Đa dạng hoá sản phẩm du lịch: Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững. Đối với Đăk Nông hiện nay vấn đề tạo nên sự đa dạng trong sản phẩm du lịch đang là vấn đề mang tính cấp thiết.
3.2.4.2. Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo du lịch
Du lịch Đắk Nông còn rất mờ nhạt trong lòng du khách trong nước và cả quốc tế. Vì vậy việc tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng là việc làm hết sức cần thiết. Quảng cáo sản phẩm du lịch đặc thù của Tỉnh là tạo nên sự gần gủi về những hình ảnh danh lam thắng cảnh của địa phương theo từng giai đoạn khác nhau nhằm thu hút du khách tìm đến hoặc quay lại với điểm du lịch đó.
Bên cạnh đó, việc xây dựng và sử dụng các thông điệp cho mỗi sản phẩm du lịch phải có sự khác biệt sao cho phù hợp với từng giai đoạn, từng sản phẩm cụ thể. Đặc biệt các thông điệp phải ngắn gọn xúc tích, tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn đối với du khách.
Tăng cường quảng cáo trên các phương tiện truyền thông như VTV4, VTV1, VTV6…trong đó cần tận dụng hết các hình thức quảng cáo đa phương tiện như phát thanh, truyền hình, internet, báo đài…
3.2.4.3. Xây dựng và làm mới các ấn phẩm tài liệu thông tin du lịch
Các ấn phẩm du lịch Đắk Nông hiện nay còn rất hạn chế về cả số lượng và chất lượng. Nội dung ấn phẩm chưa phong phú, hình ảnh chưa hấp dẫn. Để có được những ấn phẩm quảng bá du lịch thật hiệu quả đòi hỏi phải thiết kế cả hình ảnh, nội dung và thông điệp hấp dẫn, độc đáo, ấn tượng và trung thực.
Cần phải có sự nghiên cứu thị hiếu khách du lịch, đặc điểm thị trường để xây dựng và thiết kế ấn phẩm cho phù hợp. Các loại ấn phẩm cần phải được thiết kế theo từng giai đoạn khác nhau ( theo từng mùa) thì mới diễn tả hết vẽ đẹp của các sản phẩm du lịch.
Có thể bạn quan tâm!
- Thông Qua Các Sản Phẩm Truy N Thống Để Xây Dựng Các Sản Phẩm Tuyên Truy N, Quảng Bá Du Lịch Tỉnh Đắk Nông
- Nhận Xét Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quảng Bá Xúc Tiến Du Lịch Tỉnh Đắk Nông Trong Thời Gian Qua
- Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Xúc Tiến Điểm Đến Du Lịch Tại Đăk Nông Trong Thời Gian Tới
- Một Số Hình Ảnh Về Di Tích, Thắng Cảnh Tại Đắk Nông
- Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông - 14
- Hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch tỉnh Đắk Nông - 15
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Sử dụng các hình thức và phương tiện phân phối các ấn phẩm và tài liệu khác nhau theo nhiều địa điểm và thời gian khác nhau.
Ấn phẩm tài liệu xúc tiến điểm đến dành cho các thị trường mục tiêu phải được xây dựng cụ thể hơn, có tính chuyên đề hơn và được phát hành qua các công ty du lịch, lữ hành, các tổ chức hiệp hội du lịch, các hội nghị, hội thảo chuyên đề.
3.2.4.4. Tăng cường tiếp thị trên mạng internet
Với sự phát triển nhanh chóng của internet như hiện nay thì việc quảng bá hình ảnh du lịch qua webside là việc làm hết sức cần thiết. Đây là một kênh quảng cáo cực kì đơn giản với kinh phí thấp, đặc biệt rất phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Ngành du lịch Đắk Nông cần phải thiết kế cho mình một trang web dành riêng cho du lịch. Đồng thời nâng cấp các trang web hiện tại, tăng lưu lượng tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn.
Đăng kí quảng cáo trên các trang web quảng cáo trong google cũng như các trang mạng xã hội khác nhằm giúp du khác dễ dàng tiếp cận thông tin hơn.
3.2.4.5. Giải pháp nâng cao hợp tác giữa các sở ban ngành trong hoạt động xúc tiến du lịch
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, do đó cần có sự thống nhất phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cấp, ban, ngành của tỉnh.
Sự phối hợp nhịp nhàn giữa các cơ quan ban ngành và Sở VHTTDL không chỉ góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền quảng bá du lịch mà còn đảm bảo việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch có hiệu quả, ngăn ngừa được những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đến đạo đức và nếp sống lành mạnh của người dân địa phương.
Mô hình Ban chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh với sự tham gia của các cơ quan hữu quan dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh cần phải có để nâng cao hiệu quả quản lý.
3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến du lịch tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn mới
3.3.1. Kiến nghị đối với cơ qu n trung ương
Hoạt động du lịch tỉnh Đắk Nông chịu sự quản lý của Bộ VHTTDL và Tổng Cục Du Lịch. Do đó, đề tài xin đề xuất một số kiến nghị với Bộ VHTTDL và Tổng Cục Du Lịch, cụ thể như sau:
- Tăng cường hướng dẫn về chuyên môn cho các địa phương trong việc xây dựng và triển khai các chương trình xúc tiến du lịch trong và ngoài nước.
- Tạo điều kiện để đưa các dự án phát triển du lịch trọng điểm của Đắk Nông vào danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước.
3.3.2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Đắk Nông
Thành lập một trung tâm xúc tiến dành riêng cho lĩnh vực du lịch để đảm bảo công tác xúc tiến du lịch của Tỉnh được thực hiện một cách chuyên nghiệp hơn, mang lại kết quả cao hơn.
Tăng cường kinh phí cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đặc biệt là kinh phí dành riêng cho hoạt động xúc tiến nhằm đảm bảo nguồn kinh phí có thể thực hiện hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch, tạo dựng hình ảnh du lịch Đắk Nông tại những thị trường trọng điểm.
Ban hành các cơ chế chính sách thông thoáng, khuyến khích thu hút các nhà đầu tư vào khai thác các tài nguyên du lịch vốn có của Tỉnh và kêu gọi các công ty lữ hành, các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh.
Có các chính sách ưu đãi thuế đối với trang thiết bị phục vụ kinh doanh du lịch như giá điện, nước phù hợp để khuyến khích hoạt động kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh của các hoạt động kinh doanh du lịch.
Hỗ trợ, khuyến khích đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch bằng cách áp dụng thuế suất thu nhập doanh nghiệp, thời gian và mức miễn giảm thuế, giảm thuế đối với hoạt động kinh doanh du lịch tại các địa bàn khó khăn, địa bàn thuộc chính sách.
Ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan ban ngành có liên quan chủ động phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Nông trong quá trình xây dựng quy hoạch phát triển du lịch nói chung và tổ chức các sự kiện, triển lãm nói riêng.
Tăng cường phối hợp liên ngành, các cấp chính quyền để làm rõ trách nhiệm giữ gìn an ninh, an toàn văn minh cho khách du lịch tại các điểm tham quan và lưu trú của du khách.
Chú trọng đầu tư xây dựng mới, cũng cố lại cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng giao thông phục vụ cho ngành du lịch.
Xử lý nghiêm các hành vi đeo bám khách bán hàng, xin tiền, chèo kéo khách du lịch.
Mở thêm các khu phố mua sắm, khu phố ẩm thực, khu vui chơi giải trí về đêm để phục vụ khách du lịch nhằm làm tăng khả năng chi tiêu và số ngày lưu trú của du khách.
3.3.2. Kiến nghị đối với Sở Văn hó Thể thao và Du lịch Đắk Nông
Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa truyền thống, các sự kiện lễ hội, tổ chức hội nghị hội thào về du lịch, tham gia các hội chợ du lịch tại những thị trường mục tiêu của tỉnh Ninh Thuận. Đặc biệt, Sở VHTTDL cần xây dựng và phát triển thêm nhiều sự kiện lễ hội mới về thể thao, văn hóa phù hợp với địa phương để thu hút du khách.
Tiếp tục mở các lớp đào tạo bồi dưỡng cho nhân viên về du lịch, bên cạnh đó cần phải cử đội ngũ cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên ngành về du lịch do Bộ VHTTDL tổ chức.
Tăng cường công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch thông qua việc kiểm tra mở các lớp kỹ năng mềm trong du lịch cho các trường có ngành học về du lịch, tổ chức và cá nhân kinh doanh du lịch, và cộng đồng dân cư của tỉnh.
Lập kế hoạch hoạch định chi phí cho các hoạt động xúc tiến du lịch và kinh phí dự trù cho những sự kiện phát sinh của tỉnh trong một năm. Đặc biệt, Trung tâm TTXTDL phải chủ động thành lập quỹ xúc tiến du lịch từ nguồn kinh phí của tỉnh và các doanh nghiệp du lịch.Từ đó xây dựng những chương trình xúc tiến du lịch riêng biệt cho từng sự kiện, từng thị trường mà tỉnh tham gia.
Phối hợp với các ban ngành để có những chương trình du lịch đặc biệt, kêu gọi đầu tư, thu hút khách du lịch thông qua các hoạt động du lịch được tổ chức đều đặn.
Đầu tư mạnh cho công tác quảng bá và xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Thuận đến thị trường trong và ngoài nước.
3.3.4. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp du lịch là một bộ phận quan trọng cấu thành hoạt động du lịch nói chung. Sự phát triển của các doanh nghiệp này sẽ cho thấy hai vấn đề hết sức quan trọng.
Những chủ trương , chính sách đúng đắn của nhà nước và doanh nghiệp.
Tăng các nguồn thu cho ngân sách cũng như nâng cao chất lượng, các dịch vụ du lịch.
Vì vậy để có sự phát triển bền vững, các doanh nghiệp cần thực hiện tốt các điều sau:
- Có giấy phép đăng kí kinh doanh theo quy định của nhà nước.
- Có chính sách hợp lí trong các hoạt động xúc tiến cũng như nâng cao vai trò quản lí và trình độ chuyên môn nguồn nhân lực.
- Thực hiện đúng các yêu cầu do các cơ quan chủ quản và nhà nước đặt ra.
- Nắm bắt kịp thời xu hướng phát triển chung của thế giới
Tiểu kết chương 3
Từ những mặt tích cực, những vấn đề hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế đã phân tích trong chương 2 tạo cơ sở để đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường và hoàn thiện hơn hoạt động xúc tiến du lịch Đắk Nông trong thời gian tới. Các giải pháp chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như chính sách, bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, nguồn lực, ngân sách để thực hiện hoạt động xúc tiến, nghiên cứu thị trường, thiết lập, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu của thị trường, tăng cường liên kết hợp tác trong công tác xúc tiến du lịch trong khu vực nói riêng và cả nước nói chung và sử dụng hiệu quả nhóm các phương tiện và công cụ xúc tiến du lịch tại Đắk Nông.
KẾT LUẬN
Xúc tiến du lịch có vai trò vô cùng quan trọng đối với ngành du lịch của một địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Nó là hoạt động nhằm tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch. Chính vì vậy có thể thấy hoạt động xúc tiến của một điểm đến giống như một chiếc đòn bẩy, nếu đặt đúng vị trí, chọn đúng thị trường sẽ làm cho hình ảnh của điểm đến nhanh chóng được quảng bá rộng rãi và thu hút được nhiều thị trường khách. Ngược lại nếu không có đòn bẩy đó hoặc nó được đặt sai vị trí thì hình ảnh điểm đến khó có thể được biết đến với du khách trong nước cũng như khách quốc tế.
Đăk Nông là một tỉnh nằm trên cao nguyên M’Nông. Đây là vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều thắng cảnh hùng vĩ, hữu tình. Đặc biệt là một số hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á tại huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Mặc dù được tạo hóa ban cho những nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, song lượng khách du lịch đến với địa bàn tỉnh Đăk Nông còn rất ít. Vậy làm thế nào để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến Đắk Nông nhiều hơn và lưu trú lại dài ngày hơn? Gánh nặng ấy đặt lên vai của công tác xúc tiến điểm đến. Để công tác xúc tiến điểm đến du lịch của Đắk Nông thực sự phát triển sâu rộng và vươn tới các thị trường du lịch trong khu vực và thế giới đòi hỏi phải có sự đoàn kết phối hợp toàn diện, giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương, của cộng đồng doanh nghiệp và dân cư địa phương trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nghiên cứu thị trường, xây dựng hình ảnh - thương hiệu, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, cho đến triển khai các chương trình xúc tiến điểm đến du lịch.... Sự kết hợp các yếu tố nội lực và ngoại lực trong hoạt động xúc tiến du lịch sẽ đưa Đắk Nông trở thành điểm đến hấp dẫn và thân thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quyết định số 4063/QĐ-BVHTTDL, ngày 24 tháng 10 năm 2012 V việc xếp hạng di tích quốc gia.
2. Phan Minh Châu ( 2013), Định hướng xúc tiến quảng bá du lịch của huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang, Luận văn Thạc sỹ du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Trương Đình Chiến (2014), Quản trị Marketing, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
4. Lê Thành Công (2010), Hoạt động xúc tiến của du lịch Hải Phòng nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc, thực trạng và giải pháp”; Luận văn Thạc sỹ du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Dung ( 2009 ), Marketing Du lịch, NXB Giao thông vận tải.
6. Trần Minh Đạo (2006), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
7. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình Kinh tế du lịch (2008),
NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
8. Vũ Trọng Hùng (2006), Quản trị Marketing - Philip Kotler, Người dịch, NXB thống kê.
9. Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông, Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2005 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông v việc thông qua quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đăk Nông đến năm 2020;
10. Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông, Nghị quyết số 11/2006/NQ-HĐND