Đối Tượng Chịu Thuế, Nộp Thuế Tndn

1.1.2.2. Ý nghĩa

- Thuế TNDN là công cụ quan trọng để nhà nuớc thực hiện việc điều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Nhà nước sử dụng thuế TNDN làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý. Mặt khác, các doanh nghiệp thua lỗ trong sản xuất kinh doanh vừa không phải đóng thuế TNDN, vừa có thể được chuyển lỗ sang các năm sau để có cơ hội phục hồi và giảm tình trạng phá sản doanh nghiệp.


- Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Phạm vi áp dụng của thuế TNDN rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh thu nhập chịu thuế. Một khi nền kinh tế thị trường phát triển, tăng trưởng kinh tế được bảo đảm, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước thông qua thuế TNDN sẽ ngày càng dồi dào. Mặt khác, so với các loại thuế khác, thuế TNDN dễ thu, ít tốn kém chi phí nên hiệu quả thu cũng cao hơn nhiều. Ở các nước đang phát triển, tiền thu được từ thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều hơn nhiều so với thuế thu nhập cá nhân. Còn ở các nước phát triển mặc dù thu từ thuế TNDN ít hơn so với thuế thu nhập cá nhân nhưng thuế TNDN giữ vai trò là loại thuế thu trước của thuế thu nhập cá nhân.


- Thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước. Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà nhà nước ưu tiên khuyến khích phát triển trong từng giai đoạn nhất định.


1.1.2.3. Đối tượng chịu thuế, nộp thuế TNDN

Đối tượng chịu thuế chính là tổng thu nhập trước thuế của doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập doanh nghiệp:

Người nộp thuế thực hiện theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế TNDN và Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN.

“Người nộp thuế theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế TNDN bao gồm:

a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật

chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và quy định tại các văn bản pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân; các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; các bên trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí, công ty điều hành chung;

b) Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

c) Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định này;

d) Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;

đ) Tổ chức khác ngoài tổ chức quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản này có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.”

1.1.2.4. Căn cứ và phương pháp tính thuế TNDN


Theo thông tư Số: 32/2013/QH13: Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:


Thuế TNDN phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất thuế TNDN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Kế toán thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của Công ty liên doanh điều hành Hoàng Long - 3


Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:


Thuế TNDN

phải nộp

=

(

Thu nhập

tính thuế

-

Phần trích lập quỹ

KH&CN

)

x

Thuế suất thuế

TNDN


Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loại thuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Xác định thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.

Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:


Thu nhập tính thuế

=

Thu nhập chịu thuế

-

Thu nhập được miễn thuế

+

Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Trong đó, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác, được xác định như sau:


Thu nhập chịu thuế


=


Doanh thu


-

Chi phí được trừ


+

Các khoản

thu nhập khác

Thuế suất áp dụng hiện nay đối với thuế TNDN:

Theo thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định:

- Thuế suất áp dụng 20% nếu Doanh thu năm 2013 không quá 20 tỷ đồng.

- Thuế suất áp dụng 22% nếu Doanh thu năm 2013 trên 20 tỷ đồng.

- Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Căn cứ vào vị trí khai thác, điều kiện khai thác và trữ lượng mỏ doanh nghiệp có dự án đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí gửi hồ sơ dự án đầu tư đến Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể cho từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.


1.1.2.5. Kê khai thuế TNDN

- Doanh nghiệp nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo. Hồ sơ khai thuế TNDN bao gồm: Tờ khai thuế tạm tính theo quý (Theo mẫu thống nhất của Bộ Tài chính ban hành).

- Doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai và nộp tờ khai thuế tạm nộp cả năm theo mẫu quy định cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất vào ngày 30 tháng 1 hàng năm. Căn cứ để kê khai là kết quả SXKD của năm trước và khả năng kinh doanh của năm tiếp theo để tự kê khai doanh thu, chi phí, TNCT, số thuế phải nộp cả năm, có thể chia ra từng quý theo mẫu của cơ quan thuế.

- Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ thì việc kê khai tính thuế căn cứ vào tỷ lệ TNCT trên doanh thu và thuế suất.

+ Doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế toán nhưng đã thực hiện bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ có hoá đơn, chứng từ, phải kê khai doanh thu và tính thuế hàng tháng theo công thức sau.


Thuế TNDN phải nộp


=


Doanh thu bán ra


x

Tỉ lệ (%) Thu nhập chịu thuế


x

Thuế suất thuế

TNDN

+ Hộ kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ mua, bán hàng hoá, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu để tính thu nhập chịu thuế và tính thuế theo công thức.


Thuế TNDN phải nộp


=


Doanh thu ấn định


x

Tỉ lệ (%) Thu nhập chịu thuế


x

Thuế suất

thuế TNDN


1.1.2.6. Nộp thuế TNDN

- Cơ sở sản xuất kinh doanh tự tạm nộp thuế TNDN hàng quý đầy đủ, đúng hạn vào NSNN. Thời hạn nộp thuế chậm nhất không quá ngày cuối quý.

- Cơ sở kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ thì tính thuế theo phương pháp tỷ lệ TNCT trên doanh thu, thời hạn phải nộp thuế như sau.

+ Cơ sở kinh doanh thực hiện việc bán hàng hoá dịch vụ có hoá đơn, chứng từ kê khai thuế hàng tháng, nộp thuế đầy đủ theo thông báo hàng tháng của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế hàng tháng thuế chậm nhất không quá ngày 30 của tháng tiếp theo.

+ Hộ kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ mua, bán hàng hoá, dịch vụ, tính thuế căn cứ vào mức doanh thu ấn định, thời hạn thông báo cùng với thời hạn nộp thuế.

- Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi cùng với việc kê khai nộp thuế GTGT.

1.1.2.7. Quyết toán thuế TNDN

- Hàng năm, khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải lập Tờ khai tự quyết toán Thuế TNDN.

- Thời hạn nộp tờ khai: Nộp kèm với báo cáo tài chính năm.

- Khi quyết toán, theo số liệu của Báo cáo tài chính, nếu số thuế TNDN còn lại phải nộp, doanh nghiệp phải nộp trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày nộp quyết toán năm.

1.2. Kế toán thuế GTGT và thuế TNDN

1.2.1. Nhiệm vụ của kế toán thuế trong doanh nghiệp


- Trực tiếp làm việc cơ quan thuế khi có phát sinh.


- Kiểm tra đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào, đầu ra của từng cơ sở.


- Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu

- Hằng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của toàn doanh nghiệp, phân loại theo thuế suất .


- Hằng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn doanh nghiệp theo tỉ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ.


- Theo dòi báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế của doanh nghiệp .


- Lập hồ sơ ưu đãi đối với dự án đầu tư mới, đăng ký đơn vị phát sinh mới hoặc điều chỉnh giảm khi có phát sinh.


- Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh.


- Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kỳ hoặc đột xuất (nhóm thuế suất, đơn vị cơ

sở).


- Kiểm tra hóa đơn đầu vào (sử dụng đèn cực tím ) đánh số thứ tự để dễ truy tìm, phát hiện loại hóa đơn không hợp pháp thông báo đến cơ sở có liên quan.


- Hằng tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của cơ sở ,toàn doanh nghiệp.


- Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế.


- Lập bảng kê danh sách lưu trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT theo thời gian, thứ tự số quyển không để thất thoát, hư hỏng.


- Kiểm tra đối chiếu biên bản trả, nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh.


- Lập kế hoạch thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, nộp ngân sách.


- Cập nhật kịp thời các thông tin về Luật thuế ,soạn thông báo các nghiệp vụ qui định của Luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để cơ sở biết thực hiện.


- Cùng phối hợp với kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở giữa báo cáo với quyết toán.


- Yêu cầu chấp hành nguyên tắc bảo mật.


- Cập nhật thep dòi việc giao nhận hoá đơn (mở sổ giao và ký nhận).


- Theo dòi tình hình giao nhận hoá đơn các đơn vị cơ sở.

- Hằng tháng, quý, năm, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn trong kỳ.


- Cập nhật và lập giấy báo công nợ các đơn vị cơ sở.


1.2.2. Kế toán thuế GTGT

1.2.2.1. Nguyên tắc hạch toán

- Cơ sở kinh doanh phải tổ chức kế toán thuế GTGT theo quy định của chế độ kế toán hiện hành và quy định tại Thông tư này.

- Cơ sở kinh doanh thực hiện Luật thuế GTGT, doanh thu bán hàng, thu nhập hoạt động tài chính, bất thường và giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào được kế toán theo quy định dưới đây:

- Doanh thu bán hàng, thu nhập hoạt động tài chính, bất thường:

Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu

trừ:

Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch

vụ (chưa có thuế GTGT) bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Thu nhập hoạt động tài chính, bất thường là tổng thu nhập (chưa có thuế GTGT).

Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT, và đối với hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:

Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ, bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) mà cơ sở kinh doanh được hưởng (Tổng giá thanh toán - bao gồm cả thuế).

Thu nhập hoạt động tài chính, bất thường là tổng thu nhập (tổng giá thanh toán).

- Giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào:

Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào là giá mua thực tế không có thuế GTGT đầu vào.

Đối với cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT và cơ sở kinh doanh không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản cố định, dịch vụ mua vào là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào).

Các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT phải kế toán chính xác, trung thực các chỉ tiêu:

- Thuế GTGT đầu ra phát sinh;

- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ;

- Thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp;

- Thuế GTGT được hoàn lại; được giảm.


1.2.2.2. Chứng từ kế toán

Các cơ sở kinh doanh phải thực hiện chế độ hoá đơn chứng từ theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Dưới đây là một số hoá đơn, chứng từ có liên quan đến kế toán thuế GTGT:

1. Hoá đơn giá trị gia tăng

2. Hoá đơn bán hàng

3. Hoá đơn tự in, chứng từ đặc thù

4. Bảng kê bán lẻ hàng hoá, dịch vụ

5. Bảng kê thu mua hàng nông sản, lâm sản, thuỷ sản của người trực tiếp sản xuất

1.2.2.3. Tài khoản sử dụng

Để kế toán thuế GTGT, bổ sung vào hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo các chế độ kế toán hiện hành Tài khoản 133 "Thuế GTGT được khấu trừ" và đổi tên, nội dung Tài khoản 3331 theo quy định dưới đây:

1.2.2.3.1. Tài khoản 133 - thuế GTGT được khấu trừ

Tài khoản 133 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 133


Bên Nợ

TK 133

Bên Có


- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.


- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;

- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;

- Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại.

Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN

chưa hoàn trả.


Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ

Tài khoản 1331 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.

Tài khoản 1332 - thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định

Tài khoản 1332 dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế.

1.2.2.3.2. Tài khoản 3331 "Thuế GTGT phải nộp"

Tài khoản 3331 dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp và Ngân sách Nhà nước.

Tài khoản này áp dụng chung cho đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 3331


Bên Nợ

TK3331

Bên Có

- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ

- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ;

- Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp

- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, sử dụng nội bộ;


- Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN

- Số thuế GTGT phải nộp của thu nhập hoạt động tài chính, thu nhập bất thường;

- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại

- Số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa nhập khẩu

Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào NSNN

Số dư bên Có: Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ


Tài khoản 3331 có hai Tài khoản cấp 3:

Tài khoản 33311 - Thuế GTGT đầu ra: dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ.

Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu: dùng để phản ánh thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu.

1.2.2.4. Hạch toán thuế GTGT

1.2.2.4.1. Hạch toán thuế GTGT đầu vào

Khi mua vật tư, hàng hoá, tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá nhập kho theo giá thực tế bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào, chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi,... từ nơi mua về đến doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 152, 153, 156, 211, 611,…

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào) Có TK 111, 112, 331, ... (Tổng giá thanh toán).

Khi mua vật tư, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá thực tế chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào và tổng giá thanh toán, ghi:

Nợ TK 621, 627, 641, 642, 241, ...

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 18/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí