Kế toán chi phí kinh doanh và biện pháp giảm chi phí kinh doanh tại công ty xăng dầu Vĩnh Long - 2

2.2.2. Kế toán chi phí bán hàng và QLDN 34

2.2.3. Kế toán chi phí hoạt động tài chính 39

2.2.4. Tình hình biến động chi phí kinh doanh giai đoạn 2011 - 2013 43

2.2.4.1. Tình hình biến động của tổng chi phí kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 43

2.2.4.2. Cơ cấu chi phí kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013 45

2.3. Nhận xét về công tác kế toán chi phí kinh doanh tại công ty 47

2.3.1. Ưu điểm 47

2.3.2. Nhược điểm 49

2.3.3. Nguyên nhân 50

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ 52

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ 52

3.1. Định hướng phát triển của Công ty Xăng dầu Vĩnh Long trong năm 2014 52

Kế toán chi phí kinh doanh và biện pháp giảm chi phí kinh doanh tại công ty xăng dầu Vĩnh Long - 2

3.2. Kiến nghị 52

3.2.1. Biện pháp giảm chi phí kinh doanh 52

3.2.2. Đối với công tác kế toán chi phí kinh doanh của công ty 54

KẾT LUẬN 57

KẾT LUẬN 57

PHỤ LỤC 58

PHỤ LỤC 58

.......................................................................................................................................63

.......................................................................................................................................63


1. Sự cần thiết của đề tài


LỜI MỞ ĐẦU



Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nếu các doanh nghiệp không tự hoàn thiện và phát triển thì sẽ tụt hậu so với các doanh nghiệp khác trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh để giành thị phần. Để có chỗ đứng trên thị trường, các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh phù hợp, phải đánh giá để làm sao giảm được chi phí xuống mức thấp nhất có thể khi đó sẽ làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, tăng khả năng tiêu thụ, làm tăng lợi nhuận. Do vậy, để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp là làm thế nào để quá trình kinh doanh diễn ra với mức chi phí là thấp nhất.

Chi phí kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng trong doanh nghiệp. Chi phí kinh doanh là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí của doanh nghiệp. Khi tiến hành mở rộng hoạt động kinh doanh thì việc chi phí kinh doanh cũng tăng lên là việc cần thiết. Nhưng nếu chi phí doanh nghiệp tăng lên mà doanh thu không tăng hoặc tỷ lệ tăng doanh thu thấp hơn tỷ lệ tăng của chi phí kinh doanh thì chứng tỏ doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh doanh trên cơ sở chi phí đó. Do đó, doanh nghiệp cần có các biện pháp quản lý và sử dụng chi phí kinh doanh một cách hợp lý. Nhận thức được tính chất quan trọng đó nên em đã đi vào tìm hiểu, nghiên cứu để có thể đóng góp một phần nhằm làm giảm chi phí kinh doanh. Đó chính là lý do mà em quyết định chọn đề tài “Kế toán chi phí kinh doanh và biện pháp giảm chi phí kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Vĩnh Long” cho kỳ thực tập của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Hiểu rõ về thực tế của công việc kế toán chi phí kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Vĩnh Long qua 3 năm gần đây 2011 - 2012 - 2013. Qua đó thấy được những thành tựu mà công ty đã đạt được, những tồn tại của công ty và nguyên nhân của nó trong công tác quản lý chi phí kinh doanh tại công ty.

Đề xuất các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Vĩnh Long


3. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề


liên quan đến chi phí kinh doanh, trên cơ sở

nghiên cứu thực tế đề ra các giải pháp giảm chi phí kinh doanh

Từ những cơ sở đó nghiên cứu để đưa ra những nhận xét về công tác kế toán chi phí thực tế tại công ty và đưa ra những ý kiến tổ chức công tác kế toán tốt hơn và giảm chi phí kinh doanh nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

4. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được thực hiện tại Công ty Xăng dầu Vĩnh Long.

Nghiên cứu và hạch toán công tác kế toán chi phí và biện pháp giảm chi phí kinh doanh tại công ty trên cơ sở số liệu năm 2013.

5. Phương pháp nghiên cứu

Thông qua việc trao đổi cùng các Cô, Chú, Anh, Chị trong phòng Kế toán, quan sát và tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty trong thời gian thực tập.

Thu thập số liệu từ báo cáo, tài liệu của công ty để phân tích, so sánh đối

chiếu lý thuyết, các tài liệu ghi chép trong sổ sách của công ty, các loại sách

chuyên ngành kế toán, các văn bản pháp quy, chế độ tài chính hiện hành, chính sách, kế hoạch kinh doanh của Công ty.

6. Kết cấu đề tài

Đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí kinh doanh và biện pháp giảm chi phí kinh doanh

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí kinh doanh và biện pháp giảm chi phí kinh doanh tại Công ty Xăng dầu Vĩnh Long

Chương 3: Kiến nghị


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ KINH DOANH VÀ BIỆN PHÁP GIẢM CHI PHÍ KINH DOANH

1.1. Tổng quan về chi phí kinh doanh và ý nghĩa giảm chi phí kinh doanh


1.1.1. Khái niệm chi phí kinh doanh

Bất kì một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải so sánh kết quả giữa doanh thu kinh doanh và chi phí kinh doanh để xem hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có thu được hiệu quả hay không? Doanh thu và chi phí kinh doanh chính là hai yếu tố cơ bản để cấu thành nên lợi nhuận, quyết định nên sự sống còn của một công ty.

Vậy chi phí kinh doanh là gì? Chi phí kinh doanh được hiểu như thế nào để ta có thể nắm bắt được bản chất của nó, từ đó tìm ra những biện pháp tích cực và hữu hiệu giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Chi phí kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm...).

Đối với doanh nghiệp thương mại, chi phí kinh doanh là những khoản chi phí bằng tiền hoặc bằng tài sản mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện hoạt động kinh doanh thương mại. Thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá trình độ quản lý

kinh doanh, tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong kỳ của doanh

nghiệp. Các chi phí này phát sinh hàng ngày, hàng giờ rất đa dạng và phức tạp tùy thuộc vào việc thực hiện hành vi thương mại khác nhau và tính chất hoạt động tài chính, hoạt động bất thường.


1.1.2. Phân loại chi phí kinh doanh

Chi phí kinh doanh đa dạng và phức tạp. Đối với mỗi lĩnh vực khác nhau chi phí kinh doanh được phân loại theo cách khác nhau. Song có một số cách phân loại cơ bản như sau:

 Phân loại chi phí theo khoản mục

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao

gồm:

- Chi phí sản xuất


Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí phát sinh tại các phân xưởng, tổ, đội, bộ phận sản xuất gắn liền với hoạt động sản xuất chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp

Chi phí sản xuất bao gồm các khoản mục chi phí cơ bản sau:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp trong từng quá trình sản xuất sản phẩm

+ Chi phí nhân công trực tiếp: là các khoản chi phí phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất như tiền lương, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.

+ Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí phát sinh ở phân xưởng sản xuất để sản xuất ra sản phẩm, không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và các chi phí nhân công trực tiếp.

- Chi phí ngoài sản xuất

Chi phí ngoài sản xuất là những khoản chi phí doanh nghiệp phải chi ra để thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ và quản lý bộ máy kinh doanh của doanh nghiệp

Chi phí ngoài sản xuất bao gồm các chi phí sau:

+ Chi phí bán hàng: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình bảo quản và tiêu thụ hàng hóa

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Chi phí khác thường bao gồm chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt động bất thường. Chi phí này thường chiếm tỷ lệ nhỏ.

Phân loại chi phí sản xuất theo cách này giúp quản lý định mức chi phí, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.


 Phân loại chi phí theo yếu tố

Toàn bộ các chi phi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố sau:

- Chi phí nguyên vật liệu bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, nguyên vật liệu khác dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chi phí nhân công bao gồm các khoản tiền lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động.

- Chi phí công cụ dụng cụ bao gồm giá mua và chi phí mua của các công cụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chi phí khấu hao TSCĐ bao gồm toàn bộ số trích khấu hao của những tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chi phí dịch vụ thuê ngoài: chi phí này bao gồm giá dịch vụ mua từ bên ngoài cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền điện, nước…

- Chi phí khác bằng tiền là toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên.

Phân loại chi phí theo tiêu thức này cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã chi ra để phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí cho kỳ sau.

 Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí và đối tượng chịu chi phí

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm:

- Chi phí trực tiếp: là những chi phí có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm, một hoạt động kinh doanh nhất định. Với những chi phí này khi phát sinh kế toán căn cứ vào số liệu chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.

- Chi phí gián tiếp: là những chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, nhiều hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Với những chi phí này khi phát


sinh kế toán phải tập hợp chung, sau đó tính toán, phân bổ cho từng đối tượng liên quan đến theo tiêu thức phù hợp

Phân loại chi phí theo cách này giúp xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng được đúng đắn và hợp lý.

 Phân loại theo tính chất chi phí:

Bao gồm các khoản chi phí sau:

- Tiền lương trả cho người lao động trong doanh nghiệp

- Chi phí về cung cấp dịch vụ, lao vụ cho các ngành kinh tế khác nhau

- Hao phí vật tư doanh nghiệp thương mại bao gồm các khoản tiền khấu hao

TSCĐ, hao phí nguyên liệu, vật liệu bao gói, bảo quản

- Hao hụt hàng hóa là khoản chi phí phát sinh về hao hụt tự nhiên của hàng hóa kinh doanh do điều kiện tự nhiên và tính chất lý hóa trong quá trình bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ hàng hóa

- Các khoản chi phí khác

 Phân loại theo mối quan hệ chi phí với doanh thu

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành

- Chi phí cố định là những chi phí không bị biến đổi hoặc ít bị biến đổi theo sự biến đổi của doanh thu bao gồm chi phí khấu hao, tiền thuê đất, chi phí quản lý…

- Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi theo sự thay đổi của doanh thu như chi phí vật tư, chi phí nhân công…


1.1.3. Vai trò của chi phí kinh doanh

Chi phí gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào, nói cách khác doanh nghiệp nếu muốn kinh doanh thì không thể không bỏ ra chi phí để hoạt động

Chi phí kinh doanh có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi chi phí kinh doanh giảm sẽ hạ thấp được giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa, từ đó góp phần tăng lợi nhuận và mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại, khi chi phí kinh doanh tăng không hợp lý sẽ làm giảm lợi nhuận thậm chí còn có thể bị thua lỗ.


Đánh giá việc sử dụng chi phí là một trong những công việc quan trọng giúp nhà quản lý một phần nào đó đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu quản lý và sử dụng chi phí tốt thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tốt hơn và ngược lại, nếu quản lý chi phí không tốt hay lãng phí sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh.

Việc tính đúng, đủ những khoản chi phí bỏ ra sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp hình dung được bức tranh thực về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nói tóm lại, chi phí kinh doanh là một chỉ tiêu rất quan trọng và nó cần được quản lý và sử dụng một cách hợp lý nhất


1.1.4. Ý nghĩa giảm chi phí kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải vượt qua những bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu để bước vào hoạt động kinh doanh trong môi trường mới chịu sự điều tiết bởi các quy luật khắc nghiệt của thị trường. Trước sự cạnh tranh gay gắt đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt, chủ động trong việc kinh doanh buôn bán để mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, thực hiện nghĩa vụ đầy đủ đối với Nhà nước, tạo được hiệu quả kinh doanh cao … không những giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển mạnh mẽ trên thương trường mà còn nâng cao được vị thế của doanh nghiệp đối với đối thủ cạnh tranh.

Một trong những nhân tố

tác động không nhỏ

tới hiệu quả

kinh tế

của

doanh nghiệp chính là chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Càng hạ thấp chi phí kinh doanh một cách hợp lý bao nhiêu thì càng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh bấy nhiêu. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng cho bất cứ doanh nghiệp nào bởi chi phí là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận. Vì vậy các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh phải cố gắng quản lý tốt chi phí, từ đó có những biện pháp hạ thấp chi phí một cách hợp lý nhất nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Việc giảm chi phí kinh doanh sẽ tạo diều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh hơn nữa quá trình mở rộng quy mô kinh doanh. Hơn thế nữa, việc hạ thấp được chi phí sẽ tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó nâng cao được đời sống cho cán bộ công nhân viên, thực hiện nghĩa vụ đầy đủ đối với ngân sách. Trong nền kinh tế ngày nay, khách hàng là yếu tố quyết định cho sự sống còn của doanh

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí