Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Tnhh Regina Miracle International Việt Nam

Ví dụ: Với Nhà xưởng A - mã hàng V01CG1055L11-J1, kế toán thực hiện kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC như sau:



Ngày tháng

Diễn giải

TK

đối ứng

Ghi Nợ tài khoản 16410

Tổng sổ tiền

Chia ra

16110

16211

24111

24112

19760

18830

12981

12581


PS trong

tháng











31/12

K/C

CPNVLTT

53120

55,711,018,432

55,711,018,432








31/12

K/C

CPNCTT

61100

103.069.141



60.240.586

42.828.555





31/12

K/C

CPSXC

51382

377.549.158

24.318.295

88.350.000

107.427.470

21.527.494

120.646.012

4.047.624

8.101.321

3.130.942

Cộng phát sinh

trong tháng


56.191.636.731

55.735.336.727

88.350.000

167.668.056

64.356.049

120.646.012

4.047.624

8.101.321

3.130.942

TK ghi Có: 16410


56.191.636.731

55.735.336.727

88.350.000

167.668.056

64.356.049

120.646.012

4.047.624

8.101.321

3.130.942

Dư cuối tháng


0









Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam - 8


50

Cuối tháng, kế toán mở sổ chi tiết TK 16410 (Phụ lục 2.11) và sổ cái TK 154 (Phụ lục 2.12), thực hiện kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC được phân bổ cho từng đơn đặt hàng.

Ví dụ: Trong tháng 12 năm 2019, nhà xưởng A có nhận được 3 đơn đặt hàng số 1,2 và 3. Số liệu tập hợp được trong tháng 12/2019 như sau:

Khoản mục chi phí

Đơn hàng 1

Đơn hàng 2

Đơn hàng 3

Tổng

Chi phí NVLTT

26.400.000

32.550.000

51.235.000

110.185.000

Chi phí NCTT

12.256.000

15.260.000

18.330.000

45.846.000

Cộng

38.656.000

47.810.000

69.565.000


Chi phí sản xuất chung cho cả 3 đơn đặt hàng là 10.840.000 đồng. Được phân bổ cho 3 đơn hàng theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đơn đặt hàng:

Chi phí SXC phân bổ cho đơn hàng số 1 = 10.840.000/110.185.000 x 26.400.000

= 2.597.232 đồng

Chi phí SXC phân bổ cho đơn hàng số 2 = 10.840.000/110.185.000 x 32.550.000

= 3.202.269 đồng

Chi phí SXC phân bổ cho đơn hàng số 3 = 10.840.000/110.185.000 x 51.235.000

= 5.040.499 đồng

2.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Khi đơn đặt hàng hoặc loạt hàng mới được đưa vào sản xuất, kế toán mở ngay sổ theo dõi cho mã hàng đó từ khi bắt đầu sản xuất đến khi hoàn thành. Trong trường hợp, đến cuối tháng mà loạt hàng đó chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp cho mã hàng đó chính là chi phí sản xuất dở dang.

Đến cuối tháng, đơn đặt hàng có thể có một vài sản phẩm hoàn thành nhưng vẫn còn những sản phẩm chưa hoàn thành thì những sản phẩm đã hoàn thành của đơn hàng cũng không được tính giá thành. Việc tính giá thành chỉ thực hiện khi toàn bộ đơn hàng đã hoàn thành.

Chi phí SXKD dở dang của Công ty là tổng giá trị chi phí phát sinh của các đơn đặt hàng chưa hoàn thành xong tại thời điểm cuối tháng.

Ví dụ: Đơn đặt hàng cho 5.000 áo lót V01CG1055L11-J1 được đưa vào bắt đầu sản xuất từ tháng 12 năm 2019, do đó chi phí sản xuất dở dang của mã áo lót V01CG1055L11-J1 đầu tháng 12 bằng 0 đồng.

Đồng thời đơn đặt hàng này cũng hoàn thành sản xuất ngay trong tháng 12 nên chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ cũng bằng 0 đồng.

Hạch toán sản phẩm hỏng:

Công ty tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất và các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng. Trong quá trình sản xuất Phòng Quản lý chất lượng sẽ luôn bám sát để cùng với các Nhà xưởng kiểm tra chất lượng của từng bán thành phẩm ở mỗi công đoạn và loại bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng. Bán thành phẩm hoặc sản phẩm hỏng sẽ bị loại bỏ ngay khỏi sản xuất. Đồng thời yêu cầu công nhân sản xuất ở giai đoạn có bán thành phẩm, sản phẩm hỏng phải bồi thường bằng cách nộp phạt trực tiếp hoặc trừ vào lương, Kế toán thực hiện định khoản:

Nợ TK 24111 – Phải trả người lao động

Có TK 16410 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Ví dụ: Việc sản xuất áo lót V01CG1055L11-J1 trong tháng 12 năm 2019 đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn, quy trình đặt ra, không có bán thành phẩm hay thành phẩm hỏng nên không có khoản nào trừ vào lương người lao động.

2.2.3. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

2.2.3.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành

Do đặc điểm sản xuất theo đơn đặt hàng, nên đối tượng tính giá thành tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam được xác định là từng chiếc áo lót của đơn hàng đã hoàn thành, phù hợp với đặc điểm sản phẩm của ngành sản xuất là từng chiếc áo lót hoàn chỉnh. Vì vậy, kỳ tính giá thành không trùng với kỳ hạch toán mà phụ thuộc vào thời gian hoàn thành của các đơn hàng.

Công ty đang áp dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp theo đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành. Giá thành đơn vị sản phẩm được tính bằng tổng giá thành của đơn hàng chia cho số lượng sản phẩm từng đơn.

Cụ thể như sau:

- Tổng giá thành (Z) của từng mã áo lót:

Z = DĐK + C – DCK

Trong đó:

+ DĐK: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ

+ C: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

+ DCK: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ

- Giá thành đơn vị (z) của từng mã giầy:

z = Z Q

Trong đó: Q là số lượng sản phẩm sản xuất của một mã áo lót.

Ví dụ: Mã áo lót V01CG1055L11-J1 là sản phẩm áo lót được sản xuất và hoàn thành trong tháng 12 năm 2019. Số lượng sản phẩm hoàn thành là 5.000 chiếc.

Do đó:

Z = C = Tổng giá thành đơn hàng = Chi phí phát sinh trong kỳ

= Chi phí NVLTT (1) + Chi phí NCTT (2) + Chi phí SXC được phân bổ (3)

= 55.712.418.095 + 265.790.775.411 + 377.549.158

= 321.880.742.664 (đồng)

z = 321.880.742.664/5.000 = 64.376.148,53 (đồng/chiếc)

(1) được lấy từ Bảng phân bổ Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (Phụ lục 2.13)

(2) được lấy từ Bảng phân bổ lương và BHXH (Phụ lục 2.14)

(3) được lấy từ Bảng phân bổ Chi phí sản xuất chung (Phụ lục 2.15)

2.2.3.2. Kế toán giá thành

Kế toán tiến hành lập Bảng tính giá thành sản phẩm hoàn thành như sau:

Bảng 2.4: Bảng tính giá thành sản phẩm

ĐVT: Đồng


STT


Khoản mục

CPSXKDD2

đầu kỳ

CPSX PS trong kỳ

CPSXKDD2

kỳ

Giá thành sản phẩm

1

CPNVLTT

-

55.712.418.095

-

11.142.483,62

2

CPNCTT

-

265.790.775.411

-

53.158.155,08

CPSXC

-

377.549.158

-

75.509,83


Cộng

-

321.880.742.664

-

64.376.148,53

3


Kế toán ghi:

Nợ TK 51120: 321.880.742.664

Có TK 16410: 321.880.742.664

Đồng thời kế toán thực hiện qui đổi: Nợ TK 632: 321.880.742.664

Có TK 154: 321.880.742.664

Số liệu trên các chứng từ kế toán được hạch toán vào các sổ chi tiết (Phụ lục

2.16)

2.3. Đánh giá kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công

ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam Nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty:

Hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm là một công việc cần thiết và quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Nó giúp cho bộ máy quản lý và các thành viên trong doanh nghiệp nắm được tình hình thực hiện kế hoạch chi phí giá thành, cung cấp những tài liệu xác thực để chỉ đạo sản xuất kinh doanh, phân tích đánh giá tình hình sản xuất. Thông qua đó, khai thác và huy động mọi khả năng tiềm tàng nhằm mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Với ý nghĩa như vậy, hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu trong quá trình nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.

Những năm gần đây, cùng với xu hướng thay đổi chung của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã có những biến đổi theo hướng tích cực, điều này thể hiện bằng quá trình tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý, tổ chức lại các phòng ban, lực lượng lao động ở tất cả các bộ phận và sự nỗ lực của toàn bộ công nhân viên toàn công ty để khắc phục những khó khăn, vươn lên tự khẳng định mình. Trong quá trình ấy, hệ thống tài chính kế toán không ngừng được đổi mới, hoàn thiện cả về cơ cấu tổ chức và phương pháp hạch toán.

Qua tìm hiểu thực tế công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm ở công ty, em thấy rằng nhìn chung, việc quản lý CPSX và tính giá thành ở công ty tương đối tốt. Công ty đã giảm được các chi phí, tiết kiệm NVL, giảm giá thành và tăng lợi nhuận cho công ty.

Dưới đây là bảng so sánh giữa chi phí dự toán và chi phí thực tế phát sinh:

Bảng 2.5: Bảng so sánh chi phí dự toán so với chi thực tế

ĐVT: Đồng


Chỉ tiêu

Dự toán

Thực tế

So sánh (Thực tế và Dự toán)

CPNVLTT

50.283.233.465

55.712.418.095

5.429.184.630

CPNCTT

285.386.231.453

265.790.775.411

-19.595.456.042

CPSXC

265.151.918.422

271.608.103.330

6.456.184.908

∑ Chi phí

600.821.383.340

593.111.296.836

-7.710.086.504


Qua bảng trên ta thấy công ty đã thực hiện rất tốt công tác hạ thấp tối đa các khoản chi phí một cách hợp lý để hạ giá thành sản phẩm. Cụ thể như sau:

- Về CPNVLTT: Khoản chi phí NVLTT thực tế tăng 5.429.184.630 đồng so với dự toán đã đặt ra. Nguyên nhân là do Công ty chưa kiểm soát được nguyên vật liệu ở khâu sản xuất hợp lý, nên chi phí nguyên vật liệu tăng lên, còn có sự thất thoát nguyên vật liệu.

- Về CPNCTT: Công ty đã tiết kiệm 19.595.456.042 được đồng so với dự toán, điều này đã chứng tỏ rằng công ty đã nâng cao được năng suất lao động, phát huy được hiệu quả của công nhân trong công ty một cách đáng kể tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành sản phẩm.

- Về CPSXC Công ty đã lãng phí 6.456.184.908 đồng so với dự toán. Nguyên nhân phát sinh nhiều chi phí khác mà công ty không kiểm soát được.

Như vậy so với dự toán công ty đã tiết kiệm được 7.710.086.504 đồng.

Tuy nhiên qua quá trình thu thập số liệu tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, em nhận thấy công ty vẫn còn bộc lộ những khiếm khuyết về mặt quản lý, lãnh đạo cũng

như quy trình hạch toán chi phí. Từ đó cần có những biện pháp khắc phục để công ty hoàn thiện hơn:

Nhận xét về ưu điểm:

Thứ nhất:Về bộ máy quản lý và bộ máy kế toán của Công ty.

Công ty đã bố trí tương đối phù hợp với khối lượng công việc và đáp ứng nhu cầu của công ty. Hình thức tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán cùng với số lượng nhân viên đông đúc (hiện tại là 52 người) nên tốc độ xử lí thông tin cũng như giải quyết các vấn đề nhanh hơn.

Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ, áp dụng khoa học tiên tiến của phần mềm kế toán, qui trình làm việc khoa học, cán bộ kế toán được phân công phù hợp với khả năng và trình độ của mỗi người tạo điều kiện phát huy năng lực và nâng cao trách nhiệm công việc được giao nhằm góp phần tích cực vào công tác hạch toán và quản lý kinh tế tại công ty.

Thứ hai:Về hệ thống sổ sách chứng từ, tài khoản và phương pháp hạch toán tại công ty.

Việc mở sổ kế toán và ghi chép, hạch toán kế toán về cơ bản đã áp dụng chế độ kế toán hiện hành trên cơ sở phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của công ty nên phản ánh tương đối chính xác rõ ràng và giám sát chặt chẽ toàn diện về tài sản, tiền vốn của công ty, cung cấp thông tin chính xác kịp thời, đầy đủ phục vụ tốt cho công tác quản lý, phân tích, lập kế hoạch và công tác lãnh đạo

Chứng từ hạch toán ban đầu được hạch toán nghiêm chỉnh và sắp xếp có trình tự khoa học. Chứng từ hạch toán trong công ty đảm bảo tính hợp pháp theo quy định của Nhà nước ban hành. Việc quản lý và luân chuyển chứng từ được tổ chức một cách chặt chẽ, khoa học. Chứng từ được bảo quản và lưu trữ an toàn, hệ thống chứng từ được phân loại theo tháng và theo năm rất thuận tiện trong việc kiểm tra đối chiếu khi cần thiết. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành công ty đã lựa chọn phù hợp với đặc điểm tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, với yêu cầu công tác quản lý.

Thứ ba: Về tổ chức quản lý lao động, quản lý vật tư.

Công ty đã khéo léo áp dụng linh hoạt hình thức trả lương theo sản phẩm kết hợp với hình thức trả lương theo thời gian, xây dựng quy chế thưởng phạt hợp lý nên đã

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí