Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam - 1

i


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.


Tác giả luận án


Doãn Hữu Tuệ

ii

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.



Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam - 1

TRANG PHỤ BÌA

MỤC LỤC


Trang

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ iv

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN 11

1.1- Khái quát về Quỹ tín dụng nhân dân 11

1.2- Khái quát về hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân 23

1.3- Các nhân tổ ảnh hưởng tới tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân ở một quốc gia 46

1.4- Kinh nghiệm một số nước về tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân 48

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VIỆT NAM 63

2.1- Quá trình hình thành và phát triển 63

2.2- Thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam .. 75 2.3- Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân

Việt Nam 109

Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN VIỆT NAM 140

3.1- Cơ hội và thách thức đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam 140

3.2- Định hướng phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam 143

3.3- Mục tiêu và yêu cầu của việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân việt nam 147

3.4- Giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam 150

3.5- Một số kiến nghị 194

KẾT LUẬN 199

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 202

TÀI LIỆU THAM KHẢO 203

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BKS Ban Kiểm soát

BKT Ban Kiểm tra

CAD Đô- la Canađa

CQTT Cơ quan Thường trực

ĐHTV Đại hội thành viên

HĐQT Hội đồng quản trị

HĐGS Hội đồng giám sát

HH Hiệp hội

HTX Hợp tác xã

HTX TD Hợp tác xã tín dụng

NH Ngân hàng

NHNN Ngân hàng Nhà nước

NHTM Ngân hàng thương mại

QTD Quỹ Tín dụng

QTDND Quỹ Tín dụng Nhân dân QTDNDCS Quỹ Tín dụng Nhân dân cơ sở QTDNDKV Quỹ Tín dụng Nhân dân khu vực

QTDNDTW Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương QAT Quỹ An toàn

ROA: Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (Return on Assets) ROE Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (Return on Equity) TCTD Tổ chức tín dụng

TGĐ Tổng giám đốc

TTK Tổng thư ký

VPGS & ATTC Văn phòng Giám sát và An toàn tài chính VND Đồng Việt Nam

WOCCU Hội đồng Liên minh Tín dụng Thế giới.

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1- Sự khác nhau cơ bản giữa QTDND so với NHTM cổ phần 19

Sơ đồ 1. 1- Mô hình liên kết của một hệ thống QTDND tiêu biểu 29

Sơ đồ 1. 2 - Cơ cấu tổ chức của một QTDND CS tiêu biểu 34

Sơ đồ 1. 3 - Cơ cấu bộ máy của Cơ quan điều phối hệ thống 44

Sơ đồ 1. 4 - Mô hình hệ thống QTD Desjardins (Giản lược) 50

Sơ đồ 2. 1- Mô hình hệ thống QTDND giai đoạn thí điểm 69

Sơ đồ 2. 2- Mô hình hệ thống QTDND khi kết thúc củng cố, chấn chỉnh 71

Sơ đồ 2. 3 - Mô hình hệ thống QTDND hiện nay 76

Sơ đồ 2. 4 - Cơ cấu tổ chức của một QTDND CS hợp nhất chức năng quản

trị với điều hành 85

Sơ đồ 2. 5 - Cơ cấu tổ chức của một QTDND CS tách bạch chức năng quản

trị với điều hành 86

Sơ đồ 2. 6 - Cơ cấu tổ chức của QTDND TW 95

Sơ đồ 2. 7 - Cơ cấu tổ chức của Hiệp hội QTDND Việt Nam 107

Sơ đồ 3. 1 - Đề xuất mô hình hệ thống QTDND Việt Nam 153

Sơ đồ 3.2- Đề xuất cơ cấu tổ chức của QTDND CS 171

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1 - Diễn biến vốn huy động bình quân/QTDND CS 87

Biều đồ 2.2- Diễn biến tình hình dư nợ cho vay bình quân/QTDND CS 88

Biểu đồ 2.3- Diễn biến số tiền bình quân/món vay tại các QTDND CS 89

Biểu đồ 2.4- Diễn biến tỷ lệ nợ quá hạn của các QTDND CS 89

Biểu đồ 2.5- Diễn biến tăng trưởng vốn huy động tiền gửi của QTDND TW 97

Biểu đồ 2.6- Diễn biến tình hình doanh số cho vay của QTDND TW 99

Biểu đồ 2. 7 - Tình hình điều hòa vốn khả dụng thông qua QTDND TW 100

Biểu đồ 2. 8 - Diễn biến số lượng thành viên bình quân/QTDND CS 111

Biểu đồ 2.9 - Diễn biến tổng nguồn vốn bình quân/QTDND CS 116

Biểu đồ 2.10 - Diễn biến tình hình vốn điều lệ bình quân/QTDND CS 117

Biểu đồ 2.11- Tình hình tăng trưởng tổng nguồn vốn của QTDND TW 118

Biểu đồ 2.12 - Diễn biến tình hình vốn tự có bình quân/QTDND CS 123

Biểu đồ 2.13 - Diễn biến tình hình các chỉ tiêu lợi nhuận của các QTDND CS ..125

Biểu đồ 2.14 - Diễn biến tình hình các chỉ tiêu lợi nhuận của QTDND TW .129

1


MỞ ĐẦU


1- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Ngày 27/7/1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 390/QĐ-TTg về việc triển khai thí điểm thành lập QTDND. Sau hơn 16 năm hoạt động, hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân (sau đây viết tắt là QTDND) đã góp phần giải quyết nhu cầu bức thiết về vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống của người dân; góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và hạn chế nạn cho vay nặng lãi. Xây dựng và phát triển hệ thống QTDND được xem là một trong những giải pháp hàng đầu trong phát triển kinh tế nông nghiệp- nông thôn Việt Nam.

Mặc dầu đã đạt được những kết quả rất khả quan nhưng hệ thống QTDND cũng đang gặp phải những khó khăn, thách thức trên con đường phát triển bền vững; đặc biệt là trong điều kiện các QTDND với quy mô bé nhỏ nhưng lại phải cạnh tranh ngày càng gay gắt với các loại hình TCTD khác. Hệ thống QTDND chỉ có thể vượt qua được những khó khăn, thách thức khi khắc phục được những mặt yếu kém và phát huy được các đặc tính ưu việt của loại hình TCTD hợp tác, nhất là về khả năng liên kết về tổ chức và hoạt động giữa các đơn vị cấu thành hệ thống QTDND. Tuy nhiên, đây lại chính là một trong những điểm yếu nhất hiện nay do tổ chức và hoạt động của hệ thống QTDND chưa được hoàn thiện.

Nhằm góp phần giải quyết vấn đề bức xúc đó, đề tài “Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống QTDND Việt Nam” đã được lựa chọn để nghiên cứu.

Là người được trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng hệ thống QTDND từ những ngày đầu tiên đến nay, tác giả đã có điều kiện tiếp cận với cơ sở lý luận cũng như kinh nghiệm về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của

2


hệ thống QTDND ở một số nước trên thế giới, đặc biệt là hệ thống QTD Desjardins ở Québec, Canađa và hệ thống NH HTX Đức. Thông qua việc thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả mong muốn đề xuất những giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn và có tính khả thi cao nhằm góp phần hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống QTDND Việt Nam trong thời gian tới.

2- TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.1- Ở các nước trên thế giới

Sau gần 200 năm kể từ khi ý tưởng đầu tiên về QTDND ra đời, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về loại hình TCTD này. Lý luận về QTDND được hình thành và phát triển như là một môn khoa học, đã được đưa vào giảng dạy chính thức tại nhiều trường đại học ở nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước có hệ thống QTDND phát triển như Canada, Đức, Pháp, Ireland,….

Trên thế giới, Robert Owen- nhà kinh tế học người Anh, được xem là một trong những “cha đẻ” của ý tưởng HTX với những nội dung được trình bày trong cuốn “A New View of Society, Essays on the Formation of Character” (Tạm dịch là: “Một cái nhìn mới về xã hội, luận về sự hình thành đặc tính”). Những ý tưởng về HTX và cộng đồng tự phát triển bền vững của ông được chào đón nồng nhiệt ở Anh, Ai-rơ- len và Mỹ. Mặc dù việc ứng dụng các lý thuyết của Robert Owen vào thực tiễn tại các các nước này đã không thành công như mong đợi nhưng nó đã trở thành nền tảng phát triển các tổ chức HTX tại các nước phát triển sau này.

Theo Heffernan & Gorman, thành công của loại hình QTDND dựa trên nền tảng của 4 yếu tố: tính tự chủ, sự bình đẳng, tính tương hỗ và sự tự nguyện. Vào những năm 1980, QTDND được xem là phương tiện để phục hưng kinh tế địa phương, phát triển cộng đồng và là phương tiện để người nghèo tự tương trợ lẫn nhau.

3


Cho đến nay, có hai phương pháp tiếp cận chủ yếu thường được vận dụng trong nghiên cứu về QTDND dưới góc độ kinh tế. Phương thức tiếp cận thứ nhất tập trung vào nghiên cứu cấu trúc pháp lý của QTDND với tư cách là những HTX thuộc sở hữu của những người sử dụng dịch vụ và khai thác cách thức cung cấp, phân bổ dịch vụ tài chính của nó. Phương pháp tiếp cận thứ hai tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa công tác quản lý QTDND với các thành viên của nó.

Với phương pháp tiếp cận thứ nhất, trước đây đã có một số nhà lý luận tiêu biểu nghiên cứu về cấu trúc truyền thống của QTDND như Taylor (1971), Flannary (1974), Cargill & Meyer (1981), Smith (1984). Các công trình nghiên cứu của họ đã nhấn mạnh đến sự xung đột quyền lợi nảy sinh giữa các thành viên trong việc xác định chính sách hoạt động của QTDND: trong khi những thành viên gửi tiền đòi hỏi mức lãi suất tiết kiệm cao nhất có thể thì các thành viên vay vốn lại muốn được hưởng mức lãi suất tín dụng càng thấp càng tốt. Rõ ràng là hai mục tiêu này xung đột với nhau và có nguy cơ tác động đến khả năng bền vững của QTDND. Vấn đề đặt ra là QTDND vận dụng chính sách nào để dung hoà mối xung đột đó?

Về sau, một số nhà nghiên cứu như Besley, Coate & Loury (1993) đã phân tích mối quan hệ giữa tín dụng và tiết kiệm trong các QTDND ở các nước đang phát triển; Banerjee & Guinnane (1994), Emmons & Mueller (1998) đã tập trung làm rõ động cơ của các thành viên trong Ngân hàng HTX ở Đức ; còn Davids (1998) lại chú trọng nghiên cứu về khả năng bền vững của các QTDND. Mặc dù các khuôn mẫu kỹ thuật nghiệp vụ đã thay đổi trong những năm gần đây, song các nội dung cơ bản được nghiên cứu sau này vẫn xoay quanh vấn đề quản trị và cơ cấu riêng biệt của từng QTDND.

Dưới phương pháp tiếp cận thứ hai, QTDND được xem là có cấu trúc quản lý tương đối yếu hơn so với các TCTD thương mại do những nhược

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/10/2022