- Nguyên tắc ghi nhận HTK: HTK được tính theo giá gốc.
Chính sách kế toán công ty áp dụng theo đặc thù về quy trình sản xuất than nguyên khai của Công ty cũng như Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam.
2.1.4.3. Hình thức sổ kế toán tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu
Hiện nay, Công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ và áp dụng phần mềm kế toán ghi sổ trên máy vi tính mô tả hình thức kế toán trên. Đây là hình thức kế toán ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin kế toán, dùng máy tính để hỗ trợ, thay thế 1 phần công việc của người làm kế toán tài chính trong doanh nghiệp. Với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính, công việc kế toán được hoàn thiện hơn, chính xác hơn, nhanh chóng hơn và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. Một số ưu điểm khi sử dụng phần mềm kế toán cụ thể như sau:
- Tốc độ nhập dữ liệu vào máy tính thực hiện nhanh hơn rất nhiều hơn so với phương pháp kế toán thủ công;
- Xử lý dữ liệu nhanh chóng và chính xác;
- Thông tin dữ liệu khi cần thiết sẽ có ngay lập tức và có thể được gửi cho nhiều người sử dụng khác nhau tại các địa điểm khác nhau cùng một lúc;
- Sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên và thời gian, dòng tiền sẽ được cải thiện thông qua thu nợ tốt hơn và kiểm soát hàng tồn kho;
- Tiết kiệm chi phí: phần mềm kế toán trên máy vi tính giảm thời gian nhân viên làm tài khoản và giảm chi phí kiểm toán như hồ sơ gọn gàng, lên nhật và chính xác;
Có thể bạn quan tâm!
- Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Theo Phương Pháp Kê Khai Thường Xuyên
- Báo Cáo Tình Hình Sản Lượng Khai Thác Than Công Ty Cổ Phần Than Cọc Sáu - Vinacomin Giai Đoạn 2017-2019
- Cơ Cấu Tổ Chức Sản Xuất Của Công Ty Cổ Phần Than Cọc Sáu
- Trình Tự Hạch Toán Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp Tại Công Ty Cổ Phần Than Cọc Sáu - Vinacomin
- Đánh Giá Thực Trạng Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Than Cọc Sáu – Vinacomin
- Chiến Lược Phát Triển Sản Xuất Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Than Cọc Sáu - Vinacomin
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Bên cạnh đó, để khai thác hết những ưu thế này công ty cần có một số biện pháp để khắc phục những yêu cầu khi sử dụng phần mềm kế toán như sau:
- Công ty cần có hệ thống máy tính, hệ thống công nghệ thông tin và hạ tầng mạng đáp ứng yêu cầu về sử dụng phần mề;
- Nhân sự kế toán cần được đào tạo bài bản để sử dụng thành thạo cũng như khai thác tối ưu phần mềm kế toán.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính được mô tả qua sơ đồ 2.5. Chi tiết như sau:
- Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài
khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu
được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán;
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan;
- Cuối tháng (Hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (Cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu thường xuyên giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm công tác kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy; Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định;
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
PHẦN MỀM KẾ TOÁN ESOFT
SỔ KẾ TOÁN:
- Sổ tổng hợp
- Sổ chi tiết
- Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị
* Sơ đồ ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính vận dụng tại Công ty:
Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
(Nguồn: Phòng tài chính-kế toán)
Ghi chú:Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm hoặc định kỳ Kiểm tra, đối chiếu
2.2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu – Vinacomin
2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Xác định tập hợp CPSX là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí xuất phát từ đặc điểm của ngành thanh và đặc điểm quy trình khai thác than khoáng sản, để đáp ứng nhu cầu quản lý và công tác kế toán nên đối tượng tập hợp chi phí của Công ty được xác định là từng công đoạn trong quy trình kỹ thuật khai thác khoáng sản than.
Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin với ngành nghề kinh doanh chính là khai thác và chế biến than, sản phẩm sản xuất ra là than nguyên khai khai thác từ lòng đất, qua chế biến, sàng tuyển để thành các loại than thương phẩm. Do đó chi phí sản xuất của Công ty không có chi phí nguyên vật liệu chính cấu tạo nên thực thể sản phẩm.
Cũng như các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất nói chung chi phí sản xuất của Công ty bao gồm các khoản chi liên quan đến việc khai thác, chế biến sản phẩm và được phân loại theo mục đích công dụng của chi phí như sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm các chi phí về vật liệu phụ, nhiên liệu, các phụ tùng thay thế cho máy móc thiết bị, phế liệu. Chi tiết các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: cáp thép, ống thép, dầu gadoan, dây cáp, răng gầu, áo xích, áo than, cờ lê, dây cáp, đồng hồ áp lực... Chi phí vận chuyển được hạch toán phân loại riêng theo từng phân xưởng vận tải nhằm phục vụ mục tích quản lý và quản trị của công ty.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp, tiền thưởng phải trả cho công nhân trực tiếp khai thác than và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp tham gia khai thác than,... Lương và các khoản trích theo lương được phân loại theo từng bộ phận của quá trình khai thác như bộ phận: Khoan, Bốc xúc, Vận tải.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý phát sinh tại các công trường, phân xưởng. Chi phí sản xuất chung bao gồm:
+ Chi phí nhân viên công trường, phân xưởng: bao gồm chi phí tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng phải trả cho nhân viên công trường, phân xưởng, tiền ăn ca, bồi dưỡng độc hại của công nhân trực tiếp sản xuất, và các khoản trích theo lương nhân viên công trường, phân xưởng.
+ Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ: Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho phục vụ và quản lý công trường, phân xưởng.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: khấu hao máy móc thiết bị khai thác, các phương tiện vận tải, các công trình vật kiến trúc, v.v…
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho sản xuất như thuê dịch vụ vận chuyển công nhân, thuê nổ mìn bắn tơi đất đá, thuê vận chuyển than đất trên khai trường mỏ, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, mua bảo hiểm thiết bị, v.v…
+ Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh liên quan đến sản xuất, chế biến sản phẩm ngoài các khoản chi phí đã kể trên như thuế tài nguyên phải nộp theo sản lượng than nguyên khai khai thác, phí cấp quyền khai thác khoáng sản, phí sử dụng tài liệu địa chất, chi khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, bảo hộ lao động, …
Cách phân loại này giúp cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, là căn cứ để thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất cho kỳ sau.
Khi phát sinh chi phí, kế toán phản ánh vào sổ theo dòi phân loại theo giai đoạn của quá trình khai thác than. Cuối mỗi tháng căn cứ vào số liệu đã tổng hợp được trên sổ chi phí, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí cho từng công đoạn sản xuất.
Hàng năm căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh mà Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam giao, Công ty tự cân đối các nguồn lực và xây dựng kế hoạch chi tiết về sản xuất - tiêu thụ cho các quý, tháng và tổ chức dự trù kinh phí sản xuất cho các công trường, phân xưởng, các bộ phận sản xuất.
Để đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, không bị gián đoạn hàng năm Công ty đều thực hiện xây dựng kế hoạch sản xuất và tổ chức dự trù kinh phí sản xuất cho từng công trường, phân xưởng và chi tiết đến từng tổ đội sản xuất. Căn
cứ vào định mức các vật tư chủ yếu mà Hội đồng quản trị Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt nam ban hành tại QĐ số: 1165/QĐ-HĐQT và điều kiện làm việc thực tế, tình trạng máy móc thiết bị hiện có tại công ty, Công ty tiến hành xây dựng kế hoạch sử dụng vật tư (các vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế chủ yếu) cho các công trường, phân xưởng, tiền lương cho các công trường phân xưởng trả theo khối lượng công việc, sản phẩm đã được thực hiện, v.v.... Cuối tháng, quý, năm các bộ phận tự tổ chức quyết toán chi phí để so sánh giữa kế hoạch và thực hiện. Từ đó các bộ phận kiểm điểm, xem xét những lỗ hổng trong công tác quản lý chi phí và rút kinh nghiệm.
Công tác quản lý chi phí tiền lương: Công ty xây dựng hệ thống định mức lao động - tiền lương và xây dựng đơn giá tiền lương cho các công đoạn sản xuất với từng phần hành công việc cho tất cả các công trường phân xưởng sản xuất, công việc hoàn thành đã được nghiệm thu; các bộ phận khác trong toàn Công ty (lao động gián tiếp - quản lý doanh nghiệp) hưởng lương theo % quỹ lương thực hiện toàn Công ty và cách trả lương cá nhân cho các đối tượng gián tiếp theo phương pháp trả lương thời gian.
2.2.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin là quy trình khép kín kiểu liên tục: Sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng mới được xác định là thành phẩm do khối lượng sản phẩm của Công ty sản xuất trong kỳ là lớn để đáp ứng được yêu cầu quản lý, hạch toán, … Công ty đã xác định:
* Đối tượng tính giá thành là sản phẩm than sạch;
* Kỳ tính giá thành là tháng.
2.3. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu – Vinacomin
2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác nên không có vật liệu chính chỉ có vật liệu phụ như: vật liệu nổ, vật tư gia công, phụ tùng thay thế cho máy móc thiết bị, vật tư dùng để sửa chữa
thường xuyên, nhiên liệu,... chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, công tác quản lý và hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.
Nguyên vật liệu của Công ty bao gồm:
- Vật liệu phụ: Dầu nhờn, mỡ máy, mũi khoan, chòng khoan, cáp thép, ống thép, dây cáp, răng gầu, vật liệu phục vụ cho việc sửa chữa, vật liệu xây dựng v.v.v…
- Nhiên liệu: Bao gồm các loại nhiên liệu phục vụ trong quá trình khai thác than, sản xuất than như: Xăng, dầu diezel phục vụ cho quá trình vận chuyển, bốc xúc than nguyên khai, tiêu thụ than, đất đá, vận chuyển vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhiên liệu dùng cho vận chuyển than, đất đá, hàng hóa được tính theo lít/1000 Tkm. Nhiên liệu dùng trong vận chuyển phục vụ tính theo lít/1000km lăn bánh. Nhiên liệu dùng cho máy xúc và cần cẩu tính theo lít/giờ hoạt động.
- Phụ tùng thay thế: Gồm các phụ tùng chi tiết để thay thế, sửa chữa thiết bị như ô tô, máy xúc, máy gạt, các loại máy móc khác như: rô tuyn lái, ắc quy, lọc thông hơi, phin lọc gió, săm, lốp…
- Phế liệu: sắt thép, vỏ phi,..
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được kế toán tập hợp trên các chứng từ như: Phiếu đề nghị xuất kho, phiếu xuất kho, bảng kê phiếu xuất, bảng tính giá thành thực tế vật liệu, bảng phân bổ nguyên vật liệu.
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 621 được mở chi tiết cho các công trường, phân xưởng … Đồng thời, kế toán sử dụng TK 152 - nguyên vật liệu để phản ánh sự biến động và chuyển dịch nguyên vật liệu vào chi phí sản xuất.
Các vật tư mua về sau khi được kiểm tra nghiệm thu chất lượng, quy cách, vật tư được phân loại và đưa vào nhập tại các kho đã được quy định của Công ty. Khi xuất dùng vật tư của Công ty theo trình tự sau:
SỔ KẾ TOÁN:
- Nhật ký chứng từ tài khoản 621
- Sổ chi tiết tài khoản
621
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại
- Tập hợp tính giá thành
- Báo cáo kế toán quản
trị
Chứng từ kế toán: phiếu đề nghị XK, phiếu xuất kho
PHẦN MỀM KẾ TOÁN ESOFT
Sơ đồ 2.6: Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin
(Nguồn: Phòng Kế toán TCTK Công ty)
Ghi chú Nhập số liệu hàng ngày
Phần mềm tự động chuyển số liệu tương ứng nghiệp vụ Đối chiếu số liệu giữa các bộ phận
Các đơn vị có nhu cầu lĩnh vật tư, lập phiếu đề nghị xuất kho (phụ lục 2.1) do nhân viên thống kê viết. Trên phiếu ghi đủ các thông tin: tên vật tư cần dùng, số lượng, chủng loại, có chữ ký của quản đốc phân xưởng, phải được sự phê duyệt của phòng vật tư, giám đốc.
Căn cứ vào phiếu đề nghị xuất kho đã được duyệt, kế toán kho sẽ tiến hành viết phiếu xuất kho trên phần mềm kế toán (phụ lục 2.2). Phiếu xuất kho vật tư được lập 03 liên: 01 liên lưu tại đơn vị lĩnh, 01 liên lưu bộ phận kho, 01 liên luân chuyển về Phòng kế toán. Bộ phận kho khi nhận phiếu xuất sẽ tiến hành xuất kho và theo dòi trên thẻ kho. Hàng ngày, bộ phận kho đối chiếu số liệu với bộ phận kế toán để chốt số liệu hàng ngày. Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng phục vụ sản xuất, phần mềm kế toán tự động thực hiện phân bổ chi phí theo tiêu thức được định sẵn đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong kế toán.
Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho: theo giá đích danh, khi xuất kho vật tư thì căn cứ vào số lượng xuất kho thuộc lô nào và đơn giá thực tế của lô đó để tính giá thực tế của vật tư xuất kho.
Trị giá vốn thực tế vật tư xuất kho
Số lượng vật tư
= x
xuất kho
Đơn giá thực tế NK
Khi thực hiện nghiệp vụ xuất kho, trị giá xuất kho được phần mềm tự động điền theo phương pháp nhập trước xuất trước. Đối với đặc thù công ty có khối lượng nguyên vật liệu lớn, phần mềm giúp tiết kiệm thời gian và độ chính xác khi xuất kho.
Khi thực hiện nhập liệu phiếu xuất, phần mềm kế toán tự động luân chuyển dữ liệu nhật ký chứng từ chi tiết tài khoản 621 (phụ lục 2.3) và sổ cái chi tiết tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621 (phụ lục 2.4).
2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty được xác định: tiền lương phải trả công nhân tại công trường khoan, xúc, gạt, Phân xưởng vận tải ô tô 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, phục vụ, Công trường băng tải, Công trường chế biến và tiêu thụ than, Phân xưởng cơ điện, Phân xưởng trạm mạng, Phân xưởng sửa chữa ô tô, Phân xưởng phục vụ, và các khoản trích theo lương.
* Cách xác định chi phí tiền lương tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho công nhân viên
Việc kế toán tính tiền lương, các khoản phải trả theo lương chính xác là rất quan trọng để xác định giá thành sản phẩm và căn cứ để tính toán xác định các khoản nộp ngân sách nhà nước.
Với công nhân lao động trực tiếp, chi phí nhân công được tính theo khối lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá tiền lương sản phẩm.
- Lương sản phẩm là hình thức trả lương theo khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành. Đây là hình thức trả lương phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn liến với số lượng và chất lượng lao động. Hình thức trả lương này được Công ty áp dụng đối với công nhân trực tiếp tham gia sản xuất.
Tiền lương theo sản phẩm được tính theo công thức như sau:
Số lượng sản phẩm
Lương SP =
hoàn thành
x Đơn giá tiền lương