VH5 | Sự nhất trí về mục tiêu phát triển | |
20 | VH6 | Xây dựng hình ảnh bên trong và bên ngoài DN |
6. Trình độ của nhân viên kế toán | ||
21 | TD1 | Bằng cấp của nhân viên kế toán |
22 | TD2 | Hiểu biết về đặc điểm kinh doanh của DN |
23 | TD3 | Kỹ năng công nghệ thông tin |
24 | TD4 | Chuyên môn tài chính và kế toán quản trị |
25 | TD5 | Khả năng sáng tạo |
7. Hệ thống công nghệ thông tin | ||
26 | CNTT1 | Hệ thống CNTT linh hoạt cho phép thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu thích hợp phục vụ cho KTQT thực hiện đánh giá HQHĐ của DN. |
27 | CNTT2 | Hệ thống CNTT cung cấp cơ sở dữ liệu đầy đủ và cập nhật để hỗ trợ cho KTQT thực hiện đánh giá HQHĐ của DN |
28 | CNTT3 | Phần mềm kế toán có thể kết nối với các ứng dụng/phần mềm khác trong DN (nếu có) để kế toán có thể nhập và truy xuất dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá HQHĐ của DN |
8. Mức độ cạnh tranh của môi trường kinh doanh | ||
29 | MTKD1 | Mức độ cạnh tranh về giá |
30 | MTKD2 | Mức độ cạnh tranh trong việc phát triển sản phẩm mới |
31 | MTKD3 | Mức độ cạnh tranh về các kênh phân phối/marketing |
32 | MTKD4 | Mức độ cạnh tranh về thị phần/doanh thu |
9. Thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN | ||
33 | TH1 | Xác lập hệ thống chỉ số đánh giá |
34 | TH 2 | Thu thập dữ liệu phục vụ đánh giá HQHĐ |
35 | TH 3 | Xử lý dữ liệu, phân tích thông tin để đánh giá HQHĐ của DN |
36 | TH 4 | Cung cấp thông tin về HQHĐ của DN |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Thuyết Khuếch Tán Sự Đổi Mới (Diffusion Of Innovation Theory)
- Kế toán quản trị với việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam - 10
- Mô Hình Nghiên Cứu Thực Nghiệm Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thực Hiện Ktqt Để Đánh Giá Hqhđ Của Các Dn Lữ Hành Việt Nam
- Thống Kê Theo Quy Mô Dn Về Số Lao Động Và Doanh Thu
- Thống Kê Mức Độ Sử Dụng Các Chỉ Số Đánh Giá Hqhđ Khách Hàng
- Xử Lý Dữ Liệu, Phân Tích Thông Tin Về Hiệu Quả Hoạt Động
Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.
(Nguồn: NCS xây dựng)
Sau khi mã hóa dữ liệu, NCS tiến hành thực hiện phân tích thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan pearson và phân tích hồi quy để xác định được các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam. Kết quả của các phân tích này sẽ được trình bày chi tiết ở Chương 3.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận án đã trình bày rõ phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án, bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính: Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng để tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa lý luận chung về KTQT để đánh giá HQHĐ; Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng nhằm thu thập các thông tin từ nhà quản lý DN về mục tiêu hoạt động và nhu cầu thông tin về HQHĐ, thu thập các thông tin từ Kế toán trưởng, nhân viên kế toán thực hiện công việc đánh giá HQHĐ của DN để nắm được quy trình đánh giá HQHĐ của DN tại một số DN lữ hành hiện nay, và xin ý kiến về các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất có ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam; Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của DN lữ hành gồm 08 biến độc lập và 01 biến phụ thuộc;
Phương pháp nghiên cứu định lượng (bao gồm thiết kế phiếu điều tra, thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu với các kỹ thuật từ mã hóa dữ liệu, thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích tương quan pearson và phân tích hồi quy) được thực hiện nhằm phản ánh rõ thực trạng KTQT với việc đánh giá HQHĐ trong các DN lữ hành Việt nam và kiểm định các giả thuyết, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất đến việc thực hiện KTQT để đánh giá HQHĐ của các DN lữ hành Việt nam.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TẠI VIỆT NAM
3.1. Tổng quan về doanh nghiệp lữ hành tại Việt nam
3.1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp lữ hành
DN lữ hành là một loại hình DN đặc biệt, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho du khách. Ngoài ra, các DN lữ hành còn có thể tiến hành các hoạt động trung gian là bán sản phẩm của các nhà cung cấp sản phẩm du lịch hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh tổng hợp khác, đảm bảo phục vụ các nhu cầu của du khách từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng trong quá trình du lịch của họ.
Trải qua hơn 60 năm thành lập và phát triển, tính đến nay, Việt nam đã có hơn 2000 DN được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và hàng ngàn DN lữ hành nội địa (http://dulichvietnam.org.vn/). Chính sách, thể chế tạo nền tảng thúc đẩy du lịch phát triển đã được hình thành và đổi mới phù hợp với điều kiện và xu hướng phát triển du lịch thế giới. Pháp lệnh Du lịch năm 1999, Luật Du lịch năm 2005, Luật Du lịch năm 2017 được Quốc hội thông qua để điều chỉnh các quan hệ du lịch ở tầm cao, khẳng định vai trò, vị thế của ngành Du lịch và thể chế hóa đường lối phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho hoạt động du lịch nói chung, hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nói riêng phát triển đi vào nề nếp và có định hướng, mục tiêu rõ ràng.
Lực lượng kinh doanh dịch vụ lữ hành cả quốc tế và nội địa phát triển mạnh, thích nghi với điều kiện và môi trường kinh doanh, làm ăn có hiệu quả. Trước Đại hội Đảng lần thứ IX, trong kinh doanh lữ hành chỉ có DN nhà nước và DN liên doanh với nước ngoài được phép hoạt động. Đến nay, hoạt động kinh doanh lữ hành có sự tham gia của các DN có vốn nhà nước, DN có vốn nước ngoài, các DN cổ phần, DN tư nhân và nhiều nhất là các DN trách nhiệm hữu hạn. Cụ thể: có 65,7% DN trách nhiệm hữu hạn; 32,6% DN cổ phần; 0,8% DN có vốn đầu tư nước ngoài; xấp xỉ 0,3% DN có vốn nhà nước và 0,6% DN tư nhân (http://dulichvietnam.org.vn).
Theo qui định của Luật Du lịch, các DN kinh doanh dịch vụ lữ hành gồm DN kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và DN kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Trong đó, các DN kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được chia theo phạm vi kinh doanh gồm: DN kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam, DN kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài, DN kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt
Nam và khách du lịch ra nước ngoài, đồng thời, DN kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Số lượng DN kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tăng dần hàng năm với tốc độ tăng trưởng dao động trong khoảng 7% - 9%.
Trong số các DN kinh doanh lữ hành quốc tế, các DN nhỏ và siêu nhỏ chiếm tỷ lệ khá cao 84,4%, các DN vừa chiếm 12% và còn lại là các DN lớn, chiếm tỷ trọng 3,6%. Trong số các DN nhỏ và siêu nhỏ, 57% số DN chỉ đăng ký kinh doanh inbound và 43% DN đăng ký kinh doanh cả inbound và outbound. Tỷ lệ này giảm lần lượt ở các DN vừa và các DN lớn. Theo đó, có đến 53% DN vừa và 60% DN lớn đăng ký kinh doanh cả inbound và outbound (http://dulichvietnam.org.vn/d1763/tong-quan- lu-hanh-viet-nam.html).
Năm 2019, trong bối cảnh du lịch thế giới tăng trưởng chậm lại, du lịch Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng 16,2% so với năm 2018), hoàn thành chỉ tiêu Chính phủ giao; khách du lịch nội địa và tổng thu từ khách du lịch tăng trưởng tích cực. Cụ thể: Việt nam đã đạt 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 85 triệu lượt khách du lịch nội địa, tạo ra nguồn thu 755 nghìn tỷ, đóng góp 9,2% GDP (https://vietnamtourism.gov.vn/).
Biểu 3.1: Số lượng và tăng trưởng khách năm 2019 từ các thị trường gửi khách quốc tế nhiều nhất đến Việt nam
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Giai đoạn 2015-2019, lượng khách quốc tế đã tăng 2,3 lần từ 7,9 triệu lượt (năm 2015) lên 18 triệu lượt (năm 2019), đạt tăng trưởng bình quân 22,7%/năm. Đây
là tốc độ tăng rất cao so với mức tăng bình quân 7,6%/năm giai đoạn 2011-2015 và là mức cao hàng đầu thế giới theo các báo cáo hàng năm của UNWTO.
Biểu 3.2: Khách quốc tế đến Việt nam theo năm (giai đoạn 2015-2019)
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Bên cạnh đó, lượt khách du lịch nội địa cũng tăng 6,3% so với năm 2018. Giai đoạn 2015-2019, khách nội địa đã tăng gần 1,5 lần từ 57 triệu lượt năm 2015 lên 85 triệu lượt năm 2019, tăng bình quân 10,5% mỗi năm (https://vietnamtourism.gov.vn/). Như vậy, mức độ mức độ tăng trưởng của lượt khách quốc tế đến Việt nam cao hơn mức độ tăng trưởng của lượt khách nội địa. Điều này dẫn đến tổng thu từ lượt khách quốc tế đến Việt nam luôn cao hơn tổng thu từ lượt khách nội địa.
Biểu 3.3 (a & b): Tổng thu từ khách du lịch năm 2019; Và Tổng thu từ du lịch quốc tế và du lịch nội địa giai đoạn 2015-2019 (nghìn tỷ đồng)
Nguồn: Báo cáo thường niên du lịch Việt nam 2019
Cuốn theo guồng xoáy đó, hệ thống DN lữ hành ngày càng lớn mạnh. Tính đến năm 2019, Việt nam có 2667 DN lữ hành quốc tế và hơn 500 DN lữ hành nội địa nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường du lịch quốc tế đến và thị trường du lịch nội địa.
Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid, thị trường du lịch gần như “đóng băng”. Theo thống kê của Sở Du lịch TP.HCM: “Chỉ có khoảng hơn một nửa số DN lữ hành là còn đang hoạt động cầm chừng tại TP.HCM sau 5 tháng đầu năm 2021, cụ thể: toàn thành phố có 1.049 DN lữ hành, trong đó 567 DN đang hoạt động (chiếm 52%). 105 DN tạm ngưng hoạt động (chiếm 9,6%), 392 DN không hoạt động (chiếm 35,9%) và 27 DN thay đổi trụ sở đi nơi khác (chiếm 2,5%)”. Còn tại Hà nội, tính đến hết tháng 2/2021, khoảng 95% số lượng DN, đại lý lữ hành đóng cửa, dừng hoạt động trên địa bàn Hà nội; Đã có 267/1191 DN lữ hành quốc tế bị thu hồi giấy phép và dừng hoạt động, 11/103 DN lữ hành nội địa rút giấy phép kinh doanh (Tường Bách, 2021).
Trong tổng số hơn 2000 DN lữ hành đang hoạt động (tính đến tháng 3 năm 2020), NCS thực hiện điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên để thu thập thông tin về đặc điểm của các DN lữ hành. Kết quả khảo sát cho thấy :
Thông tin hồ sơ liên quan đến đối tượng khảo sát được thu thập qua các câu hỏi thuộc phần I của bảng hỏi để có được cái nhìn tổng thể về mẫu đối tượng nghiên cứu. Nội dung các câu trả lời cho phần I của Bảng hỏi bao gồm thông tin về người trả lời và của DN khảo sát, qua đó thông tin về phạm vi hoạt động, số tuổi của DN, quy mô DN về số lượng lao động, quy mô doanh thu, quy mô nguồn vốn và số lượng nhân viên kế toán tại DN được cung cấp. Những thông tin này rất hữu ích để hiểu về nền tảng của người trả lời và cung cấp dữ liệu để phân tích thống kê về đặc điểm mẫu. Bảng 3.1 dưới đây trình bày thông tin về đặc điểm của các DN tham gia khảo sát.
Bảng 3.1: Đặc điểm mẫu
Thuộc nhóm | Số phiếu | Tỷ lệ phần trăm | |
Phạm vi hoạt động | |||
Nội địa | 28 | 14,36% | |
Cả nội địa và quốc tế | 167 | 85,64% | |
Tổng | 195 | 100% | |
Số tuổi của DN (tuổi) | |||
< 5 | 0 | 0% | |
Từ 5-10 | 104 | 53,33% |
77 | 39,49% | ||
Trên 20 | 14 | 7,18% | |
Tổng | 195 | 100% | |
Số lao động của DN | |||
< 10 | DN siêu nhỏ | 0 | 0% |
Từ 11- 50 | DN nhỏ | 138 | 70,77% |
Từ 51 đến 100 | DN vừa | 43 | 22,05% |
Trên 100 | DN lớn | 14 | 7,18% |
Tổng | 195 | 100% | |
Tổng doanh thu của năm (tỷ đồng) | |||
< 10 | 0 | 0% | |
Từ 10 – 100 | 114 | 58,46% | |
Từ 101 - 300 | 67 | 34,36% | |
Trên 300 | 14 | 7,18% | |
Tổng | 195 | 100% | |
Tổng nguồn vốn (Tỷ đồng) | |||
< 03 | 0 | 0% | |
Từ 03 – 50 | 144 | 73,85% | |
Từ 51 -100 | 37 | 18,97% | |
Trên 100 | 14 | 7,18% | |
Tổng | 195 | 100% | |
Loại hình DN | |||
Công ty cổ phần | 113 | 57,95% | |
Công ty TNHH | 82 | 42,05% | |
Công ty hợp danh | 0 | 0 | |
Tổng | 195 | 100% | |
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý | |||
Trực tuyến | 0 | 0% | |
Chức năng | 0 | 0% | |
Trực tuyến chức năng | 195 | 100% |
(Nguồn: NCS tổng hợp)
Bảng 3.1 cho thấy :
Về phạm vi hoạt động: Trong tổng 195 phiếu trả lời, có tới 167 Phiếu cho biết DN có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, chiếm tỷ trọng 85,64%. Con số này hoàn toàn phù hợp với môi trường kinh doanh hiện tại ở Việt nam hiện nay. Vì theo quy định của Luật du lịch, các DN có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đều được phép kinh doanh cả lữ hành quốc tế và lữ hành nội địa, trong khi điều kiện để có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đã đơn giản hơn so với trước đây (Là DN được thành lập hợp pháp theo quy định của Luật DN 2014; Thực hiện ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế tại ngân hàng (500.000.000 đồng); Điều kiện về người phụ trách DN kinh doanh lữ hành quốc tế phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành (Khoản 2, điều 31, Luật du lịch 2017). Theo đó, điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế đã được nới lỏng, Nhà nước tạo điều kiện để khối DN ngoài quốc doanh phát triển, nên trong những năm gần đây, số lượng DN lữ hành quốc tế tăng với tốc độ cao.
Về số tuổi của DN: Trong 195 phiếu trả lời, chỉ có 7,18% DN trên 20 tuổi, gần 40% DN từ 11- 20 tuổi và hơn 50% DN từ 5-10 tuổi.
Số tuổi của DN
<5 Từ 5-10 Từ 11-20 trên 20
Hình 3.1: Thống kê theo số tuổi của DN
(Nguồn: NCS tổng hợp) Về quy mô DN : Quy mô về số lao động, doanh thu và nguồn vốn.
Nhìn vào biểu đồ hình tròn cho thấy, toàn bộ các DN quy mô lớn tham gia khảo sát đều đạt doanh thu > 300 tỷ đồng, chứng tỏ năng lực hoạt động của các DN này xứng tầm với quy mô của mình. Kết quả khảo sát cho thấy có 70,77% DN tham gia khảo sát được xếp vào loại DN quy mô nhỏ (số lao động của DN), nhưng chỉ có 58,46% DN qui mô nhỏ (về tổng doanh thu). Kết quả này nói lên rằng, có một số lượng DN lữ hành quy mô nhỏ (về số lượng lao động) nhưng năng lực hoạt động rất tốt vì đã đạt ngưỡng doanh thu của DN quy mô vừa. Tương tự như vậy, tỷ lệ DN có