trường chứng khoán từ những ngày đầu thành lập thị trường, đã góp phần xây dựng và phát triển hệ thống môi giới chứng khoán và các sản phẩm dịch vụ chứng khoán tại các công ty chứng khoán lớn.
- Dịch vụ chứng khoán của Rồng Việt gồm: tài trợ giao dịch, ký quỹ, các dịch vụ ứng trước, cầm cố, quản lý cổ đông…đây là hoạt động đem lại ngồn thu chủ yếu cho Rồng Việt.
- Dịch vụ Ngân hàng đầu tư bao gồm: tư vấn tài chính, tư vấn mua bán sáp nhập (M&A), bảo lãnh phát hành. Rồng Việt ra đời sau nhiều công ty chứng khoán khác nên để tạo được vị thế và thương hiệu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Rồng Việt đặc biệt chú trọng đến dịch vụ ngân hàng đầu tư thông qua việc cung cấp các dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán, tư vấn niêm yết, tư vấn M&A, bảo lãnh phát hành chứng khoán và thu xếp vốn. Dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán của Rồng Việt đảm bảo sự thành công chắc chắn của đợt phát hành cũng như đảm bảo nguồn vốn huy động cho kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát hành. Với tiềm lực hiện tại, Rồng Việt nhận bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành chứng khoán. Tư vấn đầu tư chứng khoán.
- Hoạt động đầu tư tài chính: Rồng Việt chủ yếu sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, vốn vay tín dụng để đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu chưa niêm yết và các loại trái phiếu. Danh mục đầu tư của Rồng Việt tự được xây dựng trên nguyên tắc đa dạng hoá danh mục đầu tư để phân tán rủi ro, tính an toàn và thanh khoản được đảm bảo.
Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán nêu trên, Công ty còn cung cấp dịch vụ lưu ký chứng khoán, tư vấn tài chính, nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư và các dịch vụ tài chính khác theo quy định. Nguồn thu từ hoạt động môi giới chứng khoán, tài trợ giao dịch, tư vấn tài chính và đầu tư chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu doanh thu của Công ty trong hai năm gần đây. Công ty có mạng lưới khách hàng là những cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước, trong đó phần lớn khách hàng đến từ khu vực TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội.
3.3.2 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Cơ cấu tổ chức của Rồng Việt theo hướng tách bạch tương đối các chức năng kinh doanh - hỗ trợ - giám sát. Nhân sự của Rồng Việt được thực hiện cơ chế thu nhập theo hiệu quả công việc đối với các Bộ phận kinh doanh nhằm tạo động lực phát triển cho hoạt động của Rồng Việt và phù hợp với xu hướng thị trường.
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CTCK Rồng Việt
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M&A tại công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt - 1
- Hoạt động tư vấn và định giá trong thương vụ M&A tại công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt - 2
- Sử Dụng Phương Pháp Tài Sản Để Tính Giá Trị Hiện Tại Của Doanh Nghiệp
- Chỉ Số Tài Chính Cơ Bản Của Rồng Việt 2010 - 2012
- Định Giá Zbt Bằng Phương Pháp Chiết Khấu Dòng Tiền
- Đánh Giá Phương Thức Định Giá Trong Thương Vụ M&a Tại Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
CÁC HỘI ĐỒNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
ĐẦU TƯ
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
KIỂM SOÁT NỘI BỘ
KINH DOANH MÔI GIỚI
DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN
TÀI CHÍNH DOANH
KẾ HOẠCH & NGUỒN VỐN
PHÁP CHẾ
KHÁCH HÀNG TRONG NƯỚC
DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN
MUA BÁN & SÁP NHẬP
KHÁCH HÀNG NƯỚC NGOÀI
TÀI TRỢ GIAO DỊCH
PR & THƯƠNG HIỆU
HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ
NHÂN SỰ VÀ ĐÀO TẠO
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHÂN TÍCH & TƯ VẤ ĐẦU TƯ
DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
CHI NHÁNH
Nguồn: Báo cáo thường niên CTCP Chứng khoán Rồng Việt 2012
Mạng lưới hoạt động của Rồng Việt trải dài khắp ba vùng miền lãnh thổ, trụ sở chính tại Thành Phố Hồ Chí Minh và ba chi nhánh: Hà Nội, Nha Trang, Cần Thơ.
Trong cơ cấu cổ đông, Rồng Việt có bốn cổ đông sáng lập: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) sở hữu 10,86% cổ phần, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV (Satra) sở hữu 7,36% cổ phần, CTCP Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á Châu sở hữu 6,34% cổ phần, CTCP Quản lý quỹ Đầu tư chứng khoán Việt Long (VDFM) hiện tại VDFM không còn sở hữu cổ phần của Rồng Việt.
3.4 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA
Rồng Việt là một công ty chứng khoán có quy mô vừa, hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua có chiều hướng bất ổn.
3.4.1 Doanh thu hoạt động kinh doanh
Đồ thị 3.1: Tình hình hoạt động kinh doanh Rồng Việt 2010 - 2012
triệu đồng
250.000
231.427
200.000
198.624
161.572
150.000
115.398
100.000
58.531
50.000
57.725
25.501
101.682
84.403
45.737
-
Năm 2010
Năm 2011
(50.000)
Năm 2012
(28.459)
(100.000)
(150.000) (128.385)
Tổng Doanh thu
Chi phí hoạt động kinh doanh
Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Chứng khoán Rồng Việt
Doanh thu hoạt động kinh doanh của Rồng Việt có xu hướng giảm trong thời gian qua, nguyên nhân chủ yếu vẫn do ảnh hưởng của nền kinh tế dẫn đến sự đóng băng của thị trường bất động sản và chứng khoán. Đây là yếu tố chủ yếu làm giảm mạng doanh thu của Rồng Việt. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là lợi nhuận của Rồng Việt liên tục giảm mạnh và âm hai năm liên tiếp (năm 2011 và 2012). Nguyên nhân có thể thấy là do chi phí hoạt động kinh doanh tăng mạnh trong năm 2011, mặc dù có giảm vào năm 2012 nhưng chi phí hoạt động kinh doanh vẫn khá cao. Bên cạnh đó, mặc dù chi phí quản lý doanh nghiệp của Rồng Việt khá ổn định, nhưng với sự sụt giảm doanh thu mạnh từ năm 2010 đến năm 2012, thì đây cũng sẽ là gánh nặng chi phí cho Rồng Việt khi chưa có hướng làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình trong hiện tại.
Cơ cấu doanh thu của Công ty
Đồ thị 3.2: Cơ cấu doanh thu của Rồng Việt 2010 - 2012
triệu đồng
140.000
120.000
115.474
100.000
92.296
80.000
60.000
40.000
54.800
36.168
43.992
29.436
20.000
4.836
10.524
16.071
-
15.265
13.652
1.110
12.518
4.477
11.259
Năm 2010
Năm 2011
Môi giới chứng khoán
Đầu tư tài chính
Dịch vụ chứng khoán
Doanh thu khác
Năm 2012
Ngân hàng đầu tư
Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Chứng khoán Rồng Việt
Cơ cấu doanh thu của Rồng Việt 2010 - 2012 vẫn giữ theo hướng doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính và kinh doanh môi giới chiếm tỷ trọng chủ yếu. Nhìn chung, doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của Rồng Việt đã giảm đáng kể. Nhưng đáng chủ ý nhất là doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính giảm rất mạnh từ năm 2010 đến năm 2012.
Hoạt động môi giới chứng khoán
Doanh thu hoạt động môi giới của Rồng Việt chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh thu, nhưng những năm vừa qua giá trị hoạt động môi giới của Rồng Việt giảm mạnh, Rồng việt bị ảnh hưởng lớn từ nguồn thu này và đây là một trong những nguyên nhân lớn làm giảm thu nhập của Công ty. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm là do ảnh hưởng của sự giảm giá chung của thị trường chứng khoán, tính thanh khoản của thị trường giảm. Mặc dù từ 2010 đến năm 2012, số lượng tài khoản giao dịch có tăng, nhưng giá trị giao dịch không cao, nhất là năm 2011 giá trị giao dịch đã giảm hơn 54%.
Đồ thị 3.3: Hoạt động môi giới của Rồng Việt 2010 - 2012
tài khoản
56.000
54.000
tỷ đồng
25.000
21.429
20.000
52.000
50.000
48.000
46.000
44.000
42.000
19.236
53.030
15.000
55.068
10.000
47.225
8.709
5.000
-
Năm 2010
Năm 2011
Số lượng tài khoản khách hàng
Năm 2012
Giá trị giao dịch
Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Chứng khoán Rồng Việt
Thị phần môi giới của Rồng Việt trong thời gian qua tăng khá cao. Năm 2012, thị phần toàn thị trường giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ của Rồng Việt đạt mức 3,23% (cao nhất kể từ ngày thành lập đến nay), tăng 87,02% so với mức 1,73% của năm 2011. Thị phần của Rồng Việt giai đoạn 2010 - 2012 đạt được như sau:
Đồ thị 3.4: Thị phần của Rồng Việt 2010 - 2012
7,00%
6,00%
6,23%
5,00%
4,00%
4,35%
3,00%
1,97%
3,23%
2,00%
1,76%
1,10%
1,00%
0,00%
Năm 2010
Toàn thị trường
1,33%
0,80%
1,73%
Năm 2011
1,15%
1,52%
0,13%
Năm 2012
Hose
Hastc
Upcom
Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Chứng khoán Rồng Việt
Thị phần sàn HSX đạt 4,35%, tăng 120,19% so với mức 1,97% của năm 2011, đứng vị trí thứ 6 trong nhóm 10 CTCK dẫn đầu thị phần tại HSX. Thị phần sàn HNX đạt 1,15%, giảm 13,74% so với mức 1,33% của năm 2011. Thị phần sàn UPCOM đạt 0,13%, giảm 83,17% so với mức 0,8% của năm 2011.
Mặc dù thị phần môi giới có tăng trong thời gian qua, nhưng doanh thu môi giới của Rồng Việt vẫn giảm mạnh, năm 2011 đạt 16,07 tỷ đồng giảm 55,7% so với 2010, nguyên nhân chủ yếu là do giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường trong
năm 2011 sụt giảm mạnh, chỉ đạt 1.029 tỷ đồng/ngày so với mức 2.500 tỷ đồng/ngày năm 2010. Mặc dù đến 2012 doanh thu môi giới có tăng so với 2011 nhưng vẫn chưa thể phục hồi như trước.
Dịch vụ chứng khoán
Hoạt động dịch vụ chứng khoán, được xem là hoạt động kinh doanh chủ lực của Rồng Việt trong thời gian qua. Trong năm 2011, đa phần các hoạt động khác của Rồng Việt giảm mạnh, nhưng hoạt động dịch vụ chứng khoán lại tăng đáng kể, đạt 115,47 tỷ đồng (tăng 110,72% so với năm 2010).
Hoạt động ngân hàng đầu tư
Do tình hình kinh tế khó khăn, thị trường chứng khoán diễn biến không thuận lợi nên các hoạt động tư vấn tài chính truyền thống như tư vấn niêm yết, tư vấn phát hành, bảo lãnh phát hành,… gặp nhiều khó khăn do các khách hàng không thực hiện được kế hoạch hoặc chủ động giãn tiến độ thực hiện. Tính đến cuối năm, hoạt động Ngân hàng đầu tư mang lại doanh thu gộp 3,81 tỷ đồng, chỉ đạt 54,43% kế hoạch năm (7 tỷ đồng), tăng mạnh lên 268,6% so với doanh thu gộp năm 2011 (1,034 tỷ đồng). Trong đó, Hoạt động Tư vấn TCDN mang lại doanh thu cao nhất năm 2012 là 4,087 tỷ đồng tăng 268,2% so với năm 2011. Tuy nhiên hoạt động này chiếm chi phí khá cao 667 triệu đồng năm 2012 tăng 777,6% so với năm 2011.
Hoạt động tư vấn niên yết của Rồng Việt trong năm 2011 tăng nhưng đến năm 2012 giảm mạnh. Nguyên nhân do, những năm qua Công ty không đưa được doanh nghiệp nào lên sàn niêm yết do kế hoạch niêm yết của các doanh nghiệp đã ký hợp đồng đều chậm lại hoặc hủy kế hoạch do tình hình thị trường không thuận lợi.
Hoạt động tư vấn M&A: hoạt động tư vấn M&A vẫn chưa mang lại doanh thu cao cho Rồng Việt, nhưng trong tương lai đây là hướng đi mới của Rồng Việt, hoạt đồng này được kỳ vọng mang lại nguồn thu chủ lực cho hoạt động ngân hàng đầu tư của Rồng Việt.
Hoạt động đầu tư tài chính
Hoạt động đầu tư tài chính của Rồng Việt giảm mạnh trong thời gian qua. Năm 2011, là năm giảm mạnh nhất (giảm 85,21% so với năm 2010). Nguyên nhân, thị trường chứng khoán năm 2011 suy thoái nghiêm trọng, hoạt động đầu tư của Rồng Việt bị thua lỗ nặng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh chung của Công ty. Đến năm 2012, để thực hiện mục tiêu ưu tiên tăng tiền mặt phục vụ việc ổn định thanh khoản và cung cấp các hoạt động dịch vụ chứng khoán, hoạt động đầu tư trong năm của Rồng Việt chủ yếu tập trung vào việc thanh hoán các khoản đầu tư hiện có và cân nhắc đầu tư mới thận trọng, thanh khoản cao. Tổng cộng cả
năm hoạt động đầu tư đã thực hiện thanh hoán và thu về số tiền hơn 112 tỷ đồng (trong đó gồm 65 tỷ đồng từ cổ phiếu niêm yết và 47 tỷ đồng từ cổ phiếu chưa niêm yết). Tính đến cuối năm 2012, tổng cộng khoản lỗ do bán cổ phiếu là 32,03 tỷ đồng, sau khi bù trừ số hoàn nhập dự phòng là 32,49 tỷ đồng thì lợi nhuận còn lại từ các cổ phiếu thanh hoán này là 465,6 triệu đồng.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Rồng Việt trong giai đoạn 2010 – 2012 có chuyển biến xấu. Các hoạt động kinh doanh đều giảm mạnh, nguồn thu chính của Rồng Việt là hoạt động dịch vụ chứng khoán cũng không khả quan hơn, năm 2012 mặc dù tình hình có chuyển biến tốt hơn nhưng vẫn chưa có khả năng phụ hồi như trước. Đây sẽ là gánh nặng cho Rồng Việt nếu giai đoạn tới không có sự chuyển biến tích cực hơn, đồng thời với tình hình nguồn thu hiện tại sẽ không đảm bảo cho Rồng Việt trang trải chi phí hoạt động của Công ty.
3.4.2 Chi phí hoạt động kinh doanh
Đồ thị 3.5: Chi phí hoạt động của Rồng Việt 2010 - 2012
triệu đồng
150.000
120.905
100.000
46.233
42.842
52.735
50.000 32.104
18.857
6.516
1.320 62
2.909
2.012 76
7.151
3.725433
-
Năm 2010
Hoạt động môi giới
Hoạt động lưu ký chứng khoán
Chi phí lãi vay
Năm 2011
Hoạt động đầu tư
Năm 2012
Hoạt động tư vấn TCDN
Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Chứng khoán Rồng Việt
Chi phí hoạt động của Rồng Việt, nhìn chung, có giảm qua các năm nhưng không nhiều và luôn chiếm tỷ trọng cao so với doanh thu mang lại. Đáng chú ý, chi phí lãi vay của Rồng Việt tương đối cao trong những năm qua chiếm 74,83% tổng doanh thu năm 2011 và chiếm 51,86% tổng doanh thu năm 2012, điều này đã làm cho lợi nhuận của Rồng Việt âm liên tục hai năm liền.
CPQL của Rồng Việt nói chung ổn định hơn chi phí hoạt động, nhưng chi phí này vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu.
Đồ thị 3.6: CPQL của Rồng Việt 2010 - 2012
50% %
40%
36,23%
44,98%
triệu đồng
70.000
60.000
30%
29,06%
20%
57.725
58.531
45.737
10%
0%
50.000
40.000
30.000
20.000
10.000
-
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chi phí quản lý doanh nghiệp CPQL/Doanh thu
Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Chứng khoán Rồng Việt
Trong thời gian qua, Rồng Việt có điều chỉnh cơ cấu quản lý để giảm chi phí nhưng CPQL vẫn chiến tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu và tỷ trọng này có xu hướng tăng qua các năm, năm 2010 là 29,06% đến năm 2012 tỷ trọng này đã tăng 44,98%. Trong thời gian tới Rồng Việt cần xem xét lại cơ cấu hoạt động, thu hẹp những hoạt động không hiệu quả để giảm chi phí và nguồn lực.
3.4.3 Tình hình tài chính
Đồ thị 3.7: Cơ cấu tài sản của Rồng Việt 2010 - 2012
triệu đồng
1.200.000
1.082.158
1.000.000
912.529
800.000
961.003
600.000
872.638
600.377
400.000
564.548
200.000
121.155
39.891
35.830
-
Năm 2010
Năm 2011
TỔNG TÀI SẢN TÀI SẢN NGẮN HẠN
Năm 2012
TÀI SẢN DÀI HẠN
Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Chứng khoán Rồng Việt
Trong giai đoạn 2010 – 2012 tình hình tổng tài sản của Công ty giảm đáng kể từ 1.082,158 tỷ năm 2010 đến năm 2012 chỉ còn 600,377 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu là do các khoản mục ở tài sản ngắn hạn giảm mạnh trong thời gian qua. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 94,9 tỷ đồng (tương ứng giảm 58,2%), các khoản phải thu hoạt động giao dịch chứng khoán giảm 167,2 tỷ đồng (tương ứng giảm 32,6%). Bên cạnh đó, tiền và các khoản tương đương tiền