Ý Kiến Của Du Khách Về Mức Độ Vsattp Của Ẩm Thực Bình Định (Đvt: Người) Nguồn: Kết Quả Khảo Sát Của Tác Giả (Phụ Lục 2.10)‌


thấy rằng con số từ 04 người đến 06 người được biết khi một khách hài lòng chỉ là con số khiêm tốn nếu so với hơn 20 người sẽ biết khi một khách hàng không hài


Biểu đồ 2 11 Ý kiến của du khách về mức độ VSATTP của ẩm thực Bình 1

Biểu đồ 2.11. Ý kiến của du khách về mức độ VSATTP của ẩm thực Bình Định (Đvt: Người) Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 2.10)

lòng. Do đó, ngành du lịch Bình Định cần phải quan tâm, tìm mọi cách để cải thiện đánh giá của khách hàng về vấn đề VSATTP trong việc khai thác du lịch ẩm thực.

Ngoài vấn đề đảm bảo VSATTP của ẩm thực Bình Định ra thì còn một việc nữa cũng rất đáng được quan tâm vì đây là ấn tượng ban đầu, khách hàng sẽ nhớ đến rất lâu. Đó chính là hình thức trình bày của các món ẩm thực, được xem là ngôn ngữ quảng bá không lời cho nội dung bên trong của các món ẩm thực. Bởi vì du khách tham gia du lịch văn hoá ẩm thực ngoài mong muốn ăn ngon, nghe những câu chuyện, giai thoại hấp dẫn liên quan đến món ẩm thực mà họ thưởng thức thì còn có nhu cầu quan trọng không kém là nhìn ngắm những món ẩm thực đẹp mắt, có thể đem về, thậm chí giữ lại làm kỷ niệm trong chuyến đi, chẳng hạn chiếc vỏ bình đựng rượu Bàu Đá. Tuy nhiên, về mặt hình thức trình bày thì ẩm thực của Bình Định làm chưa tốt, cụ thể biểu hiện ở biểu đồ 2.12 và phụ lục 2.11. Chỉ có 22 đáp viên khen ẩm thực Bình Định có hình thức trình bày đẹp trong đó có 10 khách nội địa và 12 khách quốc tế; có 229 đáp viên cho rằng hình thức trình bày chỉ ở mức bình thường, không có gì nổi bật, thu hút trong đó có 183 khách nội địa và 46 khách


quốc tế; có đến 67 đáp viên trả lời rằng hình thức trình bày là xấu trong đó có 45 khách nội địa và 22 khách quốc tế.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Biểu đồ 2 12 Ý kiến của du khách về hình thức trình bày của ẩm thực Bình 2

Biểu đồ 2.12. Ý kiến của du khách về hình thức trình bày của ẩm thực Bình Định (Đvt: Người)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 2.11)

Như vậy, có thể nhận thấy rằng hình thức trình bày của các món ẩm thực Bình Định chưa hấp dẫn được du khách; muốn phát triển du lịch ẩm thực thì cần cực kỳ chú trọng đến việc chăm chút cho hình thức bên ngoài lẫn nội dung bên trong của các món ẩm thực thì mới thu hút được du khách.

Yếu tố quan trọng, góp phần quyết định chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, giúp khách hàng so sánh chất lượng giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ với nhau, có ý nghĩa trong việc khách hàng có quay lại sử dụng dịch vụ trong những lần tiếp theo hay không chính là thái độ phục vụ của các cán bộ, nhân viên ở những cơ sở cung cấp dịch vụ. Khi tác giả tiến hành hỏi các đáp viên về mức độ họ đánh giá thái độ phục vụ của các nhân viên phục vụ thì quan sát ở biểu đồ 2.13 và phụ lục

2.12 có 47 đáp viên đánh giá là mọi người rất vui vẻ, nhiệt tình khi phục vụ khách hàng trong đó có 28 khách nội địa và 19 khách quốc tế, chiếm 14,8% tổng số đáp viên; có 237 đáp viên đánh giá tinh thần, thái độ phục vụ tốt trong đó có 190 khách nội địa và 47 khách quốc tế, chiếm 74,5% tổng số đáp viên; còn lại 34 đáp viên trong đó có 20 khách nội địa và 14 khách quốc tế, chiếm 10,7% đánh giá tinh thần, thái độ phục vụ chỉ ở mức chấp nhận được. Ngành du lịch cần phải có biện pháp để


nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên đối với khách hàng.

Biểu đồ 2 13 Ý kiến của du khách về tinh thần thái độ của nhân viên phục 3

Biểu đồ 2.13. Ý kiến của du khách về tinh thần, thái độ của nhân viên phục vụ

(Đvt: Người)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 2.12)

Bên cạnh việc tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc ẩn chứa trong các món ẩm thực thưởng thức hương vị độc đáo của các món ẩm thực thì khách hàng còn có nhu cầu sử dụng các dịch vụ bổ sung khác nhằm làm phong phú thêm những trải nghiệm trong chuyến đi. Với số liệu thể hiện ở biểu đồ 2.14 và phụ lục 2.13, khi tác giả hỏi các đáp viên về các loại hình dịch vụ bổ sung được tác giả liệt kê sẵn thì có 245 lượt chọn trong đó có 225 lượt chọn là rất thích và 25 lượt chọn là thích xem đầu bếp trực tiếp chế biến và trình bày món ăn vì họ muốn xem đầu bếp thể hiện khả năng của mình, chế biến những món ăn thơm ngon, đẹp mắt trước mặt khách, chiếm 77% trong tổng số 318 đáp viên; có 215 lượt chọn trong đó có 190 lượt chọn là rất thích và 25 lượt chọn là thích nghe giới thiệu về nguyên vật liệu chế biến món ăn và tác dụng của chúng đối với sức khỏe, chiếm 67,6% trong tổng số 318 đáp viên; có 177 lượt chọn trong đó có 110 lượt chọn là rất thích và 67 lượt chọn là thích nghe giới thiệu nguồn gốc xuất xứ của món ăn, thức uống, chiếm 55,7% trong tổng số 318 đáp viên; có 133 lượt chọn trong đó có 66 lượt chọn là rất thích và 67 lượt chọn là thích tự thử sức chế biến món ăn với sự hướng dẫn của đầu bếp, chiếm 41,8% trong tổng số 318 đáp viên và có 53 lượt chọn trong đó có 13 lượt chọn là rất thích và 40


lượt chọn là thích vừa thưởng thức ẩm thực vừa xem các loại hình nghệ thuật truyền thống như: hát tuồng, hô bài chòi…


Biểu đồ 2 14 Dịch vụ bổ sung mà du khách mong muốn sử dụng Đvt Lượt 4

Biểu đồ 2.14. Dịch vụ bổ sung mà du khách mong muốn sử dụng

(Đvt: Lượt chọn)

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả (Phụ lục 2.13)

2.5. Đánh giá chung về tình hình khai thác ẩm thực ở Bình Định để phát triển du lịch

Thông qua việc phân tích thực trạng khai thác yếu tố ẩm thực ở Bình Định để phát triển du lịch ở tỉnh nhà, chúng ta nhận thấy rằng ẩm thực Bình Định nhận được rất nhiều tình cảm của du khách và các đơn vị KDDL vì hương vị thơm ngon, giá cả hợp lý với nhiều món ẩm thực phong phú, có thể đáp ứng tốt nhu cầu của nhiều đối tượng khách khác nhau. Khách hàng nào đã từng có dịp sử dụng các món ẩm thực ở Bình Định đều có tâm thế sẵn sàng làm sứ giả để giới thiệu các món ngon của ẩm thực Bình Định đến với nhiều người hơn nữa. Đây chính là yếu tố vô cùng thuận lợi để quảng bá hình ảnh của ẩm thực Bình Định nói riêng và du lịch Bình Định nói chung đến nhiều du khách hơn nữa.

Khi đánh giá về chất lượng của các món ẩm thực ở tỉnh Bình Định thì đa số khách hàng còn hào phóng cho thêm điểm cộng từ sự chân chất, mộc mạc của chủ quán và sự niềm nở, nhiệt tình của đội ngũ nhân viên phục vụ. Theo Hoài Thu (2016), thì trong quá trình đi tìm hiểu về các món ẩm thực đặc sắc ở Bình Định, trong đó có cả những món ăn vỉa hè làm nên thương hiệu của ẩm thực phố biển Quy


Nhơn như: mực rim, bánh bèo, bánh tráng nướng, các loại ốc biển… khi đặt câu hỏi với người bán về việc có nâng giá bán cao hơn khi bán cho khách du lịch để thu thêm nhiều lợi nhuận hay không thì các chủ quán đều trả lời nếu làm như vậy thì khách sẽ phản ứng và bản thân họ cũng thấy không thích. Do đó, giá bán cho dân địa phương và du khách như nhau. Một chủ quán ở đường Phan Bội Châu nói nếu khách nước ngoài đến ăn, ông không biết tiếng để giao tiếp thì sẽ lấy tiền Việt có mệnh giá tương ứng với món ăn hoặc thức uống để ra hiệu cho khách hiểu chứ không lấy cao hơn một đồng nào so với giá bán cho dân bản địa. Nhiều chủ quán ăn vặt cho biết lượng du khách trong Nam ngoài Bắc đến quán đã nhiều hơn trong một vài năm trở lại đây. Cùng với hàng ngon, giá rẻ, các quán đều ý thức rất cao về chất lượng phục vụ nhằm tạo ấn tượng cho du khách về sự mộc mạc, chân thành có sao nói vậy của người Quy Nhơn - Bình Định. Đối với các chủ quán bán mực rim, cá rim tại khu Ngô Văn Sở, có những thời điểm gặp mùa biển động khan hàng nên giá nguyên liệu đầu vào tăng, nhưng họ đều cố gắng không tăng giá khi bán cho khách. Như vậy, ngoài sự hấp dẫn du khách của ẩm thực Bình Định về hương vị độc đáo, màu sắc, hình thức trình bày đẹp mắt, giá cả hợp lý… thì sức hấp dẫn không thể chối từ từ chính sự mộc mạc, chân tình của những người bán đã góp phần rất lớn làm nên thương hiệu của văn hóa ẩm thực Bình Định.

Bên cạnh những thuận lợi trong việc khai thác ẩm thực để phát triển du lịch vừa nêu ở trên thì ngành du lịch của tỉnh còn cần phải đặc biệt quan tâm và tìm cách khắc phục những hạn chế còn tồn tại như: hình thức trình bày các món ẩm thực chưa đẹp, chưa hấp dẫn du khách; vấn đề đảm bảo VSATTP chưa được du khách đánh giá cao, chưa tạo sự an tâm khi du khách sử dụng các món ẩm thực.

Thêm vào đó, cùng với sự nổi tiếng của ẩm thực Bình Định thì hiện nay các món đặc sản của Bình Định đã lan tỏa đến nhiều tỉnh thành trên cả nước theo nhiều cách khác nhau như thông qua hành lý xách tay của du khách; thông qua việc gửi theo đường bưu điện, gửi theo đường hàng không cho khách hàng không có điều kiện về Bình Định để mua hàng trực tiếp, phải sử dụng dịch vụ mua hàng từ xa; thông qua các chi nhánh, các cửa hàng được mở tại các thành phố lớn như: Hồ Chí


Minh, Hà Nội lấy tên các món ăn đặc trưng của Bình Định như: bánh canh chả cá Quy Nhơn, nem chợ Huyện, rượu Bàu Đá… Bên cạnh những cơ sở làm ăn uy tín, lấy hàng có nguồn gốc, đảm bảo chất lượng có thể kể đến như quán bún chả cá Quy Nhơn tên Lê Khương, ở 443 - Sư Vạn Hạnh nối dài - Phường 15 - Quận 10 - Tp. Hồ Chí Minh, quán bún chả cá Lệ Quy Nhơn ở 155 - Sư Vạn Hạnh - Phường 13 - Quận 10 - Tp. Hồ Chí Minh… thì vẫn còn tồn tại những cơ sở làm ăn gian dối, bán hàng kém chất lượng nhằm thu lợi nhuận cao. Chính những cơ sở này làm mất lòng tin của khách hàng, ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu ẩm thực Bình Định, ví dụ như các quán bán bún chả cá Quy Nhơn khu vực Thanh Đa, Kỳ Hòa ở Tp. Hồ Chí Minh mọc lên nhiều như nấm sau mưa nhưng hương vị cực kỳ dở, không hề giống bún chả cá Quy Nhơn chính gốc (Nguyễn Phạm Kiên Trung, 2010). Do đó, để đảm bảo uy tín của thương hiệu bún chả cá Quy Nhơn nói riêng và các món ẩm thực nổi tiếng của Bình Định nói chung thì các cơ quan chức năng cần phải có những biện pháp hiệu quả để giữ gìn và phát triển thương hiệu của các món ẩm thực ở Bình Định, có như vậy mới đưa vào khai thác du lịch đạt được hiệu quả cao.


TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu những nét khái quát nhất về tỉnh Bình Định như vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu, cơ sở hạ tầng về GTVT, những tiềm năng du lịch của tỉnh nhà; giới thiệu một số loại hình ẩm thực có thế mạnh, có sức hấp dẫn mà ngành du lịch của tỉnh nên tập trung đầu tư để phục vụ phát triển du lịch ẩm thực đồng thời chương 2 cũng nêu lên một vài thực trạng trong công tác khai thác du lịch ẩm thực ở tỉnh Bình Định như: thực trạng về công tác quản lý trong du lịch, thực trạng về cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, công tác xúc tiến - quảng bá, thực trạng về nguồn nhân lực trong du lịch.

Chương 2 cũng nêu ra kết quả khảo sát, điều tra về nhu cầu của du khách đối với việc tìm hiểu ẩm thực, các nhân tố ảnh hưởng đến việc khai thác ẩm thực trên địa bàn tỉnh Bình Định để phát triển du lịch.


Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC ẨM THỰC Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH - KẾT LUẬN

3.1. Các căn cứ để xây dựng định hướng phát triển du lịch ẩm thực ở tỉnh Bình Định

Căn cứ theo Quyết định số 2350/QĐ-TTg, về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Theo đó, xác định quan điểm phát triển đồng thời du lịch biển - đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; trong đó lấy du lịch biển - đảo làm mũi nhọn; du lịch văn hóa là nền tảng, tập trung vào các giá trị văn hóa Chăm Pa, Sa Huỳnh, văn hóa của cư dân vùng biển duyên hải Miền Trung, văn hóa các dân tộc phía Đông dãy Trường Sơn, các di tích gắn với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, để phát triển các loại hình du lịch đặc thù của vùng (Chính phủ, 2014). Đặc biệt hơn, theo Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; thông qua nhìn nhận khả năng đóng góp của du lịch vào kinh tế - xã hội, chỉ ra những tiềm năng, thế mạnh và hạn chế yếu kém cần khắc phục, và quan trọng nhất là các giải pháp đột phá, đồng bộ, tạo sự thống nhất trong tư duy và hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội về phát triển du lịch (Bộ Chính trị, 2017).

Theo nội dung Quyết định số 755/QĐ-UBND đặt ra mục tiêu khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch, trong đó lấy du lịch biển, sinh thái làm mũi nhọn; du lịch văn hóa, lịch sử, cách mạng và kháng chiến làm nền tảng; phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhất là những sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương, có tính hấp dẫn cao để thu hút khách tham quan du lịch. Theo đó, tỉnh xác định sẽ tạo điều kiện cho các làng nghề trong quy hoạch phát triển ổn định và bền vững, nhất là các làng nghề gắn với phục vụ du lịch (UBND tỉnh Bình Định, 2017).

Căn cứ vào tiềm năng của du lịch ẩm thực ở Bình Định với các món ẩm thực được đánh giá phong phú, chứa đựng nhiều nét văn hóa độc đáo thu hút được du


khách quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, hiện tại du lịch ẩm thực ở Bình Định vẫn chưa được quan tâm, khai thác đúng mức với tiềm năng sẵn có, là một hạn chế cho việc đóng góp chung vào phát triển ngành du lịch của tỉnh (Sở Du lịch, 2017).

Căn cứ vào nhu cầu thực tế của cả khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế đều mong muốn ngành du lịch Bình Định phát triển mạnh hơn nữa ở mảng du lịch ẩm thực để du khách có thể hiểu rõ hơn những nét văn hóa đặc sắc của mảnh đất thượng võ ẩn sâu trong các món ăn, thức uống đồng thời thưởng thức hương vị thơm ngon của những nguyên vật liệu mà người đầu bếp, nghệ nhân tài hoa đã dùng để chế biến nên các món ăn, thức uống (Sở Du lịch, 2017).

3.2. Các định hướng cụ thể để khai thác ẩm thực ở tỉnh Bình Định để phát triển du lịch

Theo Quyết định số 755/QĐ-UBND, bên cạnh việc xác định lấy du lịch biển đảo làm mũi nhọn thì cần đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa, trong đó bao gồm du lịch ẩm thực để làm yếu tố then chốt tạo nên sự khác biệt khi so sánh với các tỉnh đã phát triển mạnh về du lịch biển đảo từ trước như: Bình Thuận, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng. Tập trung phát triển du lịch ẩm thực ở tỉnh Bình Định có chiều sâu, theo hướng nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp để đảm bảo đây sẽ là sản phẩm du lịch có thương hiệu riêng của du lịch Bình Định và tính cạnh tranh cao, thu hút khách du lịch lựa chọn khi đến với Bình Định (UBND tỉnh Bình Định, 2017).

Theo Quyết định số 4460/QĐ-UBND, phát triển du lịch ẩm thực tại các làng nghề truyền thống như: Làng nghề làm bánh tráng nước dừa Tam Quan, Làng nghề làm nước mắm ở Tam Quan, Làng nghề làm nước mắm Đề Gi, Làng nghề Rượu Bàu Đá, Làng nghề bún - bánh An Thái… giúp phát triển những nơi này thành các điểm tham quan, thưởng thức, cho du khách được trực tiếp tham gia vào quá trình chế biến sản phẩm. Giới thiệu các loại ẩm thực là đặc sản địa phương để du khách có thể mua về làm quà (UBND tỉnh Bình Định, 2014).

Theo Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND, phát triển du lịch biển gắn với văn hóa, lịch sử lấy Thành phố Quy Nhơn làm hạt nhân, thành phố đã được định hướng là một trong các đô thị trung tâm của vùng Duyên hải miền Trung và đến năm 2035

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 12/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí