Sự Cần Thiết Phải Phân Bổ Chi Phí Gián Tiếp Cho Các Bộ Phận

lên 90%. Nếu quá trình này được thực hiện thì tỷ lệ số dư đảm phí, số lượng bán và mức doanh thu ở điểm hòa vốn của doanh nghiệp đối với sản phẩm là bao nhiêu?

8. Sử dụng số liệu ở yêu cầu 7, giả thiết quá trình đầu tư được thực hiện và khối lượng bán như năm trước. Hãy xác định độ lớn đòn bẩy kinh doanh trong trường hợp này rồi đem so sánh với độ lớn đòn bẩy kinh doanh ở yêu cầu 2. Cho nhận xét. Theo quan điểm của bạn có nên ủng hộ việc đầu tư của doanh nghiệp hay không? Giải thích. Bài tập 4.11.

Công ty AB có số liệu năm 200N như sau :

1. Biến phí sản xuất hàng năm: Nguyên vật liệu trực tiếp 2.000 đồng/sản phẩm; nhân công trực tiếp 1.500 đồng/sản phẩm; biến phí sản xuất chung 500 đồng/sản phẩm; biến phí bán hàng và quản lý 1.000 đồng/sản phẩm

2. Hàng năm, định phí sản xuất: 3.500.000 đồng; định phí bán hàng quản lý

2.500.000 đồng.

3. Đơn giá bán 9.000 đồng/sản phẩm và mức tiêu thụ thực tế 2.000 sản phẩm

4. Năng lực sản xuất kinh doanh hằng năm từ 1.700 sản phẩm – 2.800 sản phẩm và thuế suất thuế TNDN 20%.

Yêu cầu :

1. Xác định số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí.

2. Xác định điểm hòa vốn, doanh thu an toàn và vẽ đồ thị biểu diễn điểm hòa vốn.

3. Xác định sản lượng, doanh thu để công ty đạt mức lợi nhuận trước thuế là

2.400.000 đồng và sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 1.920.000 đồng.

4. Giả sử đơn giá bán, biến phí đơn vị và tổng định phí không thay đổi, tính nhanh lợi nhuận khi doanh thu tăng lên 1.000.000 đồng và khi doanh thu tăng lên 20% Bài tập 4.12.

Tại công ty A trong năm 200N có các tài liệu liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)

- Số lượng sản phẩm tiêu thụ 80.000

- Giá bán một sản phẩm 400

- Tổng giá vốn hàng bán 22.600.000

+ Chi phí NVLTT: 8.000.000

+ Chi phí NCTT: 6.400.000

+ Biến phí SXC: 3.200.000

+ Định phí SXC: 5.000.000

- Hoa hồng bán hàng 5% giá bán

- Chi phí bao bì đóng gói 20/sản phẩm

- Tổng chi phí quảng cáo 3.000.000/năm

- Tổng biến phí QLDN 800.000/năm

- Tổng định phí QLDN 4.000.000 /năm

Yêu cầu:

1. Lập báo cáo thu nhập theo cách ứng xử chi phí và xác định sản lượng và doanh thu hoà vốn. Vẽ đồ thị hoà vốn.

2. Công ty có năng lực sản xuất tối đa là 130.000 sản phẩm/năm với kết quả kinh doanh trên, ban giám đốc công ty đang xem xét một số phương án cải tiến hoạt động cho năm 200N như sau (các phương án độc lập với nhau):

a. Giảm 5% giá bán để tăng khối lượng tiêu thụ lên đến năng lực tối đa.

b. Tăng giá bán 25%, tăng chi phí quảng cáo thêm 8.000.000 và tăng tiền hoa hồng lên bằng 10% giá bán. Nếu thực hiện những điều này, khối lượng tiêu thụ sẽ tăng thêm 50%.

c. Tặng cho người mua một món quà trị giá 50 khi mua sản phẩm, bằng biện pháp này số lượng sản phẩm bán sẽ tăng 30%.

Nên chọn phương án nào? Tại sao?

3. Một công ty nước ngoài muốn mua 30.000 sản phẩm nếu giá cả phải chăng (việc bán lô hàng này không ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ trong nước của công ty). Tuy nhiên, để bán được lô hàng này công ty phải trả thêm 1.100.000 để quảng cáo cho sản phẩm ở hải ngoại và phải tốn thêm 30 nguyên liệu/sản phẩm để gia công lại sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn nước ngoài nhưng ngược lại công ty không phải mất khoản tiền hoa hồng và bao bì đóng gói.

Công ty phải bán với giá là bao nhiêu để có thể đạt được điểm hoà vốn với tất cả số sản phẩm bán trong năm 200N?

Bài tập 4.13.

Công ty TNHH Tú Anh kinh doanh 3 loại sản phẩm A, B, C trên các thị trường khác nhau. Tổng định phí hoạt động bình quân hàng năm là 3.495 triệu đồng. Kết quả doanh thu và chi phí khả biến bình quân thực hiện của năm trước và kế hoạch dự kiến của năm tới như sau:


Chỉ tiêu

A

B

C

Kế

hoạch

Thực

hiện

Kế

hoạch

Thực

hiện

Kế

hoạch

Thực

hiện

1. Doanh thu (triệu đồng)

3.600

2.400

1.500

3.000

2.100

2.400

2. Tỷ lệ biến phí (%)

30

30

80

80

55

55

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Kế toán quản trị - 16

Yêu cầu:

1. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo dạng số dư đảm phí cho quá trình thực hiện năm trước và cho kế hoạch dự kiến năm nay.

2. Xác định doanh thu hòa vốn của năm trước và kế hoạch trong năm nay

3. Giải thích tại sao doanh thu như nhau mà điểm hòa vốn lại khác nhau?

Bài tập 4.14.

Công ty sản xuất và thương mại VINABI đang sản xuất kinh doanh 3 mặt hàng, các mặt hàng đều tương đối đồng chất, các thông tin về các mặt hàng kinh doanh như sau:

Sản phẩm

A

Sản phẩm

B

Sản phẩm

C

1. Giá bán đơn vị sản phẩm (1.000 đồng)

30

20

25

2. Tỷ lệ chi phí khả biến so với doanh thu (%)

50

45

0

3. Sản lượng tiêu thụ trong kỳ (sản phẩm)

40.000

30.000

30.000

4. Định phí hoạt động cả năm (1.000 đồng)

1.560.000

Chỉ tiêu

Yêu cầu:

1. Xác định sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn của từng mặt hàng

2. Công ty muốn đầu tư công nghệ mới cho 1 trong 3 sản phẩm, với chi phí đầu tư là 300 triệu đồng, khi đó biến phí của sản phẩm đầu tư giảm 20%, chất lượng sản phẩm tăng, do vậy dự kiến sản lượng tiêu thụ tăng gấp đôi và không ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ của các sản phẩm khác. Theo bạn công ty nên đầu tư vào sản phẩm nào?

3. Công ty dự kiến đưa ra một chiến dịch quảng cáo 1 trong 3 sản phẩm trên thị trường mới, chi phí quảng cáo là 500 triệu đồng, khi đó doanh thu tăng thêm là 4,5 tỷ đồng. Theo bạn công ty nên quảng cáo cho sản phẩm nào? Tại sao?

4. Giả thiết cơ cấu tiêu thụ tính theo doanh thu của 3 sản phẩm A, B, C tương ứng là 0,4; 0,3; 0,3. Hãy xác định tỷ lệ số dư đảm phí bình quân, doanh thu hòa vốn. Giải thích sự khác nhau của doanh thu hòa vốn ở yêu cầu 4 và yêu cầu 1.

5. Xác định cơ cấu chi phí, đòn bẩy kinh doanh khi công ty chưa đầu tư và sau khi đầu tư. Giải thích nguyên nhân sự tăng, giảm của lợi nhuận trước khi và sau khi đầu tư công nghệ mới.

Bài tập 4.15.

Công ty thương mại XAPHONG đang kinh doanh 3 loại bột giặt trên thị trường Hà Nội. Việc trả lương cho nhân viên bán hàng tính theo doanh thu là 20%. Giám đốc kinh doanh đang xem xét khả năng sinh lời của các mặt hàng để xác định chiến lược kinh doanh cho kỳ tới. Giám đốc dự kiến giảm 40% doanh thu, 1 trong 3 sản phẩm hoặc tăng cường quảng cáo 1 trong 3 sản phẩm khi đó chi phí quảng cáo dự kiến là 150 triệu đồng. Các thông tin chi tiết về các sản phẩm như sau:

Chỉ tiêu

OMO

BOY

FINE

1. Giá bán đơn vị (1.000 đồng/kg)

12

14

16

2. Chi phí khả biến sản xuất so với doanh thu (%)

15

20

20

3. Khối lượng tiêu thụ (kg)

300.000

400.000

300.000

4. Khi giảm giá 40% thì khối lượng tiêu thụ dự kiến (kg)

750.000

650.000

820.000

5. Khi quảng cáo thì khối lượng tiêu thụ dự kiến (kg)

450.000

520.000

690.000

6. Định phí hoạt động 1 năm (1.000 đồng)

600.000

Yêu cầu:

1. Theo bạn Giám đốc kinh doanh nên chọn 1 trong 3 phương án nào sau đây: giảm giá bán, quảng cáo, vẫn giữ nguyên phương án hiện tại?

2. Hãy lập báo cáo kết quả kinh doanh theo chức năng của chi phí, biết chi phí cố định của công ty có 80% thuộc chi phí quản lý doanh nghiệp, 20% thuộc chi phí bán hàng.

CHƯƠNG 5. BÁO CÁO BỘ PHẬN - PHÂN TÍCH BÁO CÁO BỘ PHẬN


Tóm tắt nội dung chương

Các chuyên gia kế toán cần phân bổ chi phí phục vụ cho các bộ phận chức năng một cách khoa học đảm bảo độ chính xác của đối tượng chịu chi phí. Chính vì thế cần am hiểu bản chất, nguồn gốc phát sinh của các yếu tố chi phí, tiêu thức phân bổ chi phí, các phương pháp phân bổ. Báo cáo bộ phận và phân tích báo cáo bộ phận cũng nhằm đánh giá trách nhiệm của các cấp quản trị trong doanh nghiệp từ đó đưa ra các thông tin hữu ích cho việc đưa ra quyết định tối ưu. Báo cáo kết quả kinh doanh theo 2 phương pháp xác định chi phí trực tiếp và toàn bộ, giải thích sự khác nhau về lợi nhuận giữa 2 cách tiếp cận trên.


5.1. Khái niệm và đặc điểm của báo cáo bộ phận

5.1.1. Khái niệm

Trong bất kỳ một tổ chức hoạt động kinh doanh nào đều bao gồm các bộ phận cấu thành, mỗi một bộ phận đó thường gọi là một trung tâm trách nhiệm gắn với các nhiệm vụ kinh doanh và cơ chế tài chính cụ thể. Để đánh giá trách nhiệm của các bộ phận thường thông qua việc phân tích báo cáo bộ phận sau một kỳ hoạt động hoặc dự toán các chỉ tiêu kinh tế cho kỳ tới.

Báo cáo bộ phận hay còn gọi là Báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận nhằm phản ánh doanh thu, chi phí và kết quả của từng bộ phận, cung cấp thông tin cho các nhà quản trị để đưa ra quyết định phù hợp.

Bộ phận của doanh nghiệp có thể được hiểu là sản phẩm, dịch vụ, nhóm mặt hàng, cửa hàng, thị trường, phân xưởng, thời gian…

Ví dụ: Báo cáo tình hình chi phí sản xuất, giá thành sản xuất sản phẩm của phân xưởng nhằm đánh giá trách nhiệm của các cấp quản trị phân xưởng như quản đốc, đội trưởng sản xuất. Báo cáo doanh thu của các cửa hàng, các thị trường, ngành hàng nhằm đánh giá trách nhiệm của cửa hàng trưởng, phụ trách bán hàng. Báo cáo bộ phận của dịch vụ kinh doanh nhằm đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của các trưởng bộ phận từ đó đưa ra quyết định đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất…

5.1.2. Đặc điểm

Báo cáo bộ phận thường có những đặc điểm sau:

- Báo cáo bộ phận thường lập theo cách ứng xử của chi phí. Phân chia chi phí của doanh nghiệp thành biến phí và định phí, trong định phí thành định phí trực tiếp và định phí chung. Việc xây dựng báo cáo này có tác dụng trong việc phân tích nhanh các thông tin nhằm đưa ra quyết định phù hợp

- Báo cáo bộ phận thường lập ở nhiều mức độ hoạt động khác nhau, ở nhiều phạm vi khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng thông tin của các cấp quản trị và đặc điểm của hoạt động kinh doanh cụ thể từng cấp. Thông thường cấp quản trị thấp thì báo cáo bộ phận càng chi tiết, mức chi tiết giảm dần khi ở cấp quản trị cao. Ví dụ, báo cáo bộ phận của từng phân xưởng thường được lập theo từng sản phẩm, từng tổ sản xuất nhằm cung cấp thông tin cho quản đốc phân xưởng về tình hình sản xuất các sản phẩm và từng tổ sản xuất để có các quyết định phù hợp. Nhưng báo cáo bộ phận của doanh nghiệp thường lập theo từng phân xưởng, thị trường tiêu thụ để cung cấp cho Giám đốc doanh nghiệp biết được tình hình sản xuất của các phân xưởng, tiêu thụ trên các thị trường để đưa ra các quyết định phù hợp.

- Báo cáo bộ phận thường được lập theo một trong ba tiêu thức: Nội dung kinh tế của các hoạt động, địa điểm phát sinh và thời gian hoạt động. Trong một số trường hợp báo cáo bộ phận xây dựng có thể kết hợp đồng thời cả 3 tiêu thức trên.

- Báo cáo bộ phận không chỉ phản ánh chi phí trực tiếp phát sinh ở bộ phận mà còn bao gồm cả những khoản chi phí chung được phân bổ nằm ngoài tầm kiểm soát của người quản lý cấp đó. Ví dụ: báo cáo bộ phận của các chi nhánh còn bao gồm cả các khoản chi phí của công ty được phân bổ.

- Báo cáo bộ phận nhằm cung cấp thông tin cho nội bộ trong từng cấp, doanh nghiệp để đưa ra các quyết định phù hợp.

5.2. Phân bổ chi phí gián tiếp cho các bộ phận

5.2.1. Sự cần thiết phải phân bổ chi phí gián tiếp cho các bộ phận

Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì không chỉ có các bộ phận trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ, mà còn có các bộ phận phục vụ cùng hỗ trợ để sản xuất ra sản phẩm. Bộ phận này có nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng nội bộ doanh nghiệp, để hoạt động, bộ phận này cũng phát sinh các chi phí. Các chi phí này mặc dù không liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh chính nhưng có ảnh hưởng đến kết quả chung của toàn doanh nghiệp. Vì vậy, chúng được coi là một phần của chi phí sản xuất hay thực hiện dịch vụ. Do vậy, để đánh giá chính xác giá thành, kết quả của sản phẩm, dịch vụ cần phải lựa chọn các tiêu thức phân bổ chi phí phục vụ cho phù hợp với đối tượng cụ thể, góp phần nâng cao độ tin cậy của các quyết định. Ví dụ, công ty may thường có các phân xưởng sản xuất chính đó là phân xưởng cắt, phân xưởng may và đóng gói tạo ra các sản phẩm may mặc. Bên cạnh đó còn có các bộ phận sản xuất phụ như tổ cơ khí, tổ điện có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cho các phân xưởng sản xuất chính để tạo ra sản phẩm. Do vậy muốn đánh giá chính xác kết quả và hiệu quả kinh doanh của các sản phẩm cần phải phân bổ chi phí của các bộ phận sản xuất phụ như tổ cơ khí, tổ điện cho các phân xưởng cắt, may và đóng gói.

5.2.2. Nguyên tắc phân bổ chi phí gián tiếp

Việc phân bổ chi phí gián tiếp cho các bộ phận là cần thiết nhưng phải tuân thủ theo một nguyên tắc nhất định, để không ảnh hưởng nhiều đến việc đánh giá kết quả và hiệu quả của các hoạt động tác động tới các quyết định kinh doanh. Do vậy trước khi phân bổ chi phí gián tiếp cần lựa chọn những tiêu thức khoa học nhằm đảm bảo độ chính xác của các khoản chi phí cho từng đối tượng. Tiêu thức phân bổ chi phí gián tiếp thường bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí chung trực tiếp, thời gian lao động, diện tích mặt bằng sử dụng, số kw điện sử dụng, trọng lượng vận chuyển, số công nhân sản xuất…

Tiêu thức phân bổ chi phí gián tiếp thường dựa trên những cơ sở khoa học sau:

- Tiêu thức đó phải đảm bảo tính đại diện của chi phí cần phân bổ, có nghĩa là khi sử dụng tiêu thức đó độ chính xác của chi phí sẽ cao hơn lựa chọn các tiêu thức khác. Do vậy cần phải hiểu biết bản chất của chi phí phát sinh ra từ đâu, những nhân tố nào tác động tới, khi đó mới lựa chọn được tiêu thức phân bổ khoa học.

- Tiêu thức lựa chọn phân bổ cần thuận tiện cho quá trình tính toán và thống nhất trong cả một kỳ hạch toán.

Ngoài những cơ sở khoa học trên, trong quá trình phân bổ chi phí gián tiếp ta cần xem xét mối quan hệ của chi phí cố định với từng bộ phận và định phí chung.

Ví dụ 5.1: Công ty thương mại X kinh doanh máy tính, trong tháng công ty mua của nhà cung cấp Y 2 loại máy tính, giá hóa đơn giá trị gia tăng ghi như sau:

- Máy tính để bàn MT21: 20 cái x 7 triệu đồng/cái.

- Máy tính xách tay XT22: 20 cái x 16 triệu đồng/cái.

- Khối lượng của máy tính để bàn MT21 là 8kg/cái, khối lượng máy tính xách tay XT22 là 2kg/cái.

- Chi phí vận chuyển cho cả 2 loại máy tính trên hết 3,2 triệu đồng.

Yêu cầu: Hãy lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí gián tiếp trên.

Bài giải

Theo ví dụ trên ta có 3 tiêu thức phân bổ chi phí vận chuyển cho từng loại máy tính: Số lượng từng loại máy tính mua, giá trị của từng loại máy tính, khối lượng của từng loại máy tính. Trong 3 tiêu thức trên thì tiêu thức khối lượng của từng loại máy tính là tiêu thức có tính đại diện của chi phí vận chuyển phát sinh nên đảm bảo khoa học nhất, vậy nó là tiêu thức cần được chọn.

5.2.3. Hình thức phân bổ chi phí gián tiếp

Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau, yêu cầu của quá trình hạch toán, trình độ của các chuyên gia kế toán. Trong thực tế có 2 hình thức phân bổ chi phí gián tiếp: Phân bổ trực tiếp và phân bổ gián tiếp

a. Hình thức phân bổ trực tiếp

Theo hình thức này chi phí phát sinh sẽ phân bổ thẳng cho các đối tượng chịu chi phí thông qua những tiêu thức phù hợp. Như vậy trong doanh nghiệp chi phí này chỉ phân bổ cho hoạt động kinh doanh chính mà không phân bổ cho bộ phận phục vụ khác cho dù bộ phận đó có sử dụng dịch vụ.

Ưu điểm của hình thức này là đơn giản, dễ làm nhưng độ chính xác chưa cao, có thể ảnh hưởng đến kết quả thực chất của hoạt động kinh doanh bộ phận.

Ví dụ 5.2: Doanh nghiệp X kinh doanh 2 mặt hàng A và B có doanh thu trong tháng là 150.000.000 đồng và 250.000.000 đồng. Chi phí thuê lái xe và xăng dầu để vận chuyển hàng và đón khách của doanh nghiệp là 12.000.000 đồng mỗi tháng. Hãy phân bổ chi phí này theo phương pháp trực tiếp.

Bài giải

Do đưa đón khách hàng là trách nhiệm của bộ phận quản lý nên chi phí đưa đón này được tính vào bộ phận quản lý. Nhưng theo phương pháp trực tiếp thì chi phí này không cần phân bổ cho bộ phận quản lý nên ta chọn tiêu thức doanh thu để phân bổ cho hai mặt hàng A và B

Chi phí phân bổ cho mặt hàng A


Chi phí phân bổ cho mặt hàng B

12.000.0000x150.000.000 4.500.000 400.000.000

12.000.0000x250.000.000 7.500.000 400.000.000

Ví dụ 5.3: Một công ty có 2 bộ phận phục vụ là A và B, 2 bộ phận chức năng là X và Y. Bộ phận A được phân bổ theo số giờ lao động, bộ phận B được phân bổ theo diện tích mặt bằng sử dụng. Biết các thông tin sau (ĐVT: 1.000 đồng)

Chỉ tiêu

A

B

X

Y

1. Chi phí kinh doanh

100.000

250.000

800.000

2.000.000

2. Số giờ lao động (h)


4.000

16.000

30.000

3. Diện tích sử dụng (m2)

200


1.000

3.000

Yêu cầu: Hãy phân bổ chi phí của bộ phận phục vụ theo phương pháp trực tiếp.

Bài giải

Theo phương pháp trực tiếp thì chi phí giữa các bộ phận phục vụ không cần phân bổ cho nhau. Do vậy ta có số liệu sau:

Chi phí của bộ phận A phân bổ cho X

100.000x16.000 34.780 16.000 30.000

Chi phí của bộ phận A phân bổ cho Y = 100.000 – 34.780 = 65.220

Chi phí của bộ phận B phân bổ cho X

250.000x1.000 62.500 1.000 3.000

Chi phí của bộ phận A phân bổ cho Y = 250.000 – 62.500 = 187.500 Ta lập bảng chi phí của các bộ phận chức năng sau khi phân bổ :


Chỉ tiêu

Tổng

X

Y

1. Chi phí kinh doanh

2.800.000

800.000

2.000.000

2. Chi phí của A phân bổ

100.000

34.780

65.220

3. Chi phí của B phân bổ

250.000

62.500

187.500

4. Chi phí kinh doanh sau phân bổ

3.150.000

897.280

2.252.720

b. Hình thức phân bổ nhiều bước (phân bổ bậc thang)

Theo hình thức này chi phí được phân bổ từ bộ phận có mức độ phục vụ nhiều nhất đến bộ phận có mức độ phục vụ ít nhất. Như vậy các chi phí luân chuyển nội bộ được thừa nhận. Hình thức này có ưu điểm là chính xác hơn nhưng công việc tính toán phức tạp hơn.

Ví dụ 5.4: Một công ty có 2 bộ phận phục vụ là A và B, 2 bộ phận chức năng là X và Y. Bộ phận A được phân bổ theo số giờ lao động, bộ phận B được phân bổ theo diện tích mặt bằng sử dụng. Biết các thông tin sau (ĐVT: 1.000 đồng)

Chỉ tiêu

A

B

X

Y

1. Chi phí kinh doanh

100.000

250.000

800.000

2.000.000

2. Số giờ lao động (h)


4.000

16.000

30.000

3. Diện tích sử dụng (m2)

200


1.000

3.000

Yêu cầu: Hãy phân bổ chi phí bộ phận phục vụ cho các bộ phận chức năng theo phương pháp bậc thang

Bài giải

Nếu áp dụng phương pháp bậc thang thì chi phí của bộ phận A cũng phải phân bổ cho bộ phận B và ngược lại. Và do bộ phận B có chi phí lơn hơn nên sẽ được phân bổ trước

Chi phí của bộ phận B phân bổ cho X

Chi phí của bộ phận B phân bổ cho Y Chi phí của bộ phận B phân bổ cho A

250.000x1.000 1.000 3.000 200

250.000x3.000 1.000 3.000 200

250.000x200 1.000 3.000 200

59.524


178.571


11.905

Tổng chi phí của bộ phận A sau khi được phân bổ từ B:

100.000 + 11.905 = 111.905

Chi phí của bộ phận A phân bổ cho X Chi phí của bộ phân A phân bổ cho Y

Chi phí của bộ phân A phân bổ cho B Ta lập bảng chi phí sau phân bổ :

111.905x16.000 16.000 30.000 4.000

111.905x40.000 16.000 30.000 4.000

111.905x4.000 16.000 30.000 4.000

35.810


67.143


8.952

Tổng

X

Y

A

B

1. Chi phí kinh doanh

3.150.000

800.000

2.000.000

100.000

250.000

2. Chi phí của A phân bổ


59.524

178.571

11.905


3. Chi phí của B phân bổ


35.810

67.143


8.952

4. Chi phí kinh doanh sau phân bổ


895.334

2.245.714



Ngày đăng: 29/06/2022