Kế Toán Các Khoản Thiệt Hại Trong Sản Xuất Xây Dựng


TK 621 sổ nhật ký chung, sổ theo dòi tổng hợp đối tượng TK 621 (phụ lục 2.2) và các sổ kế toán liên quan khác.

Ví dụ:

Nguyên vật liệu mua qua kho: xi măng, cát, đá, sỏi, sắt thép……..

-Hóa đơn mua vào (đầu vào) liên đỏ < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt : phải kẹp với phiếu chi + phiếu nhập kho + biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có.

-Hóa đơn mua vào (đầu vào) >20 triệu: phải kẹp với phiếu kế toán (hay phiếu hoạch toán) + phiếu nhập kho hoặc biên bản giao hàng hoặc phiếu xuất kho bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng phô tô, thanh lý phô tô nếu có.

-Nếu nhập kho: Nợ 152,1331/ có 111,112,331

Nguyên vật liệu xuất thẳng xuống công trình không qua kho: hóa đơn + phiếu giao hàng hoặc xuất kho bên bán + hợp đồng và thanh lý hợp đồng phô tô nếu có + phiếu chi tiền thanh toán bằng tiền mặt hoặc phiếu hoặc toán nếu mua Nợ + Ủy nhiệm chi và các chứng từ ngân hàng khác.

-Nợ TK 621,1331

- Có TK 111,112,331

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

=> Cuối kǶ kết chuyển: Nợ 154/ có 621

2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây dựng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Công nghiệp HTH - 9

Chi phí nhân công trực tiếp của công ty chiếm tỷ trọng lớn sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong giá thành công trình xây dựng. Do đó việc hạch toán đúng, đủ chi phó nhân công giúp cho việc tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng đối tượng được chính xác, cung cấp thông tin thiết thực cho các cấp quản lý.

Hiện nay công ty áp dụng đồng thời hai hình thức trả lương

-Hình thức trả lương theo sản phẩm (lương khoán): Được công ty áp dụng để trả lương cho các tổ đội xây dựng làm công tác trực tiếp sản xuất;


-Hình thức trả lương theo thời gian: Được áp dụng để trả lương cho bộ phận lao động gián tiếp sản xuất tại công trình hoặc ở văn phòng

Phần lớn nhân công trực tiếp ở các đơn vị là các nhân công thời vụ thuê tại địa phương có công trình thi công nên công ty ký hợp đồng với nhà thầu cung cấp nhân công tại địa phương và đơn vị đó có trách nhiệm xuất hóa đơn nhân công cho công ty. Sau khi công việc hoàn thành, căn cứ vào hợp đồng giao khoán, kế toán làm thủ tục thanh toán và làm cơ sở để hoạch toán các khoản chi phí này vào chi phí nhân công trực tiếp cho từng công trình tương ứng.

Tài khoản sử dụng:

-Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp;

-Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung: để hạch toán các khoản trích theo lương;

-Tài khoản 141: Tạm ứng: để hạch toán các khoản tạm ứng tiền lương, tiền công cho các tổ đội;

Sổ kế toán: Sổ chi tiết TK 622; Sổ nhật ký chung; Sổ cái TK 622 toàn

công ty (phụ lục 2.6).

Đầu mỗi tháng, kế toán tiền lương đối chiếu hợp đồng giao khoán của từng tổ đội bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, bảng thanh toán lương khoán của các đội gửi về kế toán tiến hành thanh toán. Hạch toán chi phí tiền lương trước hết ghi chi phí nhân công trực tiếp chi tiết cho từng công trình theo mã vụ việc, ghi các khoản phải trả người lao động. Khoản thanh toán tiền cho người lao động, kế toán nhập liệu ghi giảm phải trả người lao động và ghi giảm các khoản tạm ứng.

Ví dụ:

- Khi thanh toán lương trả cho nhân viêng công ty: Nợ Tk 334/ Có TK

111,112

- Hàng tháng kế toán tập hợp phiếu chi tiền lương hoặc bảng kê tiền lương chuyển khoản cho nhân viên, chứng từ ngân hàng + Bảng lương + Bảng chấm công + Tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ nếu có …

2.2.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công


Máy thi công được sử dụng từ hai nguồn: máy thi công thuộc sở hữu của

công ty và hai là máy thi công thuê ngoài.

Công ty có các loại máy như máy đào, máy xúc, máy ủi, ô tô, cần cẩu, máy khoan, máy đầm, máy trộn bê tông, … Các đội khi có nhu cầu sử dụng máy phải lập kế hoạch trình lên bộ phận kế hoạch để xem xét điều chỉnh và phê duyệt. Đối với những loại máy móc đặc thù không thuộc sở hữu của công ty hoặc các công trình xa mà công ty không thể đáp ứng được, các đội phải lập kế hoạch về nhu cầu sử dụng máy gửi về phòng kế hoạch xem xét trình các cấp lãnh đạo phê duyêt loại máy, số ca máy và giá thuê máy.

Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: tiền lương công nhân vận hành máy; Chi phí vật liệu và công cụ dùng cho máy thi công; chi phí khấu hao; chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.

Đối vơi các máy thuê ngoài, công ty thường thuê trọn gói, theo công việc (khoán việc).

Tài khoản sử dụng:

-Tài khoản 623: Chi phí máy thi công: để hạch toán các khoản phát sinh liên quan tới chi phí sử dụng máy thi công;

Sổ kế toán: sổ chi tiết TK 623; Sổ nhật ký chung; Sổ cái TK 623 toàn công ty (phụ lục 2.9).

Cuối tháng, quý căn cứ vào các chứng từ hợp đồng thuê máy, bảng theo dòi hoạt động máy thi công, bảng chấm công, bảng thanh toán lương cho công nhân điều khiển máy, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (máy thuộc sở hữu công ty), biên bản thanh lý hợp đồng thuê máy, các phiếu chi tiền hóa đơn thuế GTGT… phòng kế toán của công ty đưa số liệu vào máy, lên các sổ kế toán.

2.2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là chi phí liên quan đến hoạt động quản lý chung ở công ty, tổ, đội bao gồm tiền lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp xây dựng, công nhân điều khiển máy thi công, nhân viên quản lý đội xây dựng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho hoạt động quản lý tổ đội, chi phí khấu hao TSCĐ và các chi phí dịch vụ mua ngoài,


chi phí bằng tiền khác dùng cho hoạt động quản lý chung ở tổ đội xây dựng

công trình.

Tài khoản sử dụng:

-Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung

Sổ kế toán: sổ chi tiết TK 627; Sổ nhật ký chung; Sổ cái TK 627 toàn

công ty (phụ lục 2.13).

Chi phí sản xuất chung thuộc công trình nào thì tập hợp trực tiếp vào công trình đó, trường hợp chi phí sản xuất chung dùng cho nhiều công trình kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công trình, hạng mục công trình theo chi phí vật liệu trực tiếp.

Lương của nhân viên quản lý đội thi công, nhân viên quản lý công trình, kế toán đội, đội trưởng được thể hiện qua bảng chấm công, bảng thanh toán lương cho bộ phận gián tiếp.

Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung cho hoạt động của đội như tiền mua dây điện, công tơ, dây thép, thép lưới, xe rùa, cuốc xẻng, dụng cụ bảo hộ lao động… dùng thi công công trình. Các công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ như cuốc, xẻng, dụng cụ bảo hộ lao động … được phân bổ một lần vào chi phí sản xuất trong kǶ của công trình, hàng tháng kế toán đội lập bảng kê mua xuất dùng công cụ dụng cụ tại công trường mình và gửi kèm hóa đơn giá trị gia tang về phòng kế toán công ty. Các công cụ dụng cụ có giá trị lớn nhưng chưa đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định thì được phân bổ dần như máy đầm, máy bơm nước… hàng tháng kế toán đội lập bảng phân bổ công cụ dụng cụ gửi về để kế toán công ty tập hợp chi phí.

Chi phí khấu hao TSCĐ: kế toán xác định mức trích khấu hao trung bình hàng tháng cho TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Trường hợp trong một tháng, một TSCĐ được sử dụng cho nhiều công trình khác nhau, kế toán tiến hành phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ và lập bảng phân bổ khấu hao.

Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác: gồm các chi phí như tiền điện, nước, điện thoại phục vụ cho thi công công trình và quản lý đội, tiền


mya văn phòng phẩm, tô tô, in ấn, lệ phí cầu đường… Chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc công trình nào thì tập hợp cho công trình đó.

Sau khi tập hợp đầy đủ các chứng từ cần thiết liên quan đến chi phí sản xuất chung kế toán công ty đưa số liệu vào các sổ kế toán tương ứng.

Ví dụ:


- Nợ TK 627/1331

Có TK 111,112,331,142,242…Chi phí này phân bổ theo yếu tố nguyên vật liệu xuất dùng.

Phân bổ = (Tiêu chí phân bổ * 100/Tổng 621 trong tháng)%* Tổng 627

trong tháng

Cuối kǶ kết chuyển sang tài khoản: Nợ TK 154

Có TK 627

2.2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

Để tổng hợp chi phí sản xuất hàng quý, kế toán cần kết chuyển số liệu từ các sổ chi tiết chi phí sản xuất TK 621, TK 622, TK 623, TK 627 theo từng công trình, hạng mục công trình và tổng hợp lên sổ chi tiết TK 154 và sổ theo dòi tổng hợp TK 154. Đối với những khoản chi phí liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình thì phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo tiêu thức hợp lý. Khi tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh cuối kǶ, kế toán đang sử dụng TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (phụ lục 2.15).

2.2.2.5. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất xây dựng

Công trình trước khi đưa vào thi công đều được chủ đầu tư thẩm định phê duyệt trước, trong quá trình thi công có phát sinh thay đổi thiết kế đều được nhà thầu và chủ đầu tư lập biên bản hiện trường và thống nhất trước khi triển khai, đo đó thực tế không có khối lượng xây dựng bị phá đi làm lại giá trị lớn, nếu có thì giá trị rất nhỏ. Đồng thời công ty áp dụng cơ chế khoán cho các tổ đội thi công tại công trường nên dù có phát sinh khối lượng xây dựng bị phá đi làm lại


thì các tổ đội tự chịu trách nhiệm không báo cáo lên và thực tế qua thống kê tại công ty cho thấy công ty không hạch toán chi phí thiệt hại do phá đi làm lại.

Các khoản chi phí dự phòng phải trả về bảo hành công trình được phát sinh khi công trình đã hoàn thành, công ty đã kết chuyển doanh thu, chi phí và xác định kết quả. Trên thực tế, công ty không trích trước khoản dự phòng phải trả về trong thời gian bảo hành công trình, nếu quá trình bảo hành không xảy ra sự cố thì hết thời gian bảo hành chủ đầu tư sẽ thanh toán cho nhà thầu khoản bảo lãnh bảo hành, nếu trong thời gian bảo hành xảy ra sự cố cần phải bảo hành công ty ghi giảm doanh thu của kǶ sau, điều này không phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ mặc dù cuối cùng khoản chi phí này cǜng làm giảm lợi nhuận của công ty. Thực tế số liệu thống kê khảo sát trong năm 2019 của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Công nghiệp HTH không phát sinh chi phí bảo hành công trình. Điều này cho thấy các công trình của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Công nghiệp HTH triển khai thi công luôn đảm bảo chất lượng, đây cǜng là mục tiêu định hướng phát triển và nâng cao giá trị của công ty.

2.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty

Cuối mỗi quý phòng Kế hoạch kỹ thuật cùng với đội trưởng và kế toán đội thực hiện công tác kiểm kê, xác định khối lượng xây dựng thực hiện đã hoàn thành từng công trình, hạng mục công trình. Sau đó, kế toán đội lập biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang rồi gửi lên phòng kế hoạch kỹ thuật để xác định chi phí khối lượng xây dựng dở dang cuối kǶ. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kǶ được tính toán dựa trên cơ sở phân bổ chi phí xây dựng thực tế phát sinh cho các khối lượng giai đoạn xây dựng đã hoàn thành và chưa hoàn thành trên cơ sở tiêu thức phân bổ là giá trị dự toán hay chi phí dự toán …

Do công trình Tòa nhà văn phòng làm việc và cho thuê Tôn Đản đã hoàn thành trong quý I/2019 nên không có sản phẩm dở dang cuối kǶ.

2.2.4. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây dựng tại

Công ty

Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp tính giá thành trực tiếp. Sau khi kết thúc giai đoạn cuối của công trình hoặc công trình


được bàn giao, kế toán tập hợp chi phí sản xuất của từng dự án, từng công trình, hạng mục công trình và tính ra giá thành thực tế từng loại sản phẩm theo công thức:

Giá thành thực tế KLXD

=

trong kǶ

CPSX thực tế của KLXD dở dang đầu kǶ

CPSX thực tế của KLXD

+ phát sinh trong -

CPSX thực tế của KLXD dở dang cuối kǶ

Để tính giá thành sản phẩm kế toán căn cứ vào sổ chi tiết TK 154 của từng công trình, hạng mục công trình vào thẻ tính giá thành sản phẩm xây dựng sổ chi tiết TK 632 theo từng công trình hạng mục công trình vào sổ cái TK 632.

2.3. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng công nghiệp HTH dưới góc độ kế toán quản trị

2.3.1. Xây dựng định mức và dự toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây dựng

2.3.1.1. Định mức chi phí sản xuất

Trong xây dựng định mức là quy định và mức hao phí về nguyên vật liệu, máy móc thi công, chi phí nhân công cần thiết để hoàn thành một đơn vị khối lượng nào đó ví dụ 1m3 tường xây gạch, 1m2 lát gạch…

Định mức dự toán là các số liệu quan trọng để thiết lập dự toán và quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở Việt Nam. Việc hiểu rò định mức sẽ giúp cho người xây dựng có thể thực hiện công tác bóc tách khối lượng và quản lý chi phí hợp lý.

Thực tế Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Công nghiệp HTH đang tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về định mức chi phí. Bên cạnh đó Công ty còn xây dựng hệ thống định mức để phục vụ hoạt động quản trị chi phí, định mức này dựa vào đặc điểm hoạt động của Công ty.

Ví dụ: Theo quy định của Bộ Xây dựng về ban hành định mức xây dựng thì trong dự toán lập cho công tác đào đất bằng máy đào <=1,25m3 tương ứng ô tô vận chuyển là ô tô 7 tấn. Tuy nhiên Công ty có ô tô tải trọng lớn hơn là 10 tấn


và 12 tấn, vì vậy Công ty đã đề xuất biện pháp thi công mới dùng ô tô vận chuyển lớn để vận chuyển nhanh, đẩy nhanh tiến độ, tiết kiệm được chi phí và mang lại hiệu quả cao hơn.

2.3.1.2. Dự toán chi phí sản xuất

Trên cơ sở hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và khối lượng thầu của công trình, phòng Kế hoạch kỹ thuật của công ty sẽ bóc tách kiểm tra lại khối lượng và lập dự toán thi công. Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm dự toán xây dựng G8 để lập dự toán cho các công trình, hạng mục công trình. Các bước lập dự toán được tiến hành như sau:

- Rà soát lại toàn bộ bản vẽ, kiểm tra lại khối lượng thầu đủ hay thiếu hay

thừa;


- Tạo mới công trình trên phần mềm dự toán G8;

- Chọn mã hiệu định mức công tác phù hợp với biện pháp thi công;

- Nhập khối lượng công việc;

- Điều chỉnh phân tích vật tư, nhân công, ca máy

- Nhập thông báo giá vật tư vật liệu, điều chỉnh chi phí nhân công phù

hợp tại thời điểm lập dự toán;

- Tính cước vận chuyển (nếu có)

- Nhập các hệ số điều chỉnh vào bảng tổng hợp;

- Kiểm tra lại toàn bộ công tác, khối lượng có phù hợp với bản vẽ thiết kế;

- Xuất sang exel chỉnh sửa và in đóng quyển dự toán;

- Giá trị dự toán XL (sau thuế) = Giá trị dự toán XL (Trước thuế) + Thuế

GTGT;

- Giá trị dự toán XL (trước thuế) = Chi phí trực tiếp + Chi phí chung +

Thu nhập chịu thuế tính trước;

- Chi phí trực tiếp = VL + NC + MTC

- Chi phí VL xác định theo thông báo giá của Liên Sở Tài chính ban hành

- Chi phí nhân công xác định theo quy định tính lương (nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về tiền lương);

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/06/2022