Kế Toán Tình Hình Tập Hợp Và Phân Bổ Chi Phí Kinh Doanh


nghiệp mà mối quan tâm lớn nhất của khách hàng là giá cả dịch vụ và chất lượng dịch vụ. Trong điều kiện chất lượng hàng hóa dịch vụ như nhau thì giá cả là yếu tố quyết định tới việc mua hay không mua của khách hàng. Trong trường hợp này thì doanh nghiệp phải tìm cách hạ thấp được chi phí, nếu chi phí càng thấp thì giá bán hàng hóa dịch vụ sẽ hạ thấp và giúp cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trên thị trường.

Việc giảm chi phí kinh doanh sẽ góp phần tiết kiệm vốn và chi phí của nền kinh tế là điều kiện để tăng lợi nhuận, tăng tích lũy cho doanh nghiệp là điều kiện cho doanh nghiệp hạ thấp giá cả, tăng khả năng cạnh tranh.

Tóm lại, ta có thể nói rằng chi phí kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp nào, nó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tới sự tồn tại của doanh nghiệp trên thương trường. Việc giảm chi phí kinh doanh là mục tiêu mà các doanh nghiệp luôn đề cập tới. Tuy nhiên việc tiết kiệm chi phí không có nghĩa là cắt xén các khoản chi phí cần thiết cho phục vụ quá trình kinh doanh mà hạ thấp chi phí kinh doanh luôn gắn liền với

nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo được chất

lượng hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng.

1.2. Kế toán tình hình tập hợp và phân bổ chi phí kinh doanh


1.2.1. Kế toán giá vốn hàng bán


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

1.2.1.1. Khái niệm

Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của hàng hóa hoặc giá thành thực tế của lao dịch, dịch vụ đã hoàn thành và được xác định là tiêu thụ và các khoản tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.


1.2.1.2. Chứng từ sử dụng

Phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT…và các chứng từ gốc khác có liên quan


1.2.1.3. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán Kết cấu tài khoản 632

- Bên Nợ:

+ Trị giá vốn hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đã bán.


+ Giá trị hao hụt, mất mát của hàng tồn kho (sau khi đã trừ đi phần bồi thường).

+ Trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước chưa sử dụng hết).

- Bên Có:

+ Trị giá hàng bán bị trả lại nhập lại kho

+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (31/12) (chênh lệch giữa số phải lập dự phòng năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước)

+ Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, lao vụ dịch vụ vào bên Nợ TK 911

Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ

 Các phương pháp xác định giá vốn hàng hóa xuất kho:

+ Phương pháp bình quân gia quyền

+ Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO)

+ Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)

+ Phương pháp giá thực tế đích danh


1.2.1.4. Phương pháp hạch toán



đồ 1.1: Kế toán giá vốn hàng bán (theo phương pháp kê khai thườn

xuyên hàng tồn kho)


Kế toán chi phí bán hàng

g

2.

1.2.


1.2.2.1. Khái niệm‌

Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm:

+ Chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển

+ Chi phí chào hàng, giới thiệu, quảng cáo

+ Chi phí hoa hồng đại lý

+ Chi phí bảo hành sản phẩm


1.2.2.2. Chứng từ sử dụng

Giấy báo Nợ, phiếu chi, bảng thanh toán lương nhân viên bán hàng…và các chứng từ gốc khác có liên quan


1.2.2.3. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng Kết cấu tài khoản 641


- Bên Nợ: Tập hợp chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ

- Bên Có:

+ Các khoản giảm trừ chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ

+ Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK 911 để tính kết quả kinh doanh Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản 641 có 7 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 6411 – Chi phí nhân viên

- Tài khoản 6412 – Chi phí vật liệu, bao bì

- Tài khoản 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng

- Tài khoản 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ

- Tài khoản 6415 – Chi phí bảo hành

- Tài khoản 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Tài khoản 6418 – Chi phí bằng tiền khác


1.2.2.4. Phương pháp hạch toán


Sơ đồ 1 2 Kế toán chi phí bán hàng 1 2 3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 1

Sơ đồ 1.2: Kế toán chi phí bán hàng


1.2.3. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp


1.2.3.1. Khái niệm

Chi phí QLDN là các chi phí có liên quan chung tới toàn bộ hoạt động quản lý điều hành chung của doanh nghiệp, bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận QLDN; chi vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho QLDN; chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng..)…..


1.2.3.2. Chứng từ sử dụng

Hóa đơn thuế GTGT, bảng trích khấu hao TSCĐ, phiếu chi….và các chứng từ gốc khác có liên quan.


1.2.3.3. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Bên Nợ: Tập hợp chi phí QLDN phát sinh trong kỳ

- Bên Có:

+ Các khoản giảm trừ chi phí QLDN phát sinh trong kỳ

+ Kết chuyển chi phí QLDN vào TK 911 để tính kết quả kinh doanh Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản 642 có 8 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 6421 – Chi phí nhân viên quản lý

- Tài khoản 6422 – Chi phí vật liệu quản lý

- Tài khoản 6423 – Chi phí đồ dùng văn phòng

- Tài khoản 6424 – Chi phí khấu hao TSCĐ

- Tài khoản 6425 – Thuế, phí và lệ phí

- Tài khoản 6426 – Chi phí dự phòng

- Tài khoản 6427 – Chi phí dịch vụ mua ngoài

- Tài khoản 6428 – Chi phí bằng tiền khác


1.2.3.4. Phương pháp hạch toán


Sơ đồ 1 3 Kế toán chi phí QLDN 1 2 4 Kế toán chi phí hoạt động tài chính 2

Sơ đồ 1.3: Kế toán chi phí QLDN


1.2.4. Kế toán chi phí hoạt động tài chính


1.2.4.1. Khái niệm

Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán…; Khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ về bán ngoại tệ,….


1.2.4.2. Chứng từ sử dụng

Giấy báo Nợ, phiếu chi, …và các chứng từ gốc khác có liên quan.


1.2.4.3. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 635 – Chi phí tài chính


Kết cấu tài khoản 635

- Bên Nợ:

+ Các khoản chi phí của hoạt động tài chính

+ Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn

+ Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản phải thu dài hạn và phải trả dài hạn có gốc ngoại tệ.

+ Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ

+ Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

- Bên Có

+ Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

+ Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính và các khoản lỗ phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh

Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí