Kế Toán Tài Sản Cố Định Theo Quy Định Theo Quy Định Của Chuẩn Mực Kế Toán Và Chế Độ Kế Toán Hiện Hành


giúp nhà quản lý lựa chọn phương án đầu tư hiệu quả nhất phù hợp với đặc điểm và tài chính của doanh nghiệp.

Tổ chức ghi chép và phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có cũng như tình hình tăng giảm và điều chuyển trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp.

Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn trong quá trình sử dụng. Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao hoặc kết chuyển kịp thời số khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa tài sản cố định, phản ánh chính xác chi phí thực tế về sửa chữa, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và chi phí sửa chữa tài sản cố định.

Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường tài sản cố định. Tham gia đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của Nhà nước.

Lập các báo cáo về tài sản cố định của doanh nghiệp. Tổ chức phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản và sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của tài sản cố định.

1.2 Kế toán tài sản cố định theo quy định theo quy định của Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành

1.2.1 Kế toán TSCĐ theo quy định của Chuẩn mực kế toán

Kế toán tài sản cố định được xem là một trong những nội dung quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Hiện có rất nhiều yếu tố chi phối đến hoạt động kế toán tài sản cố định tại các doanh nghiệp, nhưng nổi bật nhất vẫn là hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng dựa trên IAS/IFRS theo nguyên tắc học hỏi có chọn lọc, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của các doanh nghiệp Việt Nam. Điều đó đã góp phần tạo dựng khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế toán, tạo ra môi trường kinh tế bình đẳng làm lành mạnh hóa các quan hệ và các hoạt động tài chính và quan trọng hơn là tạo ra sự công nhận của quốc tế đối với Việt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 206 trang tài liệu này.


Nam trong quá trình hội nhập.

Kế toán tài sản cố định tại Công ty Cổ phần xăng dầu dầu khí Hà Nội - 4

Trong hệ thống 26 chuẩn mực Việt Nam đã ban hành, ngoài chuẩn mực kế toán VAS 01 (Chuẩn mực chung) quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì có hai chuẩn mực chi phối trực tiếp đến hoạt động kế toán tài sản cố định tại doanh nghiệp, gồm: VAS 03 (Tài sản cố định hữu hình) và VAS 04 (Tài sản cố định vô hình).

1.2.1.1 Chuẩn mực kế toán số 01 “Chuẩn mực chung”

Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Mọi giao dịch kinh tế liên quan đến tài sản cố định được ghi nhận tại thời điểm tài sản cố định ở trạng thái sẵn sàng sử dụng, không quan tâm đến thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền. Các giao dịch liên quan đến hoạt động tăng, giảm tài sản cố định được ghi nhận theo tiến độ thực hiện trong hoạt động của doanh nghiệp.

Nguyên tắc giá gốc: Giá trị các chỉ tiêu về tài sản, công nợ, chi phí… được phản ánh theo giá ở thời điểm mua tài sản đó, không phải giá trị tại thời điểm xác định giá tài sản tính theo giá thị trường. Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình mua ngoài được DN xác định dựa vào nguồn hình thành tài sản.

Nguyên tắc phù hợp: Tài sản cố định trong DN có nhiều loại với đặc tính hao mòn khác nhau, vì thế doanh nghiệp cần phải xác định phương pháp khấu hao phù cho từng loại tài sản cố định, phù hợp với lợi ích mà tài sản đó đem lại cho doanh nghiệp.

Nguyên tắc nhất quán: Đối với tài sản cố định trong doanh nghiệp, các phương pháp khấu hao khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau về chi phí khấu hao tài sản cố định và qua đó ảnh hưởng đến thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Vì vậy, khi doanh nghiệp đã lựa chọn được phương pháp khấu hao áp dụng cho từng tài sản cố định thì phải thực hiện một cách nhất quán, trừ khi có sự thay đổi trong cách sử dụng tài sản đó.


1.2.1.2 Chuẩn mực kế toán số 03 (VAS 03) - Tài sản cố định hữu hình và Chuẩn mực kế toán số 04 (VAS 04) - Tài sản cố định vô hình

a. Tiêu chuẩn ghi nhận

Tài sản cố định là một yếu tố quan trọng trong tổng giá trị tài sản cũng như thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, việc ghi nhận một tài sản là tài sản cố định hay một khoản chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ ảnh hưởng đáng kể đển báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 03) và VAS 04, theo đó, các tài sản được ghi nhận là tài sản cố định hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn tiêu chuẩn sau:

Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;

Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.

Đối với TSCĐ vô hình ngoài việc thỏa mãn bốn tiêu chuẩn nêu trên đồng thời còn thỏa mãn định nghĩa về tài sản cố định vô hình.

Để xác định một tài sản vô hình có thỏa mã định nghĩa tài sản cố định vô hình cần xem xét ba yếu tố sau:

Thứ nhất, tính có thể xác định được: Một tài sản cố định vô hình có thể xác định riêng biệt khi doanh nghiệp đem tài sản đó cho thuê, bán, trao đổi hoặc thu được lợi ích kinh tế cụ thể từ tài sản đó trong tương lai. Điều này thể hiện sự phân biệt giữa tài sản cố định vô hình và lợi thế thương mại.

Thứ hai, khả năng kiểm soát: Doanh nghiệp có quyền kiểm soát tài sản nếu doanh nghiệp có quyền thu lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản đó mang lại đồng thời cũng có khả năng hạn chế sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với lợi ích đó.

Thứ ba, lợi ích kinh tế trong tương lai: đó là việc tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí hoặc lợi ích khác từ việc sử dụng tài sản.

b. Ghi nhận ban đầu của tài sản cố định

Tài sản cố định trong doanh nghiệp có thể được hình thành theo nhiều phương


thức và từ nhiều nguồn khác nhau. Mỗi hình thức đầu tư tài sản cố định sẽ có các nội dung cụ thể để xác định nguyên giá TSCĐ. Dù là được hình thành theo phương thức nào thì nguyên giá TSCĐ vẫn phải được xác định dựa trên nguyên tắc: Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được tài sản đó tính đến thời điểm đưa vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các quy định về xác định nguyên giá tài sản cố định như sau:

Đối với tài sản cố định hữu hình

TSCDDHH hình thành do mua sắm: Nguyên giá TSCĐHH do mua sắm bao gồm giá mua (trừ các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các khoản liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

TSCĐHH hình thành do mua trả chậm: Nguyên giá TSCĐ được thanh toán theo phương thức trả chậm được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hạch toán.

TSCĐHH thuê tài chính: Nguyên giá của TSCĐHH thuê tài chính được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán “Thuê tài sản”

TSCĐHH hình thành do đầu tư XDCB theo phương thức giao thầu: Nguyên giá TSCĐHH là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan trực tiếp và lệ phí trước bạ (nếu có). Đối với TSCĐ là súc vật làm việc cho sản phẩm là nguyên giá bao gồm các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật từ lúc hình thành, đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí liên quan khác nếu có.

TSCĐHH tự xây dựng hoặc tự chế: Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng, hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử.

TSCĐHH hình thành do mua dưới hình thức trao đổi:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ


hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi.

TSCĐHH hình thành từ các nguồn khác: Nguyên giá TSCĐ hữu hình được hình thành từ các thành viên góp vốn, doanh nghiệp khác hay được tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu. Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu thì doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Đối với tài sản cố định vô hình

TSCĐVH hình thành do mua TSCĐVH riêng biệt: Nguyên giá TSCĐVH mua riêng biệt, bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

TSCĐVH hình thành từ việc sáp nhập doanh nghiệp: Nguyên giá TSCĐVH hình thành trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại là giá trị hợp lý của tài sản đó vào ngày mua (ngày sáp nhập doanh nghiệp).

TSCĐVH là quyền sử dụng đất có thời hạn: Nguyên giá TSCĐVH là quyền sử dụng đất có thời hạn khi được giao đất hoặc số tiền trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn liên doanh.

TSCĐVH được nhà nước cấp hoặc được biếu, tặng: Nguyên giá TSCĐ vô hình được nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu, được xác định theo giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

TSCĐVH mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá TSCĐVH trong trường hợp này được xác định tương tự như trường hợp TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi


TSCĐVH được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp:

Một tài sản được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp được ghi nhận là tài sản cố định vô hình khi thỏa mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình đồng thời doanh nghiệp phải phân chia quá trình hình thành tài sản theo hai giai đoạn nghiên cứu và giai đoạn triển khai.

Toàn bộ chi phí trong giai đoạn nghiên cứu được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Nếu doanh nghiệp không thể phân biệt được giai đoạn nghiên cứu với giai đoạn triển khai của một dự án nội bộ để tạo ra tài sản cố định vô hình thì toàn bộ chi phí phát sinh của dự án đó được hạch toán vào chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.

Nguyên giá tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan trực tiếp hoặc được phan bổ theo tiêu thức hợp lý và nhất quán từ các khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất thử nghiệm, đến chuẩn bị đưa tài sản đó vào sử dụng.

c. Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu

Theo đoạn (28) của Chuẩn mực kế toán số 03 và đoạn 53 của Chuẩn mực kế toán số 04, sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, tài sản cố định được xác định theo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại. Trường hợp TSCĐ được đánh giá lại theo quy định của Nhà nước thì nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại phải được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại. Chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ được xử lý và kế toán theo quy định của Nhà nước.

Trường hợp có phát sinh các khoản chi phí liên quan đến tài sản cố định sau khi ghi nhận ban đầu được xử lý như sau:

Đối với các khoản chi phí phát sinh được ghi nhận tăng nguyên giá tài sản cố định khi chúng được xác định một cách chắc chắn và nó có khả năng làm cho tài sản cố định tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu.

Đối với các khoản chi phí phát sinh không được ghi nhận tăng nguyên giá tài sản cố định không làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai của tài sản cố định .


d. Khấu hao tài sản cố định

Trong mục này, Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 và 04 đã làm rõ các chỉ tiêu: Giá trị phải khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích và phương pháp khấu hao TSCĐ

Thứ nhất, giá trị phải khấu hao của tài sản cố định là nguyên giá của TSCĐ ghi trên báo cáo tài chính trừ đi giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó. Giá trị khấu hao của TSCĐ phải được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng.

Thứ hai, thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ

Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định được doanh nghiệp xác định chủ yếu dựa trên mức độ sử dụng ước tính của tài sản. Đối với TSCĐVH thời gian khấu hao tối đa 20 năm, tuy nhiên, trong một số trường hợp thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐVH có thể vượt quá 20 năm khi có những bằng chứng tin cậy và xác định được cụ thể. Khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ phải xem xét các yếu tố sau:

Đối với TSCĐHH:

(a) Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó. Mức độ sử dụng được đánh giá thông qua công suất hoặc sản lượng dự tính;

(b) Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụng tài sản, như: Số ca làm việc, việc sửa chữa và bảo dưỡng của doanh nghiệp đối với tài sản, cũng như việc bảo quản chúng trong những thời kỳ không hoạt động;

(c) Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây truyền công nghệ hay do sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài sản đó sản xuất ra;

(d) Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản, như ngày hết hạn hợp đồng của tài sản thuê tài chính.

Đối với TSCĐVH:

(a) Khả năng sử dụng dự tính của tài sản;

(b) Vòng đời của sản phẩm và các thông tin chung về các ước tính liên quan


đến thời gian sử dụng hữu ích của các loại tài sản giống nhau được sử dụng trong điều kiện tương tự;

(c) Sự lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ;

(d) Tính ổn định của ngành sử dụng tài sản đó và sự thay đổi về nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm hoặc việc cung cấp dịch vụ mà tài sản đó đem lại;

(e) Hoạt động dự tính của các đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm tàng;

(f) Mức chi phí cần thiết để duy trì, bảo dưỡng;

(g) Thời gian kiểm soát tài sản, những hạn chế về mặt pháp lý và những hạn chế khác về quá trình sử dụng tài sản;

(h) Sự phụ thuộc thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình với các tài sản khác trong doanh nghiệp.

Ngoài ra, do thời gian sử dụng của tài sản chỉ là ước tính nên tùy theo chính sách của từng doanh nghiệp và thời gian ước tính của tài sản có thể ngắn hơn thời gian sử dụng thực tế của nó.

Thứ ba, Phương pháp khấu hao: Có ba phương pháp khấu hao TSCĐ:

Phương pháp khấu hao đường thẳng. Theo phương pháp này, số khấu hao hằng năm không đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần. Theo phương pháp này, số khấu hao hằng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.

Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm. Phương pháp này dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra.

e. Dừng ghi nhận tài sản cố định

Tài sản cố định được ghi giảm khi thanh lý, nhượng bán hoặc xét thấy không thu được lợi ích kinh tế từ việc tiếp tục sử dụng tài sản.

Lãi hay lỗ phát sinh do thanh lý, nhượng bán TSCĐ được xác định bằng số chênh lệch giữa thu nhập với chi phí thanh lý, nhượng bán cộng (+) giá trị còn lại của TSCĐ. Số lãi, lỗ này được ghi nhận là một khoản thu nhập hay chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.

Xem tất cả 206 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí