân bằng âm, dương như món thịt vịt, cá trê thuộc âm, khi ăn phải chấm với nước mắm gừng thuộc dương.

- Người Việt Nam tuy có ăn các món rau xào, rau luộc nhưng vẫn thích ăn rau sống, rau trộn gỏi hơn nên trước khi chế biến các món này thì rau phải luôn được sơ chế, cắt bỏ sạch phần héo úa, rửa sạch dưới vòi nước để đảm

bảo VSATTP.

Cách

thưởng thức

- Người Việt coi trọng tính cộng đồng và có tinh thần hiếu khách nên trong bữa ăn thường ngày hay khi có khách đến chơi nhà thì tất cả các món ăn, thức uống đều được bày biện lên bàn cùng một lúc, các thành viên trong gia đình, không phân biệt chủ hay khách đều ngồi vào dùng bữa cùng nhau, ai cảm thấy thích thưởng thức món gì thì có thể dùng thoải mái, không quan

trọng dọn món gì trước, món gì sau như ở các nước phương Tây.

Nguồn: tác giả tổng hợp theo Nguyễn Nhã, 2009

Như vậy, có thể nói rằng ẩm thực sẽ phản ánh một phần bản sắc văn hóa của một quốc gia; các món ẩm thực ở mỗi vùng đất khác nhau sẽ nói lên phong cách sinh hoạt, đặc trưng văn hóa của con người ở vùng đất đó mà không một nơi nào khác có thể làm giống hệt được. Nghiên cứu về văn hóa ẩm thực của người Việt nói chung và của từng vùng miền nói riêng sẽ mang đến sự thú vị, có sức thu hút đối với nhiều người (Nguyễn Thị Diệu Thảo, 2007).

1.1.2. Đặc điểm của văn hóa ẩm thực trong du lịch

* Văn hóa ẩm thực sẽ phản ánh một phần điều kiện tự nhiên, tập quán văn hóa và truyền thống lịch sử của vùng đất bản địa (Lê Anh Tuấn và Phạm Mạnh Cường, 2011)

Theo Bùi Việt Mỹ và Trương Sỹ Hùng (1999), nấu và thưởng thức các món ăn là cả một nghệ thuật của người Hà Nội, chẳng thế mà cho đến tận bây giờ thói quen ấy vẫn tồn tại và trở thành một nét văn hoá riêng độc đáo, hấp dẫn bất cứ ai khi mới đặt chân đến nơi này. Cái tinh tế trong ẩm thực Hà Nội thể hiện ở cả tấm


lòng người trao kẻ nhận. Mỗi món ăn Hà Nội đều có hương vị, nét đẹp riêng và đặc biệt là có truyền thống, cách thưởng thức truyền đời, chẳng thế mà nó không chỉ là những thức ăn thông thường mà được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực.

Theo Thạch Lam (2014): “Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon”. Ngày nay, phở được xem như là món ăn thuần tuý Việt Nam, đúng hơn của Hà Nội hay miền Bắc qua tên gọi phở Bắc.

* Du lịch ẩm thực hướng tới việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của điểm đến (Phan Huy Xu và Trần Minh Tâm, 2017)

Yếu tố tạo nên sức hấp dẫn du khách đến để tìm hiểu, thưởng thức các món ẩm thực chính là bản sắc riêng của nền văn hóa tại địa phương thể hiện thông qua các món ẩm thực. Nghĩa là nếu có sự lai tạp giữa nền văn hóa ẩm thực bản địa với văn hóa ẩm thực của những vùng miền khác sẽ làm mất đi ý nghĩa của du lịch ẩm thực, làm giảm tính hấp dẫn của điểm đến với du khách. Vì vậy, phát triển du lịch ẩm thực đặt ra yêu cầu phải bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của điểm đến.

* Du lịch ẩm thực mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư địa phương (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2006)

Du lịch phát triển sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương, du khách đến sử dụng dịch vụ tại địa phương sẽ tăng thêm nguồn thu cho kinh tế của địa phương thông qua các khoản thuế của doanh nghiệp KDDL trên địa bàn nộp vào cho ngân sách; khi khách hàng mua sản phẩm dịch vụ du lịch sẽ góp phần cải thiện thu nhập hàng ngày của cộng đồng dân cư địa phương.

* Du lịch ẩm thực mang lại những kinh nghiệm ẩm thực độc đáo và đáng nhớ cho du khách (Phạm Quang Hưng, 2014)

Chẳng hạn, đối với các du khách phương Tây, trong văn hóa ăn uống họ thông thạo trong việc sử dụng dao, nĩa trong bữa ăn. Tuy nhiên, nếu những vị khách này đi du lịch ở Ấn Độ thì họ sẽ phải làm quen với việc dùng tay không để lấy thức ăn, sang Việt Nam thì làm quen với việc dùng đũa để gắp thức ăn; hay như ở nước


ta coi món trứng vịt lộn là món ăn có nhiều chất bổ, nhưng đối với du khách phương Tây thì đây là một trong những món ăn kinh dị mà họ có cơ hội trải nghiệm trong chuyến đi và không phải du khách nào cũng sẵn lòng nếm thử món ăn này.

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác ẩm thực để phát triển du lịch

Theo Nguyễn Nguyệt Cầm (2008), thì các nhân tố: vị trí địa lý, lịch sử, con người, tôn giáo sẽ có ảnh hưởng đến việc khai thác ẩm thực để phát triển du lịch. Cụ thể như sau:

* Vị trí địa lý

Vùng đất ở vị trí tập trung nhiều đầu mối giao thông thuận tiện như: đường thuỷ, đường sông, đường bộ, đường không... thì khẩu vị ăn uống mang sắc thái nhiều vùng khác nhau; sự đa dạng của các món ăn sẽ có sự khác biệt khá lớn so với những nơi nằm ở vị trí giao thông cách trở bởi vì nguồn nguyên liệu sử dụng chế biến dồi dào, phong phú do việc vận chuyển nguyên liệu, giao thương, trao đổi hàng hóa thuận lợi (Nguyễn Nguyệt Cầm, 2008).

Đặc điểm địa lý cũng ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng nguyên liệu chế biến các món ăn và kết cấu của bữa ăn như sau:

Những vùng gần sông, biển sử dụng nhiều thực phẩm là hải sản; ví dụ như Nhật Bản là quốc gia được bao quanh bởi bốn bề là biển cả, các món ăn của người Nhật chủ yếu là hải sản và bữa ăn của họ không bao giờ thiếu món cá, Nhật là một trong những quốc gia tiêu thụ nhiều cá nhất trên thế giới. Những vùng nằm sâu trong lục địa, vùng núi… thì sử dụng ít hải sản, ngược lại họ dùng nhiều món ăn được chế biến từ các loài vật sống trên cạn hoặc trong rừng núi: thịt gia súc, gia cầm, chim muông, thú rừng (Nguyễn Nguyệt Cầm, 2008).

* Lịch sử

Sự ảnh hưởng của lịch sử thể hiện qua một số điểm có tính quy luật sau:

Bề dày lịch sử của dân tộc càng lớn thì các món ăn càng mang tính cổ truyền, độc đáo, mang sắc thái truyền thống đặc biệt của dân tộc (Nguyễn Nguyệt Cầm, 2008).

Theo chiều dài lịch sử của một đất nước thì dân tộc nào càng hùng cường thì


món ăn của dân tộc đó càng phong phú, chế biến cầu kỳ pha chất huyền bí nhưng lại có tính bảo thủ cao (Nguyễn Nguyệt Cầm, 2008).

Chính sách cai trị của Nhà nước trong lịch sử càng bảo thủ thì tập quán và khẩu vị ăn uống của người dân nước đó càng ít bị lai tạp (Nguyễn Nguyệt Cầm, 2008). Ví dụ như Nhà nước phong kiến Trung Quốc cùng với chính sách cai trị bảo thủ của mình cũng góp phần bảo tồn nền văn hoá ẩm thực đặc sắc của dân tộc Trung Hoa.

* Con người

Những người có thu nhập cao đòi hỏi món ăn ngon, đa dạng phong phú, phải được chế biến và phục vụ cầu kỳ, cẩn thận, đạt trình độ kỹ thuật và thẩm mỹ cao, ngoài ra phải đạt các yêu cầu nghiêm ngặt về VSATTP và chế độ dinh dưỡng. Đồng thời họ cũng là người luôn có sự hiếu kỳ với những nền văn hoá ẩm thực mới (Nguyễn Nguyệt Cầm, 2008).

Những người có thu nhập thấp là những người coi ăn uống để cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng để sống, làm việc nên họ chỉ đòi hỏi ăn no, đủ chất; trong những dịp đặc biệt như: hội họp, Tết… mới yêu cầu ăn ngon và khẩu vị của họ bị bó hẹp, mang tính bảo thủ (Nguyễn Nguyệt Cầm, 2008).

Những người thường xuyên du lịch: bản chất của họ là những người ham tìm hiểu, ưa mạo hiểm. Về cơ bản nhóm người này giống với nhóm người có thu nhập cao, đa phần họ là những người rất cởi mở, luôn thích thú, sẵn sàng trải nghiệm những nền văn hoá ẩm thực mới (Nguyễn Nguyệt Cầm, 2008).

* Tôn giáo

Đây là yếu tố khá quan trọng, nhiều tôn giáo có những quy định ảnh hưởng đến tập quán và khẩu vị ăn uống của cả quốc gia.

Mức độ tuân theo tín ngưỡng tôn giáo càng nghiêm ngặt thì mức độ ảnh hưởng càng sâu rộng và thêm vào đó nếu tôn giáo dùng thức ăn làm vật thờ cúng thì trong ăn uống càng có nhiều điều cấm kị, từ đó tạo ra tính đặc biệt riêng của tôn giáo và những tín đồ theo đạo đó. Đơn cử như những người theo đạo Phật thì không bao giờ ăn thức ăn có nguồn gốc từ động vật. Tôn giáo càng mạnh thì phạm vi ảnh


hưởng càng lớn và sâu sắc (Nguyễn Nguyệt Cầm, 2008).

Bảng 1.2. Vai trò và tầm quan trọng của việc khai thác ẩm thực trong phát triển du lịch‌

Về mặt kinh tế

Về mặt xã hội

Về mặt văn hóa

- Làm gia tăng giá trị tổng sản phẩm quốc dân cho đất nước và đóng góp vào doanh thu chung của ngành du lịch.

- Tăng sản lượng tiêu thụ và gia tăng giá trị cho các sản phẩm của nhiều ngành khác như: nông nghiệp, chăn nuôi, thủy hải sản, công nghiệp chế biến thực phẩm.

- Thúc đẩy sự phát triển của du lịch quốc tế, tạo nên sự phát triển đường lối giao thông quốc tế, góp phần củng cố và phát triển các

mối quan hệ kinh tế quốc tế.

- Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo nhiều việc làm mới ở các vùng thôn quê, vùng khó khăn. Từ đó hạn chế tình trạng di chuyển lao động ở các vùng quê lên các khu công nghiệp, thành phố lớn.

- Làm cầu nối giữa văn hóa ẩm thực Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung với văn hóa ẩm thực của các quốc gia trên thế giới thông qua các du khách đến với Việt Nam.

- Góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; du lịch ẩm thực phát triển sẽ góp phần quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2017

Thông qua những vai trò và tầm quan trọng của việc khai thác ẩm thực trong phát triển du lịch, chúng ta càng phải nhận thức rõ ràng rằng cần phải luôn giữ gìn những nét văn hóa đặc trưng của nền ẩm thực Việt Nam nói chung và ẩm thực của từng vùng, miền nói riêng. Chính những yếu tố độc đáo này sẽ góp phần tạo ra giá trị của ẩm thực khi đưa vào khai thác để phát triển du lịch.

1.2. Các điều kiện phát triển du lịch ẩm thực

1.2.1. Nhu cầu tìm hiểu nền văn hóa ẩm thực, thưởng thức các món ẩm thực của du khách khi đến địa phương

Nếu muốn ngành du lịch ẩm thực ở địa phương phát triển tốt, đầu tiên, các cấp chính quyền, các đơn vị KDDL cần xác định được ngay tại địa phương có đang sở hữu nền văn hóa ẩm thực độc đáo, chứa đựng nhiều nét văn hóa riêng biệt khi so


sánh với các vùng, miền khác hay không; đồng thời nắm bắt được nhu cầu của khách hàng đối với việc tìm hiểu văn hóa ẩm thực ở địa phương mình (Mai Tiến Dũng, 2013).

1.2.2. Về cơ chế, chính sách

Để cho hoạt động KDDL nói chung và mảng KDDL ẩm thực nói riêng có thể phát triển tương xứng với tiềm năng thì đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan phải đề ra hệ thống cơ chế, chính sách quản lý và hỗ trợ phát triển một cách phù hợp (Mai Tiến Dũng, 2013).

Phải đưa đường lối khuyến khích phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước cùng với các biện pháp hướng dẫn cụ thể, đồng bộ để đạt được mục tiêu phát triển du lịch.

Sự ổn định về chính trị bảo đảm an ninh, an toàn cho người tiêu dùng du lịch và nhà sản xuất du lịch.

Điều kiện thuận lợi của chính trị và luật pháp cho hoạt động kinh doanh du lịch ẩm thực

Bên cạnh việc luôn có chủ trương, luôn cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật thì phải luôn đi đôi với việc kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện pháp luật của các cơ quan công quyền.

Hình 1.1. Điều kiện thuận lợi của chính trị và luật pháp cho hoạt động KDDL ẩm thực - Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2017

Các cơ quan quản lý Nhà nước một khi đã đề ra hệ thống các quy định pháp luật thì bắt buộc phải tuyên truyền, công khai cho các đơn vị KDDL nắm bắt và thực hiện đúng; đồng thời, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng phải luôn đi sâu đi sát để nắm bắt hoạt động thực tế và điều chỉnh các quy định pháp luật cho phù hợp.


1.2.3. Về cơ sở hạ tầng xã hội - cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực‌

* Về cơ sở hạ tầng xã hội - cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Trong những năm gần đây, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở nước ta đã được nâng cấp, góp phần nâng cao tốc độ khai thác trên các tuyến đường bộ; rút ngắn thời gian trên các tuyến đường sắt, đường sông; tăng lượng hàng hóa thông qua các cảng biển; tăng lưu lượng hành khách và hàng hóa thông qua các cảng hàng không. Giao thông đô thị được mở mang một bước. Giao thông địa phương phát triển góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xóa đói, giảm nghèo ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2006). Ngoài ra, hệ thống điện, nước cũng như bưu chính viễn thông của Việt Nam hiện nay cũng đã phát triển tương đối đầy đủ và quy mô ngày càng tăng.

Theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2006): “Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch. Sự tận dụng hiệu quả các tài nguyên du lịch và việc thỏa mãn các nhu cầu của du khách phụ thuộc một phần lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch”.

Hiện nay, số lượng các đơn vị KDDL không ngừng tăng lên theo thời gian là điều kiện thuận lợi để phục vụ tốt hơn nhu cầu tham quan, tìm hiểu về các danh thắng cũng như nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu lưu trú, ăn uống của du khách (ITDR, 2016). Bên cạnh việc phát triển nhanh hệ thống cơ sở lưu trú, các doanh nghiệp lữ hành thì hệ thống nhà hàng, quán ăn nổi tiếng, nhiều làng nghề ẩm thực cũng khá phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức ẩm thực của du khách trong chuyến đi du lịch của mình, đồng thời qua đó tìm hiểu những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của đất nước Việt Nam, đây là điều kiện thuận lợi để có thể khai thác loại hình du lịch ẩm thực.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2022