Huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Kinh Đô - 2


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng-

chi nhánh Kinh Đô giai đoạn 2018-2020 43

Bảng 2.2: Dư nợ cho vay của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đô giai đoạn 2018-2020 44

Bảng 2.3: Quy mô nguồn vốn tiền gửi của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đôgiai đoạn 2018-2020 58

Bảng 2.4: Kết cấu nguồn vốn tiền gửi theo kỳ hạn Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đôgiai đoạn 2018-2020 61

Bảng 2.5: Kết cấu nguồn vốn tiền gửi theo đối tượng khách hàng huy động của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đô2018-2020 64

Bảng 2.6: Kết cấu nguồn vốn tiền gửi theo đồng tiền huy động của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đô giai đoạn 2018-2020 67

Bảng 2.7: Chi phí trả lãi tiền gửi của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đôgiai đoạn 2018-2020 68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Bảng 2.8: Tỷ lệ vốn tiền gửi/dư nợ của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đô giai đoạn 2018-2020 70

DANH MỤC BIỂU

Huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Kinh Đô - 2

Biểu đồ 2.1 – Tốc độ tăng trưởng nguồn VTG của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng-chi nhánh 59

Kinh Đô 2018-2020 59

Biểu đồ 2.2 – Kết cấu và tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi theo kỳ hạn của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đôgiai đoạn 2018-2020 62

Biểu đồ 2.3- Cơ cấu và tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi theo đối tượng khách hàng của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đôgiai đoạn 2018-2020 65

Biểu đồ 2.4- Cơ cấu và tỷ trọng nguồn vốn tiền gửitheo đồng tiền tiền gửi của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đôgiai đoạn 2018-2020 67

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Mô hình hoạt động của ngân hàng Việt Nam thịnh vượng – Chi Nhánh Kinh Đô 41


PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Nguồn vốn luôn là mạch máu xuyên suốt và quan trọng đầu tiên cho bất cứ doanh nghiệp nào muốn hoạt động và tồn tại. Đối với các doanh nghiệp mà sản phẩm là tiền tệ như các NHTM thì nguồn vốn càng là nền tảng then chốt để hoạt động và phát triển. Ở Việt Nam, từ khi thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế, chuyển nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Với chức năng trung gian tài chính lớn của nền kinh tế, các NHTM đã và đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ tiện ích, đa dạng hóa các hình thức huy động để thu hút khách hàng và người dân gửi tiền vào. Tuy nhiên, với nhu cầu về vốn của khách hàng và nền kinh tế ngày càng tăng, là áp lực đòi hỏi các NHTM phải có chiến lược huy động vốn, với các kế hoạch triển khai cụ thể trong từng thời kỳ, với khả năng chủ động cao trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng cao nhất nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đô là một trong những ngân hàng lớn trên địa bàn quận Đống Đa, có ưu thế về thương hiệu uy tín, mạng lưới rộng khắp và công nghệ hiện đại. Tuy nhiên hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đô đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như: tốc độ tăng trưởng huy động vốn tiền gửi năm 2018 và 2019 có chi phí huy động vốn tiền gửi tăng mạnh, nguồn vốn không kì hạn trong cơ cấu huy động vốn có xu hướng giảm, danh mục sản phẩm tiền gửi chưa đa dạng và linh hoạt, các chương trình khuyến mãi và chăm sóc khách hàng còn ít chưa thu hút được khách hàng. Đặc biệt là sự canh tranh giữa các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn về lãi suất ngày càng tăng,….


Trong những năm vừa qua ban lãnh đạo của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đô đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tiền gửi. Tuy đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong việc huy động vốn tiền gửi nhưng trong bối cảnh kinh tế hiện nay, dịch bệnh Covid vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp ,tác động trực tiếp đến công tác huy động vốn tiền gửi của chi nhánh

Vì vậy, mục tiêu tăng cường huy động vốn tiền gửi cũng đang được Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đô tập trung lên hàng đầu. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đô em đã nghiên cứu và quyết định chọn đề tài: “Huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Kinh Đô”.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cho đến thời điểm hiện nay lĩnh vực ngân hàng đã hình thành và phát triển được một thời gian khá dài do xu thế kinh tế đang hội nhập, nhiều ngân hàng đã và đang cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực ngân hàng nói chung và huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại nói riêng được công bố như:

- Đề tài Luận văn thạc sĩ : “Huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam -chi nhánh Long Biên” của tác giả Phạm Ngọc Anh ,Đại học Thương mại, Hà Nội( 2017) .Đề tài đã khái quát được các lý luận cơ bản về huy động tiền gửi, phát triển hoạt động huy động tiền gửi của các ngân hàng thương mại, nghiên cứu được thực trạng các hoạt động huy động tiền gửi tại Agribank chi nhánh Long Biên từ năm 2014- 2016, đi sâu phân tích và đánh giá biến động trong quá trình huy động tiền gửi tại Agribank chi nhánh Long Biên từ đó tìm ra các hạn chế và nguyên nhân của quá trình đó . Tác giả đề xuất 5 nhóm giải pháp và 2 nhóm kiến nghị có tính khả thi nhằm tăng cường huy động tiền gửi khách hàng cá nhân tại Agribank -chi nhánh Long Biên.


- Đề tài luận văn thạc sĩ: “Nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam” của tác giả Lương Thị Quỳnh Nga, Trường Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh , Hồ Chí Minh (2011). Tác giả đã tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại, phân tích thực trạng huy động vốn tiền gửi của ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam. Tác giả đã tìm ra những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam, căn cứ vào đó đưa ra tám nhóm giải pháp và hai nhóm kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam


- Đề tài luận văn thạc sĩ: “Hiệu quả huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế” của tác giả Đặng Nữ Hà My, Học viện Hành Chính Quốc Gia (2017). Tác giả đã tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại, phân tích thực trạng huy động vốn tiền gửi của ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế. Tác giả đã tìm ra những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động huy động vốn tiền gửi của TMCP Đầu tư phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế, từ đó đưa ra ra những 6 nhóm giải pháp và 4 nhóm kiến nghị . Tác giả có tám nhóm giải pháp và hai nhóm kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế

- Đề tài luận văn thạc sĩ: “Huy động vốn tiền gửi tại ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-chi nhánh Hai Bà Trưng” của tác giả Đàm Hải Yến, Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội (2018). Đề tài đã khái quát được các lý luận cơ bản về huy động tiền gửi, phát triển hoạt động huy động tiền gửi của các ngân hàng thương mại, nghiên cứu được thực trạng các hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-chi nhánh Hai Bà Trưng từ năm 2013- 2017, đi sâu phân tích và đánh giá biến động trong quá trình huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-chi nhánh Hai Bà Trưng


từ đó tìm ra các hạn chế và nguyên nhân của quá trình đó . Tác giả đề xuất 7 nhóm giải pháp và 3 nhóm kiến nghị có tính khả thi nhằm tăng cường huy động tiền gửi khách hàng tại ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-chi nhánh Hai Bà Trưng.


Nhìn chung các đề tài trên đã nghiên cứu khá chi tiết và đầy đủ các hoạt động liên quan đến việc huy động vốn tiền gửi của ngân hàng, song với sự thay đổi nhanh chóng từng ngày của nền kinh tế,những ảnh hưởng rõ ràng của yếu tố xã hội (thiên tai, dịch bệnh…) nên cần có tính cấp thiết và phù hợp với thực trạng tình hình kinh tế mới hiện nay. Thêm vào đó, tác giả chưa thấy đề tài nào nghiên cứu liên quan đến Huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đô. Vì vậy đề tài không hoàn toàn trùng lặp với các đề tài đã công bố và có tính độc lập nhất định.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là :

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đôgiai đoạn 2021-2025.


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể :

- Làm rõ cơ sở lý luận về huy động vốn tiền gửi của NHTM trong nền kinh tế thị trường.

- Khảo sát thực trạng huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đôgiai đoạn 2018 – 2020, chỉ ra được những điểm thành công, hạn chế và nguyên nhân.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng thương mại nói chung và tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đônói riêng.

* Phạm vi nghiên cứu:

- Giới hạn không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đô- Giới hạn thời gian nghiên cứu: Đề tài khảo sát hoạt động huy động vốn tiền gửi của chi nhánh giai đoạn 2018 – 2020. Các giải pháp và kiến nghị được đề xuất cho giai đoạn 2021-2025.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng kết hợp với thu thập, tổng hợp các số liệu thực tế từ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng, sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp để làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu.

a) Phương pháp thu thập dữ liệu

*Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

+ Phương pháp quan sát.

Tác giả sử dụng phương pháp này để ghi chép, mô tả các số liệu thu thập được, phản ánh thực trạng số lượng, chất lượng của hoạt động huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đô trong những năm gần đây. Từ các dữ liệu, có cơ sở khoa học đề xuất giải pháp :chú trọng đến các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đô trong những năm tiếp theo.


* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

+Phương pháp nghiên cứu tài liệu.


Phương pháp này để thu thập các dữ liệu thứ cấp liên quan đến đề tài. Dữ liệu này được thu thập từ các nguồn chính sau :

- Báo cáo tổng kết Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng- chi nhánh Kinh Đô năm 2018 – 2020

- Báo cáo thường niên Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng năm 2020


- Báo cáo của Tổng giám đốc trong đại hội cổ đông Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng năm 2020

- Bảng theo dõi lãi suất tiền gửi của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng năm 2018 – 2020

- Báo cáo kết quả hài lòng của khách hàng của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng năm 2020

- Các bài viết đăng trên báo, tạp chí khoa học, kinh tế


- Tài liệu, giáo trình liên quan đến vấn đề nghiên cứu


b) Phương pháp xử lý dữ liệu

*Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp

+ So sánh dữ liệu.


Phương pháp này dùng trong việc tập hợp xử lý số liệu, để so sánh các số liệu đó trong cùng một thời điểm hoặc ở thời điểm khác nhau. Phương pháp này còn dùng để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu kinh tế, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng, xu hướng vận động của các hiện tượng nghiên cứu.

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). So sánh được dùng trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Tiêu chuẩn để so sánh thường là : các

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 13/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí