Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Công Ty Tnhh Regina Miracle International Việt Nam.

* Bộ phận hành chính: Có nhiệm vụ đảm bảo cho các công việc liên quan tới những thủ tục hành chính, lễ tân, tổ chức công tác văn thư, lưu trữ các hồ sơ, hỗ trợ cho toàn thể nhân viên công ty và tư vấn pháp lý cho lãnh đạo.

* Trung tâm kiểm định: Thực hiện phân tích, thử nghiệm, giám định nguyên vật liệu, chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn quốc tế.

* Bộ phận Kế hoạch sản xuất: Tổ chức, quản lý phòng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của phòng như lập kế hoạch, cân đối và điều chuyển các nguồn lực của sản xuất nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu tối đa của hàng hóa đầu ra...

* Bộ phận sản xuất: Tư vấn cho Ban Giám đốc về lựa chọn sản phẩm để sản xuất và phương pháp sản xuất mỗi mặt hàng; Xây dựng kế hoạch tiến độ, kế hoạch năng lực sản xuất; Thiết lập các cải tiến trong quá trình sản xuất; ...

* Bộ phận Xuất - Nhập khẩu: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc thực hiện chức năng quản công ty về hoạt động xuất nhập khẩu; xúc tiến thương mại xuất khẩu, thương mại biên giới, ...

* Bộ phận Kế toán: Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán; Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của doanh nghiệp dưới mọi hình thái và tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.

* Nhóm gia công: Tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm của công ty.

* Bộ phận kho: Là nơi lưu trữ các loại mặt hàng đồ vật hay nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất.

* Bộ phận thiết bị kỹ thuật: Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, thi công nhằm đảm bảo tiến độ, an toàn, chất lượng, khối lượng và hiệu quả kinh tế trong toàn Công ty; Quản lý sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc.

* Công đoàn: Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

* Bộ phận Phát triển bền vững: Xác định rõ mục tiêu kinh doanh của mình, xây dựng cho mình một hệ thống quản trị công ty hiệu quả để giúp công ty phát triển bền vững và giải phóng sức lao động cho đội ngũ lãnh đạo.

* Bộ phận mua bán phi sản xuất: Quản lý nguyên liệu vật liệu phi sản xuất như thiết bị, máy móc tài sản phi sản xuất: văn phòng phẩm, dùng cho bộ phận hành chính văn phòng.

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam - 6

2.1.1.3. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam.

a) Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty


Kế toán trưởng

Phó phòng Kế toán



Kế toán thuế


Kế toán lương, các khoản trích theo lương, BHXH


Kế toán thanh toán và theo dõi công nợ


Kế toán TSCĐ và vật tư


Kế toán nguồn vốn và các quỹ


Kế toán chi phí và tính giá thành


Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh


Nhân viên kế toán tại nhà máy A, B, C, D, E


Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty

* Kế toán trưởng: lãnh đạo toàn bộ công tác kế toán của công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động tài chính, có nhiệm vụ quản lý, điều hành nhân viên trong phòng kế toán, kiểm soát tình hình thu chi của công ty, giám sát công việc của bộ phận kế toán khác, làm tham mưu cho Giám đốc về tài chính kế toán.

- Kế toán thuế: phụ trách về các vấn đề về khai báo thuế trong doanh nghiệp.

- Kế toán lương và các khoản trích theo lương, BHXH: Ghi chép phản ánh kịp thời số lượng thời gian lao động, tính chính xác tiền lương phải trả cho người lao

động. Tính chính xác số tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPC, BHTNLĐ vào chi phí và thu từ thu nhập của người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng, lập kế hoạch quỹ lương kỳ sau.

* Kế toán thanh toán và theo dõi công nợ:

Kế toán thanh toán tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp về tình hình thu, chi, tiền mặt, chuyển khoản, công nợ...Tổ chức việc thanh toán khoa học về thu, chi tiền mặt, chuyển khoản, công nợ...bảo đảm đáp ứng kịp thời, chính xác phục vụ mọi hoạt động của đơn vị. Kiểm tra thường xuyên và có hệ thống việc thực hiện các chế độ quản lý kinh tế - tài chính trong đơn vị, tập hợp và kiểm soát chứng từ trước khi thu, chi, thanh toán. Kế toán công nợ quản lý toàn bộ số công nợ của doanh nghiệp, đôn đốc và trực tiếp tham gia thu hồi nợ, định kỳ làm xác nhận với các công ty.

* Phó phòng kế toán: Tổ chức thực hiện các công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo phân công hoặc ủy quyền của kế toán trưởng, kiểm tra và giám sát công việc của kế toán TSCĐ và vật tư, kế toán nguồn vốn và các quỹ, kế toán chi phí và tính giá thành, Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.

- Kế toán tài sản cố định và vật tư: Kiểm kê và đánh giá lại TSCĐ theo quy định của nhà nước, lập báo cáo về TSCĐ của doanh nghiệp; Tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản và sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của tài sản cố định. Mở sổ theo dõi tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tình hình khấu hao của TSCĐ... cả về số lượng lẫn giá trị. Phân tích được nhu cầu thừa thiếu nguyên vật liệu, …trong nhà máy để tránh lãng phí nhằm sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả.

- Kế toán vốn và quỹ: Theo dõi một cách có hệ thống sự biến động của tài sản và nguồn vốn kinh doanh trong doanh nghiệp.

- Kế toán chi phí và xác định giá thành: Công tác tập hợp chi phí, tính giá thành định kỳ hàng tháng tại công ty.

- Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh: Đảm nhận nhiệm vụ kiểm soát phần doanh thu của doanh nghiệp – làm việc dưới sự quản lý phó phòng kế toán, chịu trách nhiệm kiểm soát, cập nhật chính xác, kịp thời các khoản thu, lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sau mỗi tháng.

b) Chính sách kế toán mà công ty đang áp dụng

Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo “Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ trưởng Bộ Tài Chính”. Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành. Để phục vụ báo cáo nước ngoài công ty áp dụng chuẩn mực báo cáo IFRS gửi cho bên Tập đoàn. Công ty đang áp dụng hình thức Nhật ký chung có hỗ trợ phần mềm kế toán SAP. Công ty sử dụng hệ thống tài khoản SAP (Phụ lục 2.1) để lập báo cáo tài chính gửi cho Tập đoàn. Đồng thời, Công ty trích xuất dữ liệu từ phần mềm SAP và qui đổi để lập báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế Việt Nam.

- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/04, kết thúc vào ngày 31/03 năm sau.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ)

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp ghi nhận giá trị hàng tồn kho theo giá gốc.

- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền di động.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Phương pháp khấu hao đường thẳng.

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

2.1.2.1. Ảnh hưởng của nhân tố vĩ mô đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

a) Ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

Việt Nam hiện nay đang trong quá trình phát triển kinh tế vượt bậc. Chỉ trong vòng khoảng 20 năm trở lại đây, khi nền kinh tế đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp – một nền kinh tế đóng với sự hoạch định của Nhà nước sang nền kinh tế thị trường – một nền kinh tế mở, giao lưu với toàn cầu và tuân theo các qui luật của một nền kinh tế, thì bộ mặt của nước Việt Nam đã dần thay đổi. Khi nền kinh tế thay đổi, những cơ hội mới mở ra đối với các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng

bao hàm vô vàn những khó khăn, thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực hết mình, sáng tạo của các doanh nghiệp trong cả nước mới có thể tồn tại và phát triển.

b) Ảnh hưởng của thị trường và cạnh tranh đến kế toán chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

Ảnh hưởng của thị trường là ảnh hưởng gắn liền với thay đổi kinh tế và thị trường trên phạm vi toàn cầu và trong nước có tác động đến kết quả hoạt động của Công ty. Ảnh hưởng này có thể phát sinh do các biến động về giá bán hàng hoặc khối lượng bán hàng.

Regina VN chịu ảnh hưởng của môi trường kinh tế ở một mức độ nhất định do Công ty nhận đơn đặt hàng từ Regina HK. Nếu nhu cầu trong ngành đồ lót và đồ thể thao sụt giảm, kéo theo số lượng đơn hàng từ Regina HK cũng giảm theo, có thể khiến Regina VN không có đủ sản lượng để bù đắp chi phí.

c) Ảnh hưởng của nhân tố chính sách, pháp luật của Nhà nước, ngành đến kếtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina MiracleInternational Việt Nam

Mỗi chính sách cơ chế quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, ngành đều gián tiếp ảnh hưởng đến công tác kế toán nói chung và kế toán quản trị chi phí và giá thành nói riêng tại doanh nghiệp.

Trong các chính sách pháp luật của Nhà nước điển hình là chính sách thuế (thuế nhập khẩu liên quan đến trị giá mua vào của nguyên vật liệu đầu vào, thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến việc báo cáo kết quả hoạt động tình hình thực hiện so với kế hoạch thực hiện) ảnh hưởng rất lớn đến việc hệ thống báo cáo kế toán quản trị của doanh nghiệp.

2.1.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố vi mô đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

a) Ảnh hưởng của trình độ tổ chức bộ máy kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

Việc tổ chức bộ máy KTQT của doanh nghiệp phải phù hợp với đặc điểm hoạt động, quy mô đầu tư và địa bàn tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với mức độ phân cấp quản lý kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán phải

gọn nhẹ, khoa học, hợp lý và hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin cho bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp.

Công ty không phân tách trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận dẫn tới việc bộ phận kiểm soát nội bộ và bộ phận sản xuất chưa hoạt động hiệu quả, cũng như chưa nắm rõ được những vấn đề đang xảy ra ở công ty. Điều này khiến cho chi phí sản xuất không ngừng tăng và gây ảnh hưởng lớn tới báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

b) Ảnh hưởng của giá đầu vào đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

Ảnh hưởng của giá đầu vào liên quan đến việc tăng giá thu mua, làm tăng chi phí của Regina VN.

Giá bán của Regina VN được thiết lập trên cơ sở giá thành sản phẩm có thể thay đổi nếu chi phí đầu vào tăng (cụ thể điều này phụ thuộc vào kết quả đàm phán giữa Regina HK và khách hàng bên độc lập). Vì vậy, Regina VN không chịu ảnh hưởng của giá đầu vào đáng kể.

c) Ảnh hưởng của công suất sản xuất đến kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

Ảnh hưởng của công suất sản xuất liên quan đến quá trình quản lý sản lượng sản xuất thực tế sao cho phù hợp với công suất sản xuất tiêu chuẩn. Khi sản lượng sản xuất thực tế thấp hơn nhiều so với công suất sản xuất tiêu chuẩn, Công ty không thể bù đắp được toàn bộ hoặc một phần chi phí sản xuất cố định và do đó có thể phát sinh lỗ.

Regina VN hoạt động hết công suất. Do đó, ảnh hưởng này được coi là không đáng kể.

2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

2.2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam

2.2.1.1. Nội dung chi phí sản xuất

Để thuận tiện cho việc tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hiện nay Công ty phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm, gồm 3 khoản mục như sau:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: vải, mác, keo, chỉ, …

+ Chi phí nhân công trực tiếp: tiền lương chính, tiền lương làm thêm giờ, thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.

+ Chi phí sản xuất chung: các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý quá trình sản xuất như lương của quản lý phân xưởng, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng, khấu hao máy móc thiết bị, chi phí trả trước, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền.

* Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:

- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

Trong công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên làm cơ sở xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu và xây dựng hệ thống cơ sở chi tiết của CPSX. Đối tượng tập hợp CPSX tại Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam được xác định là từng nhà xưởng gồm 5 nhà xưởng A, B, C, D, E và mã hàng cụ thể. Công ty sử dụng mã SIC ví dụ như mã 2322 cho đồ lót và đồ ngủ nam hoặc mã 2341 cho đồ lót và đồ ngủ nữ.

- Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất:

Do đối tượng của kế toán CPSX ở Công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam được xác định là từng nhà xưởng nên công ty đã sử dụng hai phương pháp tập hợp CPSX là phương pháp tập hợp trực tiếp áp dụng đối với chi phí NVLTT và phương pháp phân bổ gián tiếp theo tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất đối với CPSX chung.

2.2.1.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 53120 – CPNVLTT).

Chi phí NVLTT ở Công ty bao gồm toàn bộ chi phí NVL chính và vật liệu phụ dùng cho sản xuất trong kỳ được tập hợp theo từng nhà xưởng, theo dõi chi tiết cho từng mã sản phẩm và được hạch toán trực tiếp cho đối tượng sử dụng theo giá thực tế của từng loại vật liệu xuất dùng.

Nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty bao gồm các loại sau:

+ Nguyên vật liệu chính: vải dệt kim, vải lụa, vải satin, móc cài, khuy cài, gọng, …

+ Vật liệu phụ: chỉ, chun, dây viền, …

Căn cứ vào kế hoạch tiêu thụ hàng của phòng Tiêu thụ và tình hình đơn đặt hàng của Phòng kinh doanh Xuất nhập khẩu, phòng Kế hoạch – Vật tư lên kế hoạch sản xuất cho từng ngày, tuần, tháng. Dựa vào số liệu về NVL tồn kho do bộ phận kho, kế toán vật tư cung cấp và kế hoạch sản xuất trong tháng, phòng Kế hoạch – Vật tư cân đối NVL hiện có so với kế hoạch, tiến hành thu mua để kịp thời phục vụ sản xuất. Trừ một số NVL dự trữ sẵn trong kho dùng chung cho nhiều đơn đặt hàng như keo, crếp,

…; các NVL còn lại như vải, mút, … Công ty tiến hành thu mua riêng phù hợp với yêu cầu mẫu mã, màu sắc và chất lượng của từng đơn đặt hàng.

Khi có NVL mua về nhập kho, kế toán vật tư, thủ kho và nhân viên phòng Kế hoạch – Vật tư cùng tham gia vào quá trình kiểm nhận hàng hóa. Khi NVL đảm bảo chất lượng và số lượng như đơn đặt hàng. Cán bộ cung ứng lập phiếu nhập kho, đảm bảo phiếu nhập kho phải được ký nhận đầy đủ bởi những người có liên quan. Thủ kho thực hiện nhập hàng vào kho và ghi chép số lượng NVL nhập vào thẻ kho, chuyển phiếu nhập kho cho kế toán vật tư. Kế toán vật tư căn cứ vào hóa đơn của nhà cung cấp tính toán giá trị thành tiền cho phiếu nhập kho và tiến hành nhập thông tin vào máy tính theo từng mã vật tư.

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, phòng Kế hoạch – Vật tư sẽ xây dựng định mức cho sản xuất sau đó gửi sang cho phòng Kế toán Bảng cấp vật tư cho sản xuất cho từng nhà xưởng – chi tiết theo mã sản phẩm. (Phụ lục 2.2)

Kế toán thực hiện chấm định mức cho từng loại vật liệu, lập phiếu xuất kho ghi rõ số lượng vật tư cấp theo định mức và chuyển lại cho thủ kho. Thủ kho thực hiện xuất vật tư, ghi chép số lượng thực xuất NVL vào phiếu xuất kho (Phụ lục 2.3) ký nhận rồi chuyển phiếu xuất lại cho kế toán vật tư ghi sổ.

Nếu trong tháng tiêu hao vật tư vượt quá định mức xây dựng trước dẫn đến thiếu vật tư cho sản xuất, quản lý nhà xưởng sẽ có Giải trình, Đề nghị xuất gửi phòng Kế hoạch – Vật tư xin cấp thêm vật tư. Căn cứ đề nghị xuất được phê duyệt, kế toán và thủ kho thực hiện lập phiếu xuất kho và xuất vật tư. (Phụ lục 2.4)

Kế toán căn cứ Phiếu xuất kho, Bảng cấp vật tư cho sản xuất và Đề nghị xuất đã được duyệt để nhập vào máy tính mã NVL, đơn vị tính, ngày tháng, số lượng, TK đối ứng, mã sản phẩm và bỏ trống phần đơn giá, thành tiền. Cuối tháng giá xuất vật tư

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí