Các Giải Pháp Hoàn Thiện Kế Toán Doanh Thu, Chi Phí Và Kqkd Tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Và Xây Lắp An Ngãi


Tuy nhiên, các chuẩn mực kế toán đã ban hành vẫn chưa đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất do vậy cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Việc hoàn thiện kế toán nói chung, và các chuẩn mực kế toán về chi phí, doanh thu, kết quả nói riêng phải hài hòa với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế, đồng thời phải tiếp thu những quan điểm, nội dung và phương pháp kế toán của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Có như vậy, mới đảm bảo tính thống nhất trong việc cung cấp thông tin kế toán, tính so sánh được tình hình tài chính giữa các DN, giữa các thời kỳ không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi quốc tế.

Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và KQKD phải đảm bảo yêu cầu trình bày, cung cấp thông tin đầy đủ, phù hợp cho người sử dụng thông tin. Ta thấy rằng, đối tượng sử dụng thông tin do kế toán tài chính cung cấp rất đa dạng và phong phú. Các đối tượng quan tâm đến kế toán tài chính bao gồm cả những đối tượng bên trong và đối tượng bên ngoài nhưng chủ yếu là các đối tượng bên ngoài DN như: các cơ quan nhà nước, ngân hàng, các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư, nhà cung cấp… Vì vậy, thông tin do kế toán tài chính cung cấp phải có độ tin cậy, khách quan, có giá trị pháp lý cao, trình bày đảm bảo tính đơn giản, dễ hiểu cho người sử dụng thông tin, đặc biệt thông tin trọng yếu phải được trình bày công khai. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và KQKD cần thực hiện cả kế toán quản trị. Thông tin do kế toán quản trị cung cấp lại nhằm phục vụ cho các đối tượng trong nội bộ DN. Những thông tin về kế toán doanh thu, chi phí và KQKD do kế toán quản trị cung cấp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ra quyết định, điều hành, quản lý DN. Chính vì vậy, yêu cầu hàng đầu khi hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và KQKD là phải đáp ứng yêu cầu quản lý linh hoạt, kịp thời và hữu ích.

Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và KQKD phải đáp ứng yêu cầu hiệu quả và mang tính khả thi cao bởi lẽ mục tiêu kinh doanh của DN trong thời đại hiện nay luôn đặt tiêu chí tối đa hóa lợi nhuận và phát triển bền vững lên hàng đầu. Tính hiệu quả là tính đến kết quả mà giải pháp đó khi thực hiện đem lại, đòi hỏi các giải pháp hoàn thiện khi thực hiện phải thực sự đem lại sự cải tiến trong công tác kế


toán, cung cấp được thông tin cho người sử dụng với chất lượng cao hơn, đáp ứng được yêu cầu thiết thực cho công tác quản lý. Tính khả thi đòi hỏi các giải pháp hoàn thiện phải giải quyết được những vấn đề phát sinh từ thực tế hoạt động của DN, đồng thời phải đảm bảo tính giản đơn, dễ làm, dễ hiểu, phản ánh đúng bản chất, đúng nguyên lý kế toán và phải xuất phát từ việc cân nhắc những khả năng thực tế của DN để có thể thực hiện được. Để đáp ứng được thì các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí, doanh thu, kết quả phải đảm bảo: thông tin cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời; các phương pháp thu thập, xử lý, tập hợp và cung cấp thông tin phải đảm bảo tính khoa học, hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của DN. Để thực hiện được yêu cầu này, khi thực hiện hoàn thiện DN phải tính đến trình độ đội ngũ cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật của DN và cần phải đảm bảo không tốn kém quá nhiều chi phí so với lợi ích mà việc hoàn thiện mang lại. Hệ thống hạch toán doanh thu, chi phí và xác định KQKD được hoàn thiện không được cồng kềnh, tốn kém dẫn đến không có hiệu quả và không khả thi.

3.3. Các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và KQKD tại công ty Cổ phần Cơ khí và Xây lắp An Ngãi

3.3.1. Hoàn thiện về kế toán doanh thu

Thứ nhất, hoàn thiện việc xác định và ghi nhận doanh thu hợp đồng xây

dựng:

Việc hạch toán chi phí và doanh thu của DN xây lắp do kế toán của DN tự

hạch toán với chi phí và doanh thu do cơ quan thuế tính để tính thuế thu nhập cho DN vẫn còn tồn tại những khoảng cách.

DN xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao thì phải lập hóa đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao của từng lần.

Kế toán sử dụng TK 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng. TK này dùng để phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch và số tiền phải thu theo doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do công ty tự xác định của hợp đồng xây dựng dở dang.


Căn cứ để ghi vào bên Nợ TK 337 là chứng từ xác định doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành trong kỳ (không phải hóa đơn) do công ty tự lập, không phải chờ khách hàng xác nhận. Công ty phải lựa chọn phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành và giao trách nhiệm cho các bộ phận liên quan xác định phần giá trị công việc đã hoàn thành và lập chứng từ phản ánh doanh thu hợp đồng xây dựng trong kỳ.

Căn cứ để ghi vào bên Có TK 337 là hóa đơn được lập trên cơ sở tiến độ thanh toán theo kế hoạch đã được quy định trong hợp đồng. Số tiền ghi trên hóa đơn là căn cứ để ghi nhận số tiền Công ty phải thu của khách hàng, không là căn cứ để ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán.

Tại thời điểm ghi nhận doanh thu này, nhà thầu không phải kê khai nộp thuế GTGT vì chưa xuất hóa đơn cho khách hàng nhưng phải kê khai nộp thuế thu nhập DN theo doanh thu đã ghi nhận:

Nợ TK 337 – Thanh toán theo tiến độ hợp đồng xây dựng Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Căn cứ vào hóa đơn được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền phải thu theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có TK 337 – Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp

Khi nhà thầu nhận được tiền của khách hàng thanh toán, ghi: Nợ TK 111, 112 – Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng

Thứ hai, hoàn thiện kế toán chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu:

Việc hạch toán doanh thu đơn giản, gọn nhẹ vì các khoản giảm trừ doanh thu giảm đáng kể. Điều này phản ánh chất lượng hàng hoá cao.

Để tăng doanh thu thì công ty cần phải đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, công ty không chỉ chú trọng đến việc sản xuất đạt đủ số lượng yêu cầu mà còn đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm.


Việc phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu thường liên quan tới nhiều thủ tục, chứng từ thì mới đảm bảo công tác hạch toán theo đúng quy định. Theo TT 200/BTC mới nhất hiện nay thì đã có sự thay đổi, các khoản giảm trừ doanh thu được phản ánh và theo dõi trên TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu. Chính vì vậy, để phản ánh doanh thu chính xác nhất, công ty nên mở sổ theo dõi chi tiết các khoản giảm trừ vào doanh thu.

Trong môi trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay việc chiết khấu thương mại là hợp lý để kích thích người mua hàng với khối lượng lớn. Chiết khấu thương mại là một khoản giảm trừ doanh thu nhưng áp dụng chiết khấu thương mại lại nhằm mục đích kích thích người mua hàng với khối lượng lớn... Xét về tổng thể khi chính sách chiết khấu thương mại phát huy tác dụng thì doanh thu lại càng tăng.

Kế toán phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà Công ty chi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn. Trường hợp này, Công ty ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ chiết khấu thương mại (doanh thu gộp).

Trong bất cứ một quy trình sản xuất nào, dù hoàn hảo đến đâu vẫn mắc phải những sai sót. Tại Công ty CP cơ khí và xây lắp An Ngãi cũng vậy, vẫn có những sản phẩm không đảm bảo, kém chất lượng. Tuy nhiên mức độ sai kém này rất nhỏ, hàng hóa vẫn có thể sử dụng được. Để tiêu thụ được số hàng trên, công ty cần sử dụng chính sách giảm giá hàng bán. Sử dụng chính sách này vẫn đảm bảo việc tiêu thụ thành phẩm, tránh được lãng phí trong việc tiêu hủy số hàng gặp lỗi, sai phạm.

Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Chỉ phản ánh vào TK này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất...

Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh;


Công ty cần tiến hành chiết khấu thương mại với khách hàng mua hàng với số lượng lớn. Bên cạnh đó công ty cũng cần tiến hành giảm giá hàng bán cho những sản phẩm kém phẩm chất, không đúng quy cách... Kế toán tiêu thụ sử dụng TK 521

– Các khoản giảm trừ doanh thu (TK 5211 – Chiết khấu thương mại, TK 5212 – Giảm giá hàng bán)

Kế toán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán cho từng khách hàng và từng loại hàng bán. Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ sang TK 511 - "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo.

3.3.2. Hoàn thiện về kế toán chi phí

Thứ nhất, hoàn thiện kế toán trích lập dự phòng giảm giá HTK:

Trong việc hạch toán giá vốn hàng bán, công ty chưa tiến hành trích lập các khoản giảm giá HTK. Việc lập dự phòng này sẽ giảm bớt rủi ro trong kinh doanh, được dựa trên cơ sở là nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Đặc biệt khi công ty đã tiến hành CP hoá, môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay thì điều này càng cần thiết.

Vì là công ty chuyên về sản xuất, xây lắp nên việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho các sản phẩm của công ty, đặc biệt là sản phẩm gạch là điều cần thiết. Nhưng kế toán DN lại không lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Để hạn chế rủi ro, bù đắp tổn thất có thể xảy ra công ty cần trích lập các khoản dự phòng giảm giá HTK phản ánh bằng TK 2294 – “Dự phòng giảm giá HTK” để dự phòng sự biến động giá của số nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho trong kỳ khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của HTK.

Nguyên tắc kế toán dự phòng giảm giá HTK

DN trích lập dự phòng giảm giá HTK phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của HTK. Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của HTK và nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá.


Dự phòng giảm giá HTK được lập vào thời điểm lập Báo cáo tài chính. Việc lập dự phòng giảm giá HTK phải được thực hiện theo đúng các quy định của Chuẩn mực kế toán HTK và quy định của chế độ tài chính hiện hành.

Việc lập dự phòng giảm giá HTK phải tính theo từng loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho.

Giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK là giá bán ước tính của HTK trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán chúng.

Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng loại vật tư, hàng hoá, từng loại dịch vụ cung cấp dở dang, xác định khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập:

- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá HTK đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán.

- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá HTK đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán.

Cuối kỳ kế toán hàng năm, khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của HTK thì phải lập dự phòng giảm giá HTK:

Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa

=

Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo

tài chính

X

Giá gốc HTK theo sổ kế toán

-

Giá trị thuần có thể thực hiện được

của HTK

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Cơ khí và Xây lắp An Ngãi - 13


Giá trị thuần có thể thực hiện được

=

Giá bán ước tính của HTK

-

Chi phí ước tính có thể hoàn

thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán chúng


Mức lập dự phòng giảm giá HTK được tính cho từng loại HTK bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán của DN.

Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần trích lập được tính bằng cách lấy khối lượng hàng tồn kho tại thời điểm lập BCTC nhân (x) với giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán, sau đó trừ (-) giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho. Tại công ty vào ngày 31/12/2014, DN có 100 viên gạch tồn kho, giá gốc gạch (bao gồm các chi phí trực tiếp và chi phí sản xuất chế biến khác để hoàn thành sản phẩm) là 1.000 đồng. Cũng tại thời điểm này, giá thành của sản phẩm gạch trên thị trường là 800 đồng/viên. Các chi phí liên quan khác ước tính để tiêu thụ sản phẩm là 100 đồng/viên, nghĩa là giá trị thuần có thể thực hiện được của một viên gạch là 700 đồng/viên (800 - 100), khi đó DN cần phải trích lập một khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho là: 100 viên x (1.000 đồng - 700 đồng ) = 30.000 đồng.

Việc lập dự phòng giảm giá HTK sẽ giúp cho Công ty bù đắp được các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá; không làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch sản xuất của Công ty; đồng thời cũng giúp Công ty phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK của Công ty khi lập Báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán.

Thứ hai, hoàn thiện kế toán trích lập dự phòng phải thu khó đ i:

Để thúc đẩy mua bán hàng hóa cũng như mở rộng thị phần, Công ty thực hiện chính sách bán chịu, một số trường hợp khách hàng của Công ty gặp phải khó khăn dẫn đến tình trạng tồn đọng một số khoản nợ phải thu lớn vào thời điểm cuối năm. Khi đó Công ty nên trích lập dự phòng đối với các khoản nợ phải thu đủ điều kiện.

Ngày 12/01/2016, Công ty bán chịu cho DNTN Hà Vân 200 triệu, nhưng đã quá hạn thanh toán 4 tháng, DNTN Hà Vân vẫn chưa có khả năng thanh toán. Vì vậy, Công ty cần trích lập dự phòng nhằm giảm thiểu rủi ro.

Kế toán lập Bảng kê theo dõi nợ phải thu khách hàng theo Phụ lục số 2.48


Kế toán sử dụng TK 2293 – Dự phòng phải thu khó đòi: TK này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khó đòi.

Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính.

– Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý DN.

– Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí quản lý DN.

Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, DN đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ và xác định khách nợ thực sự không có khả năng thanh toán thì DN có thể phải làm các thủ tục bán nợ cho Công ty mua, bán nợ hoặc xoá những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán. Việc xoá các khoản nợ phải thu khó đòi phải thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ DN. Số nợ này được theo dõi trong hệ thống quản trị của DN và trình bày trong thuyết minh Báo cáo tài chính. Nếu sau khi đã xoá nợ, DN lại đòi được nợ đã xử lý thì số nợ thu được sẽ hạch toán vào TK 711 “Thu nhập khác”.

Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý DN

Có TK 2293 – Dự phòng tổn thất tài sản

Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 17/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí