Kết Nối Hệ Thống Giao Thông Liên Vùng Phục Vụ Du Lịch

tỷ lệ 14,86%) và 3,61% cho rằng giá cả đắt đỏ, thông tin không rõ ràng; chỉ có khoảng 0,74% người trả lời cho rằng chất lượng môi trường chưa đảm bảo.

Tóm lại, các chương trình hợp tác kết nối vùng trong thời gian qua tại Quảng Bình vẫn chưa thể tạo ra những chuyển biến tích cực đúng như kỳ vọng. Đánh giá của các doanh nghiệp cho thấy việc thực thi phát triển sản phẩm du lịch vùng, liên vùng và liên địa phương đằng sau những văn bản đả được ký kết là chưa có; những sản phẩm đã được ngành du lịch và các doanh nghiệp Quảng Bình cũng như các địa phương tham gia hợp tác liên kết vẫn chưa đóng góp nhiều vào sự tăng trưởng của lượng khách du lịch và doanh thu du lịch (xem phụ lục 28). Những hạn chế này đã làm cho tính bền vững trong hợp tác kết nối vùng để phát triển sản phẩm du lịch dùng chung là chưa cao, đặt ra nhiều thách thức đối với ngành du lịch tỉnh Quảng Bình và các địa phương khác trong vùng, đòi hỏi sự cần thiết phải tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong liên kết phát triển sản phẩm du lịch vùng.

3.3.4.3. Kết nối hệ thống giao thông liên vùng phục vụ du lịch


Một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công cho hoạt động kết nối vùng trong phát triển du lịch đó chính là hệ thống giao thông có khả năng kết nối liên địa phương và liên vùng, hỗ trợ đắc lực cho việc vận chuyển hành khách, tiết kiệm thời gian và chi phí. Xác định được tầm quan trọng đó, ngành du lịch tỉnh Quảng Bình đã đẩy mạnh các hoạt động hợp tác liên kết vùng, liên địa phương nhằm thiết lập các tuyến đường giao thông quan trọng, huyết mạch phục vụ vận chuyển hành khách du lịch từ các thị trường truyền thống, gồm cả đường bộ, đường biển, đường sắt và đặc biệt là hàng không (chi tiết được trình bày ở phụ lục 29).

Ngoài 2 tuyến đường bay nội địa đã được thiết lập kể từ khi cảng hàng không Đồng Hới chính thức đi vào hoạt động từ năm 2008, UBND tỉnh Quảng Bình đã tích cực trong việc liên kết, hợp tác với TP. Hải Phòng và hãng hàng không Jestar để thiết lập thêm tuyến đường hàng không bằng dịch vụ hàng không giá rẻ kết nối giữa Sân bay Đồng Hới và Cát Bi của tỉnh Hải Phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của khách du lịch khi đến với Quảng Bình cũng như kết nối với các điểm du lịch khác ở các tỉnh thành phía Bắc. Đây là tuyến đường hàng không được triển khai trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa UBND tỉnh Quảng Bình, thành phố Hải Phòng và Hãng Jestar Pacific, thể hiện những quyết tâm của ngành du lịch Quảng Bình trong việc tăng cường liên kết với ngành giao thông vận tải nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch. Theo đánh giá của các

nhà quản lý, việc thiết lập tuyến đường hàng không này là rất cấp thiết, bởi vì nhu cầu của khách du lịch nội địa đến từ các tỉnh phía Bắc đối với điểm đến du lịch Quảng Bình là rất cao, đồng thời giúp kết nối giữa điểm đến du lịch Quảng Bình với các điểm đến du lịch lớn của Hải Phòng, Quảng Ninh và Hà Nội.

Bảng 3.6. Các tuyến hàng không tại Sân bay Đồng Hới, Quảng Bình


Tuyến bay

Năm thiết lập

Công suất đáp ứng

Tổng lượt khách đến và đi năm 2018

Đồng Hới - TP. HCM và ngược lại

2015


500.000 lượt khách


534.856 lượt khách

Đồng Hới - Hà Nội và ngược lại

2008

Đồng Hới - Hải Phòng và ngược lại

2017

Đồng Hới - Chiang Mai và ngược lại

2017

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

(Nguồn: https://www.vietnamairport.vn/donghoiairport/)


Đặc biệt, UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã xúc tiến hợp tác với tỉnh Chiang Mai, Thái Lan để mở đường bay thẳng Chiang Mai – Đồng Hới và đã chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 11/08/2017. Đây là đường bay quốc tế đầu tiên được thiết lập tại Quảng Bình và cũng là đường bay quốc tế trực tiếp đầu tiên và duy nhất đến nay tại Việt Nam đến Chiang Mai. Việc thiết lập tuyến đường hàng không này góp phần tích cực đối với sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình khi Chiang Mai là trung tâm du lịch lớn thứ hai của Thái Lan với gần 10 triệu khách du lịch (năm 2016), cũng là điểm trung chuyển khách du lịch từ Thái Lan đến các nước khu vực ASEAN. Như vậy, đến tại thời điểm này, cảng hàng không Đồng Hới – Quảng Bình đã có 4 đường bay được kết nối với 4 trung tâm du lịch lớn, bao gồm TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Chiang Mai của Thái Lan.

Về đường bộ, trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Quảng Bình với một số địa phương của nước CHDCND Lào về xây dựng các tour du lịch quốc tế, tuyến đường quốc lộ 12A kết nối giữa quốc lộ 1A (đoạn qua thị xã Ba Đồn) đi cửa khẩu Cha Lo trên biên giới Việt - Lào đang được đầu tư nâng cấp nhằm thu hút khách du lịch từ Lào và mở rộng sang các tỉnh Đông Bắc của Thái Lan và Myanmar đến Quảng Bình. Việc phát triển tuyến đường bộ này sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi để Quảng Bình đưa vào khai thác các tour du lịch quốc tế, trước hết là kết nối với tỉnh Khăm Muộn và một số tỉnh, thành phố của Lào như: Đồng Hới – Thakhek; Đồng Hới - Thakhek – Bolikhamsai; Đồng Hới – Savannakhet; Đồng Hới – Vientiane.

Mặc dù chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực để kết nối các tuyến đường giao thông phục vụ phát triển ngành du lịch trong nhiều năm trở lại đây, nhưng đánh giá tổng thể cho thấy hệ thống giao thông kết nối giữa Quảng Bình với các vùng và trung tâm du lịch chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của khách du lịch. Trước hết, cơ sở hạ tầng của hệ thống cảng biển đang trong tình trạng kém phát triển, lý do là hoạt động sản xuất công nghiệp và trao đổi thương mại không phát triển, thiếu tính liên kết với ngành du lịch để phát triển dịch vụ vận tải khách du lịch bằng đường biển, đường sông. Riêng đối với ngành đường sắt, với hệ thống giao thông được đầu tư xây dựng bởi thực dân Pháp đã trên một thế kỷ nhưng vẫn chưa có sự thay đổi về cơ sở hạ tầng và công nghệ, cộng với cơ chế quản lý độc quyền, còn mang nặng về tư duy bao cấp, do đó chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường sắt, trong đó có khách du lịch là rất thấp, kém hấp dẫn so với các loại hình dịch vụ vận tải khác. Chính vì vậy, việc kết nối vùng dựa vào hệ thống giao thông đường sắt càng trở nên khó khăn hơn đối với tỉnh Quảng Bình.

Kết quả điều tra 300 khách du lịch cho thấy, phương tiện được các khách du lịch sử dụng để đến du lịch tại Quảng Bình chủ yếu là sử dụng phương tiện ô tô, với tỷ lệ sử dụng chiếm đến 68,03%; tiếp đến là tàu hỏa (16,58%) và 12,92% du khách sử dụng đường hàng không (Xem phụ lục 30). Như vậy, loại hình giao thông đường bộ có tính kết nối cao giữa du khách và các điểm đến du lịch Quảng Bình, trong khi đó những loại hình giao thông khác vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của khách du lịch. Chẳng hạn như trường hợp sân bay Đồng Hới: mặc dù đã thiết lập được 4 đường bay kết nối với các trung tâm du lịch lớn (bao gồm 3 đường bay nội địa và 1 đường bay quốc tế), nhưng tần suất các chuyến bay đến Đồng Hới vẫn còn thấp. Tính đến thời điểm hiện nay đã có 4 hãng hàng không tham gia vào đường bay tại sân bay Đồng Hới đi TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng và Chiang Mai (Thái Lan), trong đó hầu hết là các hàng không giá rẻ, với 2 chuyến bay/ngày (bao gồm cả chuyến đi và đến). Hiện nay, công suất thiết kế của sân bay Đồng Hới chỉ mới đáp ứng khoảng 500 nghìn lượt khách, tuy nhiên thực tế cho thấy kể từ khi đi vào hoạt động đến nay thì số lượt khách đi và đến thông qua sân bay Đồng Hới đều thấp hơn so với công suất thiết kế (chỉ có ngoại trừ trong năm 2018).

Nếu so với lượng khách du lịch đến Quảng Bình trong những năm gần đây thì sân bay Đồng Hới chưa thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước. Như vậy, so với những trung tâm du lịch khác ở các tỉnh DHMT như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Nha Trang thì khả năng kết nối giao thông bằng đường hàng không phục vụ

khách du lịch vẫn còn thấp. Đặc biệt, Sân bay Đồng Hới chưa thực hiện các chính sách tham gia liên minh đường bay nội địa để thu hút khách du lịch, trong khi hiện nay một số sân bay ở miền Trung đã thực hiện được điều này trong nhiều năm trở lại đây, đơn cử như Huế và Đà Nẵng.


Nguồn Cục hàng không Việt Nam Hình 3 7 Số lượt khách đi và đến qua sân bay 1


(Nguồn: Cục hàng không Việt Nam)

Hình 3.7. Số lượt khách đi và đến qua sân bay Đồng Hới tỉnh Quảng Bình


Rõ ràng, để sân bay Đồng Hới trở thành trung tâm trung chuyển lớn phục vụ khách du lịch không dễ thực hiện trong bối cảnh hiện nay khi sản phẩm du lịch của tỉnh Quảng Bình vẫn chưa đa dạng để đủ sức hấp dẫn đối với du khách. Hơn thế nữa, trong bối cảnh nền kinh tế của Quảng Bình vẫn chưa thực sự phát triển để có thể trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị - giáo dục và khoa học thuộc tầm cỡ lớn ở khu vực miền Trung nhằm thu hút các doanh nhân, chuyên gia và những thành phần khác trong xã hội đến giao dịch kinh doanh và tham gia các sự kiện lớn có tính chất thường xuyên, góp phần tăng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đến với Sân bay Đồng Hới. Điều này đồng nghĩa rằng, việc đẩy mạnh kết nối vùng trong phát triển du lịch trên cơ sở khai thác đường hàng không vẫn chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng.

3.3.4.4. Kết nối vùng trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch


Theo báo cáo của Sở Du lịch, tính đến năm 2019, tỉnh Quảng Bình có gần 6.000 lao động trực tiếp, hơn 12.000 lao động gián tiếp trong lĩnh vực du lịch, 297 hướng dẫn viên du lịch đang làm việc cho các doanh nghiệp lữ hành. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động được đào tạo đúng chuyên môn chỉ chiếm 36%, số lao động có chuyên môn khác chiếm 64%; lao động có thể làm việc ngay sau khi tuyển dụng chưa cao; số lao động phải đào tạo lại chiếm tỷ lệ tương đối lớn.

Qua điều tra phỏng vấn doanh nghiệp cho thấy, hoạt động liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực du lịch chỉ được thực hiện chủ yếu ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, đó là các đơn vị lữ hành quốc tế và các cơ sở lưu trú đạt chuẩn từ 3 sao trở lên. Có thể kể đến mô hình liên kết đào tạo giữa khu nghỉ dưỡng Sun Spa Resort thuộc Tập đoàn Trường Thịnh với các cơ sở đào tạo ngoài tỉnh (như Trường Cao đẳng nghề du lịch Huế; Furama Resort Đà Nẵng và một số khách sạn lớn ở Hà Nội). Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp du lịch có quy mô nhỏ chưa chú trọng đến hoạt động liên kết đào tạo nguồn nhân lực cho đơn vị mình, một mặt là do hạn chế về nguồn lực, mặt khác do tính không ổn định về nhân lực. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang đối diện với tình trạng thiếu nhân lực trong mùa cao điểm du lịch và thừa nhân lực trong mùa thấp điểm, điều này đã tác động không nhỏ đến việc giữ chân người lao động, làm ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực mang tính dài hạn và bền vững. Có thể dẫn chứng qua một ý kiến trả lời phỏng vấn của một chủ kinh doanh nhà hàng phục vụ các tour du lịch ở Đồng Hới:

“Cái khó của mỗi mùa du lịch luôn là tuyển dụng. Ngoại trừ một số ít nhân sự “cứng” gắn bó nhiều năm thì năm nào chúng tôi cũng phải tuyển thêm người. Để đáp ứng cho công việc nhanh nhất, chúng tôi lại phải tổ chức đào tạo “nóng” nhưng cứ tầm 2, 3 tháng các bạn lại nghỉ việc. Câu chuyện tuyển dụng lại tiếp diễn”. [Kết quả phỏng vấn chuyên sâu tại Nhà hàng Biển Đông, thành phố Đồng Hới].

Xét trên bình diện quản lý nhà nước, tỉnh Quảng Bình vẫn chưa có định hướng chiến lược liên kết giữa các cơ sở đào tạo và các đơn vị, doanh nghiệp du lịch trong đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là chính sách hợp tác kết nối vùng trong đào tạo nguồn nhân lực chưa được chú trọng. Theo ghi nhận từ kết quả điều tra, phỏng vấn chuyên sâu tại các doanh nghiệp du lịch ở tỉnh Quảng Bình, hầu hết các doanh nghiệp không có nhu cầu hợp tác, liên kết đào tạo nguồn nhân lực du lịch với các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh. Điều này được giải thích bởi lý do là các cơ sở đào tạo ở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình chưa đáp ứng về chất lượng đào tạo; thiếu về đội ngũ, chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, cũng như trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chưa đảm bảo, do đó chưa tạo được sức hấp dẫn, thu hút các doanh nghiệp trong việc hợp tác, liên kết đào tạo. Mặt khác, ở Quảng Bình chưa có bất kỳ một cơ sở đào tạo chuyên biệt về lĩnh vực du lịch (chỉ có một số ngành và chuyên ngành đào tạo du lịch ở trong các cơ sở đào tạo (xem phụ lục 31), do đó năng lực cũng như kinh nghiệm trong tổ chức đào tạo ngành du lịch là rất hạn chế, dẫn đến người học sau khi tốt nghiệp vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.

Bảng 3.7. Số lượng lao động trong lĩnh vực du lịch ở thành phố Đồng Hới

ĐVT: Người


Chỉ tiêu


2010


2015


2016


2019

Tốc độ tăng BQ (%/năm)

Cơ cấu (%) năm 2019

Tổng số lao động ngành du lịch

7.957

9.336

9.663

10.130

3,51


Theo trình độ







Đại học và sau đại học

1.182

1.540

1.594

1.771

5,95

17,48

Cao đẳng

758

930

1.010

1.001

4,05

9,88

Trung cấp

1.512

1.895

1.986

2.116

4,92

20,89

Sơ cấp, bồi dưỡng nghiệp vụ

980

1.036

1.087

1.184

2,74

11,69

Chưa qua đào tạo

3.525

3.935

3.986

4.058

2,03

40,06

Theo ngành đào tạo (tính từ sơ cấp trở lên)

Ngành du lịch

1.710

2.084

2.191

2.403

4,98

39,58

Ngành khác

2.722

3.317

3.486

3.669

4,36

60,42

(Nguồn: Số liệu điều tra du lịch – Chi cục Thống kê Đồng Hới)


Có thể dẫn chứng về hiện trạng số lượng và chất lượng lao động trong ngành du lịch ở thành phố Đồng Hới – là trung tâm du lịch lớn của tỉnh Quảng Bình. Báo cáo thống kê cho thấy, tỷ lệ lao động trong ngành du lịch ở Đồng Hới chưa qua đào tạo chiếm đến 40%, trong khi tỷ lệ đại học và sau đại học còn khá khiêm tốn (chiếm 17%). Đặc biệt, trong tổng số lao động đã qua đào tạo (tính từ sơ cấp trở lên) nhưng không đúng ngành thì có đến 60. Đây cũng là thực trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp du lịch ở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình khi sử dụng phần lớn lực lượng lao động trái ngành, dẫn đến thiếu chuyên môn nghiệp vụ; thái độ, phong cách phục vụ thiếu tính chuyên nghiệp.

3.3.5. Thực trạng liên kết giữa các doanh nghiệp và các bên liên quan trong phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình

3.3.5.1. Tình hình liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch ở tỉnh Quảng Bình

Theo kết quả tổng hợp số liệu điều tra khảo sát các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch ở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2019, có khoảng 72,45% doanh nghiệp đã thực hiện các hoạt động liên kết với các đối tác. Tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia các hoạt động liên kết trong phát triển du lịch cũng khác nhau. Đối với các đơn vị lữ hành, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia liên kết là 100%; trong khi tỷ lệ này ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng là 78% và cở sở lưu trú là 63,93% (Chi tiết ở phụ lục 32).

Nếu như xét về quy mô doanh nghiệp, các doanh nghiệp quy mô vừa có tỷ lệ tham gia liên kết cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp nhỏ (tương ứng 69,8% so với 21,3%). Điều này cho thấy nhu cầu mở rộng đầu tư kinh doanh cũng như điều kiện về nguồn lực của các doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định tham gia vào các hoạt động hợp tác liên kết trong phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Bình, đồng thời đây cũng chính là thực trạng chung hiện nay ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong cả nước.

Liên kết trong phát triển sản phẩm du lịch và các dịch vụ đi kèm (lưu trú, vận chuyển và ăn uống) được các doanh nghiệp ưu tiên thực hiện, với tỷ lệ tham gia là 90,2%; tiếp đến là liên kết để thực hiện hoạt động xúc tiến, quảng bá và giới thiệu sản phẩm du lịch (có khoảng 37,5% doanh nghiệp tham gia) và thấp nhất là liên kết đào tạo nguồn nhân lực (khoảng 22% doanh nghiệp). Qua điều tra cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và các cơ sở lưu trú quy mô lớn (các khách sạn 4 – 5 sao) đều liên kết với các doanh nghiệp thương mại điện tử nhằm quảng bá sản phẩm trên các Website du lịch nổi tiếng như “tripadvisor.com”; “agoda.com”. Đặc biệt, một số cơ sở homestay (điển hình như Jungle Boss Homestay và Phong Nha Farmstay) có sự liên kết rất chặt chẽ với các đối tác chuyên cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến sản phẩm du lịch trên thế gới để đặt phòng trực tuyến dành cho du khách quốc tế (telegraph.co.uk; lonelyplanet.com...). Điển hình trong số các doanh nghiệp lữ hành ở Quảng Bình là Công ty TNHH MTV Chua Me Đất (Oxalis Adventure Tours) đã thực hiện nhiều chương trình liên kết với các hãng truyền thông lớn trên thế giới nhằm quảng bá các sản phẩm du lịch của Công ty:

“Oxalis có nhiều chương trình tuyên truyền quảng bá trên tạp chí của thế giới như National Geographic, New York Times. Đặc biệt, trong tháng 8/2015, Công ty Oxalis đã phối hợp với Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) mời đoàn làm phim Chanel 5 của Singapore thực hiện phóng sự về hang Sơn Đoòng cùng một số địa phương khác trên toàn quốc và được trình chiếu trên kênh tiếng Anh của Đài Truyền hình Singapore vào tháng 01/2016. Gần đây nhất, Công ty đã liên kết với hãng phim Hollywood (Mỹ) để đưa đoàn làm phim đến Phong Nha – Kẻ Bàng nhằm giới thiệu quảng bá hình ảnh VQG PNKB ra thế giới thông qua các bộ phim "Bom tấn" nổi tiếng.” [Kết quả phỏng vấn chuyên sâu tại Oxalis Adventure Tours].

Nguồn Số liệu điều tra năm 2019 Hình 3 8 Hình thức tổ chức kết nối vùng 2


(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2019)

Hình 3.8. Hình thức tổ chức kết nối vùng

trong phát triển du lịch của các doanh nghiệp Quảng Bình

Về hình thức liên kết, có khoảng 11% doanh nghiệp lựa chọn giải pháp đồng hành tham gia các chương trình chung của Sở Du lịch và Hiệp hội du lịch tỉnh Quảng Bình; 25,05% doanh nghiệp lựa chọn theo hình thức tự tổ chức; và có đến 63,6% doanh nghiệp kết hợp đồng thời cả 2 hình thức trên. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch tổng thể của Sở Du lịch, Hiệp hội du lịch và các doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng các chương trình hoạt động và đóng góp kinh phí để tham gia các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch ở các địa phương, các trung tâm du lịch ở trong và ngoài nước. Qua điều tra, các ý kiến doanh nghiệp đều cho rằng, việc tham gia các chương trình kết nối vùng do Sở Du lịch chủ trì tổ chức đã giúp tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp, đồng thời có nhiều cơ hội được gặp gỡ, tiếp xúc và thỏa thuận cơ chế hợp tác với nhiều đối tác, đặc biệt là những đối tác tiềm năng có nguồn lực mạnh ở các trung tâm du lịch lớn trong và ngoài nước.

Sau đây là ghi nhận ý kiến trả lời của đại diện Công ty TNHH Thông tin và Du lịch Netin: “Khoảng từ tháng 12 hàng năm, các doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Bình đều xây dựng các chương trình kết nối vùng trong xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch để báo cáo Hiệp hội Du lịch tỉnh và đăng ký tham gia các chương trình chung do Sở Du lịch Quảng Bình tổ chức. Việc tham gia chương trình chung này là thường niên và giúp các hãng lữ hành như chúng tôi có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận các thị trường du lịch lớn trong và ngoài nước”.

Khi được hỏi về hình thức thực hiện kết nối vùng, hầu hết các doanh nghiệp cho rằng, việc liên kết giữa các doanh nghiệp được thực hiện qua sự thỏa thuận nhưng không được thể hiện bằng văn bản, tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 15/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí