Hoạt động sáp nhập và mua lại của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 19


Trước những hạn chế trên, ông Ngô Trí Long cho rằng cần phải rà soát hệ thống văn bản pháp lý theo hướng đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời vẫn đảm bảo tính đặc thù của nền kinh tế Việt nam, tạo điều kiện thông thoáng cho các NHTM Việt nam, nâng cao hiệu lực quản lý. Chính phủ theo dòi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng một cách thường xuyên.

Chính phủ cho triển khai cổ phần hóa sâu rộng hơn bằng cách bớt tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong các ngân hàng đã cổ phân hóa là: VCB, BIDV, Vietinbank và MHB. Đối với NHTM Nhà nước lớn nhất Việt Nam – Agribank cần được cổ phần hóa, nhưng vẫn đảm bảo Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.Bởi hoạt động của Agribank chưa hiệu quả, nợ xấu cao.Tuy nhiên, trước khi cổ phần hóa cần được tái cấu trúc lại, phấn đấu giảm nợ xấu.

Đối với xử lý nợ xấu, trước mắt cần minh bạch hóa thông tin nợ xấu của từng tổ chức tín dụng. Để thực hiện vấn đề này, NHNN phải có biện pháp kiểm tra và giám sát chặt chẽ hoạt động của từng tổ chức tín dụng, đảm bảo các thông tin về nợ xấu do các tổ chức này cung cấp phải phù hợp với quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. Đối với các tổ chức tín dụng cần tích cực xử lý nợ xấu, ông Long cho rằng cần thường xuyên đánh giá lại, phân loại đúng chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ; tiếp tục cơ cấu lại nợ....

Ngoài ra, ông Long cho rằng cần minh bạch thông tin trong các tổ chức tín dụng, tiếp tục sáp nhập ngân hàng yếu kém, tăng cường năng lực tài chính cho các ngân hàng thương mại... Cần phải thực hiện được những điều căn bản này mới góp phần vào tái cơ cấu ngành ngân hàng, tăng cường sức khoẻ cho nền kinh tế. http://vneconomy.vn/tai-chinh/tai-co-cau-ngan-hang-moi-duoi-chuot-chua-diet- chuot-20140926100050117.htm

26/9/2014

Tái cơ cấu ngân hàng: “Mới đuổi chuột, chưa diệt chuột”.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Nguyễn Đức Kiên.


Nhận xét về quá trình tái cơ cấu ngân hàng. Ông cho rằng: “thành công lớn nhất của chính sách tiền tệ là giữ được ổn định tương đối hệ thống tiền tệ quốc gia. Nhưng chính ưu điểm đó cũng lại là khuyết điểm vì đã giữ ổn định bằng ý muốn chủ quan mà bỏ qua quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường.Đó là quy luật cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ và chất lượng hàng hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Nếu tuân thủ quy luật này thì khi tổ chức tín dụng cho vay và đi vay lại mà không hiệu quả thì họ phải trả giá cho thị trường. Nhưng ở đây chúng ta đã chưa tôn trọng quy luật đó và đã can thiệp để những tổ chức đó không phá sản.

Đó là chỉ định một số ngân hàng lớn có hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt sáp nhập, mua các ngân hàng nhỏ và đang gặp khó khăn.Hai là cho VAMC mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng và cho họ thời hạn 5 năm để xử lý cái nợ xấu đó.

Hoạt động sáp nhập và mua lại của các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 19

Chúng ta cứ tự hào nói rằng trong điều hành không để cho một tổ chức tín dụng nào phá sản thế nhưng chúng ta quên mất một điều, là thế chúng ta làm Luật Bảo hiểm tiền gửi, lập ra cơ quan thanh tra và giám sát của ngân hàng để làm cái gì?

Đó là chúng ta còn đang lẫn lộn giữa điều hành nền kinh tế theo quy luật của kinh tế thị trường với ổn định nền kinh tế theo ý muốn chủ quan. Ở đây rò ràng chưa có sự tách bạch tương đối của nhiệm vụ chính trị với nhiệm vụ nòng cốt của Ngân hàng Nhà nước với tư cách là ngân hàng Trung ương.

Về vấn đề không để NH phá sản, Ông nói: “Việt Nam chưa có kinh nghiệm để xử lý ngân hàng bị đóng cửa và cũng chưa lường được phản ứng của người gửi tiền với ngân hàng đó thế nào.

Cũng chưa có phân tích nghiên cứu kỹ giữa cái giá phải can thiệp bằng biện pháp hành chính để một số tổ chức tín dụng không sụp đổ với cái giá phải trả khi cho nó sụp đổ. Bởi vậy trước mắt cứ chọn cách xử lý đi theo hướng an toàn và chưa hình dung được đầy đủ các tác động không mong muốn về sau của phương án đang làm.

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/hom-nay-chat-van-thong- doc-ve-no-xau-tai-co-cau-ngan-hang-3085912.html

29/9/2014


Hôm nay chất vấn Thống đốc về nợ xấu, tái cơ cấu ngân hàng.

Giáo sư Trần Thọ Đạt cùng các cộng sự trong một nghiên cứu về nợ xấu.

GS Trần Thọ Đạt cho rằng: “ngành ngân hàng mới chỉ dọn dẹp phần lớn nợ xấu về một đầu mối, mà VAMC đóng vai trò như một "kho" lưu giữ. Việc VAMC chưa bán được một khoản nợ xấu nào thời gian qua cũng cho thấy khó khăn của công ty trong bối cảnh áp lực gia tăng nợ xấu ngày càng lớn”.

"VAMC cần có được những quyền hạn đặc biệt, chẳng hạn như có một đạo luật riêng về xử lý nợ xấu, giúp giảm thiểu các vướng mắc trong việc xử lý nợ xấu và đẩy nhanh tốc độ mua bán nợ", nhóm nghiên cứu này đề xuất.

Giáo sư Trần Thọ Đạt và nhóm các tác giả cho rằng quá trình cơ cấu lại tài chính của các ngân hàng vẫn chậm trễ và việc xử lý sở hữu chéo còn lúng túng, chưa đạt hiệu quả. Theo Giáo sư, xử lý sở hữu chéo đang là một trong hai vấn đề nổi cộm và nan giải nhất của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam bên cạnh việc xử lý nợ xấu.

http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/5-ong-lon-ngan-hang-chua- huong-loi-tu-qua-trinh-tai-co-cau-3085741.html

29/9/2014

5 ông lớn ngân hàng chưa hưởng lợi từ quá trình tái cơ cấu. Diễn đàn Kinh tế Mùa Thu 2014.

Nhóm chuyên gia do tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn đứng đầu cho biết khủng hoảng ít xảy ra hơn ở những hệ thống ngân hàng có mức độ tập trung cao, song áp đặt ít quy định giới hạn về hoạt động hay sự gia nhập ngân hàng sẽ làm giảm bớt sự bất ổn ngân hàng. "Hệ thống ngân hàng Việt Nam chịu sự chi phối của một số ngân hàng lớn, thuộc sở hữu của nhà nước nhưng nếu hành lang pháp lý và quy định vẫn đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng trong hệ thống với nhau, nhà nước giảm bớt những hỗ trợ mang tính hành chính đối với những ngân hàng nhà nước thì sẽ khó xảy ra khủng hoảng ngân hàng".

Từ đó, các chuyên gia khuyến nghị phải giảm dần tỷ lệ sở hữu Nhà nước trong hệ thống ngân hàng. Hiện tỷ lệ vốn nhà nước trong ngân hàng mặc dù đã cổ phần


hóa vẫn còn quá cao, có ngân hàng lên tới trên 90%; mức độ tập trung vốn vào 3 ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất vẫn ở mức khá cao so với ở các nước khác trong khu vực (trên 45%).

Theo giáo sư Trần Thọ Đạt và các cộng sự, việc xử lý nợ xấu đang rơi vào bế tắc vì VAMC không thể bán hoặc xử lý được nợ xấu đã mua, nhóm nghiên cứu cho biết: "Thời gian qua, ngành ngân hàng mới chỉ giải quyết được việc dọn dẹp phần lớn nợ xấu về một đầu mối VAMC với vai trò như một kho lưu giữ".

Do vậy, nhóm chuyên gia cho rằng ngay trong năm 2015 phải tập trung xử lý dứt điểm nợ xấu thông qua tạo dựng quyền hạn đặc biệt cho VAMC, như có một đạo luật riêng về xử lý nợ xấu, giúp giảm thiểu các vướng mắc trong việc xử lý nợ xấu và đẩy nhanh tốc độ mua bán nợ.

Đạo luật sẽ trao cho VAMC quyền xử lý các khoản nợ xấu đứng trên cương vị của người cho vay và không cần thông qua sự chấp thuận của những khách hàng nợ trong quá trình mua bán nợ.Từ đó, VAMC có thể bán nợ trực tiếp cho bên mua sau khi khoản nợ được định giá bởi một tổ chức định giá độc lập mà không cần sự đồng ý của cả bên cho vay (tổ chức tài chính) và bên vay (khách hàng nợ).Điều này sẽ giúp VAMC đẩy nhanh quá trình mua bán nợ và tránh được những tranh chấp phát sinh.

Ngoài ra, VAMC có thể có quyền chỉ định quản trị viên đặc biệt xử lý nợ đối với các doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, giúp đơn vị này tránh được những cản trở của khách hàng nợ và tập trung toàn bộ vào quá trình xử lý. Liên quan đến tài sản đảm bảo, VAMC cần có quyền hạn đủ lớn để tịch thu tài sản đảm bảo, bao gồm cả bất động sản, mà không cần phải thông qua tòa án.

"Ba điều khoản trên sẽ giúp VAMC giải quyết được những vướng mắc hiện thời làm chậm trễ quá trình xử lý nợ, bao gồm quy trình thủ tục khi xảy ra kiện tụng tài tòa án, sự không đồng thuận giữa các bên về giá bán nợ và khó khăn trong việc xử lý và tịch thu tài sản", nhóm nghiên cứu do Giáo sư Trần Thọ Đạt đứng đầu khẳng định.


http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30363&cn_id=7 26540

02/08/2015

Sáp nhập một loạt ngân hàng có làm gia tăng nợ xấu?

Cũng theo WB, nợ xấu xử lý còn chậm so với kỳ vọng là do bó buộc về mặt pháp lý và do cả nguồn vốn thấp của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Theo luâṭ sư Trương Troṇ g Nghia

, viêc

bán nơ ̣ xấu cho VAMC chỉ là làm sac̣ h

con số nơ ̣ xấu trong bản cân đối tài chính của các ngân hàng nhưng thưc

tế nơ ̣ xấu

vân

còn đó vì VAMC hiên

vân

chưa xử lý đươc

số nơ ̣ xấu sau khi mua . TS Trần Du

Lịch cũng cho rằng , việc đốc thúc các NHTM đẩy mạnh bán nợ xấu cho VAMC

cũng chỉ mới gom nợ xấu về một mối nhưng vân

chưa giải quyết đươc

đầu ra . Theo

TS Trần Du Lic̣ h , chính thủ tục phát mãi tài sản đảm bảo còn nhiều vướng mắc, tựa như tình trạng “kẹt xe” đã khiến cho các “xe” chở nợ xấu của VAMC phải đứ ng laị

bên lề đường, do vậy tình trạng “kẹt xe” ngày càng tăng , dân kinh tế khi dòng vốn tín dụng ùn ứ không lưu thông đươc̣

đến khó khăn cho n ền

. Theo TS Lịch: “một

trong những giải pháp đẩy mạnh việc xử lý nợ, đó là phải tháo g ỡ vướng mắc cho

khâu phát mãi tài sản đảm bảo. Đây mới là mấu chốt cho việc đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu. Và để “gỡ” cho khâu này thì c ần có sự chung tay của các cơ quan ban ngành”.

Không phủ nhận một thực tế, sau các vụ sáp nhập, các ngân hàng có quy mô lớn hơn nhưng nặng nợ xấu, nhân sự đông đảo nhưng vênh nhau về năng lực, hệ thống công nghệ không đồng nhất và áp lực sụt giảm lợi nhuận... Đây thực sự là những thách thức mà các ngân hàng buộc phải xử lý. http://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/nam-2012-ngan-hang-viet-co-the-chi-con-23- 34644.html

6/1/2012

Năm 2012, ngân hàng Việt có thể chỉ còn 2/3.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia ngân hàng, viết từ Los Angeles.


Tiến trình sáp nhập vừa là cơ hội, nhưng cũng là thử thách lớn với các ngân hàng, vì không phải sự hợp nhất nào cũng đưa đến một ngân hàng khỏe và bền vững hơn. Nếu sáp nhập đưa đến sự tổng hợp của những yếu kếm trước kia và chiến lược phát triển không thay đổi, thì việc sáp nhập theo nghĩa "rượu cũ bình mới" không giúp gì nhiều trong việc cải thiện hệ thống ngân hàng. Cũng thế, nếu việc sáp nhập chỉ bắt nguồn từ sự mất thanh khoản mà không phải vì mục tiêu chiến lược, thì việc sáp nhập cũng chỉ để phục vụ mục đích "sống còn".

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/fitch-cac-ke-hoach-sap-nhap-co-tac-dong-tich- cuc-den-he-thong-ngan-hang-viet-nam-20150311155601669.chn

11/03/2015

Các kế hoạch sáp nhập có tác động tích cực đến hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Fitch kỳ vọng quá trình cải tổ sẽ được dẫn dắt bởi việc nhập ngân hàng nhỏ hơn và yếu kém hơn vào các ngân hàng thương mại nhà nước có quy mô lớn hơn. Tiếp nhận các ngân hàng yếu hơn có thể làm tăng rủi ro về chất lượng tài sản cũng như rủi ro hoạt động đối với các ngân hàng lớn trong ngắn hạn. Tuy nhiên, Fitch tin rằng Việt Nam có thể kiểm soát được những tác động này vì các ngân hàng cần sáp nhập có tổng tài sản khá nhỏ bé so với ngân hàng lớn.

http://infonet.vn/ong-vu-viet-ngoan-bung-no-sap-nhap-ngan-hang-trong-nam-nay- post156219.info

15/01/2015

Ông Vũ Viết Ngoạn: "Bùng nổ" sáp nhập ngân hàng trong năm nay. Ông cho biết:

Về mặt chính sách chúng ta vẫn cho phép các ngân hàng thời gian đầu tự tìm hiểu và “kết hôn” với nhau.Nếu tới lúc không thể tự tìm được đối tác thì phải cần tới sự trợ giúp từ chính sách là đương nhiên. Bởi đến thời hạn phải hoàn thành kế hoạch lành mạnh hóa thị trường, hệ thống ngân hàng mà các ngân hàng không làm được dứt khoát thì cần phải có sự hỗ trợ của chính sách.

Đã đến lúc cần thiết thì chúng ta phải áp dụng các công cụ biện pháp, các TCTD phải đảm bảo tiêu chí đó vì lợi ích chung của quốc gia, hệ thống. Nếu


ngưỡng thời hạn mà ngân hàng đó không đạt được thì phải áp dụng các công cụ chính sách.

Các nước có thể cho ngân hàng đó sẽ phá sản, còn Việt Nam thì với đặc thù riêng thì sáp nhập cũng là hình thức để thay đổi, khắc phục 1 cách căn bản những yếu kém tồn tại của các định chế tài chính ko đáp ứng được yêu cầu chung. http://laodong.com.vn/kinh-doanh/sap-nhap-hbb-vao-shb-kinh-nghiem-lon-cho-lan- song-ma-ngan-hang-88580.bld

22/10/2012

Sáp nhập HBB vào SHB: Kinh nghiệm lớn cho làn sóng M&A ngân hàng.

Đánh giá về thương vụ M&A SHB-HBB, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, TS Cao Sỹ Kiêm cho rằng, việc sáp nhập chủ động từ cả hai ngân hàng trong trường hợp này đã giúp thương vụ SHB-HBB tránh được sự xung đột mà nhiều giao dịch M&A thường gặp phải.

Nói về thương vụ M&A, ông Phan Xuân Cần, Tổng giám đốc công ty đầu tư tài chính Việt Nam (TigerInvest), một chuyên gia trong lĩnh vực M&A nhận xét: “HBB sáp nhập vào SHB là một thương vụ của lý trí. Trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước hạn chế các ngân hàng thương mại mở chi nhánh mới, việc nhận sáp nhập HBB sẽ giúp SHB có ngay hệ thống các chi nhánh để hình thành mạng lưới kinh doanh rộng hơn. Vốn điều lệ, tổng tài sản, nguồn nhân lực đã tăng lên đáng kể sau thương vụ này.Mặt khác, dưới góc độ thương hiệu, thương vụ này đã nâng thương hiệu SHB lên một vị thế khác, cao hơn, quy mô và chuyên nghiệp hơn”. http://nhipcaudautu.vn/tai-chinh/tien-te-ngan-hang/ma-ngan-hang-to-hon-chua- chac-tot-hon-3124967/

02/06/2014

M&A Ngân hàng: To hơn chưa chắc tốt hơn.

Hai đợt sáp nhập này có điểm khác biệt rò rệt. Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, nếu như đợt đầu tiên diễn ra dưới sức ép về sự an toàn thanh khoản của hệ thống thì đợt thứ hai này là dưới sức ép về chất lượng tài sản (Làn sóng sáp nhập ngân hàng lần đầu tiên khởi đầu với thương vụ hợp nhất 3 ngân hàng SCB, Tín Nghĩa và


Ficombank vào cuối năm 2011. Đến năm 2012, 2 thương vụ tiếp theo cũng nhanh chóng diễn ra là SHB mua lại Habubank và Doji mua lại TienPhongBank). http://www.kinhtedothi.vn/kinh-te/thi-truong-tai-chinh/2015/08/8102e7ac/khong- de-hai-trai-ngot/

31/08/2015

Không dễ hái trái ngọt.

Ông Hubert Knapp - Giám đốc phụ trách Dịch vụ tư vấn Tài chính ngân hàng, Công ty Ernst & Young Việt Nam nhận xét, 6 tháng sau khi sáp nhập, nếu các ngân hàng không tìm được tiếng nói chung trong vận hành thì nguy cơ thất bại là rất lớn. Hiện có 4 rủi ro chính tiềm tàng hậu M&A ngân hàng. Thứ nhất, rủi ro hoạt động, cần phải làm sao để hệ thống của các ngân hàng tích hợp lại thành hệ thống đồng nhất. Thứ hai, rủi ro về nhân sự. Đội ngũ nhân sự của 2 bên sau khi sáp nhập sẽ có vị trí thừa người, có vị trí thiếu. Thứ ba là rủi ro công nghệ. Ngân hàng này cần xem có tích hợp được với ngân hàng lòi của ngân hàng kia hay không. Thứ tư là truyền thông hậu sáp nhập.Không chỉ nhân viên ngân hàng mà cả khách hàng, công chúng cần hiểu sâu khi sáp nhập, ngân hàng này đang làm gì, đang hoạt động như thế nào. Nếu thông tin không rò, niềm tin giảm sút, ngân hàng sẽ khó khăn trong duy trì hoạt động.

Chuyên gia kinh tế Huy Nam cảnh báo, việc một số ngân hàng yếu sáp nhập với nhau sẽ dẫn đến nguy cơ tạo ra một ngân hàng yếu hơn. M&A ngân hàng do đó không nên xuất phát từ mệnh lệnh hành chính mà phải tính kỹ các phương án và có phương án dự phòng.

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/nam-2013-se-tiep-tuc-la-nam-mua-ban-sap- nhap-trong-linh-vuc-ngan-hang-tai-viet-nam-2013020909148776.chn 11/02/2013

Năm 2013 sẽ tiếp tục là năm mua bán sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

Chuyên gia tài chính Mạc Quang Huy.

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 07/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí