Cần Đưa Ra Những Biện Pháp Khuyến Khích Về Tài Chính Đối Với Các Nhà Đtmh

đấu đến năm 2010 sẽ hoàn thành cơ bản cấu trúc thị trường vốn và đến năm 2020 sẽ phát triển tương đương với thị trường các nước trong khu vực. Năm 2010, giá trị vốn hóa thị trường bằng 50% GDP, huy động vốn cho đầu tư phát triển thông qua thị trường vốn đạt khoảng 16%; tỉ lệ tương ứng vào năm 2020 sẽ là 70%, và 30%. Để đạt được những mục tiêu đề ra chính phủ cần có những biện pháp khuyến khích các thành phần kinh tế hơn nữa, nhất là đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với TTCK Việt Nam, những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 chứng kiến thị trường có sự suy giảm mạnh mẽ, một phần là do ảnh hưởng từ nền kinh tế vĩ mô trong nước và tình hình kinh tế thế giới, ngoài ra nó cũng thể hiện sự phát triển có tính chu kỳ của TTCK. Trong thời gian tới, chính phủ cần tiếp tục thực hiện những chính sách mạnh mẽ nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi, mang lại niềm tin cho công chúng và các nhà đầu tư có tổ chức trên thị trường như giám sát chặt chẽ hoạt động của các công ty niêm yết, kiểm soát những hành vi gian lận trong quá trình giao dịch chứng khoán Sự phát triển của TTCK sẽ tạo nên một sân chơi nhằm thu hút vốn cổ phần từ những nhà đầu tư cá nhân hoặc các nhà đầu tư có tổ chức ưa thích rủi ro và có tinh thần mạo hiểm trong các lĩnh vực công nghệ mới.

2.1.4 Cần đưa ra những biện pháp khuyến khích về tài chính đối với các nhà ĐTMH

Có thể nói các biện pháp khuyến khích về tài chính như trợ cấp, tín dụng ĐTMH, ưu đãi về thuế sẽ góp phần không nhỏ khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các dự án công nghệ, nhất là các dự án CNC có rủi ro thất bại lớn. Cụ thể:

Trợ cấp: Thứ nhất, bù đắp một phần rủi ro. Khi tỉ lệ thiệt hại của nhà đầu tư cao đến một mức nhất định thì nhà nước có thể bù đắp cho các doanh vụ thua thiệt của họ. Tuy nhiên, trong tình hình nước ta hiện nay khi đầu tư vào cổ phần chưa trở thành một tập quán quen thuộc trong kinh doanh thì nhà nước cần xem xét riêng vấn đề trợ cấp có ý nghĩa quan trọng cho ĐTMH để phát triển CNC. Thứ hai, tài trợ cho các hoạt động đánh giá dự án CNC bằng cách hỗ trợ một phần chi phí phát triển hệ thống trợ giúp để giảm các chi phí đánh giá, phát triển cơ sở dữ liệu cho các chuyên gia đánh giá, các hệ thống phát hiện sai sót dựa trên máy tính, hay các hoạt động thẩm định công nghệ của các định chế tài chính, nhà đầu tư

Tín dụng ĐTMH: Nhà nước có biện pháp cho doanh nhân vay bằng nguồn tín dụng ưu đãi để mua lại cổ phần đã chuyển nhượng cho nhà ĐTMH (để nắm quyền kiểm soát, điều hành doanh nghiệp). Ngoài ra, có thể cho các quỹ ĐTMH vay vốn để thành lập quỹ mới hoặc tăng vốn đầu tư.

Ưu đãi thuế: Qua nghiên cứu kinh nghiệm của Mỹ cho thấy chính sách thuế của nước này đã rất thành công, với hai đòn bẩy là tỷ lệ tính thuế đối với lãi thấp, và khuyến khích thuế mục tiêu đã có tác động đến toàn bộ hoạt động ĐTMH ở Mỹ. Tuy nhiên, kinh nghiệm của một số nước châu Âu đã đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các kế hoạch đó về mặt chi phí từ ngân sách nhà nước, lợi nhuận đối với các nhà đầu tư và mục đính của các khoản đầu tư. Người ta cũng đang thảo luận ưu đãi về thuế chỉ áp dụng cho ĐTMH trực tiếp vào vốn cổ phần hay cho cả hành vi đầu tư gián tiếp thông qua hình thức quỹ mạo hiểm. Ưu đãi về thuế có thể dẫn đến sự thay đổi về mặt quan niệm và ứng xử trong hoạt động đầu tư. Các biện pháp liên quan đến thuế có thể làm đảo lộn về mặt nguyên tắc, về mặt kiểm toán chi phí và cả về mặt cơ cấu của chúng trong khung thuế. Do đó, chính phủ cần nghiên cứu kỹ các vấn đề then chốt trong việc soạn thảo chính sách ưu đãi về thuế đối với các dự án đổi mới và phát triền công nghệ của doanh nghiệp trong đó bao gồm:

Các trường hợp miễn, giảm thuế;

Diện miễn, giảm;

Loại hình đầu tư ưu đãi;

Mục đích ưu đãi;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Mức độ miễn, giảm, ưu đãi;

Cơ cấu thời gian ưu đãi.

Hoạt động đầu tư mạo hiểm trên thế giới và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (2008) - 13

2.1.5 Cần đưa ra những chính sách nhằm xúc tiến hoạt động đầu tư: như xây dựng và phát triển các mô hình vườn ươm công nghệ, tại các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ chính phủ đều có những chính sách và hành động cụ thể để phát triển các mô hình này và trên thực tế hầu hết các nhà ĐTMH đều tập trung phần lớn vốn của mình về các vườn ươm công nghệ. Ngoài ra, cần hình thành hiệp hội các nhà ĐTMH trong nước, để các nhà đầu tư có thể trao đổi kinh nghiệm cũng như là hợp tác cùng đầu tư vào các dự án có tiềm năng tăng trưởng và thành công

cao. Chính phủ cũng cần tiến hành xây dựng Website chung về hoạt động ĐTMH để đưa thông tin cập nhật về tình hình các dự án cần được tài trợ, các điều kiện, thủ tục để một dự án có thể nhận được vốn ĐTMHđể hỗ trợ các nhà ĐTMH tìm kiếm dự án tiềm năng cũng như những doanh nhân có dự án tốt đang thiếu vốn. Thêm vào đó chính phủ cần có những kế hoạch kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường vốn mạo hiểm ở Việt Nam. Vai trò của bộ kế hoạch và đầu tư, bộ khoa học, công nghệ và môi trường, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam là rất quan trọng trong việc xúc tiến, kêu gọi các nguồn vốn ĐTMH của nước ngoài tham gia vào thị trường vốn mạo hiểm, góp phần phát triển các lĩnh vực CNC của Việt Nam trong thời gian tới.

2.1.6 Cần nâng cao năng lực của các tổ chức khoa học công nghệ. Nguồn vốn ĐTMH sẽ được sử dụng hiệu quả khi có nhiều những dự án khoa học công nghệ tiềm năng, mà để có được những dự án này cần phải có sự nghiên cứu và phát triển của các nhà khoa học trong các tổ chức khoa học công nghệ. Chính vì thế việc nâng cao năng lực của các tổ chức, xây dựng đội ngũ các nhà khoa học nghiên cứu trình độ cao là một trong những vấn đề mà chính phủ cần phải làm trong thời gian tới.

2.2. Các giải pháp, chính sách mang tính vi mô:

Các giải pháp vĩ mô của chính phủ có vai trò hết sức quan trọng đến sự thu hút vốn mạo hiểm, và phát triển hoạt động ĐTMH. Tuy nhiên, những chính sách vĩ mô không phải thực hiện trong một thời gian ngắn mà phải xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng trướng khi thực hiện do sự thay đổi của một chính sách nào đó có thể ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác. Vì vậy, bài khóa luận xin đưa ra một số giải pháp, gợi ý chính sách mang tính chất vi mô, áp dụng đối với các doanh nghiệp nhận đầu tư và các nhà ĐTMH, là những chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình ĐTMH.

2.2.1. Đối với quỹ đầu tư, và nhà quản lý vốn mạo hiểm: Thực tế hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều quỹ ĐTMH tiến hành đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao hoạt động (mới chỉ có hai quỹ và đều là các quỹ đầu tư nước ngoài là quỹ IDG, và quỹ DFJ), và trong các quỹ này đa số nhân viên chính cũng như nhà quản lý là người nước ngoài nên không tránh khỏi những hạn chế về sự am hiểu tập quán thị

trường, về luật phápVì vậy cần có những biện pháp khuyến khích, xây dựng, hỗ trợ các nhà ĐTMH tiến hành đầu tư:

Xây dựng kênh liên kết giữa các nhà ĐTMH với chính phủ, các bộ ngành, trường đại học để giúp họ am hiểu về nhu cầu, tiềm năng, tập quán của thị trường tiến hành đầu tư, cũng như về luật pháp, các quy định liên quan đến lĩnh vực đầu tư.

Đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng.

Có những biện pháp hỗ trợ, khuyến khích cho các quỹ ĐTMH tiến hành đầu tư như nâng mức cổ phần nắm giữ trong các doanh nghiệp công nghệ cao nhận đầu tư, các biện pháp khuyến khích tài chính như miễn giảm thuế, trợ cấp

2.2.2. Đối với các doanh nghiệp: Cần có những biện pháp nâng cao năng lực quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp, những biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp như thủ tục pháp lý thành lập doanh nghiệp, hay ưu đãi về thuế cho doanh nghiệp công nghệ cao mới thành lập nhằm khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các công nghệ mới. Đặc biệt, cần phải nâng cao năng lực quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp, thực trạng ở Việt Nam hiện nay, lãnh đạo các doanh nghiệp là những người rất am hiểu về công nghệ, chuyên môn kỹ thuật nhưng lại thiếu và yếu về khả năng quản lý, hoạch định kế hoạch kinh doanh trong khi đó đây lại là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến việc nhà ĐTMH có đầu tư vào doanh nghiệp hay không.

2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động ĐTMH trong các doanh nghiệp và các trường đại học: Để có những ý tưởng sáng tạo, những dự án có tính khả thi cao, và đưa được sản phẩm công nghệ vào thực tế thì yếu tố con người, nguồn nhân lực có vai trò quyết định đến toàn bộ quá trình đó. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động ĐTMH nói riêng, và cho nền kinh tế nói chung phải được đặt lên hàng đầu, vấn đề này không chỉ đặt ra cho chính phủ mà đối với mọi cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế . Thực trạng Việt Nam hiện nay, để nâng cao hiệu quả và thu hút vốn mạo hiểm, cần có một số biện pháp phát triển nguồn nhân lực như sau:

Đổi mới cơ chế hoạt động, đào tạo tại các trường đại học cho phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, và cho hoạt động ĐTMH.

Phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực quản lý (như quản trị kinh doanh, tài chính) và công nghệ cao (như CNTT, công nghệ sạch, công nghệ sinh học …) theo tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu và môi trường làm việc quốc tế.

Phát triển đội ngũ các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh công nghệ cao, làm cầu nối cho sự phát triển công nghệ quốc gia với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Khuyến khích và hỗ trợ về mặt tài chính cho các nhà nghiên cứu, các nhân có ý tưởng mới và có tính khả thi để họ có thể phát huy tinh thần khởi nghiệp, chuyên tâm theo đuổi nghiên cứu sản phẩm công nghệ mới và thực hiện ý tưởng của mình.

2.2.4. Phát triển mạng lưới trung gian hỗ trợ hoạt động ĐTMH: Cần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của các công ty trung gian hỗ trợ cho hoạt động ĐTMH như công ty kế toán, kiểm toán, công ty luật, tổ chức đánh giá kỹ thuật, đặc biệt là các nhà tư vấn. Tại các nước có nền công nghiệp đầu tư vốn mạo hiểm phát triển, quá trình gia tăng giá trị tài sản của nhà đầu tư trong các đối tác được tài trợ không thể thiếu vai trò của các nhà tư vấn. Hơn nữa hoạt động tư vấn phát triển sẽ tạo ra mạng lưới thông tin hiệu quả giúp các nhà ĐTMH hạn chế được rủi ro và có thể dự báo hợp lý về xu hướng phát triển của các lĩnh vực công nghệ mới. Để hoạt động tư vấn phát triển và góp phần hỗ trợ cho hoạt động ĐTMH, nhà nước cần ưu đãi về thuế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động tư vấn phát triển, phát triển cơ sở hạ tầng thông tin về luật pháp, công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia và sử dụng các dịch vụ trên thị trường tư vấn.

2.2.5. Đẩy mạnh sự liên kế giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài: Trong thời gian tới, các tổ chức tài chính ở Việt Nam cần đẩy mạnh việc liên doanh với các quỹ ĐTMH nước ngoài lập nên các quỹ mới với mục tiêu hoạt động theo định hướng, và giai đoạn cụ thể. Sự liên kết này sẽ phát huy tối đa vốn và kinh nghiệm của các nhà đầu tư nước ngoài kết với sự am hiểu về thị trường, tập quán kinh doanh, và pháp lý từ phía Việt Nam. Đồng thời, thông qua quá trình hợp tác

chúng ta sẽ tham gia sâu vào các hoạt động ĐTMH, nắm được các nghiệp vụ, quy trình, cách thức tiến hành đầu tư, và các biện pháp hỗ trợ khi đầu tư vào một dự án.


Chương Ba đã đề cập đến những bài học kinh nghiệm và một số gợi ý chính sách để phát triển hoạt động ĐTMH Việt Nam. Qua đó thấy được rằng nhà nước cần tạo môi trường thể chế thuận lợi cho hình thức đầu tư vốn mạo hiểm phát triển trong nền kinh tế thông qua việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, môi trường định chế công, các thể chế tài chính... Để tạo nhiều cơ hội hấp dẫn cho hoạt động ĐTMH nhà nước cần thực hiện các chính sách nhằm nâng cao năng lực đổi mới công nghệ quốc gia thông qua các chính sách ưu đãi về tài chính, cơ sở hạ tầng, thủ tục đầu tư, hỗ trợ hoạt động R&D, nâng cao năng lực của các tổ chức KHCN. Bên cạnh đó việc phát triển hệ thống thông tin tri thức và nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho hình thức đầu tư mạo hiểm phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Đi đôi với với các chính sách hỗ trợ gián tiếp đó thì việc sử dụng những đòn bẩy khuyến khích về thuế, tín dụng, hình thành các công ty ĐTMH thuộc sở hữu nhà nước sẽ trở nên rất cần thiết cho giai đoạn sơ khai của thị trường vốn mạo hiểm hiện nay tại Việt Nam.

KẾT LUẬN


Qua ba chương, bài khóa luận đã làm rõ được những đặc điểm và cơ chế hoạt động của ĐTMH, tổng hợp hoạt động ĐTMH trên thế giới, phân tích thực trạng của Việt Nam và nêu lên một số bài học kinh nghiệm cũng như đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm phát triển hoạt động ĐTMH ở Việt Nam trong thời gian tới.

Nghiên cứu hoạt động ĐTMH trên thế giới đã cho thấy được vai trò quan trọng của loại hình đầu tư này đối với phát triển nền kinh tế các nước nói chung, và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng. Đối với Việt Nam, cùng với sự phát triển của TTCK trong những năm vừa qua, thì hoạt động ĐTMH đã thu hút được khá nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vì TTCK là kênh thoát vốn chủ yếu của các nhà đầu tư vốn mạo hiểm. ĐTMH là một dạng kinh doanh vốn và phù hợp với nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án công nghệ mới và công nghệ cao. Đây là loại hình đầu tư có những đặc điểm khác biệt so với các loại hình đầu tư khác nên cần có những quy định hành lang pháp lý nhất định điều tiết hoạt động này. Trong thời gian tới, để phát triển hoạt động ĐTMH ở Việt Nam cần có sự quyết tâm và nỗ lực lớn của nhà nước để loại hình đầu tư mang lại nhiều hiệu quả hơn nữa, đẩy mạnh quá trình đổi mới công nghệ, phát triển các doanh nghiệp công nghệ cao, và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đây là một đề tài rộng, liên quan đến nhiều vấn đề và để nắm bắt được đòi hỏi phải có nhiều nghiên cứu, phân tích với những góc độ khác nhau. Do đó, trong quá trình phân tích khó có thể tránh được những sai xót cũng như những lập luận chưa thật sự chặt chẽ. Mặt khác, do thời gian và trình độ có hạn, khóa luận này không thể nghiên cứu sâu vào từng vấn đề cụ thể liên quan đến phát triển hoạt động ĐTMH mà chỉ hy vọng cung cấp một bức tranh tổng quát về hoạt động ĐTMH trên thế giới. Một lần nữa em xin trân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo ThS. Phạm Thị Mai Khanh và các Thầy cô giáo trong trường đại học Ngoại Thương đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình chấm đề tài, em rất mong các

Thầy cô sẽ châm chước, hướng dẫn, và chỉ bảo đối với những quan điểm chưa thực sự chính xác trong bài luận văn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022