Thường Xuyên Đánh Giá Lại Giá Trị Tài Sản Đảm Bảo


3.2.1.3. Thường xuyên đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo

Như trên đã nêu, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy cho vay với TSĐB của khách hàng phần lớn là bất động sản và động sản mà khoản giá trị TSĐB là giá trị ghi nhận theo sổ sách tại thời điểm khách hàng thế chấp để vay vốn. Vì vậy, sau khi cấp phát tín dụng, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy cần quản lý và theo dõi TSĐB về vấn đề sử dụng, bảo quản cũng như trị giá của TSĐB biến động trong suốt thời gian của khoản tín dụng. Lúc này, công tác định kỳ tái định giá TSĐB đóng vai trò hết sức quan trọng.

Việc thường xuyên tái định giá TSĐB giúp ngân hàng có khả năng nắm rõ giá trị tài sản, tính thanh khoản của tài sản, thời gian thanh lý tài sản để trả nợ vay ngân hàng. Bởi trên thực tế có những bất động sản thế chấp ngân hàng có giá tri rất cao nhưng tính thanh khoản trong từng thời điểm lại kém vì không phải ai cũng có đủ tiền để mua hoặc nhu cầu trong thời điểm hiện tại đối với tài sản đó rất thấp.

Đối với tài sản thế chấp có tài sản gắn liền với đất thì việc tái định giá lại tài sản chính là cơ hội để ngân hàng xác định rõ được tài sản này thuộc quyền sở hữu của ai, ai là người đang quản lý và sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất? Mục đích của thẩm định tài sản là để xác định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản gắn liền với đất làm cơ sở thỏa thuận lại với khách hàng, làm căn cứ khi xử lý TSĐB.

Công tác tái định giá tài sản thế chấp giúp ngân hàng tránh nhiều trường hợp TSĐB đã được thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhưng ngân hàng vẫn không thu hồi được vốn do hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bị tòa án xác định vô hiệu theo quy định của pháp luật. Cuối cùng, khi ngân hàng phát hiện ra sụt giảm về giá trị của TSĐB thì ngân hàng hoàn toàn có thể thông báo với khách hàng để khách hàng có thể trả trước một phần nợ hoặc đưa thêm TSĐB khác bằng với giá trị sụt giảm của TSĐB ban đầu.


3.2.1.4. Sử dụng các công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro tín dụng

Công cụ thứ nhất: Hợp đồng quyền chọn tín dụng

Hợp đồng quyền chọn tín dụng là công cụ bảo vệ giúp ngân hàng bù đắp những tổn thất trong giá trị tài sản tín dụng nhằm bù đắp mức vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng giảm sút. Nếu ngân hàng lo ngại về chất lượng tín dụng của khoản vay giá trị lớn vừa mới kí kết thì ngân hàng có thể kí hợp đồng quyền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

chọn tín dụng với một số tổ chức kinh doanh quyền chọn. Hợp đồng này sẽ

đồng ý thanh toán toàn bộ

Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Bãi Cháy - 15

khoản vay nếu như

khoản vay này giảm giá hoặc

không thể thanh toán đúng hạn. Nếu khách hàng vay vốn hoàn trả nợ đúng như

kế hoạch thì ngân hàng có thể không thực hiện quyền chọn và chịu mất một

khoản nhỏ phí quyền chọn.

Công cụ thứ hai: Hợp đồng quyền chọn trái phiếu

Ngân hàng thường sử dụng công cụ này trong trường hợp nền kinh tế khó khăn gây bất lợi cho các khoản vay. Nguyên lí là lấy lãi ngoại bảng từ hợp đồng quyền chọn để bù đắp thua lỗ nội bảng.

Công cụ thứ ba: Hoán đổi tổng thu nhập

Người bán khoản vay (người mua bảo hiểm) chi trả dựa vào thu nhập có từ việc nắm giữ một khoản nợ nhiều rủi ro. Tổng thu nhập của các khoản nợ nhiều rủi ro bằng thu nhập lãi suất và những thay đổi về giá trị thị trường của khoản nợ đó. Bên thụ hưởng trong tổng thu nhập trả liên dựa vào thu nhập của một trái phiếu không chịu rủi ro vỡ nợ trừ đi khoản đền bù nhận được do chịu sự rủi ro của bên mua bảo hiểm. Kết quả là người mua bảo hiểm nhận được dòng thu nhập tương xứng của việc nắm giữ khoản nợ đầy rủi ro.

Công cụ thứ tư: Hoán đổi tín dụng

Người bán khoán vay đối với RRTD bằng cách chi trả các khoản thanh toán định kì theo một tỷ lệ phần trăm cố định trên giá trị các khoản tín dụng. Nếu RRTD dự kiến xảy ra (người vay vỡ nợ) thì người bán bảo hiểm sẽ phải chi trả


một khoản thanh toán để bù đắp rủi ro cho phần tín dụng tổn thất ấy. Ngược lại, người bán bảo hiểm không phải trả khoản nào khác

3.2.1.5. Xây dựng chiến lược về con người phù hợp với yêu cầu quản lý rủi ro tín dụng trong điều kiện mới

Tuyển dụng nghiêm ngặt và tiêu chuẩn hóa cán bộ

Tuyển dụng là bước đầu tiên và ảnh hưởng lớn nhất trong chiến lược về

con người, vì nếu tuyển dụng không đạt yêu cầu thì ngân hàng có thể bỏ lỡ

những nhân tài và tuyển những người năng lực yếu kém gây mất nhiều thời gian và tốn kém cho chi phí đào tạo. Công tác tuyển dụng ở Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Bãi Cháy cần được thực hiện chặt chẽ hơn theo các tiêu chí như: được đào tạo chính quy tại các trường đại học có uy tín, thành thạo ngoại ngữ và tin học, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt, có hiểu biết về xã hội và khả năng giao tiếp xã hội.

Đổi mới công tác đào tạo cán bộ của Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bãi Cháy.

Hiện nay, Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bãi Cháy mới chỉ chú trọng đào tạo nâng cao (đại học tại chức, cao học) mà chưa có phương án đào tạo lại. Diễn biến hoạt động ngân hàng thay đổi không ngừng, những kiến thức đã học ở trường đại học, cao đẳng có thể bị mai một hoặc không còn phù hợp nữa. Do đó Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bãi Cháy có thể tổ chức các khóa ngắn hạn tại chỗ để các cán bộ tiếp thu những kiến thức mới. Song song với việc tổ chức các khóa đào tạo cán bộ, Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bãi Cháy cần khuyến khích các cán bộ tự học, tự trau dồi thêm kiến thức để nâng cao nghiệp vụ của mình.

Đổi mới việc đánh giá cán bộ và bố trí công việc cho cán bộ

Việc đánh giá cán bộ là rất hệ trọng và phức tạp đòi hỏi phải có một sự nhìn nhận đúng đắn và khách quan, từ đó mới có thể bố trí sử dụng cán bộ, nhất


là CBTD. Sử dụng đúng người, đúng việc là yếu tố đầu tiên liên quan tới việc thành hay bại của Ngân hàng. Vì thế, muốn đánh giá đúng phải có phương pháp khoa học và khách quan dựa trên cơ sở: (i) Phải nắm vững và dựa vào các tiêu chuẩn cán bộ nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng; (ii) Phải lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất năng lực cán bộ chứ không nên đề cao bằng cấp học vị.

Thực hiện tốt chế độ lương thưởng và giảm áp lực cho CBTD

Nếu Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy có chế độ lương thưởng hợp lý thì các CBTD và cán bộ quản lý RRTD sẽ chuyên

tâm hơn vào công việc

của mình và cống hiến

hết mình cho ngân hàng. Thực

trạng chung hiện nay là các ngân hàng, không riêng Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy, đều áp doanh số huy động và cho vay khá cao đối với các cán bộ ngân hàng, nên không ít cán bộ chạy theo doanh số để hoàn thành chỉ tiêu, dẫn đến chất lượng tín dụng giảm sút và ngân hàng phải chịu rủi ro. Vì vậy, Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Bãi Cháy cần có chỉ tiêu doanh số đúng đắn hơn để không bị tác dụng ngược từ việc tăng trưởng tín dụng cao mà chất lượng tín dụng thấp.

Một CBTD quản lý 200 ­ 300 khách hàng là quá nhiều, như vậy việc kiểm soát khoản vay sẽ không được chặt chẽ và hiệu quả. Do đó, Ngân hàng TMCP

Công thương Chi nhánh Bãi Cháy cần giảm tải số bằng cách tuyển dụng và đào tạo thêm cán bộ mới.

khách hàng cho các CBTD

Thường xuyên giám sát, nghiêm khắc sa thải các cán bộ quá yếu kém về nghiệp vụ hoặc suy thoái đạo đức

Ngân hàng nên mạnh tay loại bỏ những cán bộ làm việc không hiệu quả và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng. Trong những năm gần đây ngành tài chính ­ ngân hàng được nhiều người theo học và hiện đang dư thừa nhân lực, vì vậy ngân hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, tuyển dụng các cán bộ mới để thay thế các cán bộ yếu kém về chuyên môn và đạo đức. Tuy rằng việc biến động nhân


sự có thể gây tâm lí lo ngại cho những người có ý định làm việc và đang làm việc tại Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bãi Cháy, song chỉ cần thực hiện việc tái cơ cấu nhân sự nghiêm túc thì chỉ trong vài năm Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bãi Cháy sẽ thanh lọc và giữ lại được các hạt nhân tốt, bổ

sung những

cán bộ mới phù hợp

với ngân hàng, góp phần

làm trong sạch

môi

trường kinh doanh của ngân hàng, thúc đẩy phát triển tín dụng và kiểm soát RRTD hiệu quả.

3.2.2. Nhóm giải pháp hạn chế thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy ra


3.2.2.1. Phát hiện sớm các dấu hiệu không bình thường của các khoản vay có thể dẫn tới nợ quá hạn

Nếu các khoản tín dụng được hoàn trả theo cách thanh lý các tài sản thế chấp thì ngân hàng chẳng khác gì “tiệm cầm đồ”. Vì vậy, hầu hết các ngân hàng luôn mong khách hàng của mình đầu tư vốn một cách đúng đắn và trả nợ đầy đủ. Do đó, sau khi cấp tín dụng Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bãi Cháy cần phải theo dõi, giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay của khách hàng. Nếu phát hiện những biểu hiện bất thường sau đây thì ngân hàng phải tìm biện pháp diều chỉnh và ngăn ngừa kịp thời: Trì hoãn nộp các báo cáo tài chính cho ngân hàng; Chậm trễ, thiếu thiện chí trong mối quan hệ tin cậy và hợp tác với ngân hàng; Số dư tiền gửi giảm sút, xuất hiện séc rút tiền quá số dư hoặc séc thanh toán bị trả lại; Có sự gia tăng thất thường hàng tồn kho, các khoản bán chịu chưa thu hồi được tiền hoặc có sự gia tăng các khoản nợ chưa thanh toán; Hoàn trả nợ vay của ngân hàng chậm hoặc quá kỳ hạn, không đầy đủ như cam kết; Gia tăng các tài sản cố định qua việc sáp nhập hoặc mua lại các doanh nghiệp khác; Có sự

thay đổi

trong ban lãnh đạo

doanh nghiệp

, sự thay người

từ chức hoặc bỏ

trốn,v.v…; Doanh nghiệp gặp các khó khăn về tổ chức, lao động như: đình công bãi công,v.v…; Sự thay đổi chế độ tài chính trong doanh nghiệp, có sự sáp nhập hay giải thể; Các thảm hoạ thiên tai như bão lụt hoả hoạn,v.v…hoặc mất trộm, tham ô,v.v…


3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ


3.2.3.1. Đẩy mạnh hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn cũng quan trọng không kém hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nếu ngân hàng tổ chức thực hiện tốt công tác huy động vốn thì không những mở rộng được công tác cho vay mà càng mang đến cho ngân hàng

ngày càng nhiều

lợi

nhuận,

cũng như là đảm

bảo

khả năng thanh khoản

cho

ngân hàng. Để tăng cường nguồn vốn huy động thì Ngân hàng TMCP Công

Thương Chi nhánh Bãi Cháy cần thực hiện một số biện pháp như sau:

Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để thu hút khách hàng đến gửi tiền, đi kèm với nó là phát triển các dịch vụ thẻ thanh toán, thẻ ATM.

Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiện ích ngày càng cao của khách hàng; cung cấp cho họ những phương tiện thanh toán thuận lợi, nhanh, an toàn và chính xác.

Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng và mở động ra khắp cả nước.

rộng phạm vi hoạt

Xây dựng đội ngũ nhân viên năng động, giao tiếp tốt và nắm vững chuyên môn nghiệp vụ nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

Thực hiện đảm bảo tiền gửi cho khách hàng.


3.2.3.2. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng phải được quan tâm và điều chỉnh cho phù hợp, coi việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ như một sự trợ giúp đắc lực để hoạt động tín dụng được hoàn thiện. Mặc dù bộ phận này không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng giúp khôi phục lại hoặc ngăn chặn kịp thời những

sản

phẩm

mà CBTD không làm đúng khuôn mẫu

dẫn

đến

méo mó, lệch lạc.

Lãnh đạo

của

ngân hàng cần

quan tâm giám sát gắt

gao hơn

nữa

để tạo

môi

trường kiểm soát tốt, chỉ đạo xử lý triệt để mọi sai phạm dù lớn hay nhỏ, chỉ đạo phòng tín dụng phối hợp, hỗ trợ để bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt


động tốt hơn. Có như vậy bộ phận này sẽ giúp ngăn chặn được những vụ việc cho vay sai, đặc biệt có thể phát hiện sớm những rủi ro tiềm ẩn cũng như hạn

chế được phần nào thiệt hại do những nguyên nhân từ phía khách hàng gây


3.2.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro tín dụng

ra.


Công nghệ là đòn bẩy của sự phát triển, là điều kiện để hội nhập của

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy vào cộng đồng ngân hàng quốc tế. Hiện đại hoá công nghệ và mạng tin học sẽ giúp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, giảm chi phí lao động, tăng sức cạnh tranh, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý và kinh doanh.

Tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá tất cả các nghiệp vụ ngân hàng

Để bảo đảm khả năng hòa nhập với các ngân hàng quốc tế trong mọi lĩnh vực như cung cấp và tiếp nhận xử lý thông tin ngân hàng, thông tin thương mại và thông tin kinh tế, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Bãi Cháy cần có sự hoàn thiện các mạng thông tin như: mạng thông tin diện rộng, kết nối trực tuyến với các mạng nội bộ của tất cả các chi nhánh trong hệ thống; mạng nội bộ; mạng Internet, mạng SWIFT, mạng thanh toán thẻ. Thông qua đó ngân hàng sẽ thu được các thông tin chính xác hạn chế các rủi ro trong công tác đánh giá khách hàng và dự án đầu tư cũng như định giá các TSĐB.

Đầu tư vào những kỹ thuật tiên tiến nhằm hạn chế các rủi ro do thông tin không kịp thời, chính xác

Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển từng ngày nên Ngân hàng TMCP

Công Thương Chi nhánh Bãi Cháy cần xây dựng một bộ

phận riêng về

công

nghệ thông tin được trang bị đầy đủ. Các cán bộ phụ trách công việc này cần có trình độ kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, cần có sự kết nối thông tin trong toàn bộ hệ thống ngân hàng để quá trình thông tin được thông suốt, giảm thiểu chi phí và sự lãng phí nguồn lực của Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bãi Cháy. Khó khăn lớn nhất của Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bãi Cháy đó là công


nghệ luôn thay đổi, ngân hàng chưa kịp triển khai công nghệ này thì công nghệ mới đã ra đời. Do đó, Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bãi Cháy cần xem xét kỹ lưỡng điều kiện, khả năng tài chính và nhân lực trước khi áp dụng một công nghệ mới nào đó.

Xây dựng hệ thống đánh giá năng lực chi nhánh

Thông qua hệ thống này ngân hàng sẽ xác định hạn mức tín dụng cho các chi nhánh một cách phù hợp và chính xác hơn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các chi nhánh. Từ đó, ngân hàng cũng sẽ lượng hoá được mức độ RRTD theo

khu vực. Đây là cơ sở rất

quan trọng

để đưa

ra các giới

hạn

cấp

tín dụng và

kiểm soát mức độ rủi ro cho từng vùng.


3.2.3.4. Khai thác tri thức từ dữ liệu lịch sử để dự đoán và cảnh báo rủi ro tín dụng

Trong những năm gần đây, khai phá tri thức từ dữ liệu (Knowledge

Discovery in Database ­ KDD) và khai phá dữ liệu (Data Mining ­ DM) được xem như một cách tiếp cận mới trong việc tìm kiếm tri thức từ dữ liệu.

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, khai phá dữ liệu đã được ứng dụng để phân tích RRTD, phát hiện gian lận, tiếp thị, quan hệ khách hàng, dự báo tỷ giá ngoại tệ, quản lý rủi ro tác nghiệp, làm sạch dữ liệu, ví dụ:

Hệ thống đánh giá rủi ro tín dụng Falcon của HNC inc., sử dụng tỷ lệ lớn các ngân hàng bán lẻ để xác định các giao dịch nghi ngờ thẻ tín dụng.

Hệ thống FAIS của FINCEN xác định các giao dịch tài chính mà có thể chỉ ra rằng là hành động rửa tiền…

Ngân hàng UBS đã nghiên cứu sử dụng khai phá dữ liệu để phát triển các

ứng dụng cho việc tiếp thị, rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro và làm sạch dữ liệu;

Ngân hàng Dexia sử dụng DM để tạo một mô hình cho việc bán hàng chéo và nâng cao hiệu quả của việc bán hàng; Ngân hàng HSBC của Mỹ đã sử dụng

các công cụ

SPSS (các công cụ

sử dụng DM) cho việc

mở rộng quan hệ

với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/01/2023