Tổng Quan Các Nghiên Cứu Tập Trung Vào Một Hoặc Một Vài Kênh Huy Động Nguồn Lực Tài Chính


hóa, hiện đại hóa, NXB Tài chính, Hà Nội 1996

Bộ Tài chính, Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý tài chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Tài chính, Hà Nội 1996.

Đặng Văn Thanh, “Phát triển tài chính Việt Nam giai đoạn 2001- 2005 và định hướng giai đoạn 2006-2010”, Số 92 -2005, Tạp chí Cộng sản.

Vũ Đình Bách-Ngô Đình Giao, Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế bền vững, Nxb CTQG, Hà Nội 1996.

Nguyễn Đình Tài, Sử dụng công cụ tài chính - tiền tệ để huy động vốn cho đầu tư phát triển, Nxb Tài chính 1997.

TS Trần Ngọc Thơ (chủ biên), Tài chính quốc tế - Nxb Thống kê 2000

Phạm Văn Năng, Trần Hoàng Ngân, TS. Sử Đình, Sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn cho chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam đến năm 2010, Nxb Thống kê, TP.HCM 2002

Nguyễn Thị Cành và Nguyễn Thái Phúc, “Phân bổ vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư trong nền kinh tế thị trường”, Hội thảo khoa học Trường Đại học dân lập Văn Lang, TP.HCM 1999.

Nguyễn Văn Lai, Những giải pháp chủ yếu nhằm huy động vốn trong nước phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam, Hà Nội 1996.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.

Trần Kiên, Chiến lược huy động vốn và các nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Hà Nội, 1999.

Phạm Thị Khanh, Huy động vốn trong nước phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb CTQG, 2004.

Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam - 4

Nguyễn Thị Phương Liên, “Nâng cao khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển qua đấu thầu trái phiếu chính phủ”, Tạp chí cộng sản số 23, 2004


TS Nguyễn Đắc Hưng, “Huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội”, Tạp chí cộng sản số 18 (138) năm 2007.

Nguyễn Thị Luyến, Kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường ở các nước ASEAN, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996.

Nguyễn Minh Tú, Chính sách huy động và phân bổ nguồn lực cho phát triển kinh tế Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1996

Lê Minh Bảo, “Phát hành trái phiếu Chính phủ biện pháp quan trọng để huy động vốn cho đầu tư phát triển ở nước ta”, Tạp chí Giáo dục lý luận Số 3, 2005.

Lý Thành Tiến, “Phát hành trái phiếu chính phủ huy động vốn cho đầu tư phát triển”, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 10, 2005

Lý Thành Luân, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc 1996- 2050, Nxb Tài chính, Hà Nội 1999.

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Chiến lược phát triển kinh tế - Kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc, Nxb GTVT, Hà Nội 2004.

Như vậy, các nghiên cứu trong nhóm này không tập trung phân tích sâu được vấn đề huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân. Cụ thể, chúng không chỉ ra được những đặc trưng khác biệt của khu vực kinh tế tư nhân so với khu vực kinh tế khác, tiềm năng tài chính của khu vực tư nhân ở nước ta, cũng như những đặc thù trong huy động nguồn lực tài chính tu khu vực này. Chính vì thế, cần phải có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân.

1.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TẬP TRUNG VÀO MỘT HOẶC MỘT VÀI KÊNH HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH

Có khá nhiều nghiên cứu về huy động nguồn lực tài chính tập trung vào một hoặc một vài kênh huy động nguồn lực tài chính cụ thể nào đó như huy động nguồn lực tài chính tư nhân qua kênh thu hút tiền tiết kiệm tại ngân


hàng, huy động nguồn lực tài chính qua thị trường chứng khoán, huy động nguồn lực tài chính bằng phát hành trái phiếu, huy động nguồn lực tài chính trong hợp tác công tư,… Ưu điểm của các nghiên cứu này là nhờ tập trung vào một kênh huy động nguồn lực tài chính cụ thể mà có thể phân tích sâu về các khía cạnh cụ thể, kỹ thuật của kênh huy động đó. Tuy nhiên, các nghiên cứu này không cho thấy tổng quan về huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân, cũng không phân tích tiềm năng, đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn khi huy động nguồn lực tài chính tư nhân. Chúng chỉ tập trung vào một kênh huy động cụ thể, bỏ qua những kênh huy động quan trọng khác.

Có khá nhiều các nghiên cứu nước ngoài theo hướng này, trong đó có thể kể đến, chẳng hạn như tác giả Ang James (2010)1 nghiên cứu về kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính qua kênh tiết kiệm ở Malaysia và mối liên hệ của nó với sự phát triển và tự do hóa tài chính, từ đó rút ra các bài học về huy động vốn. Tác giả đã sử dụng lý thuyết vòng đời để ước lượng hàm tiết kiệm trên cơ sở đưa vào các biến số thể chế của nền kinh tế Malaysia, tập trung vào vai trò của các yếu tố tài chính. Các kết quả cho thấy độ sâu tài chính, mạng lưới và mật độ ngân hàng có xu hướng thúc đẩy tiết kiệm. Tự do hóa tài chính và sự phát triển của thị trường bảo hiểm cũng hỗ trợ huy động tiết kiệm ở Malaysia.

Hay tác giả Erinc Yeldan (2005) tập trung đánh giá về kênh huy động nguồn lực tài chính thông qua quá trình tư nhân hóa ở Thổ Nhĩ Kỳ trong các ngành công nghiệp chủ chốt. Quá trình tư nhân hóa ở Thổ Nhĩ Kỹ bắt đầu từ giữa những năm 1980 theo đường lối “đồng thuận Washington” và cách thức chủ yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ là giảm đầu tư nhà nước vào các doanh nghiệp nhà nước cần tư nhân hóa. Và bằng cách đó, nhà nước buộc các doanh nghiệp này làm ăn kém hiệu quả và phải bán rẻ cho các nhà đầu tư tư nhân nước ngoài chứ không phải các nhà đầu tư trong nước. Các tài sản nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ


1 Ang James (2010) “Saving Mobilization, Financial Development and Liberalization: The case of Malaysia” MPRA Working Paper No 21718.


đã rơi vào tay tư bản nước ngoài. Đây là thất bại của quá trình tư nhân hóa ở Thổ Nhĩ Kỳ. Bài học kinh nghiệm rút ra là phải thực hiện tư nhân hóa thận trọng, đánh giá đúng giá trị tài sản nhà nước và chỉ tư nhân hóa các doanh nghiệp mà nhà nước không cần nắm giữ và tư nhân vận hành hiệu quả hơn.

Về kênh huy động nguồn lực tài chính qua hợp tác công tư, một nghiên cứu tổng kết của ADB được xuất bản trong cuốn sách “Mối quan hệ đối tác Nhà nước - Tư nhân” (ADB, 2008). Cuốn sách cung cấp tổng quan về vai trò, thiết kế, cấu trúc và việc thực hiện mối quan hệ hợp tác giữa nhà nước và tư nhân với tư cách là kênh huy động nguồn lực tài chính trong phát triển cơ sở hạ tầng với nhiều ví dụ, các hình thức hợp đồng quản lý, các hợp đồng dịch vụ, nhượng quyền, thỏa thuận kinh doanh, lựa chọn cấu trúc, các nhiệm vụ chính liên quan đến thiết kế và chuẩn bị dự án hợp tác công tư,…

Cũng liên quan đến vấn đề hợp tác công tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng, một nghiên cứu của tác giả Pangestu ở Viện nghiên cứu phát triển đô thị và vùng của Indonesia đã phân tích kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính tư nhân để phát triển hạ tầng đô thị ở thành phố mới Bumi Serpong Damai và rút ra các kết luận:

- Do nguồn lực tài chính hạn chế của chính phủ, việc huy động nguồn lực tài chính tư nhân vào đầu tư hạ tầng đô thị là cần thiết.

- Cần chú ý đến công tác chuẩn bị dự án và lên kế hoạch hợp tác để đảm bảo hợp tác thành công chứ không chỉ chú ý đến mỗi các vấn đề kỹ thuật xây dựng và bảo trì.

- Cần phải xây dựng khung pháp lý với các chính sách khuyến khích hợp lý, đảm bảo quyền lợi cho mỗi bên tham gia dự án hợp tác công tư.

- Có cơ chế chia sẻ rủi ro rõ ràng trong hợp tác công tư

Nghiên cứu của hai tác giả Shari Turitz và David Winder về huy động


nguồn lực tài chính tư nhân cho đầu tư công ở Brazil, Ecuador và Mexico2 thông qua các tổ chức quỹ phi chính phủ nhằm huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân cho đầu tư công. Đây là một hình thức huy động vốn khá phát triển ở khu vực Mỹ La Tinh. Các tác giả phân tích các ưu điểm, hạn chế của hình thức huy động nguồn lực tài chính qua các quĩ này. Giải pháp để tăng cường huy động vốn qua hình thức này là phải có khung pháp lý cho hoạt động của nó, phải đảm bảo được sự minh bạch thông tin trong huy động và sử dụng nguồn tài chính huy động được. Các tổ chức phải tự chứng tỏ năng lực quản lý, điều hành và giảm chi phí hoạt động của chúng để đảm bảo các nguồn vốn huy động được sử dụng hiệu quả nhất.

Về các nghiên cứu trong nước, có rất nhiều các nghiên cứu về huy động nguồn lực tài chính theo từng kênh vào hệ thống tài chính, ngân hàng, nghiên cứu về huy động nguồn lực tài chính tư nhân qua phát triển doanh nghiệp tư nhân, về phát triển thị trường chứng khoán,… Chẳng hạn:

Tiến sĩ Đỗ Mạnh Hồng (Đại học Obirin, Nhật Bản), trong nghiên cứu của mình nhan đề “Phát triển doanh nghiệp tư nhân vì tương lai kinh tế Việt Nam” (Đỗ Mạnh Hồng, 2008) đề cập đến vấn đề giải phóng khu vực tư nhân khỏi cái bẫy cơ cấu kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, trong đó nhấn mạnh phải giảm hệ thống doanh nghiệp nhà nước siêu lớn, cồng kềnh như hiện nay để nâng cao hiệu quả. Tác giả đề xuất các giải pháp đưa doanh nghiệp tư nhân trở thành bộ phận xương sống của nền kinh tế nhằm khai thác nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác từ kinh tế tư nhân.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh (2010), trong bài phỏng vấn nhan đề “Loại bỏ rào cản để phát triển kinh tế tư nhân” trên báo Tiền Phong ngày 12/4/2010 cho rằng kinh tế tư nhân phát triển còn chậm và thiếu những


2 Shari Turitz and David Winder (2003) “Private Resources for Public Ends: Grantmakers in Brazil, Ecuador and Mexico”, in Cynthia Sanborn and Felipe Portocarreto (eds) Philanthropy and Social Change in Latin America, Harvard University Press, 2003.


doanh nghiệp lớn, có thương hiệu, có khả năng cạnh tranh quốc tế. Xét trên những doanh nghiệp tư nhân được đăng ký thì nhóm này mới tạo ra được khoảng 7% số việc làm, khoảng 11% GDP và khoảng 25% sản lượng công nghiệp. Đến nay, kinh tế tư nhân tạo ra khoảng 38 - 39% GDP, trong đó khoảng 28% là thuộc kinh tế hộ gia đình. Khoảng 3 triệu hộ phi nông nghiệp, 12 triệu hộ nông nghiệp. Kinh tế hộ gia đình của chúng ta có điểm yếu là không đủ trình độ công nghệ, không gắn với hội nhập kinh tế. Với quy mô hiện nay thì khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa xứng tầm, chưa có năng lực cạnh tranh ngang ngửa ở nước ngoài. Những doanh nghiệp tư nhân lớn ở Việt Nam hiện nay trình độ khoa học công nghệ, trình độ quản lý đang vẫn còn non kém. Giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân là phải loại bỏ các rào cản, đổi mới thể chế về kinh tế thị trường, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt số giấy phép con,…

Về kênh huy động nguồn lực tài chính qua thị trường chứng khoán, Báo cáo nghiên cứu Dự án Multrap III do Liên minh châu Âu tài trợ cho Bộ Công Thương về “Tự do hóa thị trường chứng khoán Việt Nam: Các vấn đề chủ yếu đối với các cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và các công ty chứng khoán trong nước” (Multrap, 2010) tập trung vào các vấn đề phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động nguồn lực tài chính quan trọng ở nước ta. Báo cáo khuyến nghị các giải pháp xây dựng năng lực cho Ủy ban chứng khoán nhà nước và cải thiện cơ sở hạ tầng của thị trường chứng khoán, về thanh tra, giám sát, về nâng cao khả năng các công ty chứng khoán. Một số giải pháp của báo cáo như:

Nâng cấp hệ thống thông tin giám sát.

Tăng cường nhân sự chất lượng cao

Xây dựng bộ qui tắc ứng xử chính thức cho cán bộ công chức phù


hợp với thông lệ quốc tế.

Nâng cao thẩm quyền kiểm tra, giám sát của Ủy ban chứng khoán

Tái cơ cấu các công ty chứng khoán theo hướng tăng qui mô, chất lượng, giảm số lượng

- TS Nguyễn Thị Bích Loan (Nguyễn Thị Bích Loan (2010) “Thị trường trái phiếu – kênh huy động vốn quan trọng nhằm phát triển bền vững đô thị” Tham luận tại Hội thảo “Phát triển đô thị bền vững” tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 17-18/5/2010) phân tích và đưa ra các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu như một kênh huy động nguồn lực tài chính cho phát triển đô thị bền vững. Sau khi phân tích thực trạng phát triển của thị trường trái phiếu, tác giả đưa ra giải pháp để phát triển thị trường trái phiếu phù hợp với chiến lược phát triển thị trường vốn đến năm 2020 là:

Xây dựng chiến lược phát triển thị trường trái phiếu, phân định rõ vai trò của các thành viên tham gia thị trường, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương trong phát hành trái phiếu phục vụ phát triển đô thị

Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho thị trường trái phiếu, sửa đổi Nghị định 52/2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nghị định 53 về phát hành trái phiếu quốc tế, Nghị định 141/2003 về phát hành trái phiếu chính phủ,…

Ban hành bộ quy ước thị trường, thông lệ và cac qui tắc đạo đứng cho thị trường trái phiếu Việt Nam

Ban hành các qui định, cơ chế cho sự hình thành các tổ chức định mức, đánh giá trái phiếu độc lập, chuyên nghiệp và hiệu quả,

- TS Trần Thanh Tú, Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội phân tích sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam như một công cụ thu hút nguồn lực tài chính (Trần Thanh Tú (2008) Thực trạng thị trường trái


phiếu doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, Tạp chí Kinh tế Phát triển, Tháng 7, 2008). Tác giả chỉ ra rằng thị trường trái phiếu còn quá nhỏ bé, không có các tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp, thiếu vắng các nhà tạo lập thị trường, tính thanh khoản của thị trường thấp. Tác giả đề nghị một số giải pháp bao gồm: tách giao dịch thị trường trái phiếu ra khỏi giao dịch thị trường cổ phiếu, khuyến khích hình thành các tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp, khuyến khích các quĩ đầu tư tham gia đầu tư trái phiếu, đa dạng hóa các loại trái phiếu doanh nghiệp và đẩy mạnh sự phát triển của các nhà tạo lập thị trường.

- Ths Nguyễn Thu Hiền - Hoàng Nghĩa Ngọc (2010), phân tích tình hình huy động nguồn lực tài chính tư nhân qua hệ thống ngân hàng và chỉ rõ nguồn lực tài chính chưa huy động trong dân còn rất lớn, tồn tại dưới dạng tiền mặt, vàng và ngoại tệ. Nguyên nhân là nền kinh tế nước ta còn tồn tại nhiều loại tiền tệ trong thanh toán, tỷ lệ lạm phát cao, sức mua của nội tệ giảm sút. Bên cạnh đó là sự mất lòng tin của người dân vào các chính sách và tình trạng thiếu thông tin thị trường. Từ đó, các tác giả cho rằng dù lãi suất cao là cách để huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân vào hệ thống ngân hàng, đây chưa phải là tất cả. Vấn đề còn là sự ổn định kinh tế vĩ mô, là chính sách và điều hành tỷ giá, là quản lý thị trường vàng. Do đó, để huy động được nguồn lực tài chính tư nhân vào hệ thống ngân hàng, cần phải tiến hành nhiều giải pháp chứ không chỉ đơn giản là nâng lãi suất.

- Phạm Phan Dũng, Quỹ đầu tư phát triển địa phương - một mô hình về huy động các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, Số 18

- Tr. 51-55, Tạp chí Cộng sản, 2004.

Nhìn chung, các nghiên cứu trong nhóm này khá chi tiết, do chỉ tập trung vào một hay một số kênh huy động nguồn lực tài chính. Tuy nhiên, chúng không có độ bao quát toàn bộ các kênh huy động. Các nghiên cứu này thường quá đi sâu vào kỹ thuật huy động nhưng không chỉ ra được tiềm năng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2022