TS. Trần Du Lic̣ h | Chuyên gia tài chính ngân hàng. | |
24 | TS. Trần Hoàng Ngân | Chuyên gia Hội đồng tư vấn tiền tệ quốc gia |
25 | TS. Vò Trí Thành | Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương. |
26 | Vũ Viết Ngoạn | Chuyên gia tài chính ngân hàng. |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động sáp nhập và mua lại của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 15
- Hoạt động sáp nhập và mua lại của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 16
- Hoạt động sáp nhập và mua lại của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 17
- Hoạt động sáp nhập và mua lại của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 19
- Hoạt động sáp nhập và mua lại của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 20
Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.
Tóm tắt nhận xét chung của các chuyên gia:
Về quá trình tái cơ cấu TCTD: 100% đồng ý là định hướng tái cơ cấu của Chính Phủ và NHNN giai đoạn 2011-2015 là phù hợp. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng kết quả tái cơ cấu các TCTD chưa đạt hiệu quả cao.
Những rào cản kiềm hãm sự phát triển của hoạt động M&A NHTM: Tất cả các chuyên gia đều cho rằng là các vấn đề sau:
o Sự thiếu minh bạch trong công bố thông tin.
o Vấn đề nợ xấu cao.
o Tình trạng sở hữu chéo.
o Thiếu cơ chế hỗ trợ cho hoạt động M&A NH.
o Sự chống đối của nhóm các cổ đông lớn.
Những khó khăn mà các NHTM VN phải đối mặt khi tiến hành M&A: Các chuyên gia chỉ ra các vấn đề sau:
o Vấn đề giải quyết hậu quả nợ quả hậu M&A.
o Vấn đề ổn định ban điều hành hậu M&A.
o Vấn đề dịch chuyển nhân sự và chênh lệch trình độ nhân sự hậu M&A.
o Việc tích hợp công nghệ hậu M&A.
Nhận xét cụ thể dưới đây:
http://www.vietnamplus.vn/cuoc-dai-tu-he-thong-ngan-hang-buoc-dau-thanh- cong/231200.vnp
21/11/13 10:03
Ông Nguyễn Văn Lê, Tổng Giám đốc SHB nhìn nhận, SHB đã tăng được quy mô hoạt động kinh doanh; trong đó tăng vốn điều lệ, thị phần, khách hàng cũng như
mạng lưới hoạt động. Cũng sau sáp nhập, toàn bộ hệ thống của SHB đã hoạt động minh bạch, an toàn và đang phát triển đúng định hướng, đặc biệt là vấn đề xử lý nợ xấu.
“Có thể khẳng định, SHB đang trở thành một định chế tài chính lớn, lành mạnh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.Điều đó cho thấy, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, việc cơ cấu ngành ngân hàng đặc biệt là sáp nhập và hợp nhất là chủ chương đúng đắn và là xu thế tất yếu,” ông Nguyễn Văn Lê đánh giá.
Tiến sỹ Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng nhận định, về cơ bản lộ trình tái cấu trúc hệ thống của Ngân hàng Nhà nước là đúng hướng, tuy nhiên có một số vấn đề chưa được như chúng ta mong đợi như tiến độ xử lý ngân hàng yếu kém vẫn chậm khi đáng lẽ phải xử lý dứt điểm.
Vấn đề nợ xấu vẫn còn nhiều rào cản, tăng trưởng tín dụng chưa đạt mục tiêu mong muốn. Vì vậy, vị chuyên gia này khuyến nghị, có một số điều ngành ngân hàng phải làm mạnh mẽ hơn trong thời gian tới như xử lý nợ xấu phải nhanh hơn, sở hữu chéo quyết liệt hơn và truyền thông cũng phải tốt hơn để tạo ra sự đồng thuận, đồng bộ hơn nữa của nhân dân và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, vấn đề sở hữu chéo còn phức tạp, quản trị ngân hàng và quản trị rủi ro còn hạn chế.
Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cũng cho rằng, thách thức trong thời gian tới đối với hoạt động tái cấu trúc hệ thống ngân hàng còn khá lớn. Để việc triển khai tái cấu trúc thời gian tới thành công, cần khoanh vùng tiến hành điều tra toàn diện về cơ cấu sở hữu ngân hàng và có lộ trình xử lý dứt điểm tình trạng sở hữu chéo.
http://petrotimes.vn/tai-cau-truc-ngan-hang-doi-moi-de-thanh-cong-275131.html Tái cấu trúc ngân hàng: Đổi mới để thành công.
18/04/2015
“Quan trọng hơn, phải có ngân hàng quy mô lớn thì mới có thể đầu tư công nghệ đồng bộ. Động thái của NHNN trong việc xây dựng những ngân hàng lớn
đẳng cấp khu vực là đúng đắn. Tôi cho rằng Việt Nam vẫn còn thời gian để cho các ngân hàng nỗ lực bởi còn 5 năm nữa Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) mới thực sự mở cửa”, ông Keith Pogson, lãnh đạo cấp cao phụ trách Dịch vụ tài chính ngân hàng Tập đoàn Ernst & Young (EY) khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bình luận.
Kết quả điều tra của EY cho thấy, để được như hiện tại, hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới đều phải trải qua quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.Và sau khi sắp xếp lại mỗi quốc gia chỉ có 2-5 ngân hàng thực sự mạnh, đủ sức cạnh tranh.
“Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, các chuyên gia đã đưa ra câu hỏi rằng, “phải chăng có những ngân hàng quá lớn để bị đổ vỡ?”. Thế nhưng tôi lại đặt ra câu hỏi ngược lại, “Phải chăng có những ngân hàng quá nhỏ để thành công?”.Tại Việt Nam hiện nay, có quá nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ, với tiềm lực tài chính không bền vững, ổn định. Thực tế cho thấy, ngân hàng quy mô lớn có điều kiện để đầu tư công nghệ, con người và tích lũy lợi nhuận tốt hơn, cho vay tốt hơn, huy động trong dân cư tốt hơn...” - Ông Keith nhận xét.
“Sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, các chuyên gia đã đưa ra câu hỏi rằng, “phải chăng có những ngân hàng quá lớn để bị đổ vỡ?”. Thế nhưng tôi lại đặt ra câu hỏi ngược lại, “Phải chăng có những ngân hàng quá nhỏ để thành công?”. Tại Việt Nam hiện nay, có quá nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ, với tiềm lực tài chính không bền vững, ổn định. Thực tế cho thấy, ngân hàng quy mô lớn có điều kiện để đầu tư công nghệ, con người và tích lũy lợi nhuận tốt hơn, cho vay tốt hơn, huy động trong dân cư tốt hơn...” - Ông Keith nhận xét.
Đơn cử, trường hợp của một số nước trong khu vực ASEAN như Singapore, Malaysia cũng đã trải qua làn sóng sáp nhập. Cách đây 20 năm Malaysia có khoảng 40 ngân hàng, nhưng đến nay họ chỉ còn 10 ngân hàng.
Do đó, theo ông Keith, Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm từ Malaysia trong quá trình tái cấu trúc ngân hàng.
Đánh giá về sự can thiệp mạnh mẽ của NHNN tới các ngân hàng yếu kém, ông Keith Pogson cho rằng: “Việc NHNN quốc hữu hóa một số ngân hàng yếu kém
bằng cách mua lại với giá 0 đồng là quyết định đúng đắn, phù hợp với hiện trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Nền kinh tế Việt Nam có một đặc thù là người dân giữ tiền mặt rất nhiều. Có lẽ họ chưa có niềm tin đủ lớn với hệ thống ngân hàng nội địa.Bởi vậy, việc mua lại những ngân hàng yếu kém và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho khách hàng gửi tiền là việc làm chính xác, tạo thêm niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam”.
http://vnmedia.vn/VN/kinh-doanh/tai-chinh/nhieu-kien-nghi-cho-tai-co-cau-he- thong-ngan-hang-25-3106939.html
01/11/2014
Tại buổi thảo luận của Quốc Hội về tình hình kinh tế-xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015.
Đánh giá về lĩnh vực ngân hàng, Chủ nhiệm UBKT Nguyễn Văn Giàu nêu: Trong 15 năm trở lại đây Việt Nam đã 3 lần tái cấu trúc khu vực này: Đầu tiên là giai đoạn sau khủng hoảng tài chính châu Á từ năm 1998 đến 2003; giai đoạn bắt đầu gia nhập Tổ chức thương mại thế giới 2005-2008 và giai đoạn cơ cấu lại nền kinh tế 2011-2015.
Quá trình tái cơ cấu lần 3 từ năm 2012 đến nay được đánh giá là "phức tạp hơn".Hầu hết các ngân hàng được sắp xếp, chấn chỉnh lần này cũng là các ngân hàng đã từng tái cơ cấu hai lần trước. Từ thực tiễn, tái cơ cấu lần này tương tự lần thứ nhất nhưng quy mô tài sản lớn hơn và có tính phức tạp hơn.
Báo cáo giám sát cũng nêu: Đến nay, vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống TCTD Việt Nam còn thiếu minh bạch, vốn điều lệ ở một số NHTM cổ phần không phản ánh đúng thực chất, dẫn đến nguy cơ chi phối, thao túng hoạt động ngân hàng.
Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro và ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của từng TCTD nói riêng, cũng như toàn hệ thống TCTD nói chung, gây cản trở đến quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Thực tế trên tồn tại kéo dài nhiều năm, cần được xử lý từng bước.
http://bizlive.vn/ngan-hang/dao-duc-nghe-nghiep-va-nhung-cu-truot-chan-cua-chu- ngan-hang-1278755.html
09/09/2015
Trong cuộc trò chuyện với BizLIVE, chuyên gia tài chính ngân hàng Lê Trọng Nhi đã đưa ra đánh giá của riêng ông về kết quả của cuộc “đại phẫu” ngành ngân hàng thời gian qua.
Câu hỏi 1: Nhìn lại những cú “trượt chân” của các ông chủ ngân hàng thương mại, liệu vấn đề đạo đức có phải là một trong những nguyên nhân quan trọng, theo ông?
Không nói đạo đức chung chung trong đời sống thường ngày, mà cần phải nói ngay đến đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là, đạo đức của giới nghiệp chủ ngân hàng trong thời gian gần đây.
Phần lớn tài sản (tiền) thực sự của ngân hàng, không phải là của những cổ đông lớn và của riêng ngân hàng, mà chính là của những người gửi tiền. Tiền có trong ngân hàng là phần vốn tư bản của nền kinh tế, chứ không phải của riêng của giới nghiệp chủ ngân hàng.
Với tôi, đó cũng là một góc hiểu về đạo đức, đơn giản thế thôi.
Nhưng thật đáng tiếc và lắm khi là đáng sợ, có những chủ ngân hàng dường như không muốn hiểu, và không chịu hiểu điều cơ bản và đơn giản đó.
Đó chính là tai ương cho chính họ nói riêng, và tai họa cho lĩnh vực ngân hàng và nền kinh tế nói chung.
Hoạt động ngân hàng là kinh doanh và thường trực đối diện những rủi ro. Chính vì vậy, những nghiệp chủ có vị trí trong hội đồng quản trị cũng cần phải có trình độ về kinh tế và trải nghiệm đạo đức nghề nghiệp của lĩnh vực này để biết và hiểu những khía cạnh, và nhất là những góc khuất, của rủi ro.
Tính đạo đức nghề nghiệp không phải chỉ với khách hàng, mà còn là trách nhiệm với tập thể những nhân viên đã gắn bó với ngân hàng trong cả quá trình.
Câu hỏi 2: Sự kiện hàng loạt ngân hàng thương mại bị mua 0 đồng, nhiều ông chủ ngân hàng bị bắt khiến cho nhà đầu tư và người dân hoang mang, liệu có nên được xem là những vụ “thâu tóm” tài chính, quyền lực…, như một vài bài viết đã ám chỉ?
Ông nói: “Với tôi, việc mua lại ngân hàng với giá 0 đồng tại Việt Nam không phải là thâu tóm tài chính – quyền lực, mà chính là một cách dọn dẹp, thu gom những hệ quả từ những sai lầm từ chính sách vĩ mô trước đó, và từ hành vi vi mô của những nghiệp chủ, người điều hành ngân hàng.
Mua 0 đồng chỉ là hình thức, nhưng nội dung chính là rất nhiều đồng, và thậm chí rất đắt giá”.
Câu hỏi 3: Đánh giá của riêng ông về kết quả của cuộc “đại phẫu” ngành ngân hàng lần này và tác động của nó đến nền kinh tế?
Ông nói: Thế hệ điều hành sau này và quan trọng hơn là những người trong hội đồng quản trị phải là những con người thực sự am hiểu, chứ không phải mấy ông “trời gầm”, có số vốn đâu đó góp vào để ngồi phán.
Tôi nghĩ, sau những trả giá này, sẽ có một thế hệ mới, biết sợ những cái sai trái ba láp, và biết tìm về với chuyên nghiệp.
Tôi cũng không đồng ý khi có người cho rằng vai trò sếp ngân hàng dễ gắn liền với tù tội.Không phải thế, chỉ có chủ động tầm bậy mới vướng vào tù tội.
Hầu hết tại các ngân hàng Việt Nam thất bại trong thời gian 2007-2014, nhân lực thiếu và yếu, nhiều người kỹ năng, kiến thức chưa đủ cũng đã được đưa đẩy lên những vị trí điều hành quản lý, từ đó đã ngân hàng bị và tự rơi nhanh vào cái bẫy “từ bỏ giá trị – chạy theo lợi nhuận”.
Ban điều hành và các cổ đông lớn trong hội đồng quản trị đã quá chú tâm và sa đà vào các thương vụ, dịch vụ và sản phẩm tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tìm cách cân bằng tương đối nào đó hoặc tối đa hóa giá trị của chính ngân hàng.
Nói cách khác, lệch tầm – lệch hướng, nên cần phải giảm hoặc ngưng ngay đua theo lợi nhuận tối đa và bắt đầu lại với việc hướng tới giá trị tối đa. http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/tai-co-cau-ngan-hang-bao-lau-781378.tpo 10/11/2014
Tái cơ cấu ngân hàng, bao lâu?
Theo chuyên gia kinh tế – TS Trần Hoàng Ngân, để hoàn thành tái cơ cấu xong hệ thống ngân hàng, thời gian phải lên tới 10 năm.Hiện mới được gần 3 năm
và đúng là hơi chậm.“Dư luận đang muốn nhanh, nhưng với ngân hàng không thể được.Xử lý tái cơ cấu lĩnh vực này là cả một nghệ thuật, không được để dân hốt hoảng”.
Số lượng ngân hàng như thế nào thì đủ cho nền kinh tế như Việt Nam? Chuyên gia Hội đồng tư vấn tiền tệ quốc gia Trần Hoàng Ngân nhìn nhận: Có thể “co hẹp” bớt lại ít hơn 40 NHTM cổ phần đang hoạt động, theo hướng làm cho các ngân hàng nhỏ hoạt động tốt hơn, rồi sáp nhập vào các ngân hàng lớn. Tuy nhiên quan trọng nữa chính là các NHTM phải tiến đến nâng lên chuẩn nợ quốc tế (đạt chuẩn Basel II), mới thực sự lành mạnh được.
http://laodong.com.vn/kinh-doanh/tai-cau-truc-he-thong-ngan-hang-la-van-de-song- con-141188.bld
04/10/2013
“Tái cấu trúc hệ thống Ngân hàng là vấn đề sống còn”.
TS Vò Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương đã nhận định với PV Lao Động như sau về quá trình tái cơ cấu ngân hàng.
Để đánh giá về quá trình tái cấu trúc NH trong thời gian qua, tôi cho rằng lựa chọn bước đi như vừa qua là khá phù hợp với thực tế của Việt Nam trong bối cảnh chúng ta phải cùng lúc xử lý nhiều vấn đề như: Hệ thống thanh khoản, nợ xấu, các NH yếu kém, nền kinh tế đang bất ổn và có mức độ rủi ro vĩ mô khá cao.
Nếu chúng ta chậm chạp trong việc xử lý thanh khoản NH thì sẽ gây ách tắc và thậm chí hệ thống NH có thể đổ vỡ và điều đó ta thấy rất rò vào cuối năm 2011 và năm 2012. Bên cạnh việc NHNN đã điều hành thị trường tiền tệ linh hoạt hơn thì việc xử lý các NH yếu kém có nguy cơ lan truyền đổ vỡ cũng phải được gấp rút triển khai.
Nhìn một cách tổng thể hơn, trong câu chuyện xử lý một số vấn đề liên quan đến hệ thống NH thì ngoài việc ổn định kinh tế vĩ mô còn nhiều vấn đề khác, như minh bạch thông tin, xây dựng hệ thống giám sát cho toàn bộ hệ thống NH, áp dụng các thông lệ, các chuẩn mực tốt nhất vào quản trị NH, quản trị rủi ro theo Basels,
CAMEL cao hơn, xử lý vấn đề sở hữu chéo,… Mặc dù thời gian qua, NHNN đã làm được khá nhiều việc, nhưng trước mắt còn cả một “núi” công việc cần phải hoàn thành, đòi hỏi NHNN cần phải cố gắng hơn nữa.
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/dai-phau-ngan-hang-co-triet-duoc-ung-nhot-no- xau-2014092702272401314.chn
27/09/2014
“Đại phẫu ngân hàng” có triệt được ung nhọt nợ xấu? PGS.TS Ngô Trí Long.
Theo InfoNet.
Theo ông Ngô Trí Long, các ngân hàng sau hợp nhất, sáp nhập, mặc dù đã có sự tăng lên đáng kể về quy mô vốn và tài sản nhưng các thương vụ sáp nhập, hợp nhất thời gian qua mới chỉ là sự sáp nhập, hợp nhất về mặt cơ học, chứ chưa có sự cải thiện đáng kể về mặt tài chính và quản trị.
Trong khi tái cơ cấu chỉ có hiệu quả sau khi việc mua bán, sát nhập tạo ra một sắc diện mới cho chủ thể cũ. Hiện nay, tái cơ cấu mới chỉ dừng lại ở "bình mới rượu cũ", chưa có sự thay đổi mạnh mẽ cả về chất lẫn lượng, cũng như phương thức hoạt động
"Hiện nay mạng lưới sở hữu chéo ở Việt Nam vẫn đang hết sức phức tạp, đã tạo thành một ma trận chằng chịt đến mức báo động", ông Long nhận định.
Theo ông Long, vấn đề sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam đang có xu hướng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn rủi ro và ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của từng tổ chức tín dụng nói riêng cũng như toàn hệ thống tổ chức tín dụng nói chung, gây cản trở nhất định đến quá trình cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.
Sở hữu chéo đã gây nên một số tác động tiêu cực đến hoạt động quản trị, điều hành, tính minh bạch trong hoạt động của một số tổ chức tín dụng gây ra những cản trở nhất định đến quá trình cơ cấu lại hệ thống.Có nhiều ý kiến phản ánh vấn đề sở hữu chéo và sở hữu có tính lũng đoạn trong hoạt động ngân hàng ngày càng nóng hơn, nhất là khi tiến hành tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.