Hoạt động sáp nhập và mua lại của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 20


Thương vụ sáp nhập 3 ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank) là thương vụ M&A mang màu sắc “cơ cấu”. Thương vụ Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB), mặc dù cũng có chút hơi hướng "cơ cấu" nhưng về cơ bản thể hiện màu sắc thương mại của một M&A thân thiện.

Ở góc độ cá nhân, tôi ấn tượng nhất thương vụ Ngân hàng Habubank sáp nhập vào SHB bởi đây là một cuộc M&A tương đối đúng bản chất và được diễn ra một cách khá “thân thiện” và “tích cực”.

Xét về yếu tố kỹ thuật, việc Habubank sáp nhập vào SHB đã giúp cho quy mô của SHB tăng lên đáng kể cả về tổng tài sản, số lượng chi nhánh cũng như cơ sở khách hàng.

Nếu có một chiến lược tích hợp hậu sáp nhập một cách bài bản thì SHB có thể tạo gia các giá trị mới từ việc tăng quy mô, thị phần, ưu đãi thuế và khả năng cạnh tranh từ đó tăng giá trị cho cổ đông và cải thiện chất lượng thương hiệu cho SHB. http://laodong.com.vn/kinh-doanh/tai-co-cau-cac-to-chuc-tin-dung-chi-giam-ve-co- hoc-la-chua-du-381821.bld

29/09/2015

Theo Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc giảm số lượng NH xuống như hiện nay chỉ là giải pháp đơn lẻ, không giải quyết được cốt lòi vấn đề. Hệ thống NH Việt Nam hiện nay gặp 2 vướng mắc: Thứ nhất là quy mô về vốn, muốn vị thế ngang tầm trong khu vực thì vốn chủ sở hữu của một NH phải tối thiểu 4-5 tỉ USD (Vốn của NH lớn nhất trong nước hiện khoảng 2 tỉ USD).

Thứ hai là nợ xấu: các NH giải quyết càng minh bạch, thực chất thì quá trình “lành mạnh hóa” hệ thống càng nhanh, giúp chúng ta đứng vững được trước làn sóng cạnh tranh của khối NH ngoại.

Rò ràng việc giảm cơ học các NH trong giai đoạn hiện nay là cần thiết nhưng chưa đủ, quan trọng nhất vẫn là tính minh bạch, hiệu quả của từng NH và cả hệ thống sau tái cơ cấu có đáp ứng được các chuẩn mực của khu vực và thế giới hay


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

không, khi mà theo cam kết của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), đến hết năm 2015, lĩnh vực tài chính NH sẽ mở tới 70% cho nhà đầu tư trong AEC. Khi đó, mọi rào cản và khác biệt trong ngành NH giữa các quốc gia trong khối sẽ được xóa bỏ, để tạo ra một hệ thống ngân hàng AEC hoạt động bình đẳng với NH sở tại của bất kỳ quốc gia thành viên nào trong khối. http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/giaiphaptaicocaungan-nd-16843.html

Giải pháp Tái cơ cấu ngân hàng từ góc nhìn chuyên gia

Hoạt động sáp nhập và mua lại của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 20

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cần phải rà soát hệ thống văn bản pháp lý theo hướng đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời vẫn đảm bảo tính đặc thù của nền kinh tế Việt nam, tạo điều kiện thông thoáng cho các NHTM Việt nam, nâng cao hiệu lực quản lý. Chính phủ theo dòi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng một cách thường xuyên.

Đối với xử lý nợ xấu, trước mắt cần minh bạch hóa thông tin nợ xấu của từng tổ chức tín dụng. Để thực hiện vấn đề này, NHNN phải có biện pháp kiểm tra và giám sát chặt chẽ hoạt động của từng tổ chức tín dụng, đảm bảo các thông tin về nợ xấu do các tổ chức này cung cấp phải phù hợp với quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. Đối với các tổ chức tín dụng cần tích cực xử lý nợ xấu, ông Long cho rằng cần thường xuyên đánh giá lại, phân loại đúng chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ; tiếp tục cơ cấu lại nợ.

Ông Long cho rằng cần minh bạch thông tin trong các tổ chức tín dụng, tiếp tục sáp nhập ngân hàng yếu kém, tăng cường năng lực tài chính cho các ngân hàng thương mại... Cần phải thực hiện được những điều căn bản này mới góp phần vào tái cơ cấu ngành ngân hàng, tăng cường sức khoẻ cho nền kinh tế.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên thì đặc biệt quan tâm đến việc phá sản của các tổ chức tín dụng. Theo ông cần có cái nhìn thống nhất, đồng thuận vào ba nhóm vấn đề đối với lĩnh vực tiền tệ.“Thứ nhất là tính độc lập tương đối của Ngân hàng Nhà nước với tư cách là ngân hàng Trung ương. Khi đó họ không phải chú tâm nhiều đến hỗ trợ phát triển thì số liệu tăng trưởng sẽ là số liệu thực. Và khi đã độc lập tương đối, thì Ngân hàng Nhà nước không còn là cơ


quan cấp trên của các tổ chức tín dụng. Khi đó Thống đốc đương nhiên không phải là thành viên Chính phủ, nên cũng khó có thể hứa là sẽ dành mấy chục ngàn tỷ cho cà phê hay dăm chục ngàn tỷ cho bất động sản được. Nhóm kỳ vọng thứ hai là tạo sự đồng thuận về nhận thức để xử lý nợ xấu. Bởi nếu không xử lý được nợ xấu thì bản thân ngân hàng chết trước sau đó doanh nghiệp chết sau. Thứ ba, tôi hy vọng diễn đàn sẽ bàn thảo để có thể đi đến đồng thuận cho một vài tổ chức tín dụng ở tình trạng phá sản được phá sản. Qua đó vừa có kinh nghiệm vừa đưa nền kinh tế vận hành đúng quy luật thị trường là năng suất,chất lượng, hiệu quả. Khi phá sản thì chủ sở hữu chịu trách nhiệm về thiệt hại đầu tiên, sau đó Nhà nước với tư cách đảm bảo an ninh tài chính mới vào can thiệp để lo cho những người gửi tiền. Cuối cùng, những người quản trị doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cá nhân về điều hành của mình thì mới sòng phẳng được”.

http://dantri.com.vn/kinh-doanh/noi-soi-suc-khoe-ngan-hang-sau-ba-nam-tai-co- cau-1412515850.htm

29/09/2014

“Nội soi” sức khỏe ngân hàng sau ba năm tái cơ cấu.

Theo ý kiến của chuyên gia của Ngân hàng HSBC, số lượng ngân hàng hiện ở tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Thừa do có quá nhiều ngân hàng cho nền kinh tế và thiếu do không có đủ các ngân hàng hoạt động hiệu quả giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

http://maf.vn/bidv-sap-nhap-mhb-ty-le-11-vi-sao.html

BIDV sáp nhập MHB tỷ lệ 1:1, vì sao?

Thanh Mao 16/04/2015

Theo ông Trần Bắc Hà- Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và phát triển BIDV, do cả 2 ngân hàng, sở hữu của Nhà nước đều giữ tỷ lệ chi phối. Vì vậy, bản chất của việc sáp nhập này là chuyển dịch sở hữu nhà nước từ ngân hàng này sang ngân hàng kia.


“Khi sáp nhập vào, thị giá BID theo tôi cũng sẽ không thay đổi mà chỉ tốt lên.

Còn trên OTC, giá cổ phiếu MHB đang nhích lên.” – ông Bắc Hà nhận định.

Chủ tịch của BIDV cũng nêu rò quan điểm: “BIDV không đề xuất với NHNN về việc đưa các Ngân hàng khác vào sáp nhập với BIDV. Còn nếu là nhiệm vụ, chúng tôi sẵn sàng chấp nhận. Tất nhiên khi sáp nhập đều phải tuân thủ Thông tư 04 với nguyên tắc tự nguyện”.

Ông Trần Bắc Hà cho biết chiến lược của BIDV trong thời gian tới là đẩy mạnh tín dụng nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay BIDV đang tăng cường cho vay với lĩnh vực chăn nuôi theo hướng tập trung ứng dụng công nghệ cao đối với bò giống, bò thịt, bò sữa, heo giống, heo nái… và ứng dụng công nghệ của Israel trong trồng trọt.

Chính vì vậy, việc sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long sẽ mở rộng lĩnh vực cho vay của BIDV sang nông nghiệp nông thôn và gia tăng nguồn lực cho tín dụng nông thôn của BIDV.

“Tôi khẳng định quyền lợi của cổ đông sẽ không có ảnh hưởng lớn vì tổng tài sản của MHB không lớn so với tổng tài sản của BIDV.Tôi cũng cam kết với các nhà đầu tư tiềm năng về nợ xấu, chất lượng hoạt động của ngân hàng sau sáp nhập.Lợi nhuận năm 2015 sau sáp nhập có thể cao hơn 7.500 tỷ và nợ xấu chưa đến 3%. Cổ tức cũng sẽ cao hơn, dự kiến là 9,4%.” - Ông Bắc Hà khẳng định http://dantri.com.vn/kinh-doanh/vietinbank-va-nhung-toan-tinh-khi-sap-nhap- pgbank-1429668733.htm

Vietinbank và những toan tính khi sáp nhập PG Bank

14/04/2015

Nguyễn Hiền - Bích Diệp

Ông Nguyễn Văn Thắng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã chia sẻ với TBKTSG

Ban lãnh đạo VietinBank cho hay, việc sáp nhập là phù hợp với chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN); Tạo cơ hội cho VietinBank đạt


được mục tiêu trở thành ngân hàng hàng đầu thông qua việc kết hợp với PGBank và Petrolimex (cổ đông lớn của PGBank)

Cụ thể, lợi ích đầu tiên mà VietinBank nhận được qua thương vụ này là mở rộng được quy mô vốn và nâng cao năng lực tài chính trên phương diện tài sản, vốn chủ sở hữu, tiến gần tới mục tiêu trở thành ngân hàng thương mại có quy mô và năng lực cạnh tranh tương đương với các ngân hàng trong khu vực. Dự kiến, sau khi sáp nhập, tổng tài sản của VietinBank sẽ tăng thêm 25.000 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng thêm 3.000 tỷ đồng đạt trên 40.000 tỷ đồng

Thứ hai, thương vụ này sẽ giúp VietinBank mở rộng mạng lưới chi nhánh nhằm tiếp tục chiếm lĩnh thị phần trong nước, vươn tầm hoạt động đến tận tuyến xã, thôn thông qua việc tận dụng các trạm xăng của Petrolimex và các đại lý để cung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng, bán chéo sản phẩm.

Trong bối cảnh VietinBank vừa bị siết chặt về việc mở rộng chi nhánh thì đây là bước đi hợp lý của ban lãnh đạo ngân hàng này. Hiện tại, PGBank đang sở hữu mạng lưới gồm 16 chi nhánh, 63 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm

VietinBank cũng tính toán rằng, với việc nhận sáp nhập PGBank, ngân hàng sẽ mở rộng được cơ sở khách hàng để đẩy mạnh hoạt động dịch vụ và tạo đà phát triển mạnh mảng ngân hàng bán lẻ qua việc cung cấp và phát triển dịch vụ tài chính cho nhóm khách hàng là nhân viên của Petrolimex, đối tác và khách hàng mua xăng.

Không dừng ở đó, theo VietinBank, PGBank sẽ giúp nhà băng này nâng tầm mối quan hệ hợp tác chiến lược lâu dài với các tổng công ty, tập đoàn lớn trong lĩnh vực năng lượng, tăng quy mô tín dụng và đầu tư, doanh số và số dư tiền gửi, tạo nguồn thu ổn định, lâu dài cho VietinBank.

VietinBank có thể khai thác mạng lưới của Petrolimex cùng các dịch vụ tài chính đi kèm (hơn 6.600 cây xăng), đẩy mạnh dịch vụ tài chính cho nhóm khách hàng của Petrolimex.Sau sáp nhập, tổ chức mới vẫn mang tên là Ngân hàng Công Thương Việt Nam.


Về nhân sự cấp cao, nhân sự của VietinBank không thay đổi sau sáp nhập.Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của PGBank sẽ tự miễn nhiệm sau ngày sáp nhập. Ngân hàng sau sáp nhập sẽ xem xét năng lực nhân sự ban lãnh đạo của PGBank để bố trí công việc phù hợp.

http://maf.vn/hau-ma-hdbank-da-thanh-mot-khoi-thong-nhat.html

Thùy Vinh

16/08/2014

Ông Trần Hoài Nam, Phó tổng giám đốc HDBank

Thưa ông, với việc sáp nhập DaiA Bank vào HDBank, HDBank sau sáp nhập có quá khó khăn trong vận hành, cũng như phát triển bền vững?

Thực tế, giữa 2 ngân hàng không có sự khác biệt nhiều về văn hóa. Cán bộ của hai ngân hàng đã có nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình hoạt động và làm việc trong lĩnh vực ngân hàng. HDBank đang trong giai đoạn phát triển, còn DaiA Bank là ngân hàng không nằm trong danh sách ngân hàng tái cơ cấu theo yêu cầu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước.

Trong quá trình mua bán, sáp nhập (M&A), HDBank đã gặp những khó khăn nào, thưa ông?

Đối với việc sáp nhập DaiA Bank vào HDBank, HĐQT cũng như Ban điều hành của HDBank đã có sự chuẩn bị kỹ càng để quá trình sáp nhập được thành công. Trước khi thương vụ được công bố chính thức, lãnh đạo HDBank đã khảo sát trực tiếp đối với tất cả cán bộ nhân viên tại từng chi nhánh DaiA Bank để chia sẻ, trình bày, giới thiệu HDBank, đồng thời có những cuộc thi để cán bộ nhân viên DaiA Bank tìm hiểu rò về HDBank

Hơn nữa, chính sách về nhân sự, đối với cán bộ nhân viên của DaiA Bank, chúng tôi cũng giữ nguyên chế độ và vị trí... Từ đó, các cán bộ nhân viên của DaiA Bank có thể an tâm làm việc và phục vụ khách hàng trong một môi trường lớn hơn, do sau sáp nhập HDBank trở thành một trong 10 ngân hàng hàng đầu của Việt Nam.


Về chính sách phát triển đối với khách hàng của DaiA Bank, chúng tôi vẫn duy trì, đồng thời gia tăng thêm quyền lợi để phục vụ tốt hơn khách hàng. Vì thế, đã tạo nên sức mạnh hội nhập rất tốt trong định hướng phát triển của HDBank. http://maf.vn/tai-cau-truc-ngan-hang-the-he-20.html

Tái cấu trúc ngân hàng: Thế hệ 2.0 01/09/2015

Việt Dũng

Sự kiện được nhắc đến nhiều nhất là việc cơ quan quản lý đã mạnh tay mua lại 3 ngân hàng với giá “0 đồng” bao gồm Ocean Bank, Ngân hàng Xây Dựng và GP Bank. Nhưng ở khía cạnh khác, không chỉ sở hữu 100% các ngân hàng gặp khó, Ngân hàng Nhà nước còn kiểm soát các vị trí cấp cao ở những ngân hàng này. Gần đây nhất là chuyện Sacombank, Ngân hàng Đông Á, Eximbank,

Một lý do khiến Ngân hàng Nhà nước mạnh tay kiểm soát các ngân hàng trong thời gian này vì sợ tư nhân không “đủ sức” tái cấu trúc lại thị trường vốn đang hỗn loạn, nhất là sau khi đã cho một khoảng thời gian đủ dài để ngân hàng tự lực cánh sinh. Ngân hàng Nhà nước có lẽ đã có bài học “xương máu” với các cổ đông tư nhân. Đó là trường hợp của Ngân hàng Xây Dựng (có tiền thân là Ngân hàng Đại Tín) trước đây. Sau khi mua lại hơn 85% cổ phần của Ngân hàng Xây Dựng, nhóm cổ đông Tập đoàn Thiên Thanh nhảy vào “rút ruột” ngân hàng này đến hơn 18.000 tỉ đồng. Số nợ quá lớn có lẽ là nguyên nhân chủ yếu khiến Ngân hàng Xây Dựng trở thành cái tên đầu tiên mà Ngân hàng Nhà nước không ngần ngại công bố mua lại với giá 0 đồng.

Rò ràng, khi không có nhà đầu tư tư nhân nào nhảy vào gánh phần nợ như thế, vai trò cuối cùng vẫn thuộc về Nhà nước. “Nay Nhà nước đã có lực để làm điều đó, không cần nhờ đến lực lượng thị trường một khi tư nhân không đủ sức”, ông Bình khẳng định với báo giới. Nhìn lại quá khứ, các thương vụ gần đây đều liên quan đến ngân hàng có quy mô nhỏ, không ảnh hưởng lớn đến thị trường. Ngân hàng Nhà Nước cũng thẳng thắn thừa nhận quan điểm phá sản về mặt kỹ thuật ở những ngân hàng nhỏ này


Các ngân hàng nhỏ này cũng nhận được sự “dìu dắt” toàn diện của những ngân hàng lớn nhất trong hệ thống, bao gồm Vietcombank, Vietinbank và BIDV. Vai trò của những ông lớn là cung cấp các nền tảng quản trị, công nghệ, nhân sự cho đến cả chia sẻ khách hàng. Các ngân hàng này có tái cấu trúc thành công hay không?Câu trả lời là không khó vì quy mô 2 đối tác ở tầm quá chênh lệch nhau. Nhưng mục tiêu của các ngân hàng 0 đồng vẫn là tài sản thế chấp, như ông Bình thừa nhận. “Ngân hàng Nhà nước vào các ngân hàng 0 đồng để đảm bảo duy trì hoạt động của chúng cho đến thời điểm có thể xử lý được các tài sản thế chấp. Nếu để tư nhân vào, có thể thị trường sẽ không tin tưởng”, ông nói.

Vì thế, số phận của những ngân hàng 0 đồng cũng sẽ không tránh khỏi những cuộc M&A khác trong tương lai. Thống đốc Bình cũng không giấu ý tưởng các ngân hàng con này sẽ trở thành “chân rết” của các ngân hàng lớn trong tương lai, một khi tái cấu trúc thành công và nếu như những ông lớn có ý định mua lại. “Còn không, Ngân hàng Nhà nước sẽ mang ra bán đấu giá công khai trên thị trường cho mọi đối tượng có nhu cầu, đáp ứng đủ quy định pháp lý và khả năng tài chính tham gia”, người đại diện cho cơ quan quản lý ngân hàng cho biết. http://beta.baodatviet.vn/doanh-nghiep/tin-tuc/bien-dong-nhan-su-cap-cao-sau-cac- thuong-vu-ma-ngan-hang-3171617/

Biến động nhân sự cấp cao sau các thương vụ M&A ngân hàng 07/11/2012

Quá trình sắp xếp lãnh đạo trong thương vụ M&A ngân hàng đầu tiên này diễn ra khá suôn sẻ với người của Ficombank giữ nhiều vị trí chủ chốt. Cụ thể, Đại hội cổ đông SCB hợp nhất (16/12/2011) đã bầu 9 thành viên Hội đồng quản trị với 4 thành viên đến từ Ficombank

Về cơ cấu ban điều hành, ông Uông Ngọc Ẩn- nguyên Phó Chủ tịch Ficombank được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc ngân hàng SCB hợp nhất. Cùng với đó, ông Nguyễn Ngọc Thịnh- nguyên Tổng giám đốc và ông La Hữu Nghĩa - nguyên Phó Tổng giám đốc Ficombank được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng giám

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022