Căn Cứ Và Phương Pháp Tính Thuế Tndn

Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT


Số thuế GTGT

phải nộp

=

Giá trị gia tăng của

hàng hóa, dịch vụ

x

Thuế suất thuế

GTGT (%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty liên doanh điều hành Hoàng Long - 3

Trong đó:



GTGT của hàng hóa, dịch vụ


=


Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra


-

Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào

tương ứng.

1.1.1.5. Kê khai thuế GTGT:

Có 2 hình thức kê khai thuế GTGT là kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT. Doanh nghiệp có thể kê khai trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc kê khai thuế GTGT qua mạng. Từ tháng 7/2013, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP quy định mới về việc kê khai thuế GTGT theo tháng hoặc theo quý, tùy điều kiện khác nhau của từng doanh nghiệp, trong đó đã hướng dẫn việc khai thuế GTGT theo quí áp dụng đối với người nộp thuế GTGT có tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 20 tỉ đồng trở xuống. Các thủ tục kê khai thuế GTGT cho doanh nghiệp như sau:

- Hoàn chỉnh hồ sơ kê khai thuế GTGT, bao gồm: Tờ khai thuế GTGT, Bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu quy định.

- Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn

- Nộp lên cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định. Lưu ý:

Thời gian gửi tờ khai cho cơ quan thuế chậm nhất là trong 20 ngày đầu tháng tiếp theo. Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai. Trường hợp đã gửi tờ khai sau đó phát hiện sai sót về số liệu kê khai trước thời hạn nộp thuế thì cơ sở phải thông báo cho cơ quan thuế biết đồng thời lập lại tờ khai thay thế cho tờ khai cũ bị sai. Trường hợp phát hiện sai sót sau thời hạn nộp thuế thì cơ sở điều chỉnh vào tờ khai của tháng tiếp theo.

Thời điểm để xác định doanh thu tính thuế GTGT phát sinh là thời điểm cơ sở kinh doanh đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng (trường hợp bán trả góp) hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho người mua, không phân biệt người mua đã trả tiền hay chưa trả tiền.

1.1.1.6. Nộp thuế GTGT:

- Đối với các cơ sở kinh doanh thực hiện nộp thuế hàng tháng theo thông báo của cơ quan thuế thì thời hạn nộp thuế của tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo.

- Đối với cơ sở kinh doanh có số thuế phải nộp hàng tháng lớn thì cơ sở phải tạm nộp thuế theo định kỳ 10-15 ngày một lần và trong thời hạn qui định (Theo thông báo của cơ quan thuế) cơ sở phải nộp đủ số thuế phải nộp trong tháng.

- Đối với các cơ sở kinh doanh thực hiện nộp thuế theo quý thì thời hạn kê khai thuế cũng là thời hạn nộp các loại thuế phát sinh hay tạm tính trong quý, tức chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo.

Đồng tiền nộp thuế

Đồng tiền nộp thuế là đồng Việt Nam

Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ: Chỉ được nộp thuế bằng các loại ngoại tệ tựdo chuyển đổi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.Số ngoại tệ nộp thuế được quy đổisang đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước công bố có hiệu lực tạithời điểm tiền thuế được nộp vào Kho bạc Nhà nước. Việc quản lý ngoại tệ nộp thuế thựchiện theo quy định của Bộ Tài chính.

Địa điểm nộp thuế:

Tại Kho bạc Nhà nước;

Tại cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;

Thông qua tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu thuế;

Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theoquy định của pháp luật.

- Thủ tục nộp thuế: Cơ quan thuế cấp chứng từ và hướng dẫn cách lập chứng từnộp tiền vào Ngân sách Nhà nước cho NNT đối với từng hình thức nộp tiền mặt hoặcchuyển khoản. NNT phải ghi đầy đủ, chi tiết các thông tin trên chứng từ nộp tiền thuế doBộ Tài chính quy định.

1.1.1.7. Quyết toán thuế GTGT:

Quyết toán thuế khấu trừ của nhà thầu nước ngoài:

Doanh nghiệp lập và gửi hồ sơ quyết toán thuế nhà thầu nước ngoài chậm nhất làngày thứ 45 kể từ ngày kết thúc hợp đồng.

Hồ sơ khai quyết toán thuế khấu trừ của nhà thầu nước ngoài bao gồm:

- Tờ khai Quyết toán thuế nhà thầu theo mẫu số 02/NTNN ban hành kèm theoThông tư số 28/2011/TT-BTC.

- Bảng kê các nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ Việt Nam tham gia thực hiệnhợp đồng nhà thầu theo mẫu số 02-1/NTNN, 02-2/NTNN ban hành kèm theo Thông tư số28/2011/TT-BTC.

- Bảng kê chứng từ nộp thuế;

- Bản thanh lý hợp đồng nhà thầu.

- Chính sách thuế nhà thầu thực hiện theo Thông tư số 60/2012/TT-BTC ngày12/04/2012 của Bộ Tài Chính.

1.1.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp

1.1.2.1. Khái niệm

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế thu trên thu nhập của các cơ sở kinh doanh để động viên một phần thu nhập của họ vào ngân sách nhà nước. Ngoài ra, nhà nước cũng có thể sử dụng loại thuế này để điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua việc động viên công bằng giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích ưu đãi đầu tư nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

1.1.2.2. Ý nghĩa

- Thuế TNDN là công cụ quan trọng để nhà nuớc thực hiện việc điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Nhà nước sử dụng thuế TNDN làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý. Mặt khác, các doanh nghiệp thua lỗ trong sản xuất kinh doanh vừa không phải đóng thuế TNDN, vừa có thể được chuyển lỗ sang các năm sau để có cơ hội phục hồi và giảm tình trạng phá sản doanh nghiệp.

- Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Phạm vi áp dụng của thuế TNDN rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh thu nhập chịu thuế. Một khi nền kinh tế thị trường phát triển, tăng trưởng kinh tế được bảo đảm, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước thông qua thuế TNDN sẽ ngày càng dồi dào. Mặt khác, so với các loại thuế khác, thuế TNDN dễ thu, ít tốn kém chi phí nên hiệu quả thu cũng cao hơn nhiều. Ở các nước đang phát triển, tiền thu được từ thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều hơn nhiều so với thuế thu nhập cá nhân. Còn ở các nước phát triển

mặc dù thu từ thuế TNDN ít hơn so với thuế thu nhập cá nhân nhưng thuế TNDN giữ vai trò là loại thuế thu trước của thuế thu nhập cá nhân.

- Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước. Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà nhà nước ưu tiên khuyến khích phát triển trong từng giai đoạn nhất định.

1.1.2.3. Đối tượng chịu thuế, nộp thuế TNDN

Đối tượng chịu thuế chính là tổng thu nhập trước thuế của doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:

Người nộp thuế thực hiện theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế TNDN và Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN.

“Người nộp thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế TNDN bao gồm:

a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và quy định tại các văn bản pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân; các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí, công ty điều hành chung;

b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

c) Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định này;

d) Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;

đ) Tổ chức khác ngoài tổ chức quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản này có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.”

1.1.2.4. Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN

Theo Luật số: 32/2013/QH13: Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất thuế TNDN

thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:


Thuế TNDN

phải nộp


=

(

Thu nhập

tính thuế


-

Phần trích lập quỹ

KH&CN

)


x

Thuế suất thuế

TNDN


Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loại thuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Xác định thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.

Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:


Thu nhập

tính thuế

=

Thu nhập

chịu thuế

-

Thu nhập được

miễn thuế

+

Các khoản lỗ được kết

chuyển theo quy định


Trong đó, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác, được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế


=


Doanh thu


-

Chi phí được trừ


+

Các khoản thu nhập

khác

Thuế suất áp dụng hiện nay đối với thuế TNDN:

Theo thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định:

- Thuế suất áp dụng 20% nếu Doanh thu năm 2013 không quá 20 tỷ đồng.

- Thuế suất áp dụng 22% nếu Doanh thu năm 2013 trên 20 tỷ đồng.

- Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ doanh nghiệp có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

1.1.2.5. Kê khai thuế TNDN

- Khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý

Hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý là Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý theo mẫu số 01A/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/Tt-BTC

Trường hợp người nộp thuế không kê khai được chi phí thực tế phát sinh của kỳ tính thuế thì áp dụng Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý theo mẫu số 01B/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC

Trong năm tính thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp chỉ được chọn một trong hai hình thức kê khai thuế TNDN tạm tính theo quý ổn định cả năm theo mẫu 01A/TNDN hoặc 01B/TNDN. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập hoặc năm trước bị lỗ thì phải kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý theo mẫu 01A/TNDN.

- Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm và khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.

+ Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/Tt-BTC

Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.

Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/Tt-BTC (tuỳ theo thực tế phát sinh của người nộp thuế):

- Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN.

- Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN.

- Các Phụ lục về ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:

+ Mẫu số 03-3A/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh thành lập mới từ dự án đầu tư, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm, dự án đầu tư mới.

+ Mẫu số 03-3B/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất (đầu tư mở rộng).

+ Mẫu số 03-3C/TNDN: Thuế thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số hoặc doanh nghiệp hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ.

- Phụ lục số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế theo mẫu số 03-4/TNDN.

- Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 03-5/TNDN.

- Phụ lục báo cáo trích, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) theo mẫu số 03-6/TNDN.

- Phụ lục thông tin về giao dịch liên kết (nếu có) theo mẫu 03-7/TNDN.

- Phụ lục tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp có các đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc ở tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính (nếu có) theo mẫu số 03-8/TNDN.

- Trường hợp doanh nghiệp có dự án đầu tư ở nước ngoài, ngoài các hồ sơ nêu trên, doanh nghiệp phải bổ sung các hồ sơ, tài liệu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thủ tục khai thuế đối với nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu đối với hoạt động kinh doanh và các loại thu nhập khác

- Nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài trực tiếp thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % tính trên doanh thu nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bên Việt Nam.

Đối với hợp đồng nhà thầu là hợp đồng xây dựng, lắp đặt thì nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế địa phương nơi diễn ra hoạt động xây dựng, lắp đặt.

- Trong phạm vi 20 ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng, bên Việt Nam ký hợp đồng với nhà thầu nước ngoài, nhà thầu nước ngoài lý hợp đồng với nhà thầu phụ nước ngoài có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với cơ quan thuế địa phương nơi nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài đăng ký nộp thuế về việc nhà thầu nước ngoài, nhà

thầu phụ nước ngoài trực tiếp đăng ký và thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu chịu thuế.

- Khi cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài thì nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài có trách nhiệm gửi 01 bản chụp giấy chứng nhận đăng ký thuế cá xác nhận của nhà thầu nước ngoài, nhà thầu phụ nước ngoài cho bên Việt Nam hoặc nhà thầu nước ngoài. Trường hợp có phát sinh việc thanh toán cho nhà thầu nước ngoài trong thời gian bên VIệt Nam chưa nhận được bản chụp giấy chứng nhận đăng ký thuế của nhà thầu nước ngoài thì bên Việt Nam tạm thời khấu trừ và nộp khoản thuế GTGT, thuế TNDN nhà thầu nước ngoài phải nộp như hướng dẫn tại khoản 2, Điều 18 Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011.

1.1.2.6. Nộp thuế TNDN

- Cơ sở sản xuất kinh doanh tự tạm nộp thuế TNDN hàng quý đầy đủ, đúng hạn vào NSNN. Thời hạn nộp thuế chậm nhất không quá ngày cuối quý.

- Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ thì tính thuế theo phương pháp tỷ lệ TNCT trên doanh thu, thời hạn phải nộp thuế như sau.

+ Cơ sở kinh doanh thực hiện việc bán hàng hoá dịch vụ có hoá đơn, chứng từ kê khai thuế hàng tháng, nộp thuế đầy đủ theo thông báo hàng tháng của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế hàng tháng thuế chậm nhất không quá ngày 30 của tháng tiếp theo.

+ Hộ kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ mua, bán hàng hoá, dịch vụ, tính thuế căn cứ vào mức doanh thu ấn định, thời hạn thông báo cùng với thời hạn nộp thuế.

- Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi cùng với việc kê khai nộp thuế GTGT.

1.1.2.7. Quyết toán thuế TNDN

- Hàng năm, khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải lập Hồ sơ khai Thuế TNDN. Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN bao gồm:

Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/Tt-BTC

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 07/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí