được giá trị thực tế của các tài sản là khó khăn, trong quá trình tính toán đã không tính đến thời gian, các chi phí và thuế phải trả khi thanh lý tài sản cũng như việc phân phối số tiền thu được một cách hợp lý.
Việc tính toán theo phương pháp này hiện tại chỉ đánh giá giá trị doanh nghiệp, chưa tính toán đến sự phát triển, khả năng sinh lời và những rủi ro của doanh nghiệp mục tiêu trong tương lai. Để việc định giá theo phương pháp giá trị tài sản thuần được chính xác hơn thì cần cải thiện cơ chế đánh giá tài sản của phương pháp, đánh giá tài sản không chỉ dựa vào chứng từ kế toán mà dần tiếp cận đến việc đánh giá tài sản theo giá thị trường, đồng thời kết hợp song song với những phương pháp khác để hoàn thiện hơn.
4.2.1.3 Phương pháp EV/EBITDA
Định giá theo chỉ số EV/EBITDA được sử dụng để chủ yếu để định giá và đánh giá khả năng thanh toán nợ của công ty. Phương pháp này không xác định cho nhà đầu tư biết về dòng tiền hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp. Khi tiến hành định giá doanh nghiệp bằng phương pháp này, người định giá cần so sánh EBITDA của doanh nghiệp qua nhiều thời kỳ, so sánh với các doanh nghiệp khác và so sánh với trung bình ngành để có cái nhìn chính xác hơn.
4.2.1.4 Kết hợp nhiều phương pháp định giá khác nhau trong thương vụ
Thông thường, do vấn đề thời gian và chi phí nên tổ chức định giá thường chỉ áp dụng phương pháp tài sản để đưa ra giá trị của doanh nghiệp mục tiêu, mặc dù các phương pháp khác như: chiết khấu dòng tiền và thị trường vẫn được chú ý nhưng các phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn tìm kiếm chứ không được dùng nhiều trong giai đoạn Due Diligence và định giá mua bán cho doanh nghiệp mục tiêu. Tổ chức định giá nên kết hợp nhiều phương pháp định giá để có cơ sở chắc chắn hơn về giá trị của công ty mục tiêu, không nên áp dụng cứng nhắc một phương pháp cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Thực tế, không có một phương pháp nào tuyệt đối chính xác và có thể áp dụng đúng cho tất cả mọi doanh nghiệp, và cũng không có một doanh nghiệp nào đáp ứng hoàn toàn điều kiện áp dụng của một phương pháp định giá riêng biệt. Một ví dụ điển hình, chỉ có áp dụng phương pháp tài sản mới xác định được giá trị tài sản thực tế của doanh nghiệp, nếu yêu cầu điều này ở phương pháp chiết khấu dòng tiền thì không xác định được, tuy nhiên, phương pháp tài sản lại không thể xác định được lợi thế thương mại và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp như phương pháp chiết khấu dòng tiền.
Nói về kết quả định giá theo từng phương pháp, phương pháp chiết khấu dòng tiền sẽ cho mức giá cao nhất về giá trị doanh nghiệp, trong khi đó, phương pháp tài sản lại cho ta một mức giá thấp nhất của giá trị doanh doanh. Nếu kết hợp hai
phương pháp này với nhau sẽ có một khoảng dao động của giá trị doanh nghiệp, từ đó người định giá có thể đưa ra một mức giá hợp lý hơn về giá trị doanh nghiệp.
Trong công tác định giá, việc áp dụng nhiều phương pháp khác nhau sẽ cho những kết quả về giá trị doanh nghiệp khác nhau, người định giá phải biết kết hợp các phương pháp để có mức giá hợp lý. Mỗi phương pháp sẽ có ưu vầ khuyết điểm riêng, không có một phương pháp nào cho kết quả giá trị doanh nghiệp chính xác tuyệt đối. Vì vậy, người định giá cần áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để có thể định giá doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh khác nhau.
4.2.2 Những giải pháp khác
4.2.2.1 Cẩn thận trong việc lựa chọn và tính toán lãi suất chiết khấu
Về phương pháp dòng tiền, tổ chức định giá cần chú trọng hơn vấn đề lựa chọn lãi suất phi rủi ro và lãi suất chiết khấu. Ngoài phương pháp CAPM tổ chức cần áp dụng các phương pháp khác như phần bù của trái phiếu Mỹ hay trái phiếu ở thị trường tài chính phát triển sẽ ổn định hơn.
4.2.2.2 Tiếp cận và chú trọng đến định giá tài sản vô hình và thương hiệu
Hiện nay, vẫn chưa có mô hình định giá tài sản vô hình và thương hiệu được chính thức công nhận và áp dụng tại các tổ chức định giá. Giá trị doanh nghiệp chủ yếu thường được thể hiện gián tiếp thông qua hệ số chiết khấu trong phương pháp chiết khấu dòng tiền. Điều này làm cho việc định giá trong các thương vụ M&A không chính xác và mang tính chủ quan. Do đó, tổ chức tư vấn cần quan tâm đến phương pháp định giá tài sản vô hình và thương hiệu. Hiện tại, có một số phương pháp định giá thương hiệu, nhãn hiệu mà Rồng Việt có thể áp dụng như phương pháp li-xăng để định giá nhãn hiệu hay phương pháp Goodwill để định giá tài sản vô hình.
4.2.2.3 Nâng cao chất lượng của đội ngũ định giá
Các tổ chức định giá có thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau từ đơn giản đến phức tạp để xác định giá trị công ty. Tuy nhiên, vấn đề không nằm ở mô hình định giá được sử dụng mà ở những khó khăn gặp phải khi đưa ra các con số ước tính cho tương lai. Cần nhấn mạnh rằng, các mô hình không định giá công ty mà chính là người thực hiện định giá, do đó việc nâng cao năng lực phân tích, định giá tài sản cũng như đạo đức nghề nghiệp là vấn đề cần quan tâm hiện nay, để tránh việc lạm dụng và cải biên trong phân tích tính toán nhằm chứng thực những nhận định trước về giá trị của một công ty. Do đó, để công tác định giá được tốt Rồng Việt cần thường xuyên tổ chức thêm các khóa đào tạo riêng biệt về định giá M&A, đặc biệt là nâng cao kiến thức kế toán, tài chính và kiểm toán cho chuyên viên tư vấn M&A.
KẾT LUẬN
Hoạt động M&A tuy vẫn còn rất mới ở Việt Nam, song đã thu hút rất mạnh sự chú ý của các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bằng hình thức này. Bằng chứng là kể từ năm 2007 đến nay, hoạt động M&A tăng trưởng một cách mạnh mẽ với sự xuất hiện ngày càng nhiều các đối tác lớn đến từ Nhật, Trung Quốc, Úc, Mỹ, Pháp và khối các nước ASEAN. Các tổ chức định giá trong nước muốn phát triển buộc phải ngày càng chuyên nghiệp hơn và chú trọng hơn đến việc chính xác và đầy đủ khi định giá trong từng thương vụ M&A. Mặc dù đã có rất nhiều thương vụ M&A được thực hiện nhưng không phải thương vụ nào cũng thành công, để một thương vụ thành công các tổ chức cần có một phương pháp định giá tối ưu nhất để tránh tình trạng định giá sai lệch những công ty tiềm năng và M&A nhầm với những doanh nghiệp yếu kém. Để hoạt động M&A hiệu quả các tổ chức định giá cần có một bộ lọc tốt để tạo ra giá trị cộng hưởng lớn. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất khi tiến hành định giá là đưa ra một con số về giá trị cuối cùng dựa trên hàng loạt các thông tin từ doanh nghiệp cũng như các thông tin vĩ mô. Thông thường, việc định giá mang tính cảm giác chủ quan hoặc không có cơ sở để chứng minh nhất là định giá về giá trị thương hiệu và tài sản vô hình. Trong tương lai, sự phát triển đa dạng của các ngành công nghiệp khó có thể kiểm soát được, do đó, các tổ chức định giá cần chú trọng hơn các phương pháp định giá để tăng tính hiệu quả trong thương vụ nhất là những công ty có giá trị thương hiệu lớn nhưng trong tay không sở hữu nhiều tài sản hữu hình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài Chính Doanh Nghiệp, NXB Thống Kê, Tp. Hồ Chí Minh.
2. Cẩm nang mua bán và sáp nhập tại Việt Nam (2009), NXB Tài Chính.
3. “Đề tài Thực trạng hoạt động Mergers and Acquisitions (M&A) tại thị trường Việt Nam”, được download tại địa chỉ
http://tai-lieu.com/tai-lieu/de-tai-thuc-trang-hoat-dong-mergers-and- acqhisitions-ma-tai-thi-truong-viet-nam-21320/ vào ngày 25/11/2013.
4. “Định giá doanh nghiệp trong hoạt động mua lại và sáp nhập ở Việt Nam (2009)”, Tạp chí Tài chính, số 10/2013.
5. Tổng quan về hoạt động M&A, FPTS tổng hợp.
6. “Vietnam M&A Outlook 2012”, Đặc san của Báo Đầu Tư – Viet Nam Investment Review, Cơ quan của Bộ kế hoạch và đầu tư.
7. Bảng cáo bạch CTCP Chứng khoán Rồng Việt công bố năm 2010.
8. Báo cáo tài chính CTCP Chứng khoán Rồng Việt năm 2010, 2011 và 2012.
9. Báo cáo thường niên CTCP Chứng khoán Rồng Việt năm 2012. Website tham khảo:
1. http://cafef.vn/
2. http://www.cophieu68.vn/
3. http://www.hsx.vn/
4. http://www.vcsc.com.vn/
5. http://pages.stern.nyu.edu/~%20adamodar/
PHỤ LỤC
MỤC LỤC PHỤ LỤC Trang
Phụ lục 1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và dự phóng hoạt động của ZBT x
Phụ lục 2. Cân đối kế toán và dự phóng tài chính của ZBT xi
Phụ lục 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của ZBT xiii
Phụ lục 4. Dự phóng tài chính của ZBT giai đoạn 2013 - 2017 xv
Phụ lục 5. Bảng khấu hao tài sản cố định và dự phóng khấu hao tài sản của ZBT xvi
Phụ lục 6. Phân tích quy mô hoạt đông của ZBT xvii
Phụ lục 7. Phân tích dòng tiền hoạt động của ZBT xviii
Phụ lục 8. Bảng chỉ số beta và tỷ suất sinh lợi của thị trường, OGN và ZBT xix
Phụ lục 9. Bảng tính chi phí lãi vay ZBT xxii
Phụ lục 10. Bảng phân tích dòng tiền hoạt động của ZBT xxii
Phụ lục 11. Khoản mục tiền và tương đương tiền của ZBT đã đánh giá lại xxiii
Phụ lục 12. Khoản mục khoản phải thu của ZBT đã đánh giá lại xxiv
Phụ lục 13. Khoản mục hàng tồn kho của ZBT đã đánh giá lại xxiv
Phụ lục 14. Khoản mục tài sản cố định hữu hình của ZBT đã đánh giá lại xxvi
Phụ lục 15. Khoản mục tài sản cố định vô hình của ZBT đã đánh giá lại xxix
Phụ lục 17. Khoản mục nợ phải trả của ZBT đã đánh giá lại xxix
Phụ lục 18. Định giá giá trị tài sản của ZBT năm 2012 xxx
Phụ lục 19. Định giá giá trị công ty ZBT thep chỉ số P/E và P/BV xxxi
Phụ lục 20. Định giá giá trị công ty ZBT theo chỉ số EV/EBITDA xxxi
Phụ lục 21. Định giá giá trị của CTCP OGN theo phương pháp FCFF xxxii
Phụ lục 22. Báo cáo tài chính của CTCP OGN 2010 - 2012 xxxiv
Phụ lục 23: Các yếu tố đầu vào để tính giá trị công ty khi cộng hưởng xxxv
Phụ lục 1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và dự phóng hoạt động của ZBT
Quá khứ | Dự phóng | |||||||
2010 | 2011 | 2012E | 2013F | 2014F | 2015F | 2016F | 2017F | |
Doanh thu thuần | 210.984 | 279.963 | 351.261 | 403.950 | 484.740 | 581.688 | 698.026 | 767.828 |
Tăng trưởng (%) | 32,69% | 25,47% | 15,00% | 20,00% | 20,00% | 20,00% | 10,00% | |
Giá vốn | 173.890 | 225.929 | 268.592 | 323.160 | 363.555 | 436.266 | 523.519 | 614.263 |
Lãi gộp | 37.094 | 54.034 | 82.669 | 80.790 | 121.185 | 145.422 | 174.506 | 153.566 |
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) | 17,58% | 19,30% | 23,53% | 20,00% | 25,00% | 25,00% | 25,00% | 20,00% |
Chi phí bán hàng | 7.393 | 7.824 | 13.208 | 20.198 | 24.237 | 29.084 | 34.901 | 38.391 |
Chi phí bán hàng/DTT | 3,50% | 2,79% | 3,76% | 5,00% | 5,00% | 5,00% | 5,00% | 5,00% |
Chi phí quản lý | 8.791 | 10.872 | 13.206 | 16.158 | 19.390 | 23.268 | 27.921 | 30.713 |
Chi phi quản lý/DTT | 4,17% | 3,88% | 3,76% | 4,00% | 4,00% | 4,00% | 4,00% | 4,00% |
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh | 20.910 | 35.338 | 56.255 | 44.435 | 77.558 | 93.070 | 111.684 | 84.461 |
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh/DTT | 9,91% | 12,62% | 16,02% | 11,00% | 16,00% | 16,00% | 16,00% | 11,00% |
Thu nhập từ hoạt động tài chính | 86 | 122 | 506 | 506 | 506 | 506 | 506 | 506 |
Thu nhập tài chính/DTT | 0,04% | 0,04% | 0,14% | 0,13% | 0,10% | 0,09% | 0,07% | 0,07% |
Chi phí hoạt động tài chính | 8.926 | 8.419 | 4.031 | 12.119 | 14.542 | 17.451 | 20.941 | 23.035 |
Trong đó: chi phí lãi vay | 5.785 | 5.719 | 3.987 | 3.987 | 3.987 | 3.987 | 3.987 | 3.987 |
Chi phí tài chính/DTT | 4,23% | 3,01% | 1,15% | 3,00% | 3,00% | 3,00% | 3,00% | 3,00% |
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính | (8.840) | (8.297) | (3.525) | (11.613) | (14.036) | (16.945) | (20.435) | (22.529) |
Thu nhập khác | 17,93 | 427,93 | 220,79 | 220,79 | 220,79 | 220,79 | 220,79 | |
Chi phí khác | 53,05 | 134,98 | 267,36 | 267,36 | 267,36 | 267,36 | 267,36 | |
Lợi nhuận từ hoạt động bất thường | (35,12) | 292,95 | (46,57) | (46,57) | (46,57) | (46,57) | (46,57) | |
lãi/lỗ từ liên doanh | ||||||||
Lợi nhuận trước thuế | 12.035 | 27.334 | 52.683 | 32.775 | 63.476 | 76.079 | 91.203 | 61.932 |
LNTT/DT | 5,70% | 9,76% | 15,00% | 8,11% | 13,09% | 13,08% | 13,07% | 8,07% |
Thuế thu nhập doanh nghiệp | 930 | 1.450 | 3.963 | 4.916 | 9.521 | 11.412 | 13.680 | 9.290 |
Thuế suất (%) | 15,0% | 15,0% | 15,0% | 15,0% | 15,0% | 15,0% | 15,0% | 15,0% |
Thu nhập thuế thu nhập DN hoãn lại |
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Số Tài Chính Cơ Bản Của Rồng Việt 2010 - 2012
- Định Giá Zbt Bằng Phương Pháp Chiết Khấu Dòng Tiền
- Đánh Giá Phương Thức Định Giá Trong Thương Vụ M&a Tại Doanh Nghiệp
- Bảng Khấu Hao Tài Sản Cố Định Và Dự Phóng Khấu Hao Tài Sản Của Zbt
- Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M&A tại công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt - 10
- Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M&A tại công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt - 11
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Lợi nhuận sau thuế | 11.105 | 25.884 | 48.720 | 27.859 | 53.954 | 64.667 | 77.522 | 52.642 |
Số lượng cổ phiếu hiện hành | 8.000.000 | 8.000.000 | 8.000.000 | 8.000.000 | 8.000.000 | 8.000.000 | 8.000.000 | 8.000.000 |
EPS (đồng) | 1.388 | 3.235 | 6.090 | 3.482 | 6.744 | 8.083 | 9.690 | 6.580 |
Mệnh giá cổ phiếu | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 |
Doanh thu trên mỗi cổ phiếu | 26.373 | 34.995 | 43.908 | 50.494 | 60.593 | 72.711 | 87.253 | 95.979 |
Tỷ lệ cổ tức | - | 1.500 | 2.000 | |||||
Tỷ lệ chi trả cổ tức (%) | 8,0% | 8,0% | 15,0% | 20% | 15% | 15% | 15% | 15% |
Cổ tức trên mỗi cổ phiếu | 111,05 | 258,84 | 913,51 | 696,48 | 1.011,64 | 1.212,51 | 1.453,54 | 987,05 |
Phụ lục 2. Cân đối kế toán và dự phóng tài chính của ZBT
Quá khứ | Dự phóng | |||||||
2010 | 2011 | 2012E | 2013F | 2014F | 2015F | 2016F | 2017F | |
TÀI SẢN NGẮN HẠN | ||||||||
Tiền | 6.984,70 | 10.847,30 | 39.239,10 | 17.961 | 33.773 | 37.526 | 49.570 | 43.852 |
Đầu tư tài chính ngắn hạn | 0 | 0 | 0 | - | - | - | - | - |
Các khoản phải thu | 20.127,90 | 24.778,40 | 35.597,40 | 38.409 | 46.090 | 55.308 | 66.370 | 73.007 |
Hàng tồn kho | 33.772,40 | 34.138,80 | 33.026,90 | 63.054,49 | 75.665,39 | 90.798 | 108.958 | 119.854 |
Tài sản lưu động khác | 694,5 | 270,8 | 182,8 | 159 | 132 | 110 | 92 | 84 |
Tài sản lưu động & đầu tư ngắn hạn | 61.579,50 | 70.035,30 | 108.046,20 | 119.583 | 155.661 | 183.743 | 224.990 | 236.797 |
TÀI SẢN DÀI HẠN | ||||||||
Tài sản cố định hữu hình | 86.047,30 | 78.719,10 | 72.266,60 | 72.144,81 | 71.990,21 | 76.383,83 | 74.104,28 | 71.824,74 |
Nguyên giá | 125.575,60 | 126.521,50 | 128.377,70 | 130.378 | 132.378 | 138.997 | 138.997 | 138.997 |
Khấu hao | (39.528,30) | (47.802,40) | (56.111,10) | (58.232,89) | (60.387,49) | (62.612,76) | (64.892,30) | (67.171,85) |
Xây dựng dở dang | - | - | - | - | - | - | - | - |
Tài sản vô hình | 7.285,10 | 6.957,80 | 6.633,20 | 6.633,20 | 6.633,20 | 6.633,20 | 6.633,20 | 6.633,20 |
7.992,23 | 7.992,23 | 7.992,23 | 7.992,23 | 7.992,23 | 7.992,23 | 7.992,23 | 7.992,23 | |
Khấu hao | (707,13) | (1.034,48) | (1.359,06) | (1.440,58) | (1.522,10) | (1.603,62) | (1.685,14) | (1.766,66) |
Tài sản dài hạn khác | 552,2 | 55,4 | 29,9 | 31,40 | 32,96 | 34,61 | 36,34 | 38,16 |
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn | 93.885 | 85.732 | 78.930 | 78.809 | 78.656 | 83.052 | 80.774 | 78.496 |
TỔNG TÀI SẢN | 155.464 | 155.768 | 186.976 | 198.392 | 234.318 | 266.795 | 305.764 | 315.293 |
(Tăng trưởng Tổng tài sản) | ||||||||
NỢ NGẮN HẠN | ||||||||
Vay ngắn hạn | 39.898,15 | 31.516,18 | 19.815,79 | 47.689,52 | 53.650,71 | 64.380,85 | 77.257,02 | 90.648,24 |
Phải trả người bán | 34.424,80 | 17.678,31 | 22.766,31 | 38.884,53 | 43.745,10 | 52.494,12 | 62.992,94 | 73.911,72 |
Người mua trả tiền trước | 10,20 | - | - | 6,32 | 7,11 | 8,53 | 10,24 | 12,01 |
Lương phải trả | 1.847,70 | 2.991,20 | 4.470,80 | 4.331,65 | 5.197,98 | 6.237,57 | 7.485,09 | 8.233,59 |
Thuế phải trả | 453,30 | 2.368,00 | 2.243,40 | 2.288,17 | 2.745,81 | 3.294,97 | 3.953,96 | 4.349,36 |
Chi phí phải trả | 300,00 | 60,00 | 385,00 | 367,90 | 441,48 | 529,78 | 635,73 | 699,31 |
Phải trả/(phải thu) nội bộ | - | - | - | - | - | - | - | - |
Phải trả khác | 84,90 | 102,90 | 292,90 | 215,95 | 259,14 | 310,97 | 373,17 | 410,48 |
Quỹ khen thưởng phúc lợi | - | - | - | 1.393 | 2.698 | 3.233 | 3.876 | 2.632 |
Tổng các khoản phải trả trong ngắn hạn | 77.019,05 | 54.716,59 | 49.974,20 | 95.177,00 | 108.745,04 | 130.490,14 | 156.584,26 | 180.896,83 |
NỢ DÀI HẠN | ||||||||
Vay dài hạn | 3.264,85 | - | - | - | - | - | - | - |
Dự phòng trợ cấp mất việc làm | 63,91 | 48,41 | - | - | - | - | - | - |
Các khoản phải trả dài hạn khác | ||||||||
Tổng các khoản phải trả trong dài hạn | 3.329 | 48 | - | - | - | - | - | - |
TỔNG NỢ | 80.348 | 54.765 | 49.974 | 95.177 | 108.745 | 130.490 | 156.584 | 180.897 |