Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 1



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

====o0o====


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI MỘT SỐ 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Đề tài:

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM


Người thực hiện

: Hoàng thị hải như

Lớp

: A14 – 41D – KTNT

Người hướng dẫn

: T.S VŨ THỊ KIM OANH

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 1


HÀ NỘI, 2006


Mục Lục

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI MỞ ĐẦU

Chương một: Những lý luận chung về đầu tư mạo hiểm 4

I. Khái niệm, đặc điểm, bản chất của đầu tư mạo hiểm 4

II. Các yếu tố cấu thành đầu tư mạo hiểm 7

1. Vốn mạo hiểm 7

2. Chủ thể tham gia hoạt động đầu tư mạo hiểm 9

a. Các nhà đầu tư 9

b. Các nhà quản lý vốn mạo hiểm 10

c. Các doanh nhân khởi nghiệp 10

3. Quy trình đầu tư mạo hiểm 10

a. Lựa chọn dự án 10

b. Phân đoạn cấp vốn 11

c. Kết thúc đầu tư 12

III. Quỹ đầu tư mạo hiểm và các mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm 15

1. Quỹ đầu tư mạo hiểm 15

2. Đặc điểm của quỹ đầu tư mạo hiểm 16

3. Chức năng của quỹ đầu tư mạo hiểm 17

a. Nhóm chức năng tài chính 17

b. Nhóm chức năng phi tài chính 18

4. Các mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm 20

a. Mô hình Limited partnership 20

b. Mô hình đơn vị tín thác 21

c. Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn 22

d. Mô hình công ty cổ phần 22

IV. Vai trò của đầu tư mạo hiểm đối với sự phát triển kinh tế 23

1. Vai trò của đầu tư mạo hiểm đối với các doanh nghiệp 23

2. Vai trò của đầu tư mạo hiểm đối với thị trường tài chính 25

3. Vai trò của đầu tư mạo hiểm đối với quá trình đổi mới công nghệ 26

Chương Hai: Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á 29

I. Sự ra đời và phát triển của đầu tư mạo hiểm trên thế giới 29

II. Đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á 32

1. Đầu tư mạo hiểm tại Trung Quốc 32

2. Đầu tư mạo hiểm tại Ấn Độ 35

a. Tình hình chung 35

b. Nhận xét 39

3. Đầu tư mạo hiểm tại Đài Loan 41

a. Các kết quả đạt được 42

b. Vai trò của chính phủ đối với hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Đài Loan 44

4. Đầu tư mạo hiểm tại Singapore 46

a. Bối cảnh chung 46

b. Vai trò của chính phủ đối với hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Singapore 49

III. Một số kết luận rút ra từ hoạt động đầu tư mạo hiểm tại các nước châu Á 51

1. Sự hình thành đầu tư mạo hiểm 51

2. Mô hình quỹ đầu tư mạo hiểm và cơ chế hoạt động đầu tư mạo hiểm 53

3. Vai trò của chính phủ đối với hoạt động đầu tư mạo hiểm 55

Chương Ba: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và một số biện pháp nhằm thúc đẩy đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam 58

I. Sự cần thiết của việc hình thành và phát triển đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam 58

II. Thực trạng hoạt động đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam 60

1. Giai đoạn từ 1990 – 2002 60

2. Giai đoạn từ 2002 đến nay 64

3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc hình thành và phát triển đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong thời gian qua 68

a. Thuận lợi 68

b. Khó khăn 69

III. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 71

1. ĐTMH chỉ có thể phát huy vai trò của nó đối với nền kinh tế khi được phát triển dựa trên nhu cầu của thị trường 72

2. Lĩnh vực mà các quỹ ĐTMH hướng đến trong giai đoạn đầu là lĩnh vực công nghệ cao 72

3. Khu vực kinh tế tư nhân, lớp doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng chính của quỹ ĐTMH 73

4. Mô hình tổ chức quỹ ĐTMH được coi là phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là mô hình quỹ – công ty cổ phần 73

5. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của ĐTMH 74

6. Phát triển ĐTMH là cả quá trình, liên quan đến nhiều lĩnh vực và phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của nền kinh tế 77

IV. Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam 79

1. Hoàn thiện môi trường thể chế khuyến khích phát triển hình thức đầu tư mạo hiểm 79

a. Xây dựng khung khổ pháp lý hỗ trợ hoạt động đầu tư mạo hiểm 79

b. Hoàn thiện các thể chế trên thị trường vốn nhằm hỗ trợ hoạt động đầu tư mạo hiểm 81

c. Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh và hạn chế độc quyền 83

d. Khuyến khích sự minh bạch trong hoạt động đầu tư mạo hiểm 84

e. Nâng cao tinh thần kinh doanh trong xã hội 84

2. Các biện pháp khuyến khích về tài chính dành cho nhà đầu tư mạo hiểm 85

a. Đầu tư của nhà nước vào các quỹ đầu tư mạo hiểm 85

b. Tín dụng đầu tư mạo hiểm 85

c. Các ưu đãi về thuế 86

d. Trợ cấp 86

3. Xúc tiến đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam 87

a. Xây dựng Website chung về hoạt động đầu tư mạo hiểm 87

b. Đào tạo, phổ biến kỹ năng đầu tư mạo hiểm phát triển công nghệ cao 88

c. Kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường vốn mạo hiểm ở Việt Nam 88

4. Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động đầu tư mạo hiểm 89

5. Phát triển các mạng lưới hỗ trợ đầu tư mạo hiểm 90

a. Phát triển cơ sở hạ tầng thông tin 90

b. Phát triển các mô hình vườn ươm công nghệ 91

c. Phát triển thị trường dịch vụ tư vấn 92

d. Thành lập hiệp hội đầu tư mạo hiểm 92

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


ĐTMH: Đầu tư mạo hiểm

R& D: Research and development: Nghiên cứu và phát triển ĐTNN: Đầu tư nước ngoài

ROI: Return on investment: Suất sinh lời của vốn đầu tư LBI: Leverage buy in: Mua lại nhờ vốn vay

KHCN: Khoa học công nghệ CNC: Công nghệ cao KCNC: Khu công nghệ cao CNTT: Công nghệ thông tin CTCP: Công ty cổ phần TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

TTCK: Thị trường chứng khoán GDP: Tổng sản phẩm quốc nội

MPDF: Chương trình phát triển dự án Mekong OECD: Tổ chức hợp tác vàphát triển quốc tế WB: Ngân hàng thế giới


LỜI MỞ ĐẦU


Trên thế giới, khái niệm đầu tư mạo hiểm không còn là một khái niệm mới mẻ, và hoạt động đầu tư mạo hiểm thì đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nói chung cũng như thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân nói riêng. Tại châu Á, đầu tư mạo hiểm tuy ra đời chưa lâu nhưng ngày càng được quan tâm hơn bởi các nhà đầu tư cũng như chính phủ. Các nước khác trong khu vực như Ấn Độ, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, v.v…. cũng đã quan tâm đến vấn đề này. Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động đầu tư mạo hiểm đang được manh nha hình thành với một số Quỹ đầu tư mạo hiểm đã được thành lập. Tuy nhiên sự thành công của các quỹ này và nhất là tác động của các quỹ đó tới sự phát triển của nền kinh tế, và đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân là rất hạn chế. Như vậy, thực chất, để phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng như đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao, Việt nam có cần phải thúc đẩy sự hình thành và phát triển của đầu tư mạo hiểm không? Việt Nam nên lựa chọn những giải pháp nào, đâu là những yếu tố quan trọng để góp phần tạo ra thành công cho hoạt động đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam, v.v…? Những câu hỏi này đang cần được làm sáng tỏ. Bên cạnh đó, việc Việt Nam đã chính thức gia nhập ngôi nhà Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đang đặt ra những tiềm năng cũng như thách thức to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam. Việc mở cửa nền kinh tế sẽ kéo theo những tác động dây chuyền lan toả tới mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Và đầu tư mạo hiểm không nằm ngoài mối quan hệ đó. Thực tế của hoạt động đầu tư mạo hiểm trên thế giới nói chung và ở châu Á nói riêng đã chứng minh được những lợi ích to lớn mà nó đem lại cho nền kinh tế và cũng đã cho thấy tính tất yếu khách quan của việc hình thành và phát triển ĐTMH. Do vậy việc nghiên cứu những đặc điểm của ĐTMH cũng như vai trò của nó tới nền kinh tế sẽ giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của nó để áp dụng cho phù hợp với tình hình hiện nay của Việt Nam.

Để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, em đã chọn đề tài là “Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài Khoá luận tốt nghiệp cho mình.


Nhiệm vụ chính của khoá luận là nhằm làm sáng tỏ các vấn đề sau:

Hệ thống hoá những nội dung lý luận cơ bản của đầu tư mạo hiểm và hoạt động đầu tư mạo hiểm gắn liền với quỹ đầu tư mạo hiểm

Phân tích thực trạng đầu tư mạo hiểm của một số nước châu Á

Phân tích thực trạng đầu tư mạo hiểm của Việt nam thời gian qua,

Dựa trên kinh nghiệm quốc tế và thực tế hoạt động đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động đầu tư mạo hiểm trong thời gian tới.

Khoá luận sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp từ các tài liệu trong và ngoài nước kết hợp với phương pháp thống kê. Các số liệu sử dụng trong khoá luận chủ yếu tổng hợp từ các nghiên cứu đã được thực hiện về các vấn đề liên quan mà không qua khảo sát và điều tra riêng.

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khoá luận gồm ba chương: Chương Một: Những lý luận chung về đầu tư mạo hiểm

Chương Hai: Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á

Chương Ba: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam

Trong đó, chương Một đề cập đến các vấn đề có tính chất tổng quan về đầu tư vốn mạo hiểm cũng như các kiến thức cơ bản về hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm và vai trò của đầu tư vốn mạo hiểm đối với nền kinh tế nói. Chương Hai sẽ đi sâu nghiên cứu và phân tích thực trạng đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á, qua đó đưa ra một số nhận xét về hoạt động đầu tư mạo hiểm ở châu Á nói chung. Và chương Ba, sau khi nghiên cứu thực trạng đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam trong thời gian qua cũng như các yếu tố tác động đến đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm và tổng hợp một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong thời gian tới.

Ngày đăng: 03/05/2022