dĩ ngành này lại đạt được tỷ suất cao như thế là vì ngành này chủ yếu là khai thác từ nguồn lợi tự nhiên sẵn có. Ngược lại ngành công nghiệp thì để có thể sản xuất và tạo ra doanh thu thì phải đầu tư vào rất nhiều về máy móc trang thiết bị nguyên vật liệu đầu vào, thêm vào đó các khoản đầu tư vào đều thường có giá trị lâu dài nên dù có tạo ra rất nhiều doanh thu nhưng tỷ suất này của ngành vẫn không cao chỉ đạt xung quanh mốc 1,5 lần trong giai đoạn này. Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp thì cũng không đòi hỏi đầu tư nhiều, một phần nguồn lợi cũng được thu về từ tự nhiên nên tỷ suất này cũng tương đối đạt trong 3 năm đầu gần 5 lần nhưng sang năm 2008 đã đạt 7,6 lần cho thấy năm này nguồn đầu tư của ngành này có lợi nhất cứ 1 đồng vốn bỏ ra thì thu về 7,6 đồng doanh thu. Dù ngành công nghiệp có tỷ suất này là không cao như những ngành còn lại nhưng đây mới là ngành có thể đưa nền kinh tế phát triển bền vững trong tương lai và tạo ra được nhiều doanh thu nên vẫn phải được các quốc gia chú trọng hàng đầu. Các ngành còn lại tuy tỷ suất doanh thu trên vốn đầu tư dù có cao nhưng khả năng tạo ra doanh thu cũng chỉ có giới hạn và đến một lúc nào đó tất yếu sẽ giảm xuống nên không thể được quan tâm hàng đầu.
2. Hoạt động đầu tư tài chính của các công ty sản xuất của Việt Nam
Trước năm 2006 là giai đoạn đầu của sự phát triển hoạt động đầu tư tài chính trong các công ty ở nước ta. Một số công ty sản xuất đã mạnh dạn tận dụng được các nguồn vốn nhàn rỗi và các khoản vốn sử dụng kém hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình vào hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn nhằm thu thêm lợi nhuận trong kinh doanh cho công ty. Vốn đầu tư dành cho đầu tư tài chính tăng có xu hướng tăng tuy nhiên vẫn nhỏ. Danh mục đầu tư tài chính nghèo nàn, chỉ tập trung vào một số tài sản tài chính có mức độ sinh lời ổn định mức độ rủi ro ít như mua trái phiếu chính phủ, gửi tiền vào ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác. Các công ty chưa thực sự xem trọng hoạt động đầu tư này chỉ xem nó như là khoản thu nhập tạm thời tranh thủ khi khoản tiền dư thừa chưa biết đầu tư vào đâu chính vì thế mà chưa có tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, hoạt động đầu tư chưa tập trung mà còn phân tán nhỏ lẻ. Doanh thu hoạt động tài chính trong các công ty sản xuất từng bước nâng cao tuy nhiên chưa có sự tăng trưởng vượt bậc.
Hoạt động đầu tư tài chính trở nên sôi nổi hơn ở nhiêu công ty sản xuất trong
giai đoạn từ năm 2006 tới cuối năm 2007. Lúc này đầu tư tài chính được xem là một lĩnh vực rất hiệu quả hoặc “siêu lợi nhuận” của không ít công ty sản xuất kinh doanh khi đầu tư vào tài sản tài chính như SAM, REE,KDC. Khi này hoạt động đầu tư tài chính đặc biệt là đầu tư vào thị trường chứng khoán trở nên thịnh hành khi đầu năm 2007 mức độ sinh lời của kênh đầu tư này quá lớn. Theo thống kê báo cáo tài chính năm 2007 cho thấy một số lớn các công ty niêm yết thêm mảng đầu tư tài chính. Đặc biệt là khối Công ty Cổ phần nhờ có thị trường nóng đã thu được một lượng vốn khổng lồ, trong đó thặng dư vốn chưa biết đầu tư vào đâu. Khi đó thị trường chứng khoán dường như mới bắt đầu đánh dấu sự có mặt nhưng lại phát triển cực thịnh với tốc độ sinh lời cao, tính thanh khoản tốt nên nhiều công ty đã chọn lựa làm kênh đầu tư với kỳ vọng lợi nhuận bất thường cao. Nhiều Ngân hàng thương mại cũng như các Ngân hàng Cổ phần nói riêng, các tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn nói chung đã thành lập các công ty con: công ty chứng khoán hoặc quỹ đầu tư chứng khoán để thuận lợi cho việc đầu tư chứng khoán của mình. Theo thống kê có 13 trong số đó thành lập quỹ đầu tư Chứng khoán với tổng số vốn
là 1.000 tỷ đồng, 19 công ty đầu tư vào ngân hàng với số vốn 4.400 tỷ đồng và 13 công ty đầu tư vào công ty chứng khoán với tổng vốn là 420 tỷ đồng.16
Doanh thu và lợi nhuận các công ty sản xuất đầu tư vào thị trường chứng khoán trong thời gian này đều là những con số rất lớn. Như SAM thu được 253,7 tỷ đồng doanh thu và 189,84 tỷ đồng lợi nhuận. DPM doanh thu là 291 tỷ đồng. KDC là 144 tỷ đồng doanh thu, 71 tỷ đồng lợi nhuận.
Danh mục đầu tư tài chính trong các công ty trong giai đoạn 2006 – 2007 này hết sức phong phú. Danh mục trái phiếu chính phủ, tiền gửi vào các tổ chức ngân hàng, tín dụng giảm, thay vào đó là tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu (trên thị trường niêm yết và thị trường OTC) và bất động sản chiếm tỷ trọng cao. Bất động sản năm 2007 có mức tăng trưởng ngoạn mục, với ba đợt sốt vào tháng 2, tháng 8 và cuối năm đã khiến cho thị trường trở nên sôi động hơn. Nguồn vốn trong giai đoạn này đổ vào bất động sản ước tính 5 tỷ USD gồm cả vốn FDI, kiều hối và một bộ phận
16 Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp (NSCERD) và BTC (2008) dựa trên 76 tập đoàn kinh tế và tổng công ty
không nhỏ từ vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Công ty Cổ phần điện lạnh đã có nhiều dự án bất động sản đi vào khởi công và họat động trong giai đoạn này và mang lại lợi nhuận cao như năm 2006 các cao ốc văn phòng cho thuê với 5 tòa nhà đều được khai thác hết 100% công suất cho thuê. Doanh thu đạt được là 108 tỷ và lợi nhuận là 65 tỷ. Bước sang năm 2007 khi giá thuê tăng trung bình là 30% so với năm 2006 đã nâng cao doanh thu lên mức 171,14 tỷ đồng tăng 58,5% và lợi nhuận đạt được là 92 tỷ đồng tăng 41,5% so với năm 2006. Cũng trong năm này REE Land đã tham gia góp vốn vào dự án cao ốc căn hộ và văn phòng Hiệp Phú ở quận 9 TP HCM.
Tuy nhiên các Công ty sản xuất kinh doanh chuyển vốn từ hoạt động sản xuất sang đầu tư tài chính một cách tự phát. Điều này tạo ra mức rủi ro khá lớn cho các công ty này. Và cũng vì thế mà công ty đầu tư một cách dàn trải, chưa có danh mục đầu tưu hợp lý.
Bước sang năm 2008, hoạt động đầu tư tài chính của các công ty diễn ra ngược lại so với giai đoạn trên, hoạt động của hầu hết các công ty đi vào bế tắc khi thị trường chứng khoán tuột dốc không phanh, Vn – index liên tục lập đáy mới. Trong những công ty này hoạt động trong ngành nghề chính vẫn có doanh thu lớn, lợi nhuận lớn nhưng do trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính nên cuối cùng lại thua lỗ. Công ty REE với doanh thu thuần trong năm là 1.345,387 tỷ đồng, thu nhập hoạt động là 379.411 tỷ đồng nhưng phải trích lập dự phòng tới 520,7 tỷ đồng làm âm 141 tỷ đồng lợi nhuận. Cũng như tình trạng của REE thì KDC cũng thu được 1.602,678 tỷ đồng từ ngành thực phẩm, thu nhập hoạt động là 195,44 tỷ đồng nhưng phải trích lập dự phòng đầu tư tài chính tới 255,988 tỷ đồng nên lợi nhuận trước thuế toàn công ty chỉ được - 60 tỷ đồng. Bảng dưới đây sẽ đưa ra con số cụ thể về mức trích lập dự phòng và lợi nhuận sau thuế của một số công ty có hoạt động đầu tư tài chính tích cực trong năm.
Bảng 2.2: Thu nhập hoạt động kinh doanh và mức trích lập dự phòng một số công ty năm 2008
Đơn vị:Tỷ đồng
Doanh thu hoạt động | Chi phí hoạt động | Thu nhập hoạt động | Mức trích lập dự phòng | Lợi nhuận sau thuế | |
REE | 1.345,387 | 965,976 | 379,411 | 520,7 | -153,826 |
KDC | 1.602,678 | 1.407,234 | 195,44 | 255,988 | -60,602 |
MPC | 3.200,088 | 2.852,908 | 347,18 | 167,506 | -38,096 |
SAM | 1.296,39 | 1.204,03 | 92,36 | 244,88 | -67,38 |
HAP | 413,84 | 439,58 | -25,74 | 95,44 | -68,72 |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động đầu tư tài chính tại một số công ty sản xuất của Việt Nam - 2
- Các Chỉ Tiêu Phản Ánh Hiệu Quả Của Hoạt Động Đầu Tư Tài Chính
- Đánh Giá Một Số Chỉ Tiêu Phản Ánh Chi Tiết Hiệu Quả Hoạt Động Đầu Tư Tài Chính
- Nguồn Vốn Dành Cho Hoạt Động Đầu Tư Tài Chính Của Ree Giai Đoạn 2006 – 2009
- Giá Trị Đầu Tư Vào Một Số Công Ty Liên Doanh Liên Kết Của Ree 2006 - 2009
- So Sánh Các Chỉ Số Sinh Lời Của Kdc Với Một Số Công Ty Niêm Yết Trong Ngành
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo tài chính công bố trên sàn HOSE
Mức độ đầu tư tài chính quá lớn đã làm cho giá trị quá lớn trong năm 2008 đã làm cho giá trị danh mục đầu tư của nhiều doanh nghiệp sụt giảm. Bảng sau sẽ cho thấy rõ về tình hình này
Bảng 2.3: Mức độ đầu tư tài chính của một số công ty niêm yết năm 2008
Quy mô VCSH (tỷ đồng) | ĐTTC (Tỷ đồng) | Tỷ lệ đầu tư/ VCSH | Mức trích lập dự phòng (Tỷ đồng) | Doanh thu hoạt động (Tỷ dồng) | |
REE | 2.088,465 | 1.091,58 | 52,27% | 520,7 | 1.345,387 |
KDC | 2.075,92 | 1.226,05 | 59,06% | 255,988 | 1.602,678 |
MPC | 940,233 | 473,776 | 50,39% | 167,506 | 3.200.088 |
SAM | 2.216,8 | 1.078,43 | 48,60% | 244,88 | 1.296,39 |
HAP | 422 | 258,76 | 61,30% | 95,44 | 413,84 |
Nguồn: Báo cáo tài chính công bố trên sàn HOSE
Do biến động bất thường của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 sau khi năm 2007 phát triển rất tốt đã làm cho đầu tư tài chính vào kênh đầu tư chứng khoán mang lại nhiều rủi ro cho các công ty, tình hình chung của đầu tư tài chính thì không hiệu quả. Thực ra vì chia sẻ sang lĩnh vực đầu tư tài chính sẽ làm cho các công ty bị phân tán nguồn lực, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh nghành nghề chính của mình, thiếu tập trung vào lợi thế cạnh tranh của mình. Bên cạnh đó do mới bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực này nên các công ty còn thiếu kinh nghiệm vì thế rất rễ hứng chịu rủi ro khi thị trường có biến động bất lợi. Trong tương lai chuyên môn hóa lĩnh vực đầu tư tài chính sẽ giúp cho các công ty nâng cao hiệu quả
đầu tư tài chính của mình cũng như góp phần nâng cao giá trị công ty.
Khép lại một năm cả thế giới chao đảo trước những tổn thất nặng nề mà cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 gây ra. Bước sang năm 2009 nền kinh tế lại chứng kiến những nổ lực phục hồi đáng nể của nền kinh tế đan xen với sự lo lắng về một cuộc khủng hoảng kinh tế sâu lan rộng.
Trong năm này dù nền kinh tế đang từng bước khôi phục với nhiều nỗ lực từ chính phủ và các công ty đặc biệt là trong lĩnh vực chứng khoán cuối quý I năm 2009 ( ban hành gói kích cầu trị giá 8 tỷ USD, nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản) đã mang lại cho nhà đầu tư kỳ vọng lớn về một kịch bản khả quan cho nền kinh tế. Nhưng đến khoảng giữ cuối tháng 6 và nửa đầu tháng 7 tình hình thị trường lại có xu hướng tụt giảm Vn – index chỉ đạt 430 – 460 điểm sau thời gian tăng điểm. Thị trường chứng khoán bắt đầu sôi động trở lại với những phiên tăng điểm ngoạn mục trong giai đoạn tháng 9/ 2009 Vn – index tăng vượt mức 600 điểm. Và sang tháng 10 lại bắt đầu đi vào giảm giá chính vì thế khoản đầu tư lúc này của các công ty chủ yếu là đầu tư vào chứng khoán ngắn han vì vẫn còn tâm lý rụt rè lo sợ nền kinh tế mới đang trong giai đoạn thoát khỏi và phục hồi sau khủng hoảng
Mức lãi suất huy động vốn của các ngân hàng trong năm cũng không cao nhìn chung giao động trong khoảng 8 – 9%. Tuy nhiên theo biến đông thị trường và tâm lý lo sợ của nhà đầu tư thì các loại hình đầu tư này dường như an toàn hơn cả chính vì vậy loại hình đầu tư này trong năm lại tăng trở lại, thu hút vốn lớn đặc biệt như VNM với khoản đầu tư 2.227,7 tỷ đồng đầu tư vào tiền gửi ngắn hạn.
Theo đánh giá của các chuyên gia BĐS trong và ngoài nước thì Việt Nam vẫn là một trong những thị trường hấp dẫn trên thế giới. Thị trường BĐS Việt Nam trong 2009 đã “trưởng thành” hơn những năm trước về nhiều mặt. Mặc dù không phải là lĩnh vực đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài từ trước tới nay nhưng năm 2009, thị trường BĐS Việt Nam đã vươn lên hàng thứ hai trong tháp biểu thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 7,6 tỷ USD, chỉ thấp hơn 1,2 tỷ USD so với lĩnh vực hấp dẫn nhất là dịch vụ lưu trú và ăn uống. Thị trường chứng khoán năm 2009 cũng đã để lại ấn tượng mạnh mẽ bởi sắc xanh phủ kín hầu hết các
cổ phiếu BĐS tại các phiên giao dịch, đặc biệt trong những tháng cuối năm. Cổ phiếu BĐS tựa như thỏi nam châm đã “thôi miên” những dòng đầu tư tài chính quay ngược trở lại thị trường chứng khoán, đem lại những khoản lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư. Sự kiện điển hình là mã cổ phiếu NTL từ điểm đáy vào tháng 2/2009 là 24.620đ/cp đã lên đến 171.000đ/cp vào tháng 11/2009, tăng gần 6 lần.
Một số mã khác cũng tăng khá ngoạn mục như LCG tăng 425%, mã SJS tăng 411%...17. Và mới thoát khỏi cuộc khủng hoảng nên thị trường có phát triển nhưng không mạnh các dự án đầu tư thì chủ yếu là vào các dự án văn phòng cho thuê và trung cư với giá trung bình. Bên cạnh đó theo “báo cáo ngành Bất động sản Việt Nam năm 2009 và triển vọng năm 2010” thực hiện bởi VNR Research Division,
Vietnam Report thì thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2011- 2012 sẽ rất phát triển nên nhiều công ty vẫn tích cực tìm kiếm đối tác chiến lược để chuẩn bị “hàng” nhằm đón điểm rơi của thị trường trong tương lai.
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ CÔNG TY CỤ THỂ
1. Phân tích tình hình hoạt động đầu tư tài chính của REE
1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh
Công ty Cổ Phần Cơ Điện Lạnh (tên tiếng anh là: Refrigeration Electrical Engineering Corporation), tên giao dịch đối ngoại là Reetech, tên giao dịch chứng khoán là REE. Công ty là một công ty cổ phần được thành lập tại Việt Nam theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1506/GP-UB ngày 25 tháng 12 năm 1993 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp. Công ty đã được niên yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh theo giấy phép số 01/GPPH ngày 2 tháng 6 năm 2000 do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp. Và công ty cũng là công ty đầu tiên của Việt Nam Cổ phần hóa. Hoạt động kinh doanh chính của công ty là: dịch vụ cơ điện cho các công trình công nghiệp, thương mại và dân dụng. Sản xuất và kinh doanh máy điều hòa không khí Reetech, sản phẩm gia dụng, tủ điện và sản phẩm cơ khí công nghiệp. Cùng với sự phát triển không ngừng của cuộc sống trong suốt hơn 30 năm qua công ty đã không ngừng đẩy mạnh
17 http://cafef.vn/2010021502159295CA35/bat-dong-san-viet-nam-2009-nhung-not-thang-dang-ghi-nhan.chn
nghiên cứu và phát triển nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những thiết bị điện lạnh an toàn và thân thiện với môi trường. Để tận dụng hết các cơ hội của đất nước khi Việt Nam hòa nhập chung với ngôi nhà thế giới trong giao thương quốc tế. Là một thành viên trong nền kinh tế đó với năng lực của mình công ty đã không ngừng tìm cách nâng cao tốc độ tăng trưởng mang đến cho cổ đông và các nhà đầu tư nhiều giá trị tốt đẹp hơn. Để thực hiện được điều đó công ty đã mở rộng hoạt động của mình sang lĩnh vực đầu tư tài chính vào khai thác bất động sản và đầu tư chiến lược dần biến hoạt động này trở thành hoạt động kinh doanh chính của công ty cùng với họat động M&E và điện lạnh.
1.2. Kết quả kinh doanh của REE
Giai đoạn 2006-2009 kết quả kinh doanh của công ty nhìn chung là khá khả quan. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần trung bình là 13,13%, lợi nhuận trước thuế tăng trung bình 112,26%, và lợi nhuận sau thuế tăng trung bình 86,76%.
Bảng 2.4 : Một số chỉ tiêu kinh doanh của REE năm 2006 - 2009
Đơn vị: Tỷ đồng
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | |
Doanh thu thuần | 824,14 | 977,084 | 1.154,393 | 1.174,211 |
Lợi nhuận trước thuế | 298,999 | 392,04 | -141,658 | 484,189 |
Lợi nhuận sau thuế | 222,529 | 291,526 | -153,826 | 433,802 |
Nguồn: Báo cáo tài chính của REE năm 2006 - 2009 Công ty đang là đơn vị hàng đầu về cơ điện cho các công trình công nghiệp, thương mại, dân dụng và cơ sở hạ tầng với 30% thị phần toàn quốc. Sản phẩm mang thương hiệu Reetech chiếm thị phần khá lớn trong đó các loại máy điều hòa công nghiệp chiếm khoảng 40% thị phần, các sản phẩm khác chiếm khoảng 10%. Năm 2006 được đánh giá là một năm thành công vượt bậc ở tất cả các mặt kinh doanh của nhóm Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh - REE. Corp. Toàn nhóm công ty REE đã thực hiện được 824,14 tỷ đồng doanh thu đạt tỷ lệ 105,64% kế hoạch doanh thu năm 2006 được Đại Hội Cổ Đông thông qua, đạt được mức lợi nhuận trước thuế là 298,99 tỷ đồng bằng 213,56% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2006 và tăng hơn gấp 3
lần so với năm 2005. Công ty REE trong năm 2007 đạt được tổng doanh thu là 977,08 tỷ đồng vượt hơn 18,55% so với năm 2006 và lợi nhuận trước thuế đạt được 392,04 tỷ đồng tăng 31,12 % so với năm 2006. Tuy nhiên sang năm 2008 là một năm đầy biến động của nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ, lan rộng ra khắp toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng này, khi mà chỉ số giá tiêu dùng CPI liên tục tăng trong 3 quý đầu của năm, có lúc lên đến 25%, lãi xuất vay ngân hàng mức đỉnh điểm 21%/năm. Các điều kiện kinh tế khách quan đã tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề khác nhau và các hoạt động của REE cũng đã chịu ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là mảng đầu tư tài chính, dẫn đến kết quả năm 2008 toàn nhóm Công ty REE bị âm 141 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Nguyên nhân chính là do REE đã đầu tư quá nhiều vào lĩnh vực tài chính và khi thị trường chứng khoán suy giảm mạnh REE đã trích lập khoản dự phòng lớn 467 tỷ đồng trong khi lợi nhuận trước thuế chỉ là 326 tỷ đồng. Bước sang năm 2009 khi nền kinh tế thế giới được khôi phục, thị trường tài chính dần phát triển trở lại thì kết quả kinh doanh của công ty cũng bắt đầu có ảnh hưởng tốt lên tuy nhiên tình trạng nền kinh tế mới chỉ là bắt đầu phục hồi nên tốc độ tăng không nhiều lắm khi mà doanh thu đạt 1.182 tỷ đồng tăng 0,6 %. Và lợi nhuận của công ty đạt được 484 tỷ đồng tăng 441,8% so với năm 2008 do công ty đã hòa nhập dự phòng của năm 2008 trong khi doanh thu của năm không tăng nhiều so với năm trước, và một lý do nữa là do giá thành, chi phí nguyên vật liệu đầu vào cũng giảm.
Phát triển quản lý khai thác kinh doanh bất động sản. Năm 2006 doanh thu đạt được là 108 tỷ và lợi nhuận là 65 tỷ. Công ty cũng đã thành lập một công ty thành viên mới nhằm chuyên môn hóa và phát triển mở rộng công ty có tên là Công ty Cổ phần Bất Động Sản REE (REE Land Corp) vào tháng 5/2006. Bước sang năm 2007 khi giá thuê tăng trung bình là 30% so với năm 2006 đã nâng cao doanh thu lên mức 171,14 tỷ đồng tăng 58,5% và lợi nhuận đạt được là 92 tỷ đồng tăng 41,5% so với năm 2006. Cũng trong năm này REE Land đã tham gia góp vốn vào dự án cao ốc căn hộ và văn phòng Hiệp Phú ở quận 9 TP HCM. Sang năm 2008 do khủng hoảng tài chính nhiều nhà đầu tư trực tiếp tạm dừng dự án, các nhà đầu tư trung