Nguồn Lực Tài Chính Cho Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội :


chung, nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân nói riêng, đặc điểm, vai trò, hình thức huy động, cũng như những kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân.

2.1.1. Nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội:

2.1.1.1. Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội

Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội là tổng thể các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, tài sản quốc gia, khoa học công nghệ, tài chính, thời gian và con người có thể huy động trước mắt và lâu dài cho phát triển kinh tế - xã hội.

Ở tầm vĩ mô, nguồn lực liên quan đến các yếu tố đầu vào của các hoạt động kinh tế - xã hội. Ở tầm vi mô, nguồn lực là các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất của các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Tất nhiên, ở từng doanh nghiệp sự kết hợp giữa các yếu tố này lại không giống nhau tạo nên nên hiệu quả sản xuất kinh doanh khác nhau.

Có nhiều nguồn lực khác nhau cho phát triển kinh tế xã hội. Từng nguồn lực lại cũng có những xuất xứ khác nhau, có nguồn lực do thiên nhiên ban cho như tài nguyên thiên nhiên, có nguồn lực gắn với bản thân con người như nguồn nhân lực, lại có những nguồn lực do con người tạo ra như nguồn lực tài chính, khoa học công nghệ … Nguồn lực là khái niệm động nên phải luôn có nhận thức và cách tiếp cận phù hợp với từng giai đoạn phát triển nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng ở bất cứ một giai đoạn nào các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội cũng luôn luôn là những đại lượng có giới hạn, hay nói cách khác là ở trong tình trạng khan hiếm. Sự khan hiếm về nguồn lực khiến cho mọi quốc gia phải lựa chọn sử dụng và khai thác nguồn lực sao cho hiệu quả nhất, vào các mục tiêu cần thiết nhất. Vì lẽ đó, Lionel Robbins đã định nghĩa kinh tế học như là: "Khoa học nghiên cứu hành vi con người trong các mối quan hệ giữa tiêu dùng trong điều kiện các nguồn lực khan hiếm và các cách thức lựa chọn thay thế nhau". Việc khai thác và


phát huy các nguồn lực là cả một quá trình, vừa phải đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế hiện tại, lại vừa phải bảo tồn các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế của các thế hệ tương lai.

2.1.1.2. Nguồn lực tài chính và huy động nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.

Trong các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, nguồn lực tài chính có vai trò quan trọng: cung cấp vốn đầu tư cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh hay xã hội. Để hiểu rõ về nguồn lực tài chính, cần phải làm rõ các khái niệm tài chính, và nguồn lực tài chính.

Tài chính phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định3.

Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam - 6

Nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế - xã hội được hiểu là các nguồn tiền tệ (hoặc tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền) trong nền kinh tế có thể huy động để hình thành nên các quỹ tiền tệ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khi nói tới nguồn lực tài chính, người ta quan tâm nó có xuất xứ từ đâu, thuộc sở hữu của ai (xem thêm về khái niệm nguồn lực tài chính trong Phạm Ngọc Dũng – Đinh Xuân Hạng (2011)). Nguồn lực tài chính khác với các nguồn lực khác như nguồn lực tài nguyên, nguồn nhân lực, nguồn lực khoa học công nghệ… là những nguồn lực không phải dưới dạng tiền hoặc tài sản tương đương tiền. Khi nguồn lực tài chính này thuộc sở hữu của khu vực kinh tế tư nhân, ta gọi đó là nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân, cụ thể là từ các hộ gia đình, các cá nhân và các doanh nghiệp tư nhân thuộc nhiều loại hình khác nhau.


3 Có thể tham khảo các khái niệm về tài chính trong Phạm Ngọc Dũng – Đinh Xuân Hạng (2011)


Huy động nguồn lực tài chính là một quá trình kinh tế - xã hội được thực hiện thông qua các chính sách, biện pháp và các hình thức mà Nhà nước, các tổ chức xã hội và các chủ thể kinh tế đưa ra và áp dụng nhằm chuyển các nguồn lực tài chính từ dạng tiềm năng thành các quỹ tiền tệ được sử dụng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Với cách hiểu như trên về huy động nguồn lực tài chính, có thể hiểu: huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân, là chuyển các nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế tư nhân, bao gồm các hộ cá thể và doanh nghiệp dựa trên sở hữu tư nhân thành các quỹ tiền tệ sử dụng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Trong kinh doanh, thuật ngữ nguồn lực tài chính đôi khi được sử dụng thay thế cho hoặc lẫn lộn với khái niệm vốn trong nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính chỉ nên sử dụng theo nghĩa là nguồn vốn khi nguồn tiền được huy động sử dụng vào đầu tư kinh doanh.

Phân loại nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính trong nền kinh tế rất đa dạng, có thể đến từ nhiều chủ thể, nhiều nguồn với qui mô và phạm vi khác nhau như từ các cá nhân, các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, các tổ chức nước ngoài ở Việt Nam,…Tùy mục đích phân tích mà có thể phân loại các nguồn lực tài chính thành các loại khác nhau. Chẳng hạn, người ta chia có thể các nguồn lực tài chính theo loại hình tổ chức như nguồn tài chính doanh nghiệp (nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn lợi nhuận tích lũy), nguồn tài chính nhà nước (ngân sách nhà nước và các quĩ tài chính thuộc nhà nước khác), nguồn tài chính dân cư, nguồn tài chính của các tổ chức trung gian tài chính (ngân hàng, công ty tài chính, …), nguồn tài chính của các tổ chức chính trị - xã hội… Mặt khác, cũng có thể chia nguồn lực tài chính thành nguồn lực tài chính trong nước và nguồn lực tài chính nước ngoài. Để phục vụ mục tiêu của luận án, luận án sử dụng cách phân loại


nguồn lực tài chính theo xuất xứ, theo kênh huy động và theo hình thức huy động:

- Phân loại nguồn lực tài chính theo xuất xứ:

Đây là cách thức phân loại nguồn lực tài chính thường thấy trong các báo cáo thống kê. Theo xuất xứ, nguồn lực tài chính được phân chia dựa theo nguồn gốc của nó đến từ thành phần kinh tế nào. Theo đó, nguồn lực tài chính được phân chia thành nguồn lực tài chính từ kinh tế nhà nước, nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân và nguồn lực tài chính từ kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong luận án này, khái niệm kinh tế tư nhân hay khu vực kinh tế tư nhân được hiểu theo cách phân chia thành phần kinh tế trong Nghị quyết đại hội đảng X, nghĩa là bao gồm toàn bộ loại hình kinh tế không thuộc sở hữu nhà nước và nước ngoài, tức là bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, các hộ cá thể, hộ gia đình và các cá nhân trong xã hội.

+ Nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế nhà nước: đây là nguồn lực thuộc sở hữu nhà nước bao gồm nguồn lực tài chính nằm trong ngân sách nhà nước, các tổ chức thuộc nhà nước và nguồn lực tài chính từ các doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp do nhà nước sở hữu cổ phần chi phối hoặc sở hữu toàn bộ). Đây là nguồn lực tài chính quan trọng đảm bảo cho nhà nước vận hành bình thường và thực hiện các chức năng của nó. Nguồn lực tài chính nhà nước được sử dụng để chi tiêu cho bộ máy nhà nước, chi tiêu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội và thực hiện vai trò chủ đạo, định hướng thị trường.

+ Nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế tư nhân: nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân bao gồm nguồn tài chính của các doanh nghiệp tư nhân trong nước, các hộ kinh doanh cá thể, các hộ gia đình và các cá nhân. Nguồn này được tích lũy từ thu nhập, lợi nhuận của người dân và doanh nghiệp tư nhân trong quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh. Đây là nguồn lực tài chính nằm rải rác trong dân và không nằm trực tiếp trong tay nhà nước. Muốn


sử dụng vào các mục tiêu mà nhà nước mong muốn, cần phải có các chính sách để huy động nguồn lực tài chính này.

+ Nguồn lực tài chính từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: Kể từ khi nước ta tiến hành đổi mới, mở cửa nền kinh tế, nguồn lực tài chính từ nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của nước ta. Nguồn này bao gồm các nguồn vốn đầu tư trực tiếp tại các doanh nghiệp FDI và các nguồn vốn đầu tư gián tiếp, bao gồm đầu tư vào mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá của Bộ tài chính, các doanh nghiệp trong nước, các khoản cho vay ODA và cho vay thương mại khác.

- Phân loại nguồn lực tài chính theo kênh huy động:

Bên cạnh phân chia nguồn lực tài chính theo xuất xứ, phân loại theo kênh huy động cũng hết sức quan trọng vì mỗi kênh huy động sẽ có đặc điểm riêng biệt.

+ Huy động qua kênh ngân sách nhà nước: Huy động nguồn lực tài chính qua kênh ngân sách nhà nước là kênh huy động mang tính chất bắt buộc, được pháp luật qui định. Thông qua kênh này, nhà nước huy động nguồn lực tài chính của xã hội, trong đó có khu vực kinh tế tư nhân, để phục vụ cho chi thường xuyên của bộ máy nhà nước, và chi đầu tư phát triển. Tùy từng thời kỳ khác nhau mà mức độ huy động qua kênh này có khác nhau, tuy nhiên, do các chính sách có tính chất ổn định tương đối, nên mức độ huy động qua kênh ngân sách khá ổn định so với các kênh huy động nguồn lực tài chính khác

+ Huy động thông qua kênh các tổ chức tài chính trung gian: Nguồn lực tài chính cũng được huy động qua các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, các tổ chức tài chính khác như bảo hiểm, quĩ đầu tư, quĩ tín dụng nhân dân, …Các tổ chức tài chính trung gian này là kênh dẫn nguồn lực tài chính từ nơi tạm thời nhàn rỗi đến nơi đang có nhu cầu sử dụng.


+ Huy động qua kênh thị trường chứng khoán: Nguồn lực được các doanh nghiệp huy động thông qua phát hành chứng khoán trên thị trường

+ Huy động qua kênh đầu tư trực tiếp: các doanh nghiệp dùng nguồn lực tài chính sẵn có đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

- Phân loại nguồn lực tài chính theo hình thức huy động:

Gắn với các kênh huy động là các hình thức huy động nguồn lực tài chính khác nhau. Theo hình thức huy động, nguồn lực tài chính được phân thành nguồn lực tài chính theo hình thức đầu tư trực tiếp; nguồn lực tài chính huy động gián tiếp qua gửi tiền vào hệ thống tài chính, ngân hàng; nguồn lực tài chính huy động trực tiếp theo hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường tài chính; nguồn lực tài chính huy động qua hình thức góp vốn hợp tác công tư, xã hội hóa :

+ Nguồn lực tài chính đầu tư trực tiếp: đây là nguồn lực tài chính được bản thân các doanh nghiệp sử dụng để đầu tư trực tiếp vào sản xuất, kinh doanh thông qua thành lập doanh nghiệp hay đơn vị kinh doanh cá thể mới hoặc mở rộng hoạt động doanh nghiệp đang có mà không phải thông qua các tổ chức tài chính trung gian. Nguồn này chủ yếu lấy từ tích lũy của các hộ gia đình, lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc vốn góp thêm của các cổ đông hiện hữu.

+ Nguồn lực tài chính huy động gián tiếp qua các trung gian trên thịtrường tài chính: Đây là nguồn tài chính do hệ thống tài chính bao gồm ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng huy động được từ nguồn lực tài chính nhàn rỗi của doanh nghiệp và dân cư, như nguồn tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp và dân cư, nguồn vốn thu được qua phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng và tổ chức tài chính, … sau đó được đầu tư trở lại cho các doanh nghiệp và người dân vay đầu tư sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng.


+ Nguồn lực tài chính huy động trực tiếp trên thị trường tài chính vàkhông qua các trung gian tài chính: Chính phủ và các doanh nghiệp cần vốn tài chính có thể huy động vốn trực tiếp từ các doanh nghiệp khác và từ dân cư thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác… để thu hút nguồn lực tài chính nhàn rỗi trong nền kinh tế. Đây là kênh huy động nguồn lực tài chính bổ sung mà nhiều chính phủ vẫn thực hiện thông qua bán trái phiếu kho bạc. Với các doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu và bán trái phiếu cũng là kênh huy động nguồn lực tài chính quan trọng để giảm sự phụ thuộc vào các ngân hàng.

+ Nguồn lực tài chính huy động theo hình thức xã hội hóa, kết hợp nhànước và tư nhân: Đây là hoạt động huy động sự đóng góp của các thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư vào các dự án, các hoạt động, các lĩnh vực mang tính cộng đồng, xã hội cao như đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, điện nước, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội. Hình thức này góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, chia sẻ rủi ro và huy động được sự đóng góp của xã hội vào phục vụ xã hội, đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư.

Trong luận án này, tác giả tiếp cận nguồn lực tài chính theo hướng tập trung vào các nguồn lực tài chính có xuất xứ từ khu vực tư nhân và phân tích tiềm năng và thực trạng huy động nguồn lực tài chính từ khu vực này theo các kênh và hình thức huy động khác nhau theo cách phân loại như đã trình bày ở trên. Điều này cho phép luận án đi sâu vào từng hình thức, từng kênh huy động nguồn lực, từ đó làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, các hạn chế, tồn tại trong huy động nguồn lực tài chính tư nhân nói chung và theo từng kênh, từng hình thức nói riêng.

2.1.2. Vai trò của nguồn lực tài chính đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:

Muốn phát triển thì nền kinh tế phải có tăng trưởng, mà muốn có tăng trưởng thì phải có vốn đầu tư với tư cách là một yếu tố đầu vào, bên cạnh các


yếu tố sản xuất khác như lao động và khoa học công nghệ. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, nơi tăng trưởng chủ yếu là tăng trưởng theo chiều rộng, dựa trên cơ sở giải phóng nguồn lực con người, tài nguyên và thâm dụng vốn thì vốn đầu tư càng có ý nghĩa quyết định. Thống kê cho thấy, thành công trong tăng trưởng ở các nước Đông Á như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc phần lớn là nhờ vào tăng trưởng đầu tư (Krugman, 1994; Young, 1994). Trong mô hình hàm sản xuất cổ điển, chẳng hạn như hàm sản xuất Cobb - Douglas, chúng ta thấy hai bộ phận đầu vào của sản xuất là vốn và lao động. Khi vốn đầu tư tăng lên thì sản xuất tăng lên. Vai trò của vốn trong tăng trưởng được thể hiện rõ trong mô hình Harrod - Domar. Trong mô hình này, tốc độ tăng trưởng g phụ thuộc vào tỷ trọng vốn đầu tư trên GDP I và hiệu quả sử dụng lượng vốn đó (hệ số ICOR):


g Y K Y K / Y I

Y Y K K / Y IC O R


Trong đó,

I K / Y là tỷ lệ đầu tư trên GDP và ICOR là hệ số gia tăng

vốn – sản lượng được xác định bởi :

ICOR Kt Kt 1 K

Yt Yt 1 Y

Kt

Kt 1

là qui mô vốn đầu tư phát triển ở thời điểm t và t-1,

Yt

Yt 1 là tổng sản phẩm quốc nội GDP tại thời điểm t và t-1. Nói khác đi, ICOR được đo lường bởi tỷ lệ vốn đầu tư ròng trên tăng trưởng GDP. Với giả định hệ số ICOR không thay đổi, đầu tư càng tăng thì tăng trưởng càng nhanh.

Như vậy, đầu tư vốn là cơ sở để tạo ra tăng trưởng kinh tế, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, hoạt động đầu tư không ngừng được mở rộng và chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong các quan hệ kinh tế. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính được huy động cho đầu tư phát triển lại không phải vô hạn và để đáp ứng nhu cầu đầu tư, cần phải làm tốt công tác huy động nguồn lực tài chính

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2022