Kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty liên doanh điều hành Hoàng Long - 2

QĐ-BTC

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1. Các đối tác của công ty Hoàng Long Bảng 2.2. Tỷ lệ dầu thô

Bảng 2.3. Tỷ lệ khí thiên nhiên


Bảng 2.4. Chênh lệch thuế GTGT đầu vào của thuế nhà thầu nước ngoài Bảng 2.5. Thuế GTGT phải nộp trong tháng 04/2014

Bảng 2.6. Minh hoạ hạch toán dựa vào bảng kê khai nộp thuế


Bảng 2.7. Tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính năm 2014 tại HLJOC

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH


Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy kế toán công ty Hoàng Long Hình 2.1. Bản Đồ Phân Lô

Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức công ty Hoàng Long JOC


Hình 2.3. Hạch toán sơ đồ chữ T một số tài khoản của công ty


Hình 2.4. Bảng phân bổ thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ trong tháng 04/2014

Hình 2.5. Chi phí chia sẻ giữa HLJOC và TLJOC Hình 2.6. Tờ khai thuế GTGT tháng 4/2014

Hình 2.7. Trích Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào tháng 4/2014 Hình 2.8. Tờ khai thuế Nhà thầu nước ngoài tháng 3/2014

Hình 2.9. Báo cáo tình hình thuế VAT tháng 4/2014 Công ty Hoàng Long JOC gửi PVEP Hình 2.10. Thanh toán thuế GTGT tháng 4/2014 cho cơ quan thuế

Hình 2.11. Bảng kê hoá đơn, hàng hoá dịch vụ bán ra tháng 4/2014


Hình 2.12. Quy định về thuế tại Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long Hình 2.13. Mục 3.1 Điều 12 của HĐDK

Hình 2.14. Mục 2 Điều 14 Thông tư 32/2009/TT-BTC Hình 2.15. Tỷ lệ thuế tài nguyên

Hình 2.16. Kê khai thuế TNDN tạm tính của bán dầu thô chuyến TGT-134 Hình 2.17. Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp dầu thô năm 2013 Hình 2.18. Tỷ lệ thuế thu nhập tạm tính doanh thu dầu thô bán nội địa Hình 2.19. Tỷ lệ thuế thu nhập tạm tính doanh thu khí thiên nhiên

LỜI MỞ ĐẦU


Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của Nhà nước là một vấn đề hết sức quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới, từ những nước phát triển đến các nước đang phát triển. Thuế là một hình thức động viên bắt buộc của Nhà nước theo luật định, thuộc phạm trù phân phối, nhằm tập trung một bộ phận của các thể nhân và pháp nhân vào quỹ ngân sách Nhà nước và phục vụ cho lợi ích công cộng.

Lý do chọn đề tài

Năm 2014 có rất nhiều các qui định mới về pháp luật liên quan đến hoạt động kế toán, thuế của doanh nghiệp. Mới nhất vào ngày 22/7/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. Đây là Nghị định hướng dẫn Luật hết sức quan trọng, có tác động đến nhiều đối tượng.

Trước tình hình này, kế toán thuế là những người nắm bắt nhanh nhạy để triển khai thực hiện các chính sách mới của Bộ Tài chính một cách linh hoạt, hướng cho doanh nghiệp hoạt động tốt theo những quy định mới của Luật Thuế. Đặc biệt với công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long – một loại hình doanh nghiệp đặc thù thì hệ thống kế toán là một phần hết sức quan trọng trong thời điểm này.

Nhận thức được vai trò của kế toán thuế trong doanh nghiệp, đặc biệt là kế toán thuế GTGT và thuế TNDN trong giai đoạn thực tập tại Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long, em đã tìm hiểu và thực hiện đề tài dưới sự chỉ dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn khóa luận – PGS.TS Phan Đình Nguyên và sự giúp đỡ của nhân viên phòng Kế toán công ty.

Mục đích nghiên cứu: Nhằm hiểu rò hơn khái niệm, ý nghĩa và công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN, từ đó thực hiện đề tài để so sánh, xác định những điểm giống và khác nhau trong công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN của Công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long so với lý thuyết kế toán thuế hiện hành. Bên cạnh đó, em muốn xét xem những ảnh hưởng của chính sách thuế mới có tác động đến công ty hay không và tác động như thế nào. Trên cơ sở này để đưa ra một số đề xuất giúp công ty hoàn thiện hệ thống kế toán của mình.

Phạm vi nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu của em tập trung vào đối tượng kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long tháng 4 năm 2014.

Phương pháp nghiên cứu

Kết hợp các phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp hệ thống, từ đó phân tích tổng hợp và so sánh, để đưa ra kết luận, giải pháp thích hợp.

Kết cấu đề tài: Gồm 3 chương:


Chương 1: Cơ sở lý luận (Lý thuyết chung) về kế toán thuế GTGT và thuế TNDN trong doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long.

Chương 3: Nhận xét thực trạng và kiến nghị về công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty Liên doanh Điều hành Hoàng Long.

Mặc dù rất cố gắng nhưng với hiểu biết của bản thân còn hạn chế và thời gian tìm hiểu không nhiều nên khóa luận của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được sự nhận xét, góp ý của các thầy cô trong khoa để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN TRONG DOANH NGHIỆP.

1.1. Thuế GTGT và thuế TNDN

1.1.1. Thuế giá trị gia tăng

1.1.1.1. Khái niệm


Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.


1.1.1.2. Ý nghĩa

Với thuế GTGT, chỉ người bán hàng hoá (hoặc dịch vụ) lần đầu phải nộp thuế GTGT trên toàn bộ doanh thu bán hàng (hoặc cung ứng dịch vụ) ở các khâu tiếp theo đối với hàng hoá, dịch vụ đó chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm. Các sản phẩm hàng hoá, dù qua nhiều khâu hay ít khâu từ sản xuất đến tiêu dùng đều chịu thuế như nhau và thuế GTGT không phải do người tiêu dùng nộp mà do người bán sản phẩm (hàng hoá hoặc dịch vụ) nộp thay vào kho bạc do trong giá bán hàng hoá (hoặc dịch vụ) có cả thuế GTGT. Do vậy, thuế GTGT là một loại thuế gián thu nhằm động viên sự đóng góp của người tiêu dùng.


1.1.1.3. Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế GTGT

1.1.1.3.1. Đối tượng chịu thuế GTGT


Theo quy định tại Điều 2 – Luật thuế GTGT thì các loại hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, sản xuất trong nước bán cho các đối trượng tiêu dùng cho sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng khác ở Việt Nam đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng quy định tại Điều 4 của Luật thuế GTGT.

1.1.1.3.2. Đối tượng nộp thuế GTGT

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT và các tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế, làm thủ tục về thuế thay đối tượng nộp thuế theo qui định tại khoản 1.c Điều 2 của Luật Quản lý thuế đều là đối tượng nộp thuế GTGT.

1.1.1.4. Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT

Thuế GTGT phải nộp có thể được xác định theo một trong hai phương pháp: khấu trừ thuế hoặc tính trực tiếp trên GTGT.

1.1.1.4.1. Phương pháp khấu trừ thuế GTGT


Số thuế GTGT

phải nộp

=

Thuế GTGT đầu ra

-

Thuế GTGT đầu vào

được khấu trừ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty liên doanh điều hành Hoàng Long - 2

Trong đó:


Thuế GTGT

đầu ra

=

Giá tính thuế của hàng hóa,

dịch vụ bán ra

x

Thuế suất thuế

GTGT (%)


Thuế GTGT

đầu vào được khấu trừ


=

Tổng số thuế GTGT đã thanh toán được ghi trên hóa đơn

GTGT mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu.


1.1.1.4.2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT



Số thuế GTGT

phải nộp

=

Giá trị gia tăng của

hàng hóa, dịch vụ

x

Thuế suất thuế

GTGT (%)


Trong đó:


GTGT của

hàng hóa, dịch vụ


=

Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng.


1.1.1.5. Kê khai thuế GTGT:



Có 2 hình thức kê khai thuế GTGT là kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT. Doanh nghiệp có thể kê khai trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc kê khai thuế GTGT qua mạng. Từ tháng 7/2013, Nghị định số 83/2013/NĐ-CP quy định mới về việc kê khai thuế GTGT theo tháng hoặc theo quý, tùy điều kiện khác nhau của từng doanh nghiệp, trong đó đã hướng dẫn việc khai thuế GTGT theo quí áp dụng đối với người nộp thuế GTGT có tổng doanh thu của năm trước liền kề từ 20 tỉ đồng trở xuống. Các thủ tục kê khai thuế GTGT cho doanh nghiệp như sau:

- Hoàn chỉnh hồ sơ kê khai thuế GTGT, bao gồm: Tờ khai thuế GTGT bảng kê hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu quy định.

- Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn

- Nộp lên cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định.

Thời gian gửi tờ khai cho cơ quan thuế chậm nhất là trong 10 ngày đầu tháng tiếp theo. Cơ sở phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai. Trường hợp đã gửi tờ khai sau đó phát hiện sai sót về số liệu kê khai trước thời hạn nộp thuế thì cơ sở phải thông báo cho cơ quan thuế biết đồng thời lập lại tờ khai thay thế cho tờ khai cũ bị sai. Trường hợp phát hiện sai sót sau thời hạn nộp thuế thì cơ sở điều chỉnh vào tờ khai của tháng tiếp theo.

Thời điểm để xác định doanh thu tính thuế GTGT phát sinh là thời điểm cơ sở kinh doanh đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng (trường hợp bán trả góp) hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho người mua, không phân biệt người mua đã trả tiền hay chưa

trả tiền.


1.1.1.6. Nộp thuế GTGT:


Cơ sở kinh doanh sau khi nộp tờ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế sẽ tiền hành nộp

thuế GTGT vào Ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp thuế của tháng chậm nhất không quá

ngày 25 của tháng tiếp theo. Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp cụ thể, pháp luật có quy

định khác nhau về số thuế phải nộp.

Trong kỳ kê khai, nếu phát sinh nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp phải nộp số thuế đã tính vào Ngân sách nhà nước trước ngày 22 của quý tiếp theo kỳ tính thuế. Số tiền thuế phải

nộp vào Kho bạc Nhà nước, doanh nghiệp tự viết giấy nộp tiền theo hệ thống Mục lục

NSNN.


1.1.1.7. Quyết toán thuế GTGT:

Lưu ý:

- Hàng năm, khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải lập Tờ khai tự quyết toánThuế GTGT.

- Thời hạn nộp tờ khai: Nếu trong kỳ tính thuế, doanh nghiệp có nhu cầu điều chỉnhsố liệu đã kê khai thì Nộp tờ khai tự quyết toán có nội dung điều chỉnh vào trước ngày 25tháng 01 của năm tiếp theo. Nếu không có nội dung điều chỉnh thì nộp kèm với báo cáotài chính năm.

1.1.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp

1.1.2.1. Khái niệm

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế thu trên thu nhập của các cơ sở kinh doanh để động viên một phần thu nhập của họ vào ngân sách nhà nước. Ngoài ra, nhà nước cũng có thể sử dụng loại thuế này để điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua việc động viên công bằng giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích ưu đãi đầu tư nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/07/2022