Giải Pháp Về Phía Môi Trường Pháp Lý


Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, mặc dù đã có tới 41 tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm, song để nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng vẫn cần thiết tăng số lượng tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Thị trường dịch vụ bảo hiểm Việt Nam vẫn rất tiềm năng, nhiều “đoạn thị trường” vẫn bị bỏ trống, nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Phát triển số lượng các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm, nhất là các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài là vấn đề Việt Nam cần phải thực hiện đối với các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ bảo hiểm khi gia nhập WTO.

Tuy nhiên, đối với vấn đề tăng số lượng nhà cung cấp dịch vụ, các biện pháp thực thi cụ thể chủ yếu thuộc về trách nhiệm của Nhà nước. Song Nhà nước cần phải bảo đảm sự phát triển lành mạnh của thị trường, khả năng kiểm soát thị trường, an ninh tài chính trong hội nhập. Do vậy cần cấp giấy phép theo lộ trình và sự phát triển của thị trường, trong đó:

- Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm trong nước, khuyến khích việc thành lập các tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cung ứng dịch vụ trong việc nâng cao tiềm lực tài chính sau này.

- Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích việc thành lập dưới hình thức liên doanh.

- Đặc biệt, cần khuyến khích các tổ chức cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tới các khách hàng.

Vấn đề quan trọng hơn đối với việc nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng là phát triển hệ thống mạng lưới cung cấp dịch vụ bảo hiểm như chi nhánh, đại diện… trên toàn quốc. Mặc dù có nhiều kênh, nhiều cách thức tiếp cận và cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng,


nhưng đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam nơi sự hiểu biết và độ tin cậy lẫn nhau giữa khách hàng và tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm và nhất là việc tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ bảo hiểm và giải quyết những vấn đề khi xảy ra rủi ro bảo hiểm vẫn cần thiết phải có sự hiện diện của các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại địa phương nơi khách hàng đặt trụ sở.

Một mặt biện pháp cụ thể thuộc về các tổ chức cung ứng dịch vụ trên cơ sở các nghiên cứu phân tích về thị trường, về khách hàng. Mặt khác, để hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức cung ứng dịch vụ phát triển hệ thống mạng lưới chi nhánh, Nhà nước có thể nghiên cứu triển khai thực thi các biện pháp:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

- Thực hiện chính sách ưu đãi miễn giảm thuế đối với các chi nhánh mới được thành lập theo địa bàn, theo loại hình sản phẩm cần ưu tiên phát triển;

- Đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích việc thành lập dưới hình thức liên doanh;

Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - 16

- Đặc biệt, cần khuyến khích các tổ chức cung cấp dịch vụ môi giới bảo hiểm nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tới các khách hàng.

Vấn đề quan trọng hơn đối với việc nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng là phát triển hệ thống mạng lưới cung cấp dịch vụ bảo hiểm như chi nhánh, đại diện… trên toàn quốc. Mặc dù có nhiều kênh, nhiều cách thức tiếp cận và cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng, nhưng đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam nơi sự hiểu biết và độ tin cậy lẫn nhau giữa khách hàng và tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm và nhất là việc tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ bảo hiểm và giải quyết những vấn đề khi xảy ra rủi ro bảo hiểm vẫn cần thiết


phải có sự hiện diện của các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại địa phương nơi khách hàng đặt trụ sở.

Một mặt biện pháp cụ thể thuộc về các tổ chức cung ứng dịch vụ trên cơ sở các nghiên cứu phân tích về thị trường, về khách hàng. Mặt khác, để hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức cung ứng dịch vụ phát triển hệ thống mạng lưới chi nhánh, Nhà nước có thể nghiên cứu triển khai thực thi các biện pháp:

- Thực hiện chính sách ưu đãi miễn giảm thuế đối với các chi nhánh mới được thành lập theo địa bàn, theo loại hình sản phẩm cần ưu tiên phát triển.

- Hỗ trợ các tổ chức cung ứng dịch vụ trong việc cung cấp thông tin về thị trường và thậm chí cả một phần kinh phí nghiên cứu phát triển thị trường.

Cùng với việc tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ bảo hiểm và nỗ lực của bản thân các tổ chức cung cấp dịch vụ, Chính phủ sử dụng thêm các biện pháp ưu đãi từ phía Nhà nước để thúc đẩy các tổ chức cung cấp dịch vụ nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán hàng như giải quyết các khiếu nại về điều kiện của hợp, tăng cường tiếp xúc với khách hàng, nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ nằm trong phạm vi cho phép…

- Một mặt sử dụng chính sách miễn giảm thuế đối với các dịch vụ này của các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhằm giảm chi phí cho các nhà cung cấp dịch vụ. Chẳng hạn thực hiện chính sách miễn giảm thuế đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm có thiết lập bộ phận giải quyết khiếu nại của khách hàng chuyên trách…

- Nhà nước cùng với các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm thành lập các trung tâm cứu hộ giao thông, trung tâm đánh giá tổn thất tai nạn…


Cũng như hai loại hình dịch vụ trên, dịch vụ chứng khoán cũng cần đẩy mạnh việc khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán, trong đó đặc biệt là công ty chứng khoán. Loại hình doanh nghiệp cần khuyến khích cũng giống như đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ bảo hiểm là công ty cổ phần nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc nâng cao tiềm lực tài chính…

- Bổ sung chính sách ưu đãi về thuế cho các công ty chứng khoán. Cụ thể là cho phép các công ty chứng khoán được hưởng chế độ miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu kể từ khi bắt đầu hoạt động theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước giống như hoạt động khác ngoài việc hưởng ưu đãi theo qui định tại quyết định số 39/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các doanh nghiệp bắt đầu triển khai đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong hai năm đầu, tuy nhiên công ty chứng khoán hiện không được áp dụng ưu đãi này.

- Thí điểm cho phép thành lập công ty chứng khoán liên doanh trên TTCK Việt Nam.

Tuy nhiên, trong điều kiện TTCK Việt Nam còn phát triển ở mức độ rất thấp như hiện nay, vấn đề quan trọng hơn đối với việc nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ chứng khoán cho khách hàng là phát triển hệ thống mạng lưới cung cấp dịch vụ chứng khoán như chi nhánh, cơ sở nhận lệnh… Đối tượng cần đặc biệt chú trọng là các công ty chứng khoán là các công ty con của các NHTM. Các công ty này có ưu thế là có thể mở chi nhánh hoặc cơ sở nhận lệnh bên trong các chi nhánh của ngân hàng mẹ để tiết kiệm chi phí. Do vậy, ngoài các chính sách ưu đãi chung đối với các công ty chứng khoán, cần nâng mức ưu đãi về thuế, hỗ trợ khác đối với các ngân hàng có công ty chứng


khoán thành lập chi nhánh hoặc cơ sở nhận lệnh đi kèm với chi nhánh của ngân hàng. Đối với các địa phương có thể nghiên cứu hỗ trợ về cơ sở hạ tầng như trụ sở, hệ thống thông tin liên lạc, tham gia vào quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp địa phương…

3.2.1.2.Giải pháp về phía môi trường pháp lý


Cơ chế, luật pháp Nhà nước về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của ngân hàng thương mại còn mang nặng tính hành chính, bao cấp, thiếu đồng bộ, thậm chí còn chồng chéo, mâu thuẫn với nhau, gây khó khăn nhất định cho hoạt động ngân hàng. Vì vậy, cơ chế chính sách của Nhà nước cần được ban hành đồng bộ, kịp thời, phù hợp với yêu cầu mới của hoạt động kinh doanh ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế thị trường: tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện việc kinh doanh thực sự vì mục tiêu lợi nhuận, tách bạch kinh doanh và chính sách, sắp xếp chấn chỉnh hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại thông qua việc sáp nhập, giải thể một số ngân hàng thương mại không đủ điều kiện.

Cần rà soát lại nội dung Luật Các tổ chức tín dụng và hệ thống các văn bản dưới luật nhằm bãi bỏ một số hạn chế đang cản trở các NHTM mở rộng các hoạt động dịch vụ tài chính mới. Mặt khác, các NHTM cần chủ động góp ý kiến, tham gia vào quá trình hoạt định chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động ngân hàng để sao cho các chính sách này không mâu thuẫn hoặc ít ra không hạn chế các hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong quá trình hội nhập.

Tạo sự một cơ chế thoáng để các ngân hàng có thể vận dụng nhanh chóng các công nghệ hiện tại và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước cần đi trước các NHTM trong việc xây dựng các quy trình, quy chế nghiệp vụ cho các sản phẩm và dịch vụ mới hiện đại; xây


dựng các cơ chế và các công cụ pháp lý phòng ngừa rủi ro tạo điều kiện cho các ngân hàng trong việc ứng dụng các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng mới đặc biệt trong lĩnh vực thẻ và ngân hàng điện tử.

Tạo dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM mà trong đó cần xây dựng các khung pháp lý và các chế tài quy định và xử lý các vi phạm của ngân hàng có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh nhằm mục đích trục lợi và làm thương tổn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng khác…

Hình thành đầu mối thực hiện kết nối, gắn kết các NHTM trong việc hợp tác đầu tư vào các cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại và triển khai các chương trình phát triển sản phẩm dịch vụ trên cơ sở các bên cùng có lợi. Có thể khẳng định rằng, nếu không tạo ra một khối đoàn kết, nhất trí giữa các ngân hàng trong nước, bên cạnh việc không đảm bảo khả năng cạnh tranh khi hội nhập, các NHTM trong nước có thể bị thôn tính hoặc lệ thuộc vào các Ngân hàng nước ngoài.

Ngân hàng Nhà nước đứng ra với vai trò là chủ đầu tư trong một số dự án cấp Nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đặc biệt là các dự án về hệ thống thanh toán phi tiền mặt trên cơ sở phối kết hợp với các bộ ngành liên quan và sự tham gia của các NHTM với tư cách là các cổ đông nhằm rút ngắn thời gian nghiên cứu, triển khai và ứng dụng trên phạm vi toàn quốc các sản phẩm có chức năng hỗn hợp tài chính và phi tài chính.

Cũng giống như ngân hàng, Nhà nước cần đẩy nhanh việc xây dựng, ban hành và hoàn thiện hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động của thị trường bảo hiểm. Những quy định cần tập trung xây dựng và ban hành bao gồm:


Hoàn thiện quy định về phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm dần tiếp cận với thông lệ quốc tế. Một mặt để đáp ứng các yêu cầu trong quá trình hội nhập quốc tế, mặt khác nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đưa các sản phẩm đa dạng. Từng bước thực hiện mở rộng việc triển khai các loại hình sản phẩm bảo hiểm không phải là sản phẩm bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm con người và bảo hiểm trách nhiệm không cần phải có sự phê duyệt của Bộ tài chính ra nhiều loại sản phẩm khác nhau.

Hoàn thiện quy định về đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm. Xây dựng và ban hành các quy định hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm đối với hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm, trong quá trình hoạt động kinh doanh có khả năng tập trung một lượng nhàn rỗi rất lớn, nếu được sử dụng một cách có hiệu quả thì sẽ tăng cường khả năng cung ứng dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Bởi vì hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tạo ra một nguồn thu đáng kể trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể các quy định luật pháp cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Vấn đề hình thành và vận hành tổ chức đầu tư độc lập nằm trong doanh nghiệp bảo hiểm. Bao gồm mô hình tổ chức đầu tư độc lập, mối quan hệ giữa tổ chức đầu tư này với doanh nghiệp bảo hiểm, chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền trong hoạt động đầu tư…

- Giới hạn trong hoạt động đầu tư doanh nghiệp bảo hiểm có thể chuyển sang sàn an toàn thay cho giới hạn trần như hiện nay nhằm vừa đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, vừa nâng cao tính chủ động trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm;


- Quy định về hoạt động cho vay của doanh nghiệp bảo hiểm để các doanh nghiệp bảo hiểm có thể thực hiện cho vay thẳng đến khách hàng thay cho hình thức uỷ thác như hiện nay;

- Quy định về sở hữu, sử dụng và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất đai để các doanh nghiệp bảo hiểm mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản;

- Quy định đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài có nên coi là một khoản đầu tư nước ngoài hay là một khoản đầu tư trong nước, hoặc mức độ đầu tư nhất định thì được bị xếp vào đầu tư nước ngoài…

Hoàn thiện và nâng cao hiệu lực pháp lý đối với các quy định liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra, thẩm quyền xử lý vi phạm đối với tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm và cả các khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm.

Có thể nói rằng cơ chế quản lý Nhà nước đối với thị trường dịch vụ bảo hiểm của chúng ta đã khá hoàn thiện và phù hợp với cơ chế quản lý thị trường, thể hiện ở việc tách bạch rò ràng giữa quản lý Nhà nước và kinh doanh dịch vụ bảo hiểm của các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm, đồng thời đã thiết lập được tổ chức tự quản - Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam. Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu quản lý thị trường dịch vụ bảo hiểm trong điều kiện tiến trình hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ cần phải nâng cao năng lực của quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước. Bao gồm:

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý thông qua các chương trình đào tạo cả trong và ngoài nước. Các cán bộ làm công tác quản lý nhất thiết phải được đào tạo cơ bản về nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm, có khả năng phân tích và hoạch định chính sách.

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí