Trình Tự Tính Giá Thành Theo Phương Pháp Kết Chuyển Tuần Tự

Trong đó:

Tổng tiêu chuẩn phân bổ ∑ (SL thực tế SP quy cách x Tiêu chuẩn phân bổ của SP quy cách i)

Phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp có quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc các giai đoạn công nghệ.

Giá thành sản xuất sản phẩm = Tổng cộng giá thành của bộ phận thứ i

Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ

Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP Chính DDĐK + Tổng chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị SP phụ thu hồi ước tính - Giá trị SP Chính DDCK

Phương pháp phân bước

- Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang (phương pháp kết chuyển tuần tự)

Với phương pháp này có tính giá thành nửa thành phẩm ở mỗi giai đoạn, áp dụng đối với nửa thành phẩm ở mỗi giai đoạn, mỗi phân xưởng được coi như thành phẩm được bán ra bên ngoài.

Trong phương pháp này thì phải tính giá thành của nửa thành phẩm của mỗi phân xưởng chuyển sang phân xưởng kế tiếp một cách tuần tự cho đến khi hoàn thành:

ZNTP gđi = ZNTP gđ(i-1) + Dđk gđi + Cgđi – Dck gđi

Trình tự tính giá thành được thể hiện qua Sơ đồ 1.1:

CP NTP GĐ1

chuyển sang

CP NTP GĐ n-1

Chi phí khác giai đoạn n

Giá thành TP hoàn thành

Giá thành NTP giai đoạn 2

Chi phí khác

giai đoạn 2

Chi phí NVL chính

Chi phí khác giai đoạn 1

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 …….. Giai đoạn n


Giá thành NTP giai đoạn 1

Sơ đồ 1.1: Trình tự tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự


- Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm giai đoạn trước chuyển sang (phương pháp kết chuyển song song)

Không tính giá thành nửa thành phẩm ở mỗi giai đoạn, áp dụng đối với công ty có nửa thành phẩm ở mỗi phân xưởng được chuyển toàn bộ sang phân xưởng kế tiếp để tiếp tục sản xuất, không được coi như là thành phẩm bán ra ngoài.

Căn cứ vào chi phí sản xuất ở mỗi giai đoạn, mỗi phân xưởng để tính chi phí sản xuất ở đó có trong thành phẩm ở giai đoạn, phân xưởng cuối cùng.

Đầu tiên, tính chi phí sản xuất giai đoạn i có trong thành phẩm


Chi phí SX gđi

có trong TP

=

Ddk gđi + Cgđi

*

SLTP gđ cuối cùng

SLht gđi + SLdck

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam - 5


𝑖=1

ZTP = 𝑛 𝐶𝑃𝑆𝑋gđi có trong thành phẩm

Trình tự tính giá thành thể hiện qua sơ đồ 1.2:


CPSX GĐ n

trong TP

CPSX

GĐ1 trong TP

CPSX GĐ 2

trong TP

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 ……… Giai đoạn n


CPSX giai đoạn 2

CPSX giai đoạn n

CPSX giai đoạn 1



Giá thành thành phẩm (chi tiết theo khoản mục chi phí)


Sơ đồ 1.2: Trình tự tính giá thành phân bước theo phương pháp kết chuyển song song (Phương pháp phân bước có tính Z bán thành phẩm)

Phương pháp đơn đặt hàng:

Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của người mua. Theo phương pháp này đối tượng tập hợp CPSX là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Đối với các chi phí trực tiếp (chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc. Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp (giờ công sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp …)

Giá thành sản phẩm chỉ được tính khi đơn đặt hàng hoàn thành. Những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp theo đơn đặt hàng đó đều coi là SPDD cuối kỳ. Những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí tập hợp được theo đơn đặt hàng đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng.

Phương pháp này đơn giản, dễ làm nhưng có hạn chế là kỳ tính giá thành không thống nhất với kỳ báo cáo, không phản ánh được các CPSX đã chi ra trong tháng ở bảng tính giá thành nên giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành trong kỳ báo cáo không phản ánh riêng kết quả hoạt động sản xuất trong kỳ đó. Giá thành sản phẩm và CPSXDD đều có tính chất ước định, trong trường hợp sản phẩm của đơn đặt hàng có tính chất cục bộ thì khó phân tích được nguyên nhân tăng, giảm giá thành của từng loại sản phẩm.

c) Kế toán giá thành sản phẩm:

Căn cứ vào giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành nhập kho trong kỳ kế toán định khoản:

Nợ TK 155 – Thành phẩm nhập kho

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (xuất bán trực tiếp không qua kho) Nợ TK 157 – Hàng gửi bán

Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Sổ kế toán: Sổ nhật ký chung, sổ cái TK 155,632,157 và các sổ chi tiết

Sơ đồ tóm tắt về tập hợp chi phí và tính giá thành tại: Phụ lục 1.5

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Trong chương này, toàn bộ sự trình bày về cơ sở lý luận cho phép rút ra một số kết luận về các khái niệm, quan điểm cơ bản như: chi phí, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và mối quan hệ mật thiết giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Đây là cơ sở quan trọng của bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tổ chức kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hiệu quả.

Những nội dung trình bày trong chương 2 sẽ là nền tảng cho việc nghiên cứu tìm hiểu thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngành hàng may mặc, đề ra được phương hướng và giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện kế toán CPSX và tính GTSP tại các doanh nghiệp sản xuất theo hướng vận dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam, nâng cao hiệu quả của công tác kế toán tập hợp chi phí, tính đúng giá thành.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH REGINA MIRACLE INTERNATIONAL VIỆT NAM‌

2.1. Tổng quan về công ty và các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

2.1.1. Tổng quan về công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

- Tên công ty: Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

- Tên nước ngoài: Regina Miracle International (Vietnam) Co., Ltd

- Tên viết tắt: RMIV

- Địa chỉ đăng kí: Số 9, đường Đông Tây, Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng, Xã Dương Quan, Huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam


Mỹ)

- Vốn điều lệ: 4.412.291.312.000 đồng (giá trị tương đương 200.558.696 đô la


- Ngành nghề kinh doanh của đơn vị: May trang phục (trừ trang phục từ da lông

thú), mã ngành C14100 (Chính); Sản xuất giày dép, mã ngành C15200

- Mã số thuế: 0201420068

- Ngày hoạt động: 01/07/2014

- Quá trình hình thành và phát triển: Tập đoàn Regina Miracle International được thành lập vào năm 1998 với trụ sở chính đặt tại Hồng Kông. Nhà máy đầu tiên của Regina nằm tại khu công nghiệp Thẩm Quyến, Trung Quốc với quy mô 20.000 lao động. Là công ty dẫn đầu thế giới về sáng tạo, thiết kế và sản xuất thời trang nội y, quần áo thể thao, giày thể thao cho các thương hiệu hàng đầu thế giới. Dựa trên sản lượng sản xuất năm 2014, Regina được công nhận là công ty sản xuất nội y nữ lớn nhất trên thế giới hiện nay. Tại Việt Nam, tập đoàn Regina hiện nay đã có nhà máy A, B, C, D, E tại khu công nghiệp VSIP Hải Phòng đi vào hoạt động. Công ty hiện nay chuyên sản xuất đồ nội y nữ, quần áo thể thao, giày thể thao cho các thương hiệu nổi tiếng như Victoria's Secret, Adidas, Nike, Under Armour, Uniqlo, ....

2.1.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của công ty

a) Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Regina MiracleInternational Việt Nam

Trải qua hơn 6 năm xây dựng và trưởng thành, ngày nay Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam là một doanh nghiệp đứng vững trong ngành sản xuất thời trang nội y của thế giới. Là một doanh nghiệp chế xuất, chuyên sản xuất các mặt hàng thời trang nội y, quần áo và giày dép thể thao xuất khẩu cho các bên liên kết, công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam đóng vai trò là công ty sản xuất theo hợp đồng. Hầu hết nguyên vật liệu chính được mua từ Công ty Regina Miracle International Limited và các nguyên vật liệu còn lại được mua từ các công ty trong nước. Sau khi hoàn thành sản xuất, công ty bán hầu hết thành phẩm cho Công ty Regina Miracle International Limited. Công ty có năm nhà máy và phân bổ các đơn đặt hàng của các dòng sản phẩm hoặc thương hiệu khác nhau cho mỗi nhà máy.

Quy trình sản xuất hoàn chỉnh bao gồm các bước sau: Kiểm định vải; Cắt; Là ép; Ghép các chi tiết; May; Kiểm định thành phẩm; Đóng gói; Giao hàng.

*

Kiểm định vải

Cắt

Tập trung vào cấu trúc vải, màu sắc, độ co, chiều dài/chiều rộng, v.v


Ghép các chi tiết

Là ép

May

* Cắt nhiều lớp vải cùng lúc

* Là ép vải để loại bỏ vết nhăn và vết co vải

* Ghép vải, cup áo ngực và quai áo với các chi tiết ở giữa, bên sườn và sau lưng

* May các chi tiết như vải, cup áo ngực, và quai áo với nhau

Kiểm định thành phẩm

* Kiểm định từng thành phẩm

Đóng gói

* Phân loại sản phẩm theo kiểu dáng, gập gọn và xếp vào thùng

Giao hàng

* Chuyển các thùng sản phẩm đến nhà kho, khu vực lưu trữ, v.v

Hoạt động sản xuất của Regina VN sử dụng nhiều nhân công.

Tùy theo vào yêu cầu của khách hàng hoặc trong trường hợp Regina VN thiếu năng lực sản xuất, Regina VN sẽ thuê các bên liên kết hoặc bên độc lập thực hiện một số bước như nhuộm vải để hoàn thành các đơn đặt hàng.

Ban giám đốc

Bộ phận nhân sự

Bộ phận Hành chính

Trung tâm kiểm định

Bộ phận Kế hoạch sản xuất

Bộ phận sản xuất

Bộ phận Theo dõi đơn hàng

Bộ phận Xuất- Nhập khẩu

Bộ phận Kế toán

b) Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty TNHH Regina Miracle InternationalViệt Nam


Bộ


Bộ


Bộ


Nhóm


Bộ phận


Bộ


Bộ phận

phận IT


phận


phận


gia


mua bán


phận


Phát



kho


thiết bị


công


phi sản


Công


triển bền





kỹ thuật




xuất


trình


vững


Sơ đồ 2.1: Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh

* Ban giám đốc: Là ban quản lý điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. Chịu sự giám sát của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty theo Nghị quyết và quyết định của Tổng công ty.

* Bộ phận IT: Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tư vấn, bồi dưỡng nghề nghiệp và phát triển các ứng dụng CNTT, quản lý hệ thống mạng, hệ thống ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động nghiên cứu, đào tạo và quản trị của công ty.

* Bộ phận nhân sự: Hỗ trợ cho cấp trên (ban giám đốc) giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực nhân sự trong công ty. Tương tác, hỗ trợ các phòng, ban khác khi họ có yêu cầu hay khó khăn trong vấn đề nhân sự.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2023