chẽ việc áp dụng thang bảng lương; định mức, định biên lao động để kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với các thay đổi chế độ chính sách của Nhà nước và đặc thù của đơn vị. Tiếp tục cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho CBCNV. Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách có liên quan trực tiếp đến CBCNV. Đảm bảo việc làm, thu nhập và chế độ phúc lợi cho người lao động trong toàn EVNNPT. Tiếp tục phát huy tổ chức tốt các phong trào tương thân, tương ái trong EVNNPT để trợ giúp cán bộ CNVC, người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo. Nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp đột xuất, cho người lao động khi gặp rủi ro, thiên tai, bão lụt, mất tài sản vượt qua khó khăn ổn định cuộc sống an tâm công tác.
Bốn là, xây dựng tính toán nhiều kịch bản bao trùm mọi khả năng phát triển ngành điện trong tương lai. Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong bối cảnh biến động nhanh chóng và mạnh mẽ, có nhiều những vấn đề khó lường ví dụ như đại dịch Covid-19; hoặc cuộc cách mạng 4.0 đang bùng nổ. Do đó, cần xây dựng nhiều kịch bản nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo điện phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh, giảm thiểu tác động tới làm ô nhiễm môi trường và giá thành điện ổn định.
Năm là, tập đoàn và các đơn vị thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) và các quy định liên quan; Tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn, qui chuẩn quốc gia về môi trường. Chủ động và tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, giám sát công tác BVMT cũng như đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến hoạt động BVMT. Tiếp tục thực hiện các giải pháp đảm bảo môi trường cho các nhà máy điện và trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn EVN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Nội dung chương 3 dựa trên chương 1 và 2, tác giả mạnh dạn đưa những khuyến nghị nhằm giúp cho các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam theo chiều hướng tích cực nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ doanh nghiệp trong việc hoàn thành công cụ quản lý thông qua các trung tâm trách nhiệm. Cụ thể:
Một là, luận án đưa ra các mục tiêu, định hướng và chiến lược phát triển của tập đoàn EVN nói chung và các doanh nghiệp điện cấp 1, 2 nói riêng.
Hai là, luận án chỉ ra yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam.
Ba là, luận án đề xuất những giải pháp hoàn thiện về kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam. Đồng thời chỉ rõ điều kiện thực hiện giải pháp trên cơ sở đó tác giả đề xuất trên khía cạnh đứng dưới góc độ từ phía cơ quan là Nhà Nước; hội nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo và các các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam. Tác giả mong rằng kết quả luận án đóng góp cho sự phát triển cho các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam được tốt hơn nhằm mục đích phục vụ trách nhiệm của các nhà quản lý thông qua các trung tâm trách nhiệm.
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu Cầu Và Nguyên Tắc Hoàn Thiện Về Kế Toán Trách Nhiệm Tại Các Doanh Nghiệp Thuộc Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam
- Hoàn Thiện Kế Toán Trách Nhiệm Tại Trung Tâm Doanh Thu
- Hoàn Thiện Triển Khai Hiệu Quả Các Chương Trình Đào Tạo Cho Nhà Quản Trị Các Cấp Trong Đơn Vị Trực Thuộc Evn Nhằm Nâng Cao Nhận Thức Về Kế Toán
- Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam - 25
- Đánh Giá Của Anh/chị Về Kế Toán Trách Nhiệm Tại Đơn Vị
- Trung Tâm Chi Phí Về Tách Bạch Chi Phí Hoạt Động Công Ích Điện
Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.
KẾT LUẬN
Ngành Điện là một ngành kinh tế đặc biệt, có công nghệ hiện đại với kỹ thuật cao, có nhiều điểm khác biệt với các ngành kinh doanh khác. Tập đoàn EVN không chỉ kinh doanh đơn thuần mà còn thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội. Đó là, đảm bảo đủ điện cho sự phát triển đất nước và đời sống nhân dân. EVN đang từng bước tái cơ cấu thực hiện chủ trương sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước của Đảng và Nhà nước. Điều này, đòi hỏi công tác kế toán, nhất là KTTN cần phải được hoàn thiện nhằm thực sự trở thành công cụ hữu hiệu nhất trong quản lý kinh tế; nâng cao trách nhiệm phân cấp, phân quyền quản lý để đạt hiệu quả kinh doanh mong muốn. Nghiên cứu luận án với đề tài “Kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam” rút ra một số kết luận sau:
Một là, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm lý luận về KTTN,bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò của kế toán trách nhiệm; nghiên cứu cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp và mối quan hệ với KTTN. Đồng thời, nghiên cứu làm rõ về các báo cáo và các chỉ tiêu đo lường của các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp; các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thực hiện kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp.
Hai là, Luận án đưa ra bức tranh khái quát về các doanh nghiệp và tập đoàn EVN về cơ cấu tổ chức, đặc điểm hoạt động SXKD của các DN thuộc EVN. Trình bày và phân tích thực trạng về kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thuộc EVN theo các trung tâm trách nhiệm doanh thu, chi phí, lợi nhuận, đầu tư; đưa ra kết quả phân tích các nhân tố tác động đến thực hiện KTTN tại EVN thông qua phân tích định tính và định lượng SPSS. Từ đó, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân hạn chế về thực trạng KTTN tại các DN thuộc tập đoàn này.
Ba là, luận án trình bày và phân tích mục tiêu, định hướng, chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam; phân tích yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện KTTN tại các doanh nghiệp thuộc EVN. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện theo các trung tâm trách nhiệm, bao gồm hoàn thiện tổ chức KTTN thông qua việc tăng cường phân cấp, phân quyền tại các DN; trong việc đánh giá hiệu suất quản lý trong
các TTTN; trong việc triển khai hiệu quả của các chương trình đào tạo nâng cao nhận thức về KTQT nói chung và KTTN cho các nhà quản trị của DN và hoàn thiện chiến lược kinh doanh;
Bốn là, luận án đã đưa ra các giải pháp và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện về kế toán trách nhiệm có thể áp dụng hiệu quả vào thực tế tại các doanh nghiệp thuộc EVN. Để thực hiện điều đó, luận án đã đưa ra các điều kiện thực hiện hoàn thiện kế toán trách nhiệm thuộc về phía Nhà nước, về các hội nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đào tạo và về phía doanh nghiêp điện thuộc EVN.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Hoàng Hà Anh (2021), “The relationship between organizational structure of menegement and responsibility accouting in economic groups”, Journal of finance & accouting research, No. 04 (12/2021), pages 31-34.
2. Hoàng Hà Anh (2021), “KTQT doanh thu, chi phí tại các doanh nghiệp xây lắp”, Tạp chí kế toán kiểm toán, Số tháng 10/2021, Trang 40-45.
3. Hoàng Văn Ninh, Hoàng Hà Anh (2022), “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ thực hiện kế toán trách nhiệm tại các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam”, Tạp chí kế toán kiểm toán, Số tháng 9/2022, Trang 18 – 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO APA 6th
1. Abdel-Kader, M., & Luther, R. (2008). The impact of firm characteristics on management accounting practices: A UK-based empirical analysis. The British Accounting Review, 40(1), 2-27. doi:
https://doi.org/10.1016/j.bar.2007.11.003
2. Al-Omiri, M., & Drury, C. (2007). A survey of factors influencing the choice of product costing systems in UK organizations. Management accounting research, 18(4), 399-424.
3. Ahmad, K. (2012). Factors explaining the extent of use of management accounting practices in Malaysian medium firms.
4. Al-Baidhani, A. M. (2013). The use of Balanced Scorecard as a tool for performance management and planning. Available at SSRN, 2313780.
5. Ali, M., & Fowzia, R. (2009). Use of Responsibility Accounting in Banks in Bangladesh. Dhaka University Journal of Business Studies, 3(2).
6. Birnberg, J. G., & Shields, M. D. (2013). Responsibility accounting in manufacture enterprises in Bangladesh.
7. Bloomfield, B. P., Coombs, R., Cooper, D. J., & Rea, D. (1992). Machines and manoeuvres: responsibility accounting and the construction of hospital information systems. Accounting, Management and Information Technologies, 2(4), 197-219. doi:https://doi.org/10.1016/0959- 8022(92)90009-H
8. Cao Đạt Khoa. (2010). Mô hình tổ chức và cơ chế quản lý khâu truyền tải điện ở Việt Nam. (Luận án tiến sĩ), Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.
9. Cao Thị Huyền Trang. (2020). Tổ chức kế toán trách nhiệm tại các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn. (Luận án tiến sĩ), Học viện Tài chính.
10. Chang, S. J., Van Witteloostuijn, A., & Eden, L. (2010). From the Editors: Common method variance in international business research. Journal of International Business Studies, 41(2), 178–184.
doi:doi:10.1057/jibs.2009.88
11. Chenhall, R. H. (2006). Theorizing contingencies in management control systems research. Handbooks of management accounting research, 1, 163- 205.
12. Nghị định 39/2018/NĐ-CP: Quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, 39/2018/NĐ-CP C.F.R. (2018).
13. Nguyễn Thành Sơn. (2014) Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại Học Đà Nẵng.
14. Dias, A., Lima Rodrigues, L., & Craig, R. (2017). Corporate governance effects on social responsibility disclosures. Australasian Accounting, Business and Finance Journal, 11(2), 3-22. doi:10.14453/aabfj.v11i2.2
15. Dinh, T. H., Tran, T. T., & Nguyen, H. A. (2020). Factors affecting the application of social responsibility accounting. Accounting, 6(4), 597-694.
16. Dowd, J. E. (2001). Effect of product mix and technology on responsibility accounting, account proliferation and product unbundling in the Texas utility industry. Managerial Auditing Journal, 16(2), 76-87. doi:https://doi.org/10.1108/02686900110365409
17. Đỗ Thị Bình. (2016). Giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh tại các doanh nghiệp phát điện thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam. Luận án tiến sĩ. Đại Học Thương Mại Hà Nội.
18. Elhamma, A., & Zhang, Y. (2013). The relationship between activity based costing, business strategy and performance in Moroccan enterprises. Accounting and Management Information Systems, 12(1), 22.
19. Fowzia, R. (2011). Use of responsibility accounting and measure the satisfaction levels of service organizations in Bangladesh. International Review of Business Research Papers, 7(5), 53-67.
20. Gordon, M. J. (1963). Toward a theory of responsibility accounting systems. NAA Bulletin, 45(4), 3-9.
21. Higgins, J. A. (1952). Responsibility accounting: Arthur Andersen & Company.
22. Hoàng Thị Hương. (2016). Kế toán trách nhiệm và thực tiễn vận dụng vào Việt Nam. Tạp chí Tài Chính, 38.
23. Hoàng Văn Tưởng. (2010). Tổ chức kế toán quản trị với việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam. (Luận án tiến sĩ), Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
24. Hutaibat, K. A. (2005). Management accounting practices in Jordan: A contingency approach. University of Bristol.
25. Khajehpoura, H., Saboohib, Y., & Tsatsaronis, G. (2016). Extended Exergoenvironmental Method as a Tool for Environmental Responsibility- Accounting in Complex Energy Systems. Paper presented at the Proceeding of ECOS 2016-the 29th International Conference On Efficiency, Cost, Optimization, Simulation And Environmental Impact Of Energy Systems June 19-23, 2016, Portoroz, Slovakia.
26. Lin, Z. J., & Yu, Z. (2002). Responsibility cost control system in China: a case of management accounting application. Management Accounting Research, 13(4), 447-467. doi:https://doi.org/10.1006/mare.2002.0200
27. Ngô Thế Chi, & Ngô Văn Lượng. (2018). Nghiên cứu về Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.