Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 2


Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo - Tiến sĩ Vũ Thị Kim Oanh, Bộ môn Đầu tư nước ngoài, Khoa Kinh tế ngoại thương, người đã trực tiếp hướng dẫn Em tận tình trong suốt thời gian qua cũng như toàn thể các thầy - cô giáo trong trường Đại học Ngoại Thương đã truyền đạt cho Em những kiến thức quí báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Đồng thời, Em cũng chân thành cảm ơn Thạc sỹ Đặng Thị Thu Hoài, cán bộ Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, cũng như các anh chị cán bộ và nhân viên Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Việt Nam và Công ty giải pháp phần mềm Hoà Bình Peacesoft đã nhiệt tình cung cấp tài liệu và trả lời các câu hỏi liên quan tới khoá luận của Em.

Đầu tư mạo hiểm là một đề tài mới và khó, phạm vi nghiên cứu của đề tài tương đối rộng, những kiến thức liên quan tới vấn đề này cũng chưa được hệ thống hoá và có tính “giáo khoa”. Do kiến thức bản thân còn hạn chế, tác giả thực hiện Khoá luận này với mong muốn đem lại một cái nhìn tổng quan về hoạt động đầu tư mạo hiểm tại châu Á và Việt Nam. Khoá luận tốt nghiệp này không tránh khỏi những thiếu sót, xin trân trọng biết ơn và tiếp nhận sự góp ý chân tình của thầy cô và những người quan tâm đến đề tài này.


CHƯƠNG MỘT‌

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM


I.Khái niệm, đặc điểm, bản chất của đầu tư mạo hiểm

Mặc dù đầu tư mạo hiểm (ĐTMH) đã xuất hiện từ lâu và không còn mới mẻ đối với nhiều người nhưng hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa chung thống nhất ĐTMH là gì. Hơn nữa do đặc thù kinh doanh của từng khu vực trên thế giới có sự khác biệt nên có khá nhiều cách hiểu tương đối khác nhau về ĐTMH.

Về mặt ngữ nghĩa học, ĐTMH là được sử dụng từ tiếng Anh là “Venture Capital”. Thuật ngữ venture có nghĩa tổng quát là một hành vi dám chấp nhận rủi ro, được gọi là mạo hiểm. ngoài ra, “venture” cũng được hiểu tương đương với một hành vi đầu tư dưới các hình thức của đầu tư trực tiếp. Tuy nhiên, sở dĩ chúng ta cần thiết gọi tên loại hình đầu tư này là “ đầu tư mạo hiểm” là để phân biệt với hoạt đông đầu tư trực tiếp thông thường, là để nhấn mạnh tới tính rủi ro cao hơn mà các nhà đầu tư phải chấp nhận khi tiến hành đầu tư cho các dự án nhiều tính sáng tạo.

Về mặt kinh tế học: ĐTMH là một thuật ngữ chung nhằm miêu tả việc đầu tư cho các dự án công nghệ hay khoa học đặc bịêt đang trong tình trạng “khát vốn”, điển hình là các công ty vừa và nhỏ, mới thành lập hoặc đang trong giai đoạn khởi sự, có ý tưởng hay kế hoạch kinh doanh tốt. Nhà đầu tư sẽ được hưởng cổ phần hay lợi nhuận nếu công ty đó phát triển tốt, ngược lại nếu công ty thất bại, nhà đầu tư bị mất phần đã đầu tư vào. Do đó, ĐTMH nhìn chung là một hoạt động mang tính rủi ro rất lớn nhưng đồng thời cũng hàm chứa tiềm năng mang lại lợi nhuận cao.

ĐTMH ở từng khu vực mà có cách hiểu khác nhau

Tại châu Á: thuật ngữ này đề cập đến việc đầu tư vốn cổ phần vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa được niêm yết chứng khoán và ở mức độ nào đó, có sự tham gia của các nhà đầu tư vào quá trình quản lý công ty.

Tại châu Âu: theo ngân hàng Natwest – Anh Quốc thì ĐTMH là một hoạt động được quản lý bởi các tổ chức hoặc cá nhân đầu tư dài hạn với độ rủi ro tài chính cao cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới thành lập hoặc đã phát triển, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán nhưng có tiềm năng tăng trưởng. Đây là


cách hiểu chung của các nước châu Âu về ĐTMH và được coi là cách hiểu theo nghĩa rộng, bởi vì: xét về giai đoạn đầu tư, nó bao gồm cả khoản đầu tư vào doanh nghiệp đã tăng trưởng rồi (tức là không chỉ đầu tư cho doanh nghiệp từ lúc khởi đầu) và thậm chí cả khoản đầu tư mua lại công ty (MBOs, MBIs)1; về lĩnh vực đầu tư, ĐTMH có thể đầu tư vào tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế, kể cả những lĩnh vực không phải là những ý tưởng sáng tạo và công nghệ mới.

Tại Mỹ, theo Hiệp hội ĐTMH Mỹ: ĐTMH là đầu tư vốn vào doanh nghiệp mới khởi nghiệp, doanh nghiệp trẻ, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, có khả năng tăng trưởng nhanh, có tính sáng tạo và dựa vào công nghệ. Điểm khác biệt trong quan niệm về ĐTMH giữa Mỹ và châu Âu đó là: theo quan điểm của Mỹ, ĐTMH không bao gồm những khoản đầu tư vào doanh nghiệp đã phát triển và mua quyền quản lý công ty như ở châu Âu, và lĩnh vực đầu tư chủ yếu là những ý tưởng sáng tạo mới và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao2. Đây được coi là cách hiểu theo nghĩa hẹp và được nhiều người chấp nhận.

Như vậy, có thể tổng quát lại và đưa ra một khái niệm về ĐTMH như sau: ĐTMH là sự kết hợp giữa hoạt động đầu tư và tài chính. Nó không chỉ hoạt động đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao mà còn bao gồm cả mọi hoạt động khác trong nền kinh tế. Dưới góc độ đầu tư, ĐTMH là quá trình đưa vốn vào lĩnh vực nghiên cứu phát triển công nghệ và sản phẩm tiềm ẩn nhiều rủi ro nhằm thúc đẩy nhanh chóng quá trình thương mại hoá để có được lợi nhuận cao. Nếu thể hiện cả quá trình thì ĐTMH là một phương thức đầu tư trong đó vốn được cung cấp vào công ty mới khởi nghiệp, chưa niêm yết chứng khoán, công ty có thể phải chịu rủi ro rất lớn, nuôi dưỡng doanh nghiệp phát triển nhanh chóng, sau vài năm thông qua niêm yết trên thị trường chứng khoán, hợp nhất và chuyển nhượng cổ phần để thu được sự hoàn vốn đầu tư với mức cao”.


1 MBOs: Management buy out – Mua laị từ đối tác bên ngoài MBOIs: Management buy in - Mua lại trong nội bộ

2 Lĩnh vực được coi là công nghệ cao trên thế giới bao gồm: Công nghệ thông tin, công nghệ y - sinh học, công nghệ vũ trụ, công nghệ nano, công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới. Tuy nhiên, theo quan điểm của một số nước châu Á thì CNC còn bao gồm cả lĩnh vực tự động hoá.


ĐTMH có hai đặc điểm như sau:

(1) ĐTMH thực chất là một dạng kinh doanh vốn. Các nhà tư bản mạo hiểm cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp mới khởi sự, thường là trong lĩnh vực công nghệ cao, có tính đổi mới mạnh mẽ, có khả năng tăng trưởng cao. Tỉ lệ thất bại của doanh nghiệp trong giai đoạn đầu có thể rất cao, tới 80 – 90%, tức là tỉ lệ thành công hoàn toàn của nó thấp hơn 30%. Tất nhiên, mức độ mạo hiểm càng cao thì khi thành công sẽ cho lợi nhuận càng lớn. Do đó, ĐTMH là một hoạt động kinh doanh mang tính rủi ro cao nhưng hàm chứa tiềm năng lợi nhuận lớn.

- Khác với ngân hàng và các quỹ tương hỗ, các nhà cung cấp vốn mạo hiểm không thu hồi vốn và lãi của công ty tiếp nhận vốn đầu tư mà thoát vốn bằng cách bán cổ phần khi công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc bán lại hay sáp nhập công ty.

- ĐTMH là một khoản đầu tư mang tính chất lâu dài, là một loại hình đầu tư mang tính chất “động” hay có thể nói là mang tính chu kỳ. Tính chu kỳ của nó thể hiện ở chỗ các khoản đầu tư sẽ kết thúc trong một thời gian nhất định (thường là 7 đến 10 năm). Nếu quỹ đó hoạt động tốt, đội ngũ quản lý có năng lực thì có thể gọi vốn thêm, hoặc công ty quản lý quỹ thu hút thêm vốn đầu tư lập nên những quỹ mới.

(2) Nhà cung cấp vốn mạo hiểm không chỉ đầu tư vốn mà còn sử dụng kinh nghiệm, tri thức và mạng lưới thông tin tích luỹ lâu năm của mình hỗ trợ cho cán bộ quản lý doanh nghiệp để tiến hành kinh doanh sao cho tốt hơn. Thay vì thu hồi vốn và lãi của khoản đầu tư, nhà cung cấp vốn mạo hiểm chỉ yêu cầu nắm giữ một số cổ phần, đôi lúc kiểm soát tổ chức và chiến lược kinh doanh của công ty nhận vốn.

- ĐTMH là quá trình làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp được đầu tư không những bằng tài sản hữu hình mà còn bằng tài sản vô hình là chủ yếu, do đó yếu tố then chốt trong quá trình đầu tư là con người. Tức là các nhà ĐTMH quan tâm trước hết để một doanh nghiệp nhận được vốn mạo hiểm đó là ý tưởng kinh doanh khả thi, là đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và song song với quá trình cung cấp vốn sẽ là việc đào tạo cho các cán bộ của doanh nghiệp đó. Đây là một đặc điểm nổi bật của loại hình ĐTMH.


Như vậy, thực chất, ĐTMH là một dạng kinh doanh vốn, trong đó người có vốn thông qua một người có kinh nghiệm quản lý đầu tư để đầu tư vào những doanh nghiệp chưa trưởng thành và có khả năng thu lợi nhuận cao. Xét về khả năng cung cấp vốn, ĐTMH chỉ là một hình thức cấp vốn mang tính chất bổ sung, không thể thay thế các loại hình cấp vốn khác (như cấp vốn qua ngân hàng, vốn từ ngân sách Nhà nước, v.v.).

Bảng 1

Sự khác biệt giữa ĐTMH và đầu tư từ vay ngân hàng



Các tiêu chí so sánh


ĐTMH

Đầu tư từ

vay ngân hàng

Mục tiêu

Tối đa hoá tỷ suất thu hồi vốn

Thu lãi

Thời gian

2-5 năm

ngắn và dài

hạn

Qui định về thế chấp

Không

Quyền sở hữu của chủ

đầu tư

Không


Cách thu hồi vốn

Bán cổ phần trên thị trường chứng

khoán, bán cho bên thứ ba, bán cho chủ doanh nghiệp

Thu hồi vốn vay


Dịch vụ gia tăng trong quá trình đầu tư

Có cung cấp những dịch vụ như: lập kế hoạch tài chính và chiến lược kinh doanh; tuyển những vị trí quản lý chủ chốt; vay từ ngân hàng và các thể chế tài chính khác; tiếp cận với thị trường mới và công nghệ mới; điều hành các hoạt động marketing và sản xuất kinh doanh; niêm yết công ty trên thị trường

chứng khoán


Không có

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 2

Nguồn: Sunil Mani and Anthony Bartzokas, 2002, tr.16


II.Các yếu tố cấu thành ĐTMH‌

1. Vốn mạo hiểm

Theo Ronald J.Gibson và Bernard Black – Journal of Applied Corporate Finance (Page 36 – 48, mùa đông 1999) thì “vốn mạo hiểm là khoản đầu tư do những tổ chức chuyên môn hoá thực hiện tới những hãng tăng trưởng cao, rủi ro cao và thường là có công nghệ cao đang cần vốn cổ phần để tài trợ cho phát triển sản phẩm hoặc tăng trưởng”.

Khái niệm vốn mạo hiểm, theo một số tài liệu giáo khoa và nghiên cứu, được dùng để chỉ các nguồn vốn chuyên dụng được quản lý một cách độc lập, tập trung đầu tư vào vốn cổ phần hoặc liên quan đến vốn cổ phần của các công ty tư nhân tăng trưởng cao. Tuy nhiên, xét về bản chất, vốn mạo hiểm có thể hiểu một cách đơn giản là nguồn tài chính cung cấp cho các công ty tư nhân dưới hình thức vốn cổ phần hoặc các khoản đầu tư gần giống như vốn cổ phần có thời gian tối thiểu là một vài năm. Đầu tư vốn mạo hiểm là sự vận động của vốn (mạo hiểm) từ những người có tiền, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, dù ở mức độ khá cao, để tìm kiếm lợi nhuận sang những người có ý tưởng, cơ hội kinh doanh nhưng không có khả năng tự biến ý tưởng đó thành hiện thực. Nếu thiếu một trong hai yếu tố trên, luồng chu chuyển vốn này sẽ không xuất hiện và đó chính là những yếu tố cơ bản phân biệt vốn mạo hiểm với các nguồn vốn đầu tư thông thường khác.

Vốn mạo hiểm có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó cách phổ biến nhất là phát hành cổ phiếu. Tuỳ thuộc vào tình hình phát triển với những đặc thù của nghành công nghiệp vốn mạo hiểm ở mỗi nơi khác nhau mà có sự tham gia ở mức độ khác nhau của các nhà đầu tư. Cho tới nay, một phần đáng kể nguồn vốn mạo hiểm trên thế giới là xuất phát từ các quỹ hưu trí, các ngân hàng và các doanh nghiệp bảo hiểm. Bên cạnh đó chính phủ ngày càng có những tác động tích cực vào thị trường vốn đầu tư mạo hiểm thông qua việc cung cấp các khoản vay giá rẻ cho có công ty kinh doanh nhỏ để các công ty này đem cho các doanh nhân mà họ thấy xứng đáng vay lại hoặc góp vốn trực tiếp cho các quỹ đầu tư mạo hiểm với tư cách như là một cổ đông nhưng được tư nhân quản lý một cách chuyên nghiệp. Sự can thiệp của chính phủ sẽ có những tác động tích cực đến sự phát triển


của thị trường vốn đầu tư mạo hiểm và đến lược nó thúc đẩy sự ra đời của các doanh nghiệp khởi sự

Cách thức huy động vốn tuỳ thuộc vào việc quỹ mạo hiểm được thành lập theo hình thức tổ chức pháp lý nào, thông thường là phát hành cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh, vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, v.v…

Quy mô vốn mạo hiểm: theo kinh nghiệm tổ chức của nhiều quỹ ở Mỹ và các nước Tây Âu, một quỹ mạo hiểm trung bình chỉ đủ khả năng cung cấp vốn và tham gia quản lý danh mục đầu tư vào khoảng 15 – 20 doanh nghiệp với tổng mức vốn cấp trên một doanh nghiệp khoảng 2 -3 triệu USD. Như vậy, tính trung bình quy mô vốn hoạt động của một quỹ mạo hiểm ước tính khoảng 30 – 50 triệu USD. Quy mô của các quỹ mạo hiểm nhỏ chỉ khoảng 10 triệu USD hoặc ít hơn, cũng có một số rất ít quỹ có vốn lớn, lên đến hàng tỷ USD. Các quỹ mạo hiểm do nhà nước thành lập thường có số vốn rất lớn.

Như vậy các nguồn tài trợ cho quỹ đầu tư mạo hiểm rất đa dạng. Tính đa dạng cũng như tỷ trọng của từng loại nguồn vốn của quỹ phụ thuộc vào sự phát triển của thị trường tài chính, sự phát triển của các định chế tài chính, sự phát triển của các ngành công nghệ cao và sự quan tâm của nhà đầu tư tư nhân cũng như của chính phủ đối với hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm ở từng quốc gia.

2. Chủ thể tham gia hoạt động ĐTMH


Tham gia trực tiếp vào quá trình ĐTMH có 3 đối tượng chủ yếu:

Các nhà đầu tư: Họ có thể là những nhà tư bản cá nhân giàu có (angle capitalist), có thể là những tổ chức lớn hoạt động trong lĩnh vực tài chính (ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, v.v…) hoặc phi tài chính (các tập đoàn sản xuất). Họ có lượng tiền lớn sẵn sàng để đầu tư và chấp nhận rủi ro cao, hy vọng đạt được mức lợi nhuận lớn.

- Cá nhân tự đầu tư: Theo cách này, sự chủ động của người đầu tư rất cao. Họ có thể tự đánh giá các cơ hội, ý tưởng và lựa chọn đối tượng nhận đầu tư thích hợp, tự đưa ra các quyết điịnh cần thiết trong quá trình đầu tư, đồng thời được hưởng toàn bộ lợi nhuận thu được sau này mà không phải chia sẻ với ai. Tuy nhiên,


phương pháp này có rất nhiều nhược điểm. Trên thực tế, một cá nhân khó có thể có một lượng vốn lớn cũng như được trang bị những kỹ năng, kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn đủ để thu được thành công. Hơn nữa, đầu tư một mình có nghĩ là phải gánh chịu toàn bộ rủi ro có khả năng sẽ xảy ra trong tương lai.

- Tổ chức đầu tư: Trong trường hợp này, nhiều nhà đầu tư cùng góp vốn với nhau để thực hiện đầu tư nhằm hướng tới mục tiêu chung. Ưu điểm của hình thức này thể hiện rõ nhất ở khả năng phân tán và chia sẻ rủi ro. Sự kết hợp này có thể diễn ra dưới nhiều dạng: hợp đồng hợp tác kinh doanh, thành lập công ty liên doanh, thành lập quỹ ĐTMH, v.v…Quỹ ĐTMH tuy xuất hiện sau song càng ngày càng chứng minh được nhiều điểm nổi trội so với những phương thức đầu tư vốn mạo hiểm có tổ chức khác. Các vấn đề về quỹ ĐTMH sẽ được xem xét kỹ hơn ở phần sau.

Các nhà quản lý vốn mạo hiểm: Họ là những người hành nghề đầu tư mạo hiểm chuyên nghiệp, vừa có tri thức về công nghệ, vừa có tài năng quản trị, họ đảm nhiệm chức năng huy động vốn từ các nhà đầu tư, tìm kiếm và đánh giá cơ hội đầu tư, tiến hành đầu tư theo những chiến lược nhất định để làm tăng giá trị cho công ty nhận đầu tư, và cuối cùng là thực hiện thoát vốn để thu hồi vốn và lợi nhuận, hoàn trả cho các nhà đầu tư.

Các doanh nhân khởi nghiệp: Họ là những kỹ sư, những nhà khoa học, nhà nghiên cứu,v.v…đang muốn biến những ý tưởng, phát minh khoa học của mình thành sản phẩm thành công trên thương trường. Để nhận được những khoản vốn ĐTMH, họ không chỉ cần có ý tưởng có tính khả thi, mang lại tiềm năng lợi nhuận lớn, mà còn phải tuân theo những quy định của các quỹ đầu tư cũng như phải thực hiện những cam kết về phân chia lợi nhuận và chia sẻ quyền quản lý doanh nghiệp với quản lý vốn mạo hiểm.

Tại các nước có kênh lưu thông vốn mạo hiểm, mối quan hệ giữa ba đối tượng này được xử lý theo những mô hình tổ chức và hoạt động khác nhau. Một mô hình thành công là mô hình đảm bảo được những lợi ích hài hoà của cả ba đối tượng trên, nhờ đó đạt được ba mục tiêu là: (1) khuyến khích và duy trì nguồn ý tưởng sáng tạo và tinh thần kinh doanh (duy trì nhu cầu về vốn mạo hiểm), (2) tạo động lực cho

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí