Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam - 2

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Số nhân chi tiêu, đầu tư với từng bộ phận của tổng cầu trong kinh tế Việt Nam 39

Bảng 2.2: Tiết kiệm hộ gia đình tại một số nước 1998 - 2009 54

Bảng 2.3: Tỷ lệ hộ gia đình tham gia các kênh đầu tư gián tiếp tại Mỹ 56

Bảng 2.4: Việc làm tạo bởi các doanh nghiệp tư nhân một số nước 1987-1998 (ngàn người) 60

Bảng 2.5: Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng để duy trì tốc độ tăng trưởng 7% tại Nam Á trong giai đoạn 2006 - 2010 (tính theo % GDP) 61

Bảng 2.6: Đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng có sự tham gia của khu vực tư nhân ở các nước đang phát triển 1995 - 2004 (tỷ đô la) 76

Bảng 3.1: Tăng trưởng kinh tế thế giới trong một thập kỷ qua 81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 239 trang tài liệu này.

(2001 - 2010).......................................................................................................

Bảng 3.2: Tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI toàn cầu qua các giai đoạn (%) 82

Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam - 2

Bảng 3.3 : Tăng trưởng kinh tế và lạm phát nước ta 1999 - 2010 83

Bảng 3.4: Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam qua các năm (theo giá hiện tại) 84

Bảng 3.5 : Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu 1999 – 2011 (%) 86 Bảng 3.6: Số doanh nghiệp thực tế hoạt động phân theo thành phần kinh tế 90 Bảng 3.7: Tỷ lệ lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp (%) 92

Bảng 3.8: Qui mô doanh nghiệp tư nhân phân theo qui mô lao động 94

Bảng 3.9: Qui mô doanh nghiệp tư nhân phân theo qui mô vốn 94

Bảng 3.10: Tiết kiệm của Việt Nam qua từng năm theo giá hiện hành 95

Bảng 3.11: Tỷ lệ tiết kiệm của Việt Nam và một số nước 2001-2010 96

Bảng 3.12: Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh có lãi và mức lợi nhuận 97

Bảng 3.13: Lợi nhuận của doanh nghiệp có thể huy động tái đầu tư 99

Bảng 3.14: Thu nhập bình quân một nhân khẩu/ tháng theo giá hiện hành (nghìn đồng) 100

Bảng 3.15: Tiết kiệm bình quân tháng trên mỗi nhân khẩu của hộ gia đình 101

viii

Bảng 3.16: Ước tính kiều hối về Việt Nam qua các năm 102

Bảng 3.17: Tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP và hệ số ICOR của Việt Nam 110

Bảng 3.18: Hệ số ICOR của một số quốc gia 111

Bảng 3.19: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phân theo thành phần kinh tế 111 Bảng 3.20: Tăng trưởng vốn đầu tư phát triển theo thành phần kinh tế (%) 112 Bảng 3.21: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo thành phần kinh tế. 113 Bảng 3.22: Thu chi và thâm hụt ngân sách 2002 - 2010 113

Bảng 3.23: Số doanh nghiệp tư nhân thực tế hoạt động theo loại hình 118

Bảng 3.24: Tổng quy mô vốn và bình quân qui mô vốn của các doanh nghiệp phân theo thành phần kinh tế 118

Bảng 3.25: Quy mô vốn của số doanh nghiệp tư nhân thực tế hoạt động 120

Bảng 3.26 : Số lượng hộ kinh doanh cá thể qua các năm 120

Bảng 3.27: Huy động vốn của một số ngân hàng qua các năm 123

Bảng 3.28: Huy động vốn của một số ngân hàng 6 tháng đầu năm 2011 124

Bảng 3.29: Khối lượng trái phiếu chính phủ chưa đáo hạn 127

tính đến tháng 3/2010 127

Bảng 3.30 : Qui mô thị trường trái phiếu so với GDP của một số nước 128

Bảng 3.31: Đóng góp của các thành phần kinh tế vào tăng trưởng GDP cả nước giai đoạn 2001 -2010 137

Bảng 3.32: Cơ cấu lao động chia theo thành phần kinh tế 138

Bảng 4.1: Mức giảm thu nhập ứng với các kịch bản tăng trưởng 166

ix


DANH MỤC HÌNH VẼ


Hình 2.1 Quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng qua phân tích cung cầu 38

Hình 2.2: Đu tư vào cơ shtng có stham gia ca khu vc tư nhân

các nước đang phát trin 2001 - 2010 (tđô la) 61

Hình 3.1 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển 2001 - 2010 114


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Vốn đầu tư phát triển đóng vai trò quan trọng trong tất cả các quốc gia và là động lực nuôi dưỡng tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì nhu cầu vốn đầu tư rất lớn. Thành quả tăng trưởng kinh tế nước ta trong những năm qua, theo nhiều nghiên cứu (ví dụ, Nguyễn Sinh Cúc, 2011), là nhờ chủ yếu vào việc huy động thành công các nguồn lực tài chính và các nguồn lực lao động, tài nguyên để đưa vào đầu tư sản xuất, kinh doanh. Theo thống kê, vốn đầu tư cho phát triển hàng năm luôn chiếm khoảng 40% tổng GDP cả nước và liên tục tăng với tốc độ cao (xem Niên giám thống kê Việt nam các năm và chương 3 của luận án). Trong những năm tới, nhu cầu vốn của ta còn rất lớn, đặc biệt là khi hệ số ICOR gia tăng (xem chương 3 của luận án) và việc chuyển dịch mô hình kinh tế và tái cơ cấu kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, là một nước đang phát triển với khả năng tích lũy tài chính còn thấp so với nhu cầu đầu tư tăng nhanh, việc nâng cao khả năng huy động nguồn lực tài chính có ý nghĩa thiết yếu. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng cũng như tính cấp bách của vấn đề, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và biện pháp cụ thể nhằm huy động nguồn lực tài chính cho phát triển kinh tế xã hội. Các nghị quyết của Đảng cũng nhấn mạnh chủ trương cần thực hiện đa dạng hoá các nguồn vốn và các giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển để thực hiện các mục tiêu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Đảng và Nhà nước cũng nhận thức rất rõ nguồn lực trong xã hội còn rất lớn, vốn đầu tư phát triển không thể chỉ dựa vào ngân sách nhà nước (NSNN), mà phải huy động sự đóng góp của toàn xã hội một cách hợp lý, công bằng, trong đó khu vực kinh tế tư nhân cần được chú ý hơn nữa.

Với những chủ trương, chính sách và biện pháp cụ thể, việc huy động và sử dụng các nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội thời gian qua đạt nhiều kết quả. Vốn đầu tư toàn xã hội


tăng trưởng nhanh cả về số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư đạt xấp xỉ 30% trong giai đoạn 2001-2010, tỷ lệ vốn đầu tư trong giai đoạn này đạt gần 40% GDP....(xem chương 3). Vốn đầu tư được huy động bằng nhiều phương thức khác nhau và qua nhiều nguồn bao gồm nguồn từ NSNN, nguồn tài chính tự có của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, của hộ gia đình, nguồn tín dụng ngân hàng, nguồn tài chính đầu tư nước ngoài và các nguồn vốn khác. Xét theo khu vực kinh tế có tài chính đầu tư từ khu vực nhà nước, khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Thực tế thời gian qua cho thấy, việc huy động nguồn lực tài chính từ khu vực nhà nước khá ổn định. Đây là nguồn tài chính quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội vì được đầu tư cho kết cấu hạ tầng, cho các lĩnh vực hạ tầng xã hội... phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính này có giới hạn và chủ yếu sử dụng tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng quan trọng và cung cấp các hàng hóa, dịch vụ công cộng. Nguồn tài chính từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng, tạo lực đẩy cần thiết cho phát triển, nhưng lại không ổn định, phụ thuộc vào bên ngoài, và chỉ tập trung vào một số lĩnh vực, ngành nghề nhất định. Phát triển kinh tế xã hội quốc gia, xét về lâu dài, vẫn phải dựa trên nội lực, không thể chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài này.

Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian qua phát triển khá mạnh. Việc huy động nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế tư nhân đã được chú ý và thực tế cho thấy, tốc độ tăng trưởng huy động nguồn lực tài chính cho đầu tư từ khu vực này tăng khá nhanh, quy mô ngày càng lớn. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu và khảo sát cho thấy (xem chương 3), hiện nguồn lực tài chính ở khu vực này vẫn rất lớn, huy động thực tế vẫn còn khoảng cách lớn với tiềm năng tài chính của khu vực này. Việc không huy động sử dụng nguồn vốn tài chính trong dân vào phát triển kinh tế xã hội không chỉ là sự lãng phí nguồn lực rất lớn, trong khi chúng ta đang thiếu nguồn lực tài chính cho đầu tư, mà còn có thể gây ra những hệ quả không mong muốn như đầu cơ vào vàng, ngoại tệ, nhà đất… tạo ra bong bóng, gây bất ổn định kinh tế - xã hội.


Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân, chẳng hạn như:

- Môi trường kinh doanh, môi trường kinh tế vĩ mô chưa thật sự thuận lợi để thu hút đầu tư. Mặc dù luật doanh nghiệp ra đời là một bước đột phát lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, vẫn có nhiều rào cản để kinh tế tư nhân phát triển. Các rào cản ấy bao gồm cơ chế chính sách đất đai, tài chính, thủ tục hành chính, môi trường kinh tế vĩ mô chưa ổn định, chính sách thay đổi thường xuyên, độ minh bạch thấp,…. Những điều này kiến doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư, sản xuất kinh doanh với mục tiêu lâu dài thay vì ngắn hạn, chụp giật.

- Thị trường chứng khoán vẫn còn đang ở giai đoạn sơ khai, kém phát triển, nặng tính đầu cơ và dễ dàng bị thao túng bởi các tổ chức lớn, các tin đồn và các nhóm làm giá.

- Thị trường tài chính còn đơn điệu, với kênh huy động vốn gián tiếp chủ yếu vẫn là qua hệ thống ngân hàng với việc gửi tiết kiệm. Kênh huy động vốn này chỉ đủ hấp dẫn để hút một phần nguốn vốn nhàn rỗi trong dân.

- Sự méo mó của thị trường bất động sản khiến cho đây trở thành kênh đầu tư, đầu cơ của người có tiền tạo ra bong bóng nhà đất, đẩy giá bất động sản tăng lên phi lý trong khi nguồn lực tài chính không được huy động vào sản xuất kinh doanh.

- Thiếu các cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý để huy động vốn vào đầu tư cơ sở hạ tầng, thiếu cơ chế và động lực để xã hội hóa các lĩnh vực mà nhà nước không cần chi phối. Thiếu hình thức hợp tác công – tư phù hợp để hấp dẫn khu vực kinh tế tư nhân.

- Thiếu cơ chế và hành lang pháp lý để thu hút nguồn lực tài chính tư nhân đầu tư vào các hoạt động, các lĩnh vực mang tính xã hội, cộng đồng.

….


Đứng trước nhu cầu đầu tư vô cùng lớn từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, việc huy động các nguồn tài chính từ nền kinh tế là việc làm cấp thiết, trong đó, nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân có ý nghĩa quan trọng. Việc tìm ra những giải pháp thúc đẩy việc huy động nguồn lực tài chính tư nhân vào phát triển kinh tế - xã hội, do đó, có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

Mặc dù hiện nay các công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế xã hội khá đa dạng về số lượng, phong phú về nội dung, nhưng những nghiên cứu này thường chủ yếu tiếp cận từ khía cạnh nguồn lực tài chính của cả nền kinh tế với những khuyến nghị chính sách vĩ mô chung chung, hoặc nguồn lực tài chính trong nội tại các doanh nghiệp, cách thức sử dụng hiệu quả nguồn lực ấy để nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nghĩa là huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế xã hội chỉ được tiếp cận một cách gián tiếp, hoặc là quá rộng hoặc là quá hẹp, chưa có một nghiên cứu tổng thể, bao quát về vấn đề huy động nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân. Trong khi đó, yêu cầu từ thực tiễn đòi hỏi cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, giải pháp huy động nguồn lực tài chính từ khu vực có tiềm năng rất lớn này để đầu tư phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng các yêu cầu và tiêu chí phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn “Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân và huy động nguồn lực tài từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội; trên cơ sở đó phân tích, đánh giá thực trạng huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam và; đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút nguồn


lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu như trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Khái quát và làm rõ những vấn đề lý luận về nguồn lực tài chính, nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân, huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội.

- Phân tích các kênh huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân và các nhân tố ảnh hưởng.

- Tổng kết kinh nghiệm huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ có điều kiện tương đồng với Việt Nam, qua đó, rút ra những bài học có thể vận dụng.

- Phân tích, đánh giá thực trạng huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Rút ra những thành công và hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân.

- Đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp thúc đẩy huy động hiệu quả nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân và các hình thức huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân cho phát triển kinh tế xã hội.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu được xác định là nguồn lực tài chính từ khu vực kinh tế tư nhân và các hình thức huy động nguồn lực này cho phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, kinh tế tư nhân được hiểu là thành phần kinh tế dựa trên

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/10/2022