Hoàn Thiện Triển Khai Hiệu Quả Các Chương Trình Đào Tạo Cho Nhà Quản Trị Các Cấp Trong Đơn Vị Trực Thuộc Evn Nhằm Nâng Cao Nhận Thức Về Kế Toán


nghiệp có quy mô vốn khác nhau để phân tích xem nơi nào đạt hiệu quả cao nhất, từ đó làm cơ sở đánh giá thành quả quản lý. Trung tâm đầu tư được gắn với vai trò xây dựng các chính sách, xây dựng các chiến lược kinh doanh hoạt động tại công ty, xây dựng và quản trị lưới điện phân phối, ký duyệt các hoạt động đầu tư về tài sản, vốn, quản trị doanh thu điện, quản trị hao hụt thương mại,…

Chỉ tiêu đánh giá:


Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư

(ROI)

=

LN



Vốn đầu tư bình quân


Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư

(ROI)


=

LN


x

Doanh thu

Doanh thu

Vốn đầu tư BQ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 245 trang tài liệu này.

Kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam - 23


Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư

(ROI)

=

Tỷ lệ LN trên DT

x

Tỷ lệ DT trên

vốn


Lợi nhuận còn lại (RI)


=

LN trung tâm


-

CP vốn

đầu tư

sử dụng


CP vốn sử dụng

=

Vốn đầu tư

-

Tỷ lệ

trung tâm đầu tư

lãi suất


EVA


=

EBIT x (1 - thuế suất TNDN)


-

WACC% * (Tổng TS - Các khoản nợ không chịu lãi)


Hoàn thiện hệ thống báo cáo: Trách nhiệm của trung tâm đầu gắn với giám đốc là nhà quản trị cao nhất. Trung tâm đầu tư không chỉ chịu trách nhiệm về việc tạo ra doanh thu, mà còn chịu trách nhiệm cả về chi phí, lợi nhuận và đầu tư tài sản. Việc nhận nguồn tài sản từ EVN hoặc đầu tư về còn đang lỏng lẻo, đánh giá dựa trên mức độ hoàn thành. Do đó, cần nâng cao kiểm soát toàn bộ các hoạt động đầu tư thông quá việc đánh giá hiệu quả hoạt động tài sản và được tác giả đề xuất xây dựng chung 01 biểu mẫu được chi tiết tại Phụ lục 3.12.


3.3.5. Hoàn thiện triển khai hiệu quả các chương trình đào tạo cho nhà quản trị các cấp trong đơn vị trực thuộc EVN nhằm nâng cao nhận thức về kế toán quản trị và kế toán trách nhiệm

Kết quả nghiên cứu định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện KTTN tại các đơn vị thuộc EVN cho thấy yếu tố nhận thức về kế toán trách nhiệm của nhà quản trị các cấp trong đơn vị là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ và tích cực nhất đến việc thực hiện kế toán trách nhiệm tại các đơn vị. Từ kết quả nghiên cứu này, tác giả đề xuất giải pháp liên quan đến ảnh hưởng của yếu tố quản trị các cấp trong đơn vị thông qua xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo cho nhân sự các cấp trong phạm vi tập đoàn cũng như tại các đơn vị. Với sự vận động không ngừng của nền kinh tế, sự thay đổi và cập nhật liên tục của các phương pháp kinh doanh mới, chế độ và văn bản pháp quy mới thì các doanh nghiệp, không riêng gì các đơn vị trực thuộc EVN cần phải phát triển các chương trình đào tạo cho lãnh đạo doanh nghiệp và cả nhân viên. Tuy nhiên, nội dung đào tạo khác nhau, chính vì vậy, để nội dung đào tạo đáp ứng nhu cầu của quản trị các cấp cần thực hiện các bước như sau:

- Tổ chức bộ phận chuyên trách hoặc giao nhiệm vụ, phân công, phân quyền cho bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp xây dựng các chương trình đào tạo, tập huấn định kỳ, đột xuất cho các cấp lãnh đạo, các bộ phận, phòng ban. Việc giao quyền như vậy giúp cho doanh nghiệp có bộ phận chịu trách nhiệm, có thể tổng kết và đánh giá hiệu quả thực hiện hoạt động đào tạo hàng năm cho đơn vị và có những điều chỉnh phù hợp.

- Trước khi thực hiện, bộ phận chuyên trách cần thực hiện khảo sát nhu cầu đào tạo, tập huấn của từng bộ phận. Mỗi bộ phận, vị trí công việc sẽ phát sinh các nhu cầu đào tạo khác nhau. Thông qua khảo sát, doanh nghiệp có thể nắm bắt nhu cầu thực tiễn của các bộ phận để thực hiện đào tạo phù hợp. Có thể thấy trong phạm vi tập đoàn điện lực Việt Nam cũng đã tổ chức rất nhiều buổi tập huấn cho các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, việc khảo sát nhu cầu để xây dựng chương trình đào tạo chưa được thực hiện chuyên nghiệp. Chính vì vậy, để có thể xây dựng kế hoạch tập huấn thì bộ phận chuyên trách có thể thực hiện khảo sát thông qua các phương pháp như phát phiếu điều tra trực tiếp hay thuận tiện hơn là khảo sát trực tuyến. Các nội dung khảo sát có thể thiết kế và tổng hợp như bảng 3.4. như sau:


Bảng 3.3. Bảng tổng hợp khảo sát nhu cầu đào tạo của đơn vị


Đơn vị:

Số: …. /BC-CTY

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------o0o---------------

…, ngày … tháng …. năm …..

BÁO CÁO NHU CẦU ĐÀO TẠO TẠI ĐƠN VỊ

Năm: ….


Chức vụ

Bộ phận

Nhu cầu đào tạo, tập huấn của
















(Nguồn: Tác giả đề xuất)

- Tiếp theo, sau khi đã thống kê và tổng hợp được nhu cầu đào tạo thì phòng ban chuyên trách cần xây dựng kế hoạch đào tạo và dự trù kinh phí phát sinh. Tại bước này, cần đối chiếu với dự toán ngân sách phân bổ cho chi phí quản lý doanh nghiệp để cân đối các hoạt động đào tạo nhằm nâng cao kiến thức cho nhà quản trị doanh nghiệp. Cần có sự đánh giá, sắp xếp và ưu tiên các nội dung đào tạo kiến thức có tính thời sự, và gắn sát với nhu cầu của đơn vị. Cụ thể như, với rất nhiều nội dung về đào tạo, để triển khai hiệu quả công tác áp dụng KPI tại đơn vị thì cần xác định các bộ phận tham gia là các bộ phận nào, bộ phận chịu trách nhiệm xây dựng, quản lý. Để khi thực hiện triển khai thì các bộ phận đó sẽ là người cần tham gia vào hoạt động đào tạo này. Như vậy mới giúp nâng cao hiệu quả đào tạo chuyên môn, nâng cao nhận thức về công tác quản lý, kế toán trong đó có KTTN.


Bảng 3.4. Mẫu Kế hoạch đào tạo, tập huấn tại đơn vị


Tên đơn vị: Địa chỉ:

---o0o---

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------o0o---------------

…, ngày … tháng …. năm …

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN CHUYÊN MÔN CHO NHÀ QUẢN TRỊ CÁC CẤP

Năm …….

Căn cứ theo nhu cầu đào tạo của người lao động trong Báo cáo số …/TB-CTY ngày … tháng … năm … về nhu cầu đào tạo của nhân sự quản lý trong công ty;

Để đảm bảo triển khai hiệu quả công tác quản trị trong toàn công ty, các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho các cấp quản lý được xây dựng cho năm … như sau:

Thời gian

Nội dung tập huấn

Bộ phận tham gia

Đơn vị cung cấp

Chi phí tập huân









































Đơn vị, ngày …. tháng … năm …


Giám đốc

NGƯỜI LẬP


(Nguồn: Đề xuất của tác giả)


- Hàng năm, cần có đánh giá hiệu quả triển khai các hoạt động đào tạo, liên kết với thực hiện các hoạt động KTTN tại đơn vị như triển khai tại các trung tâm trách nhiệm hay hệ thống khen thưởng của đơn vị. Từ đó, đánh giá hiệu quả triển khai và những điều chỉnh trong kỳ kế toán tiếp theo.

3.3.6. Hoàn thiện chiến lược kinh doanh trong các doanh nghiệp thuộc tổng công ty điện lực Việt Nam

Xây dựng chiến lược kinh doanh trong dài hạn chưa được xây dựng và phát triển xứng tầm với mức độ quan trọng của nó: đối với các DN điện chiến lược kinh doanh là kim chỉ nam cho các hoạt động, là cơ sở để doanh nghiệp có những chiến thuật và hoạt động tác nghiệp. Với kết quả khảo sát tại các đơn vị, các đơn vị thành viên của EVN chưa thực sự xây dựng và tích hợp đầy đủ trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình. Mặc dù ngành điện lực vẫn đang có những sự độc quyền nhất định về định giá bán điện, tuy nhiên, những sự cạnh tranh, khan hiếm cùng với các chính sách khuyến khích và ưu tiên phát triển những ngành năng lượng bền vững của chính phủ thì ngành điện cần có xây dựng và tích hợp vào chiến lược các đặc điểm về cung ứng dịch vụ, hàng hóa, tích hợp xây dựng chính sách của khâu dịch vụ sau bán hàng trong chiến lược kinh doanh hơn nữa.

Tập trung triển khai thực hiện các chương trình, giải pháp đã đề ra trong kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển các doanh nghiệp thuộc EVN; tập trung triển khai thực hiện Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả công việc (KPIs) của các doanh nghiệp thuộc EVN; Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính đảm bảo hoàn thành đúng theo kế hoạch đã đề ra. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định quản lý nội bộ trong các doanh nghiệp thuộc EVN; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện Văn hóa doanh nghiệp trong toàn tập đoàn EVN. Tập trung tuyên truyền và thực hiện các giá trị cốt lõi, chuẩn mực đạo đức và chuẩn hành vi theo từng giá trị cốt lõi và chuẩn mực đạo đức của văn hóa các doanh nghiệp thuộc EVN.

Thực hiện nhanh, hiệu quả việc chuyển đổi số trong toàn EVN: triển khai các chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số. Đẩy mạnh


nhận thức, văn hóa và kỹ năng chuyển đổi số doanh nghiệp trong toàn EVN. Đẩy mạnh số hóa hồ sơ, dữ liệu toàn diện trong EVN. Mục tiêu hoàn thành cơ bản công tác số hóa hồ sơ quản trị, hồ sơ và số hóa hồ sơ dữ liệu toàn EVN, dữ liệu có khả năng chia sẻ, liên kết và phân tích được (đáp ứng tính: đúng, đủ và được chuẩn hóa). Đẩy mạnh số hóa quy trình nghiệp vụ. Kết hợp giữa chuyển đổi quy trình nghiệp vụ (quy trình, chính sách nhằm hỗ trợ chuyển đổi số) và ứng dụng công nghệ số vào quy trình nghiệp vụ. Hoàn thành và đưa vào sử dụng các ứng dụng CNTT trong quản lý các quy trình nghiệp vụ của EVN.

3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

Việc hoàn thiện kế toán trách nhiệm vào công tác quản lý là cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp nói chung và tại doanh nghiệp điện thuộc EVN nói riêng. Hệ thống kế toán trách nhiệm được thiết lập nhằm đưa ra các công cụ, chỉ tiêu đánh giá và giúp cho nhà quản lý hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Dựa vào tiền đề xây dựng lý thuyết tại chuyên đề 1, đánh giá thực trạng trong việc thiết kế chạy định lượng SPSS đã cho kết quả phân tích dựa trên định tính và định lượng. Theo đó NCS đưa ra nhóm có 05 nhân tố ảnh hưởng là: (1)-Nhân tố quy mô doanh nghiệp, (2)-Nhân tố sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh, (3)-Nhân tố sự phân cấp quản lý trong cấu trúc doanh nghiệp; (4)-Nhân tố nhận thức về KTTN của nhà quản lý doanh nghiệp, (5)-Nhân tố chi phí triển khai hệ thống KTTN trong doanh nghiệp, và (6)-Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, kết quả phân tích các nhân tố đã chỉ ra được ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của 03 nhân tố từ mô hình nghiên cứu, bao gồm: Nhân tố nhận thức về KTTN của nhà quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng mạnh nhất, tiếp theo là ảnh hưởng của nhân tố sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh và nhân tố sự phân cấp quản lý trong cấu trúc doanh nghiệp. Từ việc phân tích thực trạng ở chuyên đề 2, tác giả đưa ra một số điều kiện nhằm thực hiện giải pháp đứng về phía Nhà Nước, về phía hội nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo; về phía doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam như sau:


3.4.1. Về phía nhà nước

Về phía các cơ quan nhà nước, các cơ quan nhà nước cần có những hướng dẫn và lộ trình áp dụng các chính sách quản lý, thuế và kế toán hợp lý để doanh nghiệp triển khai đồng bộ và hiệu quả của kế toán trách nhiệm đạt mức cao. Cụ thể như, các chính sách về áp dụng triển khai IFRS tại Việt Nam thì cần có thêm các văn bản tiếp theo trong thời gian sau dịch bệnh Covid-19 về việc triển khai. Doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong tập đoàn Điện lực Việt Nam có thể căn cứ vào đó để có những giải pháp về đào tạo nhân lực phù hợp, nâng cao nhận thức và triển khai các hoạt động KTTN hiệu quả tại doanh nghiệp để có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập, áp dụng các chính sách của các cơ quản nhà nước.

Về việc phân cấp quản lý tại các doanh nghiệp ngành Điện lực trong Tập Đoàn Điện lực Việt Nam. Do đặc điểm quản lý Bộ chủ quản là Bộ Công Thương nên việc nhiều đơn vị trong ngành chịu sự quản lý về tổ chức cán bộ mà không hoàn toàn quyết định được một số vị trí chủ chốt tổ chức nhân sự tại đơn vị. Chính vì vậy, cũng cần có những quy định rõ ràng hơn, chi tiết hơn để hướng dẫn và tạo sự chủ động về tổ chức nhân sự, bố trí phân cấp quản lý phù hợp nhu cầu và năng lực của người quản lý.

3.4.2. Về phía hội nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đào tạo

Các hiệp hội nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đào tạo cần phát huy tích cực vai trò đào tạo của mình. Căn cứ trên nhu cầu của các doanh nghiệp nói chung về kế quản quản trị, trong đó bao gồm kế toán trách nhiệm, các hiệp hội nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo cần phát triển chương trình đào tạo, gồm:

Một là, các trường cũng như hiệp hội đào tạo cần phải tích hợp các chương trình đào tạo kế toán; phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường- DN trong việc xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo ngành/chuyên ngành kế toán,đặc biệt là kế toán quản trị trong đó có KTTN theo hướng tăng cường dung lượng và thời lượng thực hành với các ví dụ, minh họa thực tiễn từ các đơn vị, doanh nghiệp. Cần liên kết mạnh mẽ trong đào tạo giữa doanh nghiệp và nhà trường, hiệp hội nghề nghiệp để cho các chương trình đào tạo bám sát thực tiễn và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của xã hội.


Tránh sinh viên ra trường gặp khó khăn trong công tác đi làm thực tế tại doanh nghiệp, từ đó giúp sinh viên ra trường được tự tin và tạo môi trường tốt nhất để có thể học hỏi và tiếp thu được những tinh hoa tại nơi đi làm.

Hai là, hiệp hội nghề nghiệp và các cơ sở đào tạo cần tạo các chương trình tập huấn theo nhu cầu của doanh nghiệp. Đặc biệt với đặc điểm riêng của ngành Điện lực Việt Nam, tổ chức quy trình kinh doanh và hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có những khác biệt. Chính vì vậy, khi triển khai các hoạt động đổi mới quản lý, chuyển đổi số hay cập nhật kiến thức chuyên môn thì các chương trình cần phù hợp với nhu cầu riêng của đối tượng cập nhật. Có như vậy, hiệp hội nghề nghiệp và cơ sở đào tạo mới góp phần giúp cho những giải pháp hoàn thiện tại đơn vị trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam được thực hiện hiệu quả.

3.4.3. Về phía các doanh nghiệp thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam

Một là, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 có diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các doanh nhiệp nói chung và với doanh nghiệp điện nói riêng. Do đó, cần nâng cao trình độ nhận thức và quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp; đồng thời nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kế toán viên trong doanh nghiệp. Bởi nếu, một doanh nghiệp thiếu hụt hai yếu tố về trình độ năng lực của nhà quản lý cũng như trình độ năng lực của đội ngũ kế toán dễ dấn đến kỹ năng quản lý của nhà quản lý và kỹ năng chuyên môn của kế toán trong công tác quản trị thương hiệu, quản trị đầu tư, quản trị nhân sự, quản trị marketing… chưa thực sự bài bản và là một cản trở lớn cho sự phát triển của DN.

Hai là, các doanh nghiệp cần có sự phân bổ ngân sách hợp lý trong quá trình hoạt động hàng năm cho hoạt động đào tạo, tập huấn để có thể nâng cao trình độ nguồn nhân lực nói chung, nâng cao hiệu quả áp dụng kế toán trách nhiệm tại các bộ phận trong doanh nghiệp.

Ba là, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chuyên môn và Công đoàn, đoàn thể các cấp phối hợp chặt chẽ để đảm bảo CBCNV ở các đơn vị có việc làm, đời sống ổn định yên tâm công tác trong quá trình sắp xếp tổ chức, áp dụng định mức định biên lao động mới. Theo dõi chặt

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/03/2023