Đề Xuất Các Nhóm Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Ẩm Thực Ở Tỉnh Bình Định


trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển quốc gia (HĐND tỉnh Bình Định, 2016). Đây là những tiền đề thuận lợi cho phát triển du lịch ẩm thực của tỉnh. Đồng thời xây dựng kế hoạch để khai thác đạt hiệu quả cao du lịch ẩm thực ở thị xã An Nhơn, nơi tập trung nhiều làng nghề ẩm thực nổi tiếng như sản xuất rượu Bàu Đá, bún Song Thằn; tập trung đầu tư để phát triển du lịch ẩm thực ở địa bàn huyện Hoài Nhơn chế biến các món ẩm thực có thành phần nguyên liệu được khai thác từ cây dừa như: bánh tráng nước dừa, bánh hồng, dầu dừa tinh khiết, vì theo Nghị quyết số 20/2016/NQ-HĐND, quy hoạch chung đô thị Bình Định đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì toàn bộ huyện Hoài Nhơn sẽ được nâng cấp lên thành thị xã Hoài Nhơn vào năm 2025 và thành phố Hoài Nhơn năm 2035 (HĐND tỉnh Bình Định, 2016).

Tuyên truyền cho các khách sạn, nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, người dân và du khách có thái độ ứng xử văn minh khi tham gia cung cấp dịch vụ cho khách du lịch và tham gia vào hoạt động tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh; nhắc nhở các bên về ý thức bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường nói chung, vệ sinh môi trường tại các điểm cung cấp dịch vụ du lịch, KDL, điểm tham quan…

3.3. Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển du lịch ẩm thực ở tỉnh Bình Định

Việc khai thác ẩm thực để phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Bình Định lâu nay vẫn chưa được chính quyền địa phương quan tâm và đầu tư đúng mức; trong khi thông qua việc tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia đã phát triển mạnh về du lịch ẩm thực như Thái Lan, Pháp, Ý… thì ẩm thực đóng góp nguồn thu tương đối lớn và là cách khá nhanh để quảng bá hình ảnh cho địa phương, truyền tải và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Vì thế, tác giả xin đề xuất một số nhóm giải pháp để khai thác ẩm thực nhằm phát triển du lịch ở địa phương một cách có hiệu quả hơn.

3.3.1. Nhóm giải pháp về hoạt động của các cơ quan Nhà nước

* Về hoạt động của bộ máy quản lý

Yêu cầu các đơn vị KDDL công khai giá bán, niêm yết rõ ràng ở nơi dễ nhìn


thấy như: khu vực quầy lễ tân của khác sạn, trong thực đơn nhà hàng, cửa vào KDL… bán hàng đúng chất lượng, số điện thoại đường dây nóng của cơ quan chức năng, người có thẩm quyền được công khai tại đơn vị kinh doanh và đường dây nóng này luôn có người trực ghi nhận thông tin 24/7, sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh cần có phản hồi lại cho người thông báo trong vòng 24 giờ đồng hồ, điều cần làm nhất là nếu như đơn vị kinh doanh có sai phạm cần xử lý ngay lập tức một cách nghiêm khắc, đúng luật. Thực hiện tốt những điều này sẽ làm minh bạch môi trường kinh doanh, đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng phòng, ban, cá nhân; có như vậy thì mỗi người sẽ biết rõ quyền hạn, nhiệm vụ của mình để dành toàn bộ tâm sức hoàn thành tốt nhất. Khi tổng kết hiệu quả công việc thì cần có hình thức khen thưởng cho những tập thể, cá nhân hoàn thành tốt công việc và có những chế tài phù hợp cho những tập thể, cá nhân không hoàn thành hoặc để xảy ra sai sót trong thực thi công vụ. Cơ quan quản lý Nhà nước cho cán bộ, nhân viên của mình thường xuyên tham gia các lớp học, lớp tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ; từ đó nâng cao năng lực làm việc.

Hộp 3.1. Một số biện pháp tuyên truyền pháp luật hiệu quả

Khai thác ẩm thực của Bình Định để phát triển du lịch - 12


- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu luật pháp như thi vấn đáp ở các khu vực công cộng như công viên, khu vui chơi, KDL. Các câu hỏi nên lồng vào các hoạt cảnh sân khấu hóa, tình huống cụ thể thì người dân, du khách sẽ dễ hiểu rõ.

- Vẽ hình minh họa màu cỡ lớn những việc cần làm, những việc cấm làm kèm theo quy định chế tài của luật pháp và đặt ở nơi có nhiều người, phương tiện qua lại như trên đường vào các KDL, trong KDL, bến xe, bến tàu, sân bay… có diễn giải bằng cả tiếng Việt và ngôn ngữ quốc tế phổ biến là tiếng Anh để có thể truyền tải thông điệp đến nhiều người nhất.

Nguồn: tác giả đề xuất, 2017

Thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ, đối xử công tâm giữa các đơn vị tham gia KDDL trên địa bàn mình quản lý; nhờ đó, sẽ nắm vững được tâm tư, nguyện vọng


cũng như những khúc mắc của các đơn vị và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp hoặc nêu ý kiến tham mưu cho cấp trên để giải quyết vấn đề.

Ngành chức năng, đặc biệt là lực lượng công an phải mạnh tay trấn áp các loại tội phạm; các cơ quan Nhà nước tại địa phương, tổ chức xã hội cần tuyên truyền, giáo dục cho người dân văn hóa bán hàng, không đeo bám làm phiền du khách, đưa các đối tượng ăn xin, lang thang, cơ nhỡ vào các cơ sở bảo trợ xã hội để quản lý, đồng thời dạy nghề cho họ để họ có thể tự hành nghề kiếm sống.

* Về công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý

Cần có sự gặp gỡ, trao đổi thông tin, học hỏi chuyên môn nghiệp vụ lẫn nhau; mọi người cần dốc lòng, dốc sức vì công việc chung, tuyệt đối tránh tình trạng đùn đẩy nhiệm vụ cho nhau, coi công việc này của ngành A, ngành B, mình không liên quan, không hưởng lợi lộc gì thì cũng không cần phải làm cho mệt. Nếu ai cũng có suy nghĩ như vậy thì công việc chung chắc chắn sẽ bị ách lại, không thể vận hành suôn sẻ. Ví dụ: Nhà hàng A đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Sở Du lịch đã thẩm định cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh, nhưng sang đến Chi cục VSATTP để xin giấy phép về đủ điều kiện VSATTP để kinh doanh ăn uống thì bị ách lại, hạch sách đủ chuyện trên trời dưới đất, chỉ bấy nhiêu thôi thì nhà hàng A đã bị lỡ mất thời cơ kinh doanh, ra mắt thị trường.

Cần phân cấp, phân nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan tham gia quản lý. Các khách sạn, nhà hàng, khu du lịch cũng cần phải có thời gian để hoạt động kinh doanh chứ không thể nào chỉ dành thời gian để tiếp đón các cơ quan chức năng đến thực hiện chức năng thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm. Ví dụ: Do không có phân công, phân cấp rõ ràng nên trong một ngày, cơ quan công an cấp tỉnh và cấp thành phố cùng đến kiểm tra hoạt động đăng ký khách lưu trú trong khách sạn, yêu cầu bộ phận lễ tân thống kê và nộp cho mỗi cơ quan một bản; hay như trong một ngày, tại nhà hàng B lực lượng cảnh sát đến kiểm tra, kết hợp diễn tập công tác phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, đồng thời đoàn kiểm tra VSATTP cũng đến.

Cần thành lập kênh thông tin phản ánh, nhận xét đánh giá thái độ làm việc


của các cơ quan công quyền, thành lập đường dây nóng hỗ trợ doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có địa chỉ cụ thể để phản ánh những tồn tại cần khắc phục trong cách thức làm việc của các cơ quan quản lý Nhà nước.

* Về công tác hỗ trợ doanh nghiệp, làng nghề; đảm bảo vấn đề VSATTP

Đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục hành chính như: thủ tục thẩm tra, cấp giấy phép đầu tư các dự án du lịch, giảm bớt các loại thuế, phí không cần thiết; rút ngắn thời gian và có biện pháp giải quyết hợp lý những vướng mắc mà đơn vị kinh doanh đã đến trình bày với cơ quan chức năng trong quá trình hoạt động đơn vị kinh doanh gặp phải. Ví dụ: Nhà hàng nằm trong khu vực nội thị, xe chở khách du lịch đến đậu đỗ mà không có quy hoạch bãi xe riêng, phải để xe đậu dưới lòng đường gây ảnh hưởng đến giao thông qua khu vực.

Xây dựng chương trình phát triển “Nhóm thương hiệu” cho các đơn vị kinh doanh sản phẩm phục vụ du lịch bao gồm những đơn vị có mặt hàng kinh doanh giống nhau hoặc gần giống nhằm giúp cho du khách và đơn vị có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin cũng như nhận được sự tư vấn về việc mua sắm sản phẩm giữa các đơn vị cùng tham gia trong “Nhóm thương hiệu”. Ví dụ: Khi khách du lịch cần mua sản phẩm bánh ít lá gai của đơn vị A khi đơn vị này đang tạm hết hàng, trong khi đó ở đơn vị B cũng tham gia “Nhóm thương hiệu” thì còn hàng, nhờ có mối quan hệ và trao đổi thông tin thường xuyên nên đơn vị A có thể giới thiệu khách đến, đơn vị B cũng có cơ hội giới thiệu hàng hóa với khách.

Cung cấp đầy đủ, chính xác và minh bạch thông tin về các kỳ hội chợ, các kế hoạch quảng bá xúc tiến trước một khoảng thời gian hợp lý so với thời điểm sự kiện sẽ diễn ra nhằm giúp cho các đơn vị KDDL có đủ thời gian lên kế hoạch tham gia cũng như chuẩn bị các sản phẩm đảm bảo chất lượng, số lượng để giới thiệu, quảng bá đến du khách.

Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở, hộ sản xuất ở các làng nghề sản xuất các đặc sản ẩm thực cả về mặt tư vấn chuyên môn, kỹ thuật lẫn đầu tư kinh phí để người dân làng nghề có thể đổi mới cách thức sản xuất, mua thêm máy móc thiết bị, cải


tiến bao bì mẫu mã hàng hóa, tăng cường hoạt động quảng bá tiếp thị nhằm mở rộng thị trường nội địa và tiến tới xuất khẩu ra nước ngoài.

Hộp 3.2. Một số biện pháp nhằm đảm bảo, tăng cường VSATTP


- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ VSATTP của các món ẩm thực ngay từ khâu chế biến ở làng nghề; ngay từ khu vực bếp của các nhà hàng, cơ sở kinh doanh ăn uống.

- Đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung ở các làng nghề.

- In ấn tờ rơi tuyên truyền về kiến thức đảm bảo VSATTP rồi đặt ở quầy thông tin của nhà hàng, khách sạn.

- Tổ chức lớp học về kiến thức VSATTP cho chủ nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cho đầu bếp, nhân viên phục vụ.

- Bắt buộc Nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống ký cam kết đảm bảo VSATTP.

- Thu hồi giấy phép kinh doanh đối với cơ sở kinh doanh vi phạm từ lần thứ hai, không phân biệt vi phạm ở mức độ nào, thông tin rộng rãi trong xã hội để mọi người biết đến và tẩy chay.

Nguồn: tác giả đề xuất, 2017

3.3.1. Nhóm giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

* Những giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng

Cơ quan chức năng cần khảo sát, mở thêm đường băng, mở rộng nhà ga đón khách, đưa vào sử dụng đèn hướng dẫn bay đêm ở sân bay Phù Cát nhằm khai thác nhiều hơn nữa các chuyến bay đi và đến từ các thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh; mở thêm nhiều đường bay mới nối với các thành phố lớn trong nước như: Đà Nẵng, Cần Thơ…, có thế xúc tiến để mở thêm các đường bay quốc tế với Thái Lan, Malaysia, Singapore… để khai thác đối tượng khách quốc tế. Cảng hàng không Phù Cát cần đầu tư thêm xe trung chuyển để giảm thời gian chờ của khách, đội xe trung chuyển có thể liên kết với các điểm du lịch, nhà hàng để đưa khách đến tham quan, sử dụng dịch vụ thay vì chỉ trả khách ở trung tâm Tp. Quy Nhơn.


Nhà nước cần bố trí các biển báo chỉ dẫn du lịch trên đường một cách rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu; đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông kết nối từ Quốc lộ 1A, Quốc lộ 19, Quốc lộ 1D vào các điểm du lịch, KDL, làng nghề truyền thống để các đơn vị KDDL, du khách có thể tiếp cận dễ dàng hơn, người dân sinh sống ở các khu vực này cũng có thể di chuyển thuận tiện hơn.

Nhà nước cần quan tâm đến việc cung cấp nước sạch cho các cơ sở KDDL như: nhà hàng, khách sạn, KDL… đảm bảo nguồn nước cung cấp hợp vệ sinh, không chứa các tác nhân gây các bệnh về da liễu, tiêu hóa cho người sử dụng.

* Những giải pháp về phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ giúp các đơn vị KDDL có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn, được vay vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh với mức lãi suất thấp, thời gian hoàn trả vốn và lãi không quá gấp gáp, điều này giúp cho đơn vị kinh doanh có đủ thời gian hoạt động kinh doanh có lợi nhuận, có thêm quỹ thời gian để tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Các nhà hàng, quán ăn phải chủ động tìm hiểu, tham khảo các mô hình kinh doanh đạt hiệu quả cả ở trong nước lẫn trên thế giới để học tập, làm theo về quy trình quản lý, cách thức kinh doanh, tiêu chuẩn về thức ăn; cách trang trí, sắp xếp không gian trong nhà hàng, quán ăn phải theo phong cách thuần Việt; các trang thiết bị phục vụ thực khách như chén, đũa, muỗng, ly… sử dụng được hàng sản xuất trong nước là tốt nhất vì sẽ gây ấn tượng tốt nơi khách về nhà hàng Việt phục vụ theo phong cách Việt; cách thức phục vụ thực khách; học tập cách bảo quản nguyên vật liệu và chế biến món ăn sao cho đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất vì thực tế các nhà hàng, quán ăn hiện có ở Bình Định đa phần là các nhà hàng, quán ăn nhỏ chưa có khu vực chế biến và dọn dẹp riêng biệt.

Ngành du lịch cần vận động, đầu tư nguồn vốn để xây dựng thêm các nhà hàng lớn đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, nếu đạt được tiêu chuẩn xếp sao Michelin thì càng tốt nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách.

Nhà nước và các đơn vị KDDL có thể cùng nhau chung tay xây dựng những nhà hàng theo phương pháp thực dưỡng quy mô lớn với cách trang trí đẹp, ấn


tượng, thực đơn phong phú nằm trong các KDL lớn nhằm giới thiệu cho khách du lịch thưởng thức những món ăn Việt Nam bổ dưỡng, có khả năng chữa bệnh vì hiện nay con người ngày càng quan tâm đến khả năng phối hợp, tận dụng khả năng chữa bệnh nhờ vào các loại thức ăn, các hoạt chất có trong nguyên vật liệu chế biến món ăn có tác dụng tốt cho sức khoẻ.

Quy hoạch một khu chợ mới hoặc thiết lập một khu riêng biệt trong các khu chợ sẵn có chuyên bán các nguyên vật liệu để chế biến nên các món ẩm thực phục vụ cho khai thác du lịch. Điều này giúp cho các cơ sở kinh doanh, du khách dễ dàng chọn mua, cơ quan chức năng quản lý chặt chẽ được việc truy xuất nguồn gốc, chất lượng của nguyên vật liệu mà các cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực mua để phục vụ khách hàng và các nguyên vật liệu khách muốn tự mua về.

3.3.2. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Các cơ quan quản lý Nhà nước cần khảo sát, đánh giá nhu cầu nhân lực du lịch về phục vụ phát triển du lịch ẩm thực ở địa phương, từ đó có thể đặt hàng cho các cơ sở đào tạo du lịch tuyển sinh và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với nhu cầu thực tế ở địa phương.

Các đơn vị KDDL cần liên kết với các cơ sở có đào tạo các nghề trong ngành du lịch như: lễ tân, nhân viên nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên buồng… để gửi nhân viên của cơ sở mình đến tham gia các khóa tập huấn nghiệp vụ, các khóa đào tạo ngắn ngày nhằm nâng cao trình độ cho nhân viên, có thể cử nhân viên đi học các lớp đào tạo viên VTOS. Từ đó, trong đơn vị kinh doanh ngày càng có nhiều lực lượng nhân sự đạt chuẩn sẽ nâng cao uy tín thương hiệu, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho du khách.

Các đơn vị KDDL có thể thuê chuyên gia ở bên ngoài, đội ngũ nghệ nhân lành nghề hoặc có thể sử dụng nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao ngay tại cơ sở để huấn luyện cho nhân viên ngay tại đơn vị của mình, giúp mọi người bổ sung kiến thức, kỹ năng còn thiếu, cần có các đợt tổ chức cho nhân viên tham gia các khóa học tập, nâng cao kiến thức trong phục vụ khách hàng ở các đơn vị kinh


doanh có hiệu quả cả ở trong nước và ngoài nước nhằm cập nhật kiến thức, xu hướng phục vụ mới trong lĩnh vực khai thác ẩm thực để phục vụ phát triển du lịch.

Cần thường xuyên tổ chức các hội thi về tay nghề theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm cho cán bộ, nhân viên đang tham gia công tác trong các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị KDDL nhằm tạo cơ hội cho mọi người có cơ hội gặp gỡ, cọ xát, giao lưu học hỏi để tự mình nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề.

Chúng ta có thể nhận thấy rằng, cũng như các làng nghề truyền thống khác trên khắp cả nước, các làng nghề ẩm thực ở tỉnh Bình Định cũng sẽ có những người nghệ nhân cao niên, đã gắn bó với nghề trong một khoảng thời gian dài, nắm giữ nhiều kinh nghiệm, tinh hoa, bí quyết của việc làm nghề. Thế hệ này theo thời gian cũng sẽ già yếu, không thể theo nghề mãi nên cần có những người trẻ kế tục, cần vận động, có chính sách khuyến khích cho những người trẻ có năng khiếu, có đam mê muốn gắn bó với nghề theo học hỏi các nghệ nhân trong làng nghề để có thể giữ lại những bí quyết, tinh hoa của nghề. Đồng thời, bên cạnh đó ngành du lịch cần tổ chức những buổi gặp mặt để tôn vinh, trao tặng những món quà có ý nghĩa để ghi nhận những đóng góp của các nghệ nhân ẩm thực đối với nền văn hóa ẩm thực ở tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, có thể tổ chức cuộc thi giữa các nghệ nhân giỏi để tìm kiếm, xác lập kỷ lục về các món ăn, thức uống độc đáo để quảng bá cho du lịch ẩm thực ở Bình Định được hiệu quả hơn.

3.3.3. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng - Đa dạng hóa sản phẩm

Mặc dù ngành du lịch ở tỉnh cần phải đảm bảo số lượng các sản phẩm ẩm thực cung cấp ra thị trường để phục vụ cho nhu cầu mua sắm, sử dụng của khách hàng đồng thời đáp ứng việc mở rộng thị trường tiêu thụ nhưng không phải vì chạy đua theo số lượng mà lơi lỏng trong việc kiểm soát chất lượng. Hơn nữa, cần phải luôn luôn đảm bảo chất lượng và tìm cách nâng cao chất lượng của các sản phẩm ẩm thực ví dụ như có thể mua các loại máy sấy bằng nhiệt để sấy sợi bún song thằn, bánh tráng nước dừa cho nhanh khô hơn, đẩy mạnh quá trình sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, sấy khô sợi bún, bánh tráng nước dừa những khi thời tiết không thuận lợi như trời âm u không có nắng, trời mưa; có biện pháp kỹ thuật để xử lý, tiệt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/09/2022