Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

------------------


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP 1


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


TÊN ĐỀ TÀI:

HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM


Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ THU HỒNG

Lớp : A15 – K42D

Khoá 42

Giáo viên hướng dẫn: TS. TRẦN VIỆT HÙNG


Hà Nội, tháng 11 năm 2007


MỤC LỤC

---- ----***---- ----


Chương I:

Tổng quan về hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại



3

I.

Sự cần thiết khách quan của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế và một số vấn đề đặt ra trong hoạt động xuất nhập khẩu



3

1.

Hoạt động xuất nhập khẩu là một tất yếu khách quan trong nền kinh tế.



3

2.

Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế quốc dân nước ta.



4

3.

Rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu và nhu cầu tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu.



4

3.1.

Rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu.

4

3.2.

Nhu cầu tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu.

5

II.

Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại.



7

1.

Khái niệm, bản chất của tín dụng.

7

2.

Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.

8

2.1.

Sự ra đời và phát triển của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.

8

2.2.

Bản chất và vai trò của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.

8

2.3.

Vai trò của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu trong nền kinh tế.



9

2.3.1.

Đối với ngân hàng thương mại.

9

2.3.2.

Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

10

2.3.3.

Đối với nền kinh tế quốc dân.

10

2.4.

Nguyên tắc trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng.



11

2.4.1.

Việc hỗ trợ tài chính phải trên cơ sở thẩm định rõ khách hàng.

11

2.4.2.

Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc lẫn lãi theo đúng thời hạn cam kết.



11

2.4.3.

Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích như đã cam kết khi vay vốn, có hiệu quả kinh tế.



11


III.


Một số hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại.



11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - 1


1.

Tài trợ trên cơ sở thương phiếu.

11

2.

Tài trợ trên cơ sở phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ.

15

3.

Tài trợ trên cơ sở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

17

4.

Tài trợ bằng cách cho vay vốn trực tiếp.

21

5.

Bao thanh toán tương đối và bao thanh toán tuyệt đối.

22

6.

Tài trợ dưới hình thức bảo lãnh ngân hàng.

25

7.

Tín dụng thuê mua.

27

IV.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu


29

1.

Năng lực cho vay của ngân hàng thương mại

29

2.

Chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước

29

3.

Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước

30

4.

Năng lực của doanh nghiệp xuất nhập khẩu

31

Chương II:

Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam


31

I.

Một số nét khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam


31

1.

Lịch sử hình thành và phát triển

31

2.

Một số hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam


34

3.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2006


36

II.

Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam


45

1.

Tài trợ trên cơ sở phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ

45

2.

Tài trợ trên cơ sở phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

46

3.

Tài trợ trên cơ sở cho vay vốn trực tiếp

48

4.

Tài trợ dưới hình thức bảo lãnh ngân hàng

49

5.

Nghiệp vụ thuê mua tài chính

51

III.

Kết quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam


53

1.

Những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV


53

2.

Một số vấn đề tồn tại trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV


54


3.

Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV


56

ChươngIII:

Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam


70

I.

Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế

70

1.

Xu hướng mở cửa và hội nhập kinh tế Việt Nam

70

2.

Tính tất yếu cho sự phát triển của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu trong thời gian tới


71

2.1.

Tính tất yếu khách quan

71

2.2.

Tính tất yếu chủ quan

74

II.

Phương hướng đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu trong những năm tới của BIDV


74

1.

Phương hướng hoạt động của BIDV giai đoạn 2007- 2015

77

2.

Phương hướng đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu trong những năm tới của BIDV


81

III.

Một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV


82

1.

Đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

82

1.1.

Tăng cường khả năng nguồn vốn

82

1.2.

Xây dựng chiến lược, chính sách dài hạn để định hướng cho hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV phát triển


83

1.3.

Đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro trong tài trợ

85

1.4.

Đa dạng hoá các phương thức tài trợ

88

1.5.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

91

1.6.

Tăng cường ứng dụng công nghệ cao vào các nghiệp vụ ngân hàng


92

1.7.

Đẩy mạnh hoạt động Marketing

93

2.

Đối với Nhà nước

94

2.1.

Hoàn thiện môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tài trợ xuất nhập khẩu


94

2.2.

Hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tạo ra môi trường an toàn cho ngân hàng cung cấp các sản phẩm tài trợ xuất nhập khẩu


95

2.3.

Hỗ trợ các ngân hàng tham gia tài trợ xuất nhập khẩu

96

3.

Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

97



LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Trong suốt quá trình phát triển xây dựng kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại luôn là một trong những định hướng phát triển hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Xác định được tầm quan trọng của hoạt động ngoại thương, chúng ta phải tìm cách thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển nhằm phát huy tối đa vai trò của hoạt động này đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Trong điều kiện của một nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay thì một trong những biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất là tài trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu bởi yếu tố vốn là nền tảng căn bản để tiến hành sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, thực lực về vốn của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp và vay vốn ngân hàng luôn là giải pháp hàng đầu đối với các doanh nghiệp.

Nhận thức được vấn đề này, trong thời gian qua Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)- một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất nước ta hiện nay, luôn quan tâm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu với nhiều sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, do gặp nhiều khó khăn xuất phát từ phía khách quan và chủ quan mà hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV chưa phát huy hết hiệu quả. Đó cũng là lý do người viết lựa chọn đề tài: “Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” để tiến hành nghiên cứu.

Mục đích của đề tài

Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại (NHTM) nói chung và BIDV nói riêng, người viết mong muốn:

- Giới thiệu đầy đủ hơn một số nội dung của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.

- Giới thiệu một số nét về BIDV, kết quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV, nguyên nhân của những tồn tại để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động này ở BIDV.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại.

- Phạm vi nghiên cứu là hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Triết học Mác- Lênin kết hợp với phương pháp nghiên cứu khảo sát thực tiễn. Phương pháp phân tích, hệ thống, so sánh, tổng hợp, thống kê, khái quát hoá cũng được sử dụng để làm rõ ý tưởng của người viết.

Bố cục của khoá luận

Khoá luận gồm ba chương:

Chương I: Tổng quan về hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại.

Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Chương III: Một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Để có thể hoàn thành khoá luận này, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo- TS. Trần Việt Hùng cùng sự giúp đỡ quý báu của các cán bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Do còn những hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế, khoá luận chắc chắn không tránh khỏi có nhiều thiếu sót. Người viết rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khoá luận được hoàn chỉnh hơn.


CHƯƠNG I:‌‌

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

I. Sự cần thiết khách quan của hoạt động xuất nhập khẩu trong nềnkinh tế và một số vấn đề đặt ra trong hoạt động xuất nhập khẩu.

1. Hoạt động xuất nhập khẩu là một tất yếu khách quan trong nền kinh

tế.

Sự phát triển của các hoạt động kinh tế đối ngoại trong đó có hoạt động xuất

nhập khẩu của mỗi nước trở thành một lĩnh vực phong phú và đa dạng của nền kinh tế quốc dân- một thực thể khách quan của nền kinh tế.

Thế giới đang bước vào một nền kinh tế được gọi là nền kinh tế tri thức. Loài người đang đứng trước một sự lựa chọn là phải thay thế hệ thống công nghệ hiện nay hoặc sẽ bị tiêu diệt. Để tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa trong cộng đồng kinh tế thế giới, đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển như Việt Nam, đặc trưng này vừa tạo ra những thách thức, nguy cơ mới, vừa tạo ra khả năng để thoát ra khỏi những thách thức và nguy cơ ấy.

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và cũng mang đầy đủ các đặc trưng nói trên. Thực trạng nền kinh tế nước ta có những lợi thế về điều kiện tự nhiên và lao động nhưng còn rất hạn chế về vốn và khoa học kĩ thuật mà nước ta chưa thể khắc phục được. Mặt khác, do bối cảnh kinh tế chính trị quốc tế thay đổi, xu hướng chung là các nước "mở cửa" nền kinh tế. "Mở cửa" nền kinh tế là cần thiết khách quan, là biện pháp không thể thiếu được để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đề ra trong chiến lược kinh tế xã hội đến năm 2010 và giai đoạn tiếp theo.

Hơn nữa, trong những thập kỷ gần đây, xu hướng toàn cầu hóa đã và đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng tăng làm cho nền kinh tế Thế giới tồn tại và phát triển như một chỉnh thể, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận, có quan hệ chằng chịt lẫn nhau, làm cho các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn

nhau về vốn, kĩ thuật, công nghệ, nguyên liệu và thị trường. Từ đó có thể khẳng định rằng, hoạt động xuất nhập khẩu tồn tại và phát triển như một tất yếu khách quan của nền kinh tế.

2. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu trong nền kinh tế quốc dân nước ta.

Hoạt động xuất nhập khẩu tồn tại trong nền kinh tế quốc dân là một tất yếu khách quan. Trong thời kỳ mở cửa nền kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu là một hình thức kinh tế đối ngoại được hình thành sớm nhất và có vai trò quan trọng nhất. Đối với nước ta, xuất nhập khẩu là một hoạt động kinh tế đóng vai trò quan trọng, thể hiện ở những mặt sau:

- Xuất nhập khẩu phục vụ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Biểu hiện thông qua nhập khẩu hàng hoá, máy móc thiết bị, vật tư kĩ thuật tiên tiến, những thành tựu khoa học, phát minh sáng chế... phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất. Thông qua xuất khẩu tiêu thụ được sản phẩm trong nước sản xuất ra, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển. Đồng thời, với việc nghiên cứu thị trường ngoài nước, hoạt động xuất nhập khẩu hướng dẫn, khuyến khích phát triển sản xuất trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu;

- Xuất nhập khẩu góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân;

- Xuất nhập khẩu góp phần làm tăng thu ngoại tệ và tăng tích luỹ cho Nhà

nước;

- Đối với quốc phòng và bảo vệ an ninh Tổ quốc, thông qua nhập khẩu góp

phần thoả mãn nhu cầu vật chất của quốc phòng;

- Xuất nhập khẩu góp phần thực hiện đường lối mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, đường lối ngoại giao của Đảng và Nhà nước.

3. Rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu và nhu cầu tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu.

3.1. Rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 09/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí