Cơ Cấu Tổ Chức Sản Xuất Của Công Ty Cổ Phần Than Cọc Sáu


Trên cơ sở Điều lệ tổ chức hoạt động được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông, Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin tiến hành kiện toàn bộ máy tổ chức, quản lý của công ty theo hướng gọn nhẹ gồm: Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc điều hành, các phòng ban chức năng và đơn vị trực thuộc…

Công ty hoạt động trên cơ sở Điều lệ tổ chức và hoạt động được Đại hội đồng cổ đông thông qua theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và theo quy định hiện hành của Nhà nước. Cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần là Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị để quản lý Công ty, bầu Ban Kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý điều hành Công ty. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng và được phân làm hai cấp, sơ đồ bộ máy Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin như sơ đồ 2.1. Kiểu tổ chức quản lý trực tuyến chức năng là kiểu cơ cấu trong đó có nhiều cấp quản lý (nhiều cấp thủ trưởng) và các bộ phận nghiệp vụ giúp việc cho các thủ trưởng cấp trung và cấp cao. Thủ trưởng trực tuyến (theo chiều dọc) là người có quyền cao nhất, quyền quyết định trong quá tŕnh điều hành và chịu trách nhiệm trước hết và chủ yếu về kết quả điều hành ở cấp mình phụ trách.

Chức năng nhiệm vụ cơ bản của từng bộ phận trong bộ máy quản lý:

Bộ máy điều hành của Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu được biên chế như sau:

Ban giám đốc

Bao gồm Giám đốc và 05 Phó giám đốc phụ trách về: Sản xuất, Kỹ thuật - khai thác, Cơ điện - vận tải, kế toán trưởng, Đời sống – VHXH.

- Giám đốc là người đứng đầu và chịu trách nhiệm điều hành chung hoạt

động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Phó giám đốc Sản xuất phụ trách điều hành, chỉ huy hoạt động sản xuất của các đơn vị sản xuất trên khai trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Phó giám đốc Kỹ thuật - khai thác phụ trách chỉ huy điều hành, giám sát các hoạt động mang tính kỹ thuật, công nghệ khai thác, chất lượng sản phẩm.

- Phó giám đốc Cơ điện - vận tải phụ trách chỉ huy điều hành giám sát các hoạt động cung ứng vật tư, quản lý các thiết bị khai thác - vận tải theo hệ thống phục vụ nhu cầu sản xuất.

Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin - 7


- Phó giám đốc Kinh tế phụ trách điều hành, giám sát các hoạt động nghiệp vụ kinh tế, an ninh trật tự trong sản xuất, chăm lo đời sống, chế độ chính sách đối với người lao động, công tác bảo vệ thanh tra.

- Phó giám đốc đời sống – VHXH phụ trách chỉ huy, điều hành, giám sát các hoạt động thi đua văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, đoàn thể tại công ty.

Các phòng ban kỹ thuật - nghiệp vụ

- Các phòng Kỹ thuật khai thác, Trắc địa - địa chất, Giám định chất lượng, Đầu tư xây dựng phụ trách công tác xây dựng phương án và kiểm tra giám sát quá trình thực hiện các phương án kỹ thuật khai thác, nguồn tài nguyên, chất lượng sản phẩm, các hạng mục công trình đầu tư, quy hoạch bờ mỏ.

- Phòng Kế hoạch tiêu thụ phụ trách công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn Công ty, công tác tiêu thụ sản phẩm.

- Các phòng Cơ điện, Kỹ thuật - vận tải phụ trách công tác quản lý thiết bị khai thác, thiết bị vận tải, các thiết bị sàng tuyển và máy công cụ, hệ thống cung cấp điện.

- Các phòng Quản lý vật tư, Cấp phát vật tư phụ trách công tác cung ứng, quản lý vật tư, cấp phát vật tư phục vụ sản xuất.

- Phòng Tổ chức đào tạo phụ trách công tác phát triển quản lý, quy hoạch cán bộ, đào tạo tay nghề, nâng cao chất lượng tay nghề, bậc thợ cho công nhân.

- Phòng Lao động tiền lương phụ trách công tác quản lý, điều động lao động, định mức, trả lương, thực hiện chế độ chính sách cho công nhân, quản lý các hoạt động thi đua trong lao động sản xuất.

- Phòng Kế toán - Thống kê phụ trách quản lý, hoạch toán chi phí sản xuất, quản lý các hoạt động tài chính - tiền tệ, quản lý công tác thống kê, cung cấp số liệu.

- Phòng Kỹ thuật an toàn phụ trách quản lý, giám sát quy trình, quy phạm an toàn trong sản xuất.

- Văn phòng Giám đốc phụ trách công tác hành chính, quản lý mạng nội bộ, quản lý các thiết bị, công trình phục vụ công tác văn hoá - thể thao.

- Các phòng Bảo vệ - Thanh tra, Kiểm toán nội bộ phụ trách công tác đảm bảo an ninh trật tự trong nội bộ Công ty, trên khai trường sản xuất, bảo vệ tài sản, tài nguyên và thanh kiểm tra các hoạt động sản xuất cũng như hoạt động kinh tế.


- Phòng Y tế: Chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh cho CBCNV trong toàn Công ty.

Các Công trường khai thác

- Công trường Khoan: Quản lý sử dụng thiết bị khoan, làm nhiệm vụ khoan lỗ mìn phục vụ công tác nổ mìn bắn tơi đất đá.

- Công trường Xúc Thắng Lợi và Xúc Tả Ngạn: Quản lý, sử dụng thiết bị máy xúc làm nhiệm vụ bốc xúc đất đá - xúc than tại gương tầng lên ô tô. Riêng Công trường Xúc Tả Ngạn còn làm thêm nhiệm vụ bơm nước moong phục vụ cho việc khai thác than dưới lòng moong.

- Công trường Gạt làm đường: Quản lý sử dụng thiết bị máy gạt làm nhiệm vụ san gạt bãi thải, san gạt các tuyến đường cố định và bán cố định, gạt phục vụ công nghệ.

Các đơn vị vận tải

Từ Phân xưởng vận tải số 1 đến Phân xưởng vận tải số 8 làm nhiệm vụ quản lý sử dụng các thiết bị vận tải (ô tô trọng tải lớn và nhỏ), vận chuyển than, đất đá, phục vụ việc vận chuyển vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất. Riêng Phân xưởng vận tải phục vụ làm nhiệm vụ đưa đón, phục vụ CBCNV đi làm và đi công tác, ngoài ra còn phục vụ đưa cơm hộp cho CBCN làm việc ở vị trí xa nhà ăn.

Các công trường chế biến than: Công trường Sàng tuyển than tiêu thụ, Băng tải, Than 2 làm nhiệm vụ quản lý, sử dụng các hệ thống băng - sàng, vận chuyển than bằng băng tải, chế biến các chủng loại than (than cục, than cám) và quản lý cảng lẻ.

Các Phân xưởng Phụ trợ - Phục vụ

Phân xưởng Cơ điện, Phân xưởng Trạm mạng, Phân xưởng Phục vụ, Phân xưởng Sửa chữa, Phân xưởng Chế biến có nhiệm vụ quản lý sử dụng các máy công cụ, sửa chữa các thiệt bị vận tải, thiết bị động cơ nổ, thiết bị cơ điện, sản xuất các loại hàng gia công cơ khí, tái chế sản phẩm từ cao su, xây dựng lắp đạt các công trình, nhà xưởng, kéo dây trồng cột phục vụ cho việc cung cấp điện cho toàn khai trường sản xuất, ché biến thực phẩm phục vụ ăn giữa ca cho CBCNV trong toàn Công ty.


Cơ cấu tổ chức các công trường - phân xưởng tuân thủ theo nguyên tắc gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu chuyên môn hoá đến tận tổ sản xuất nhằm khai thác triệt để khả năng lao động và tận dụng năng lực sản xuất.

Quan hệ giữa các phòng ban chức năng với các đơn vị sản xuất là mối quan hệ hai chiều. Các phòng ban chức năng vừa làm nhiệm vụ tham mưu, tư vấn cho Giám đốc vừa hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giúp đỡ các công trường - phân xưởng, thực hiện nhiệm vụ sản xuất và các quy định của Nhà nước, Tập đoàn.

2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất

2.1.3.1.Đặc điểm tổ chức sản xuất

QUẢN ĐỐC

Bộ phận thống kê

Phó QĐ

Phó quản đốc

Phó quản đốc

Phó quản đốc

Các tổ SX ca 1

Các tổ SX ca 2

Các tổ SX ca 3

Cơ cấu tổ chức các công trường, phân xưởng tuân theo nguyên tắc gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả đáp ứng được nhu cầu chuyên môn hoá, hợp tác hoá sản xuất trong nội bộ Công ty. Mô hình quản lý này cho thấy ở cấp công trường, phân xưởng có sự quản lý mang tính chất khoa học tạo ra khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của bộ phận mình. Tổ chức quản lý các công trường, phân xưởng trong Công ty được thể hiện qua sơ đồ:


Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty Cổ phần than Cọc Sáu

Nguồn: Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacom

Mỗi công trường, phân xưởng sản xuất tương đối độc lập hạch toán theo quy chế nội bộ, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động của mình. Tuy nhiên các công trường, phân xưởng vẫn chịu sự chỉ huy và nhận nhiệm vụ trực tiếp từ Trung tâm chỉ huy sản xuất của Công ty. Các công trường, phân xưởng được tổ chức thành các tổ đội sản xuất chuyên môn phụ trách một công việc nhất định, trong một lĩnh vực nhất định. Các tổ đội được chia thành các kíp sản xuất, hoạt động luân


phiên trong sản xuất, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng liên tục phù hợp với kế hoạch đặt ra.

2.1.3.2. Quy trình sản xuất

Công ty Cổ phần than Cọc Sáu là một mỏ khai thác lộ thiên lớn nhất Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam với công nghệ khai thác hoàn chỉnh bao gồm các khâu: khoan nổ - bốc xúc - vận chuyển - sàng tuyển - tiêu thụ được trình bày trên các sơ đồ sau:

Khoan

Nổ mìn

Bốc xúc

Vận tải

Đất đá

Than

Bãi thải

Đổ đống

Bun ke

Sàng tuyển

Sàng tuyển

Tiêu thụ

Cảng Đá

Cảng Cửa Ông

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ công nghệ sản xuất than nguyên khai

Nguồn: Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacom

Qua sơ đồ 2.3 cho thấy đây là sơ đồ công nghệ hợp lý, tiên tiến, các khâu luôn có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp với nhau nhưng vẫn thể hiện được tính chất riêng biệt của từng khâu.


2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán

2.1.4.1. Bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu

Phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính đặt dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty với chức năng tổ chức ghi chép, tính toán và phán ánh chính xác, trung thực kịp thời và đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; đồng thời tính toán và trích nộp kịp thời các khoản vay công nợ phải trả, phải thu; tham mưu giúp Giám đốc phát hiện kịp thời những ưu – nhược điểm để kịp thời sửa chữa trong toàn Công ty. Phòng Kế toán – Thống kê – Tài chính phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quản lý thu - chi tài chính theo cơ chế của Công ty, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và Pháp luật quy định. Do hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, tất cả các công việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo, thông tin kinh tế đều được thực hiện tập trung ở phòng.

Tổng số cán bộ nhân viên phòng Kế toán - Tài chính tại ngày 31/12/2019 là 18 người. Phòng đã thường xuyên bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên trong phòng, đặc biệt là trình độ vận hành máy tính. Đến nay, toàn bộ nhân viên trong phòng đã sử dụng máy tính thành thạo để phục vụ thiết thực cho công việc của mình và ngày càng nâng cao chất lượng làm việc.

Sơ đồ bộ máy kế toán trong Công ty

KẾ TOÁN TRƯỞNG

PP phụ trách tổng hợp

PP phụ trách Vật tư – Tài sản

– Công nợ

PP phụ trách thống kê

Tổ kế toán tổng hợp giá thành

Tổ kế toán lương

Tổ kế toán vật tư - tài sản

- công nợ

Tổ kế toán

ngành ăn

Tổ kế toán thống kê tổng hợp

Đội thống kê

Tổ tổng hợp

Tổ thống kê ca 1

Tổ thống kê ca 2

Tổ thống kê ca 3

Sơ đồ 2.4: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu

(Nguồn: Phòng Tài chính-kế toán)


Phân công nhiệm vụ

- Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán, trực tiếp quản lý và phụ trách tài chính và chịu trách nhiệm với cấp trên toàn bộ công tác kế toán như thu thập, xử lý, cung cấp thông tin kinh tế, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, khai thác tiềm năng của tài sản, cung cấp thông tin về tài chính một cách chính xác, toàn diện, kịp thời để ban Giám đốc đưa ra các quyết định kinh doanh.

- Phó phòng phụ trách tổng hợp: Chịu trách nhiệm về công tác kế toán từng phần hành trong toàn Công ty, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và hoạt động hành chính sự nghiệp, theo đúng sự chỉ đạo của bộ máy tài chính của Công ty; tổng hợp chi phí sản xuất chính, sản xuất phụ và các khoản chi phí trích trước chờ phân bổ theo bảng thống kê tính giá thành quản lý các sổ chi tiết về giá thành các sản phẩm và giai đoạn sản xuất; chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về việc quản lý lưu trữ chứng từ ghi sổ, bảng biểu kế toán doanh nghiệp.

- Phó phòng phụ trách Vật tư – Tài sản – Công nợ: Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về tình hình nhập, xuất, tồn vật liệu, tình hình biến động tăng giảm TSCĐ và quyết toán công tác sửa chữa lớn tài sản trong toàn Công ty, công nợ bán hàng.

- Phó phòng phụ trách thống kê: Chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về số lượng thông tin kinh tế trong toàn Công ty hàng ngày về dự toán tình hình sản xuất định kỳ, chế độ chính sách các chỉ tiêu sản xuất; tính trung thực về số liệu sản lượng về giá trị sản lượng và các chỉ tiêu chủ yếu trong các báo cáo thống kê định kỳ thống kê đầy đủ xuất tồn kho sản phẩm.

- Tổ kế toán tổng hợp giá thành: Chịu trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chính, sản phẩm phụ; lập Báo cáo tài chính theo quy định của Công ty, của Tập đoàn và theo chế độ báo cáo kế toán; xác định kết quả kinh doanh và hình thức thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.

- Tổ kế toán lương: Chịu trách nhiệm về việc tính lương và các chứng từ lương, BHXH, tổng hợp lương thực chi và theo dòi lương thực chi, theo dòi nguồn lương hiện có, lập bảng phân bổ lương và BHXH. Hàng tháng kế toán căn cứ vào Bảng chấm công, sản lượng nghiệm thu, bảng tính lương của nhân viên kinh tế, quỹ lương được thanh toán trong kỳ, kế toán tiến hành tập hợp chi phí tiền lương cho


từng tổ đội, phân xưởng sản xuất. Cuối tháng căn cứ vào tiền lương và các khoản trích theo lương để ghi vào Bảng phân bổ tiền lương.

- Tổ kế toán Vật tư – TS – Công nợ: Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của chứng từ nhập xuất, tính đúng đắn trung thực của số dư theo nhóm vật tư; tổ chức thanh toán với người bán và nhật ký chứng từ, giá thành thực tế vật liệu.

- Tổ kế toán ngành ăn: Chịu trách nhiệm khâu ngành ăn phục vụ bữa ăn giữa ca cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.

- Tổ kế toán thống kê tổng hợp: Có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ thông tin về kết quả sản xuất, tình hình hoạt động của các thiết bị sản xuất hàng ngày, phân tích lập báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ lên cấp trên theo quy định.

- Đội trưởng đội thống kê: Là người trực tiếp phụ trách bốn tổ thống kê trên công trường. Tổ tổng hợp: chuyên ca một làm nhiệm vụ tập hợp số liệu báo cáo về phòng theo quy định. Hàng ngày cung cấp thông tin phục vụ cho trung tâm chỉ huy sản xuất thanh toán các dịch vụ vận chuyển. Ba tổ còn lại đi làm theo ca nhiệm vụ ghi chuyến vận tải than và đất trong Công ty

2.1.4.2. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu

Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT - BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm;

- Kỳ kế toán: công ty lập và công bố báo cáo tài chính theo quý theo quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước về công bố thông tin;

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam;

- Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ;

- Phương pháp tính giá trị HTK: Giá trị HTK được xác định theo phương pháp nhập trước xuất trước;

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao đường thẳng;

- Phương pháp hạch toán HTK: HTK được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên;

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: thận trọng;

- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: phù hợp;

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí: đúng kỳ;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/06/2022