Các Rào Cản Đối Với Dnnqd Trong Việc Tiếp Cận, Sử Dụng Các Dịch Vụ Tài Chính


trường vì các doanh nghiệp vẫn muốn giảm chi phí để tăng sức cạnh tranh và thu lợi nhuận cao hơn.

- Mặc dù dịch vụ chứng khoán cung cấp nhiều lợi ích cho các DNNQD nhưng do nhu cầu vốn đầu tư dài hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không lớn do chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh thương mại. Theo số liệu của cuộc điều tra về doanh nghiệp năm 2004; tính đến 31/12/2002, DNNQD chiếm tới 87,8% tổng số doanh nghiệp trên toàn quốc; vốn bình quân của một DNNQD đạt khoảng 4,6 tỷ đồng(11) và số lao động bình quân một doanh nghiệp vào khoảng 50 người;

Những kết quả điều tra khảo sát mới đây của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước mới chỉ đem lại những tia hy vọng mới cho sự phát triển của thị trường dịch vụ chứng khoán Việt Nam từ phía các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ. Theo kết quả cuộc điều tra khảo sát do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tiến hành nhằm đánh giá khả năng tham gia và tiếp cận sử dụng các dịch vụ chứng khoán, nhiều doanh nghiệp đã cho biết dự kiến về khả năng tham gia thị trường và tiếp cận với các dịch vụ trong thời gian tới với một số kết quả như sau:

Có tới 156/289 doanh nghiệp (chiếm 53,97%) trả lời sẽ thực hiện phát hành chứng khoán; trong đó có 123 doanh nghiệp dự kiến phát hành cổ phiếu và 33 doanh nghiệp dự kiến phát hành trái phiếu. Đồng thời trong số đó có tới 85 doanh nghiệp có ý định phát hành chứng khoán rộng rãi ra công chúng với khối lượng huy động vốn hơn 10 tỷ đồng. Kết quả cụ thể là trong giai đoạn 2001-2005 có 82 doanh nghiệp dự kiến thực hiện, trong giai đoạn 2005- 2010 có 51 doanh nghiệp dự kiến tham gia. Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp


(11) Điều 3, nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 quy định: Doanh nghiệp vừa và nhỏ là các cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người.


có thực sự thực hiện và khi thực hiện phát hành chứng khoán có tiếp cận và sử dụng dịch vụ chứng khoán để huy động vốn phát triển sản xuất kinh doanh.

Các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá không muốn và nhận thấy không cần thiết phải tiếp cận và sử dụng dịch vụ chứng khoán như bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành… Bởi vì đối với những doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng, do tính hấp dẫn của chứng khoán (nhất là cổ phiếu) của các doanh nghiệp này khá cao nên hầu hết các doanh nghiệp tự bán cổ phiếu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Một thực tế hiện nay là hầu hết các doanh nghiệp phát hành chứng khoán (chủ yếu là cổ phiếu) ra công chúng ra là các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá. Cổ phiếu của doanh nghiệp này rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, do vậy các doanh nghiệp có thể bán một cách dễ dàng mà không cần tới việc sử dụng các dịch vụ chứng khoán. Gần đây, để đảm bảo quyền lợi của Nhà nước cũng như các chủ thể khác khi tham gia mua cổ phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá, hình thức đấu thầu công khai đã được áp dụng(12). Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng sẽ không tiếp cận và sử dụng dịch vụ chứng khoán vì nếu khối lượng cổ phiếu bán ra dưới 1 tỷ đồng thì doanh nghiệp có thể tự tổ chức đấu thầu, nếu khối lượng cổ phiếu bán ra trên 10 tỷ đồng thì phải đấu thầu tại các Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Tâm lý không muốn công khai thông tin trong điều kiện bất bình đẳng trong công khai thông tin trong nền kinh tế Việt Nam cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các DNNQD. Thực tế vấn đề công khai thông tin của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay đã tạo ra tư tưởng không muốn công khai thông tin đối với tất cả các

Khả năng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh - 14


(12) Điều 30, Nghị định 187/2004/NĐ-CP ban hành ngày 16/11/2004


doanh nghiệp nói chung, trong đó có doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đối với các doanh nghiệp thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng và tham gia niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán phải công bố công khai nhiều thông tin về doanh nghiệp, trong khi đó các doanh nghiệp khác hầu như không phải công bố công khai thông tin. Do vậy, các doanh nghiệp không muốn tham gia vào thị trường chứng khoán, điều này cũng có nghĩa là họ không muốn tiếp cận và sử dụng dịch vụ chứng khoán.

2.2.3. Các rào cản đối với DNNQD trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính

Kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực (1/1/2000), số lượng các doanh nghiệp đăng ký thành lập đã tăng lên nhanh chóng. Từ năm 2000 đến năm 2004, đã có gần 121 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, đưa tổng số DNNQD trên cả nước đến nay lên khoảng 170.000 doanh nghiệp. Chỉ riêng trong năm 2007 cả nước có 54.000 doanh nghiệp mới được thành lập, nâng tổng số doanh nghiệp trong cả nước lên con số hơn 300.000. Theo báo cáo tại hội thảo “Giải pháp phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh” diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 28/05/2008, cả nước hiện có khoảng

260.000 DNNQD với tổng số vốn khoảng 600.000 tỷ đồng.


Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm gần 47% số DNNQD, doanh nghiệp tư nhân chiếm 36,4% và công ty cổ phần chiếm 15%.

Sự phát triển của DNNQD trên các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt ở khu vực chế biến, bán lẻ và dịch vụ thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong GDP của cả nước. DNNQD hiện đang chiếm 50% giá trị công nghiệp chế biến thuỷ sản, 30% giá trị ngành công nghiệp dệt may. Khu vực này cũng là nơi thu hút hơn 90% số lao động mới hàng năm. Vốn đầu tư khu vực kinh tế ngoài quốc


doanh năm 2007 đạt 187.8000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 40,7% trong tổng vốn đầu tư của nền kinh tế (Phụ lục 6)

Để đạt mục tiêu đến năm 2010, cả nước có 500.000 DNNQD, nhiều doanh nghiệp kiến nghị Nhà nước tiếp tục cải cách thủ tục hành chính để giảm phiền hà cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng đề nghị Nhà nước hỗ trợ mạnh về đào tạo nguồn nhân lực, cung ứng lao động và hỗ trợ thông tin kinh tế, pháp lý cho doanh nghiệp.

Mặc dù đã có những bước phát triển mạnh mẽ nhưng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn nhiều yếu kém trên một số mặt, cụ thể:

Năng lực cạnh tranh còn yếu: hầu hết các doanh nghiệp đều có qui mô nhỏ, vốn thấp, số lượng lao động ít, hoạt động phân tán, rải rác khắp cả nước…

Thiếu thông tin về thị trường đầu vào như thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường nguyên vật liệu, thị trường thiết bị công nghệ, thông tin về luật pháp, chế độ chính sách…

Khả năng tiếp thị sản phẩm ra thị trường còn hạn chế, khối lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ sản xuất ra còn manh mún, chủ yếu là phục vụ tiêu dùng trong nước, xuất khẩu đã mở rộng nhưng còn nhiều hạn chế, chủ yếu là hợp đồng ngắn hạn, theo thời vụ, thiếu ổn định.

Trình độ khoa học công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu, mức tiêu hao nguyên nhiên liệu cao, tay nghề công nhân thấp.

Quản trị doanh nghiệp nhìn chung còn rất yếu kém, chưa theo thông lệ quốc tế. Trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp còn hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân. Chưa có sự tách bạch rò ràng giữa tài sản của


doanh nghiệp và tài sản của chủ doanh nghiệp. Do đó, chưa có sự phân biệt rò ràng về mặt pháp lý quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động. Phần lớn các doanh nghiệp chưa có chiến lược và kế hoạch kinh doanh dài hạn. Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ phần lớn chưa được qua đào tạo.

Quản lý tài chính trong các DNNQD thường thiếu tính minh bạch, số liệu báo cáo chưa phản ánh đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, thiếu độ tin cậy. Việc đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác ở một số doanh nghiệp còn lúng túng, không chủ động trong việc kê khai, thiếu trung thực, chưa đầy đủ và còn chậm chễ. Sự thiếu công khai minh bạch về tài chính là yếu tố cản trở khi doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Những tồn tại nêu trên là rào cản đối với sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính nói riêng của các DNNQD.

Một dịch vụ được coi là nhạy cảm nhất đối với các DNNQD, đó là dịch vụ ngân hàng. Hiện nay, các DNNQD chưa sử dụng hoặc sử dụng rất hạn chế các dịch vụ ngân hàng trong các giao dịch mua bán, thanh toán do thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Các DNNQD ít có cơ hội và điều kiện vay vốn từ hệ thống NHTM quốc doanh. Bên cạnh đó, tồn tại sự bất bình đẳng giữa các DNNQD so với các DNNN trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, đặc biệt là các nguồn vốn dài hạn của ngân hàng, cụ thể:

- Các DNNN có thể vay vốn không cần thế chấp, trong khi, các DNNQD buộc phải có thế chấp khi vay vốn ngân hàng. Mặc dù thời gian qua, Nhà nước đã cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận tín dụng cho các DNNQD bằng cách mở rộng các loại tài sản dùng để thế chấp, tuy nhiên, điều này cũng chưa giải quyết được cơ bản tình trạng thiếu vốn của các doanh nghiệp.


- Về khung khổ pháp lý, trong khi luật pháp quy định khá chi tiết chính sách tín dụng dành cho các DNNN, hợp tác xã… riêng đối với các DNNQD còn bỏ ngỏ.

- Thiếu cập nhật thông tin về các cơ chế chính sách mới ban hành là vấn đề khá phổ biến với các DNNQD. Các DNNQD rất cần sự giúp đỡ của Nhà nước, của cơ quan ban hành cơ chế chính sách trong việc cung cấp thông tin thông qua hình thức mở các lớp tập huấn, đào tạo, các trung tâm thông tin, phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng để các doanh nghiệp cập nhật kịp thời.

- Hiện tồn tại thành kiến của các NHTM đối với các DNNQD. Nhiều DNNQD đã thẳng thắn bày tỏ những bức xúc trong quá trình áp dụng các cơ chế chính sách tài chính, các thủ tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo giám đốc Công ty thương mại và hàng hải quốc tế: công ty có ngôi nhà 250m2 khang trang, hiện đại, ngay mặt đường lớn, thuận tiện cho hoạt động kinh doanh, khi ngân hàng định giá tài sản thế chấp chỉ được có 1,8 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với giá thị trường.

- Các DNNQD khó có thể được Nhà nước bảo lãnh vay vốn.


- Các DNNQD chưa quan tâm đúng mức đến nguồn vốn dài hạn trên TTCK, do đó, họ buộc phải vay vốn ngắn hạn ngân hàng để đầu tư dài hạn, vi phạm nguyên tắc sử dụng vốn. Bình thường các DNNQD chỉ được vay khoảng 20% giá trị tài sản thế chấp, còn doanh nghiệp nào thực sự có uy tín mới được vay đến 50%.

- Do các DNNQD chưa chú trọng nhiều đến việc thực hiện chế độ thống kê, kế toán nên việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và các nguồn vốn trên thị trường tài chính còn gặp nhiều khó khăn.


CHƯƠNG 3


QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN, SỬ DỤNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DNNQD


3.1.ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN, SỬ DỤNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DNNQD Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

Trong thời gian tới, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng đóng vai trò quan trọng và sẽ trở thành động lực phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Việc tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính là yếu tố quan trọng chi phối sự phát triển của các DNNQD. Trong bối cảnh thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam có những bước phát triển khá mạnh mẽ và đang trong tiến trình hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và quốc tế, việc đề ra giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính của các DNNQD theo định hướng sau:

- Đẩy mạnh phát triển các loại dịch vụ tài chính cả về số lượng, chất lượng và chủng loại: phát triển số lượng và khả năng cung ứng dịch vụ của các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính làm cơ sở cho việc nâng cao khả năng tiếp và sử dụng dịch vụ tài chính của DNNQD.

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và phát triển các thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ… để tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển các loại dịch vụ tài chính.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước đối với thị trường dịch vụ tài chính phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế

- xã hội, trong đó cần quán triệt nguyên tắc cơ chế thị trường có sự quản lý


của Nhà nước. Tách bạch rò ràng chức năng quản lý vĩ mô Nhà nước với chức năng kinh doanh dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà thông qua hệ thống pháp luật và các công cụ thị trường tạo ra môi trường bình đẳng, thuận lợi cho mọi chủ thể, doanh nghiệp không phân biệt về thành phần kinh tế trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính.

- Nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, lấy cạnh tranh làm động lực thúc đẩy thị trường phát triển, hạn chế tối đa tình trạng độc quyền trên thị trường.

- Từng bước mở cửa thị trường dịch vụ tài chính trong nước, hội nhập vào thị trường dịch vụ tài chính khu vực và quốc tế phù hợp với lộ trình cam kết tham gia các tổ chức khu vực và quốc tế của Chính phủ Việt Nam, đồng thời đảm bảo sự phát triển ổn định lành mạnh của thị trường nội địa.

- Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp (nhân lực, công nghệ, quản trị tài chính,..) trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính.


3.2.HỆ THỐNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN, SỬ DỤNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DNNQD Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.

3.2.1. Nhóm giải pháp chung


3.2.1.1. Giải pháp về phía tổ chức cung cấp dịch vụ


Tăng tiềm lực tài chính:


Để giải quyết một cách căn bản vấn đề vốn tự có của các NHTM Nhà nước cần phải có một số giải pháp mang tính đột phát thực hiện song song với

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 06/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí