Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 4


doanh nghiệp mới về công nghệ cao giữa quỹ và những nhà nghiên cứu – triển khai công nghệ được tài trợ.

- Cấp vốn cổ phần - vốn góp: đây là hình thức phổ biến nhất và sẽ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng vốn hoạt động của quỹ ĐTMH.

Cho doanh nhân đối tác vay để mua lại doanh nghiệp

Doanh nhân đối tác vốn là những nhà nghiên cứu – triển khai công nghệ, những người đưa ra sáng kiến công nghệ cao và kế hoạch thương mại hoá sản phẩm, có tinh thần kinh doanh và đã đứng ra thành lập doanh nghiệp với tư cách sáng lập viên doanh nghiệp. Sau một quá trình được tài trợ bởi vốn mạo hiểm thì phần sở hữu của họ trong doanh nghiệp sẽ bị giảm sút về tỷ lệ mặc dù số tiền thực tế mà họ thu về là lớn (do giá trị gia tăng của doanh nghiệp dẫn tới phần sở hữu của họ cũng tăng lên nhiều). Tuy nhiên các doanh nhân đối tác lúc này trong vai trò nhà kinh doanh, có thể rất muốn dành lại quyền kiểm soát doanh nghiệp để tự mình quản trị một cách độc lập doanh nghiệp. Bản thân quỹ có thể cho các doanh nhân đối tác vay vốn để mua lại phần sở hữu của quỹ trong một doanh nghiệp công nghệ cao mà thường quỹ được lời với giá bán khá cao vì doanh nhân đối tác luôn muốn có phần sở hữu của quỹ để kiểm soát doanh nghiệp

b. Nhóm chức năng phi tài chính

Bên cạnh và không thể tách rời chức năng tài chính (cấp vốn mạo hiểm), quỹ còn phải cung cấp các dịch vụ nhằm giúp các dự án R&D6 và doanh nghiệp được ươm tạo, khởi sự và từng bước phát triển thành công. Đây chính là một trong những đặc trưng cơ bản của phương thức ĐTMH

Hỗ trợ công tác quản trị doanh nghiệp: Vì các doanh nhân thành lập doanh nghiệp công nghệ cao thường xuất thân là một nhà công nghệ nên thiếu kỹ năng về quản trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng chưa đủ uy tín và các quan hệ rộng rãi trong giới kinh doanh khi bắt đầu công việc kinh doanh độc lập, mà đây là một trong những yếu tố then chốt góp phần tạo nên sự thành công của sự nghiệp kinh doanh. Bởi vậy, quỹ ĐTMH cần tiến hành các hoạt động tư vấn về quản trị doanh nghiệp như các vấn đề về kế hoạch kinh doanh: sản xuất, tiếp thị, bán hàng,

6 R&D: Research and Development – Nghiên cứu và phát triển


tài chính – kế toán...Ngoài ra một trong những chức năng quan trọng của quỹ là giúp doanh nghiệp tuyển mộ được một đội ngũ các nhà quản lý năng động và được đào tạo cẩn thận, từ cấp độ tổng giám đốc cho đến những người đứng đầu các bộ phận.

Tư vấn về vấn đề pháp lý: vì nhiều nhà quản lý chưa am hiểu nhiều về pháp lý, như vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, các thoả thuận li – xăng7, nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế, nên các chuyên gia của quỹ mạo hiểm có thể tư vấn và giúp tránh được những chi phí tốn kém nếu thuê các công ty tư vấn luật. Thêm vào đó, vì các vấn đề hợp đồng, tranh chấp thương mại, phát hành cổ phiếu, các cơ chế tháo gỡ khó khăn khác về mặt thủ tục còn quá mới mẻ và phức tạp đối với các doanh nhân nên quỹ ĐTMH có thể hỗ trợ đàm phán trong các lĩnh vực này

Tổ chức, thúc đẩy quan hệ cộng tác: khi phân tích vai trò của ĐTMH cho thấy các quỹ ĐTMH có ưu thế trong việc tổ chức các quan hệ rộng rãi trong R&D và trong kinh doanh. Thực ra, một hiểm quỹ mạo tự mình cũng không thể đủ nhân lực để giúp doanh nghiệp giải quyết mọi khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thông qua việc tổ chức mạng lưới quan hệ, trong đó đặc biệt là quan hệ ba bên: trường đại học - viện nghiên cứu - và nhà kinh doanh có danh tiếng, quỹ cần tổ chức và khai thác hiệu quả tối đa mối quan hệ này để hỗ trợ doanh nghiệp do quỹ ươm tạo

Bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thị trường công nghệ của mình cũng như tìm được tới nguồn tài trợ cho R&D công nghệ cũng như cho giai đoạn đầu của doanh nghiệp. Các trường đại học, viện nghiên cứu sẽ nắm giữ quyền sở hữu đối với thành quả nghiên cứu đổi mới và chính họ mới có quyền cấp phép quyền sử dụng cho doanh nghiệp nếu một nhà nghiên cứu – triển khai cần sự đầu tư của họ để thực hiện các ý tưởng của mình. Do đó, dịch vụ tư vấn có thể giúp các nhà nghiên cứu – triển khai hưởng và khai thác được nhiều hơn thành quả nghiên cứu của họ sau khi đã đi đến những thoả thuận với quỹ ĐTMH về sự tài trợ của quỹ này.


7 Lixăng – Licence: Giấy phép nhượng quyền sở hữu các sản phẩm công nghiệp


4. Các mô hình quỹ ĐTMH

a. Mô hình Limited Partnership8

Mô hình quỹ mạo hiểm phổ biến nhất hiện nay ở Mỹ và được nhiều nước học tập là dạng Investment Trust (tín thác đầu tư) dưới hình thức Limited partnership theo luật Anh – Mỹ. Theo mô hình này, nguồn vốn ĐTMH được cấp chủ yếu bởi các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần khác nhau, với tư cách là thành viên góp vốn trách nhiệm hữu hạn (limited partner) của quỹ. Số vốn này được giao cho một hoặc một vài thành viên quản lý đầu tư vốn (general partner) thực hiện các hoạt động đầu tư và phải chịu trách nhiệm vô hạn (hoàn toàn) bằng toàn bộ tài sản của mình.

Việc tổ chức đầu tư vốn mạo hiểm theo mô hình này cho thấy luôn có 3 chủ thể tham gia vào quy trình vốn mạo hiểm: (1) các doanh nhân chịu trách nhiệm nhận vốn và sử dụng vốn của quỹ; ( 2) các nhà đầu tư (tài chính thuần tuý) chịu trách nhiệm hùn vốn vào quỹ có tư cách thành viên cấp vốn; (3) tổ chức hoặc cá nhân được gọi là nhà sáng lập quỹ, đứng giữa 2 chủ thể trên chịu trách nhiệm xác định, tuyển chọn, tham gia quản lý và giám sát các doanh nghiệp nhận vốn, tiến hành hoạt động, khác với tư cách thành viên quản lý vốn. Sự có mặt của hai loại chủ thể sau hợp thành Quỹ ĐTMH, còn danh mục đầu tư của quỹ được hình thành từ các doanh nghiệp thành lập, quản lý.


8 Hay còn được dịch là hợp danh hữu hạn, sau đây xin được gọi thống nhất trong khoá luận


Hình1

Vốn mạo hiểm được tổ chức theo hình thức Limited partnerahip


Vốn

Phí tư vấn 1%/năm

Vốn

Thành viên cấp vốn

Quản lý phí: 2 – 3% vốn cấp/năm

Quỹ xã hội, từ thiện

Cá nhân

Doanh nghiệp, tư nhân

CT bảo hiểm, tài chính

Nước ngoài Đóng góp

Chủ doanh nghiệp

Thành viên quản lý vốn

15 – 20% tiền lãi

Cơ hội Sáng tạo và Thực hiện Điều hành

Tạo ra giá trị thặng dư

Thu hoạch

IPO/Sát nhập/Thu mua

Lợi nhuận còn lại 75 – 85% tiền lãi vốn

Cổ phần


Quỹ đầu tư mạo hiểm

Xác định và sàng lọc các cơ hội

Giao dịch và kết thúc dự án

Giám sát và làm gia tăng giá trị

Tìm kiếm và gia tăng giá trị


Doanh nghiệp CNC

Sử dụng vốn


b. Mô hình đơn vị tín thác (Trust Unit)

Quỹ ĐTMH dưới hình thức đơn vị tín thác không có tư cách pháp nhân mà chỉ là một tổ hợp vốn dựa trên một điều lệ hoặc một hình thức pháp lí tương đương, được uỷ thác cho một tổ chức (công ty) quản lý danh mục đầu tư một cách chuyên nghiệp với một mức chi phí quản lý nhất định, theo chế định người nhận uỷ thác và được giám sát thừa nhận uỷ thác bởi một tổ chức. Mô hình này có đặc điểm chính là:

- Quỹ chỉ được hình thành khi có một công ty quản lý đầu tư chuyên nghiệp (trong quy chế áp dụng cho quỹ đầu tư chứng khoán gọi là doanh nghiệp quản lý


quỹ) đứng ra thành lập quỹ, phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư, cử người điều hành danh mục đầu tư của quỹ và chịu trách nhiệm về hiệu quả và trách nhiệm pháp lý đối với mọi hoạt động của quỹ

- Trong quá trình hoạt động, luôn được ngân hàng giám sát, đảm nhận việc bảo quản, lưu giữ tài sản và các loại chứng từ kèm theo của quỹ, cũng như giám sát hoạt động của công ty quản lý đầu tư nhằm bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tư.

- Quỹ không có tư cách pháp nhân và chỉ có một cơ quan không thường xuyên duy nhất là đại hội các nhà đầu tư do công ty quản lý quỹ hoặc ngân hàng giám sát, triệu tập khi cần thiết theo những trường hợp đã quy định trong điều lệ. Đồng thời, các quyền và nghĩa vụ của công ty quản lý đầu tư đã thành lập quỹ có thể được chuyển giao cho một công ty quản lý khác, nếu được các nhà đầu tư đồng ý và cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.

c. Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn

Theo kinh nghiệm tổ chức các quỹ mạo hiểm trên thế giới thì mô hình này ít xuất hiện và không phát triển nhiều. Do bản chất của các quỹ rất gần với tính chất xã hội hoá đầu tư, nghĩa là huy động vốn một cách rộng rãi để tập trung vào một bộ phận quản lý đầu tư chuyên nghiệp, bộ phận này với những kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm, sẽ quản lý đầu tư số vốn tốt hơn các nhà đầu tư trực tiếp thực hiện. Vì vậy, mô hình công ty TNHH không phát huy thật sự được những ưu điểm đặc trưng của quỹ đầu tư, cho dù số vốn của quỹ dưới hình thức công ty TNHH có thể rất lớn.

d. Mô hình công ty cổ phần

Nhìn chung, mô hình quỹ dưới hình thức công ty cổ phần có cấu trúc đơn giản như các công ty cổ phần thông thường. Các cổ đông được chia thành: cổ đông sáng lập và cổ đông thông thường. Các sáng lập viên thường nắm một tỷ lệ cổ phần đáng kể để có đủ điều kiện tham gia hội đồng quản trị với tư cách thành viên. Mô hình này cho thấy không có sự tách biệt thành bộ phận quản lý đầu tư chuyên nghiệp và các nhà đầu tư chỉ cấp vốn và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp. Mô hình này cũng cho phép một quỹ mạo hiểm được hình thành cả dưới dạng quỹ đóng (ngưng góp cổ phần sau một thời hạn nhất định), và quỹ mở (được phép phát hành


liên tục và rộng rãi cổ phần để tăng vốn, đồng thời sẵn sàng thu mua lại các cổ phiếu đã phát hành


Hình 2


Các cổ đông

Hội dồng quản trị


(Các giám đốc – uỷ viên)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 4

Mô hình quỹ – công ty cổ phần



bầu HĐQT


Công ty

quản lý quỹ

Vốn cổ phần


quản lý


sở hữu


Các tài sản đầu tư

trong các doanh nghiệp


IV.Vai trò của ĐTMH đối với sự tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là một yếu tố quan trọng của đời sống kinh tế xã hội và là một trong những chỉ tiêu then chốt để đánh giá sự phát triển của một quốc gia. Có nhiều yếu tố tác động đến sự tăng trưởng của nền kinh tế và tuỳ vào từng giai đoạn lịch sử, các yếu tố đó được ưu tiên xem xét ở các mức độ khác nhau. Nếu như trước đây tăng trưởng chủ yếu được dựa vào tỷ lệ tiết kiệm, tích luỹ tư bản và vốn vật chất, thì ngày nay, tăng trưởng chủ yếu dựa vào nguồn nhân lực, công nghệ, thể chế chính trị và truyền thống văn hoá, trong đó công nghệ và nguồn nhân lực chính là động lực góp phần tăng năng suất lao động, cải thiện lâu dài mức sống và đạt được sự tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận được vai trò của các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, mà hoạt động ĐTMH cũng là một bộ phận không thể tách rời, đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Nếu xét như một ngành kinh tế độc lập thì ĐTMH có ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân tố sau:


1. Đối với doanh nghiệp.

Lịch sử phát triển của các doanh nghiệp như Intel, Microsoft, Yahoo, Apple thể hiện sự thành công của phương thúc dùng vốn mạo hiểm hỗ trợ và nuôi dưỡng doanh nghiệp công nghệ cao. Những doanh nghiệp này khi khởi nghiệp đều nhận được vốn ĐTMH. Công ty Apple trong thời kỳ ban đầu khởi nghiệp nhận được

400.000 USD vốn ĐTMH, công ty Yahoo nhận được 4 triệu USD…Trên thực tế, không chỉ có các doanh nghiệp nói trên khi thành lập và phát triển phụ thuộc vàp sự hỗ trợ của vốn mạo hiểm. ở Mỹ, ít nhất 50% doanh nghiệp công nghệ cao trong quá trình phát triển của mình đã nhận được sự giúp đỡ qua ĐTMH. ĐTMH rất quan trọng đối với quá trình đổi mới sản xuất – kinh doanh. Vì nhiều lí do khác nhau mà các tập đoàn lớn rất khó khăn trong việc triển khai các dự án đổi mới công nghệ mang nhiều rủi ro. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại tỏ ra thành công hơn trong việc thực hiện các dự án này với sự hỗ trợ của các công cụ tài chính của nhà ĐTMH. Thực tế cho thấy hầu hết các hãng đi tiên phong trong việc sáng tạo và khai thác các thế hệ máy tính mới và sản phẩm phần mềm, góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng công nghệ mới và sự chuyển hướng trong các nghành công nghiệp, đều đã trải qua giai đoạn được tiếp nhận ĐTMH, khi mới chỉ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Như vậy sự thành công của các doanh nghiệp này không chỉ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và nhà cung cấp vốn ĐTMH mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế nói chung. Ngành công nghiệp ĐTMH ra đời đã kéo theo sự ra đời và hoàn thiện của một loạt các ngành khác như thị trường chứng khoán, các lĩnh vực công nghệ cao. Về mặt xã hội, sự xuất hiện của ngành công nghiệp ĐTMH góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho rất nhiều người trong xã hội.

Nếu xét riêng tác động của ĐTMH đối với doanh nghiệp nhận vốn mạo hiểm thì hoạt động này thúc đẩy quá trình doanh nghiệp tung sản phẩm ra thị trường cũng như niêm yết trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, quá trình ĐTMH cũng giúp cho các doanh nghiệp tìm kiếm và đào tạo được đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và trình độ giúp doanh nghiệp vạch ra kế hoạch kinh doanh tốt trên thị trường.


Sự hình thành và phát triển của ĐTMH đã làm biến đổi một cách mạnh mẽ cách thức tiến hành đổi mới ở các nước công nghiệp phát triển, đưa đến sự xuất hiện mô hình tổ chức đổi mới, cho phép kết hợp hai mô hình đổi mới công nghệ phổ biến đó là: Mô hình dựa trên động cơ thúc đẩy của năng lực kinh doanh cá nhân; và Mô hình dựa trên khả năng đổi mới của một tập đoàn công nghiệp. Mô hình đổi mới dựa vào vốn mạo hiểm có thể giúp vượt qua những hạn chế phát sinh từ hai mô hình nói trên. Theo mô hình đầu, đổi mới được tạo ra theo một phương thức không được dự tính trước và không được tổ chức một cách chặt chẽ vì một cá nhân kinh doanh khi tiến hành hoạt động của mình luôn ở trong tình trạng đối phó trước những đòi hỏi và biến động của thị trường, phải tự mình tìm kiếm các nguồn tài chính, đầu tư vào cơ sở vật chất, trả nợ, v.v… Nguồn vốn mạo hiểm có thể khắc phục tình trạng này, cho phép doanh nghiệp dựa vào công nghệ, có đủ các nguồn lực và dịch vụ cần thiết để duy trì tốc độ tăng trưởng liên tục mà không lo phải quay vòng vốn; tạo điều kiện giảm các chi phí thuộc về vốn cố định của doanh nghiệp trong khi tổng quy mô vốn của doanh nghiệp vẫn tăng lên đều đặn với các đợt cấp vốn kế tiếp.

Mô hình đổi mới dựa vào phương thức ĐTMH cho phép thay thế sự chuyên môn hoá chức năng và đặc tính phân tán nguồn thông tin trong các hãng lớn bằng một môi trường tổ chức linh hoạt, đặc trưng bằng sự điều chỉnh thường xuyên, phi tập trung hoá quá trình ra quyết định và lưu lượng trao đổi thông tin mạnh mẽ, điển hình ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ về công nghệ cao.

2. Đối với thị trường tài chính

ĐTMH là một dạng kinh doanh vốn nên nó là một bộ phận quan trọng và không thể tách rời với thị trường tài chính. Với đặc thù là rút vốn và thu lợi nhuận thông qua thị trường chứng khoán là chủ yếu, ĐTMH đã có tác động không nhỏ đến sự phát triển của thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. ĐTMH góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường IPO. Một trong những phương thức thoát vốn quan trọng và phổ biến nhất của ĐTMH là chào bán cổ phiếu của công ty nhận đầu tư ra công chúng, tức là biến các công ty đó từ hình thức công ty cổ phần tư nhân trở thành công ty đại chúng. Đây là một cách thoát vốn đặc thù của loại hình ĐTMH, xuất phát từ một đặc điểm của loại quỹ này là lấy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022